* David
Brown
Bằng cách trả lời những lo ngại thực sự của phía Việt
Nam, Obama có thể thuyết phục Trọng (và đồng minh của ông) tin rằng người Mỹ có
thể là một đối tác tin cậy với những lợi ích tương thích [với lợi ích của Việt
Nam]. Đối xử tốt với phe bảo thủ của Hà Nội có thể tạo một con đường vững chắc
để xây dựng một hiệp ước Việt - Mỹ mà tưởng chừng khó có thể đạt được.
Tại sao Hoa
Kỳ lại đang ‘tán tỉnh’ Việt Nam
Trong nhiều năm nay, vì cùng lo ngại về tham vọng của
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam
đã di chuyển gần hơn đến một hiệp ước thân thiện có tính chiến lược. Nhiều
người ở Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ tìm cách khiến Việt Nam chống lại Trung Quốc. Nhưng
quan điểm đó đã trúng mũi tên nhân quả ngược lại: Đó chính là cuộc tìm kiếm
quyền bá chủ của Trung Quốc trên Biển Đông đã khuyến khích Hoa Kỳ và Việt Nam phải khôi
phục mối quan hệ vốn dĩ rách nát của họ.
Một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Việt Nam nghiêm túc
trong việc tăng cường mối quan hệ của mình là việc Tổng thống Barack Obama đồng
ý gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại
Washington vào đầu tháng Bảy. Việc một người chỉ đứng đầu một đảng phái lại
được diện kiến trong Phòng Bầu Dục là điều rất hiếm hoi, nhưng có một số nguyên
nhân vì sao Trọng được sự chú ý của Obama. Nguyên nhân quan trọng nhất là, vị
tổng bí thư, người đã đích thân yêu cầu cuộc gặp này, từng nung nấu mối nghi
ngờ về ý định của Mỹ đối với Hà Nội. Và mối lo âu này, cũng phản ánh nơi những
đồng minh của ông giữa các phe phái trong Đảng Cộng sản, là trở ngại cuối cùng
cho một quan hệ gần như liên minh giữa Việt Nam và kẻ thù của mình trong 40 năm
trước đây.
Những nghi ngại này bắt nguồn từ khuynh hướng tư tưởng
của Trọng là một chuyên gia về chủ nghĩa Mác-Lênin, khiến ông cảnh giác với các
nước dân chủ cùng động cơ của họ và đã đưa ông ta đến sự nghi ngờ rằng Washington có ý định xấu
với chế độ Hà Nội. Trong những năm qua, Trọng và các đồng minh của ông đã tô vẽ
hình ảnh của Hoa Kỳ như một cái gì xấu xa và không quan tâm đến mong muốn của
Hà Nội. Mặc dù – căn cứ sự chia rẽ giữa các phe phái đằng sau mặt tiền đoàn kết
Việt Nam - đó là sự tiến bộ (nói một cách tương đối) liên kết với Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, người dường như đang có câu trả lời tốt hơn cho các vấn đề của
Việt Nam, Trọng và những người bảo thủ khác vẫn còn chỉ huy các cơ quan đảng
cầm quyền. Do đó, họ có thể làm hỏng các sáng kiến cải cách mà họ không thích.
Họ cũng là những người cổ vũ những lời lẽ tiêu cực chống lại Hoa Kỳ.
Bốn mươi năm sau khi Sài Gòn sụp đổ, những lời lẽ tiêu
cực ấy vẫn còn dẫn dắt học thuyết của đảng. Cán bộ các cơ quan an ninh nội bộ
của Việt Nam khó có thể viết ra một đoạn văn về Hoa Kỳ mà không bao gồm những
từ ngữ như "đập tan các âm mưu của kẻ thù" chống lại chính quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân. Phương tiện truyền thông của Đảng thường xuyên cảnh
báo chống lại "kịch bản diễn biến biến hòa bình", một quan điểm cho
rằng các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam (đặc biệt là những tổ chức được
Washington hỗ trợ) sẽ lật đổ và kích hoạt những biến động như những gì từng lật
đổ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.
Bạn toàn 'chơi đểu', đảng lạc điệu với dân?
Về vấn đề này, Trọng và các đồng minh của ông bước lạc
điệu với dân chúng của mình và thậm chí cả với nhiều đảng viên. Công dân Việt Nam muốn nhìn
thấy đất nước của họ sánh hàng với Hoa Kỳ hơn là với Trung Quốc. Trong sáu năm
kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu từng bước từng bước áp đặt quyền bá chủ của mình
trên Nam Hải – khu vực rộng lớn mà Việt Nam kiên trì gọi là "Biển Đông của
chúng tôi" – Đa số trong hơn ba triệu đảng viên cũng kết luận rằng, một
lần nữa, Trung Quốc vẫn là mối đe dọa, như đã từng trong suốt mối quan hệ của
Việt Nam với người láng giềng phương Bắc.
Đối với Trọng và các đồng minh của ông, tránh dính vào
sự đối đầu với Trung Quốc trong khi vẫn tham gia hợp tác với Trung Quốc ở tất
cả các cấp chính quyền và cấu trúc đảng cầm quyền là cách tốt nhất để xoa dịu
Bắc Kinh. Họ quan niệm rằng lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á mạnh hay yếu là phụ
thuộc vào những gì khác đang khiến Washington bận tâm, còn "Trung Quốc vẫn
luôn luôn ở đó," một hiện diện khó chịu ngay sát biên giới của Việt Nam.
Chiến lược đó đã ngày càng khó được chấp nhận, kể từ
khi Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn một triệu dặm vuông biển khơi, trải dài từ
bờ biển phía nam Trung Quốc đến tận gần Singapore. Từ 2009, mỗi khi đến mùa
khô, Trung Quốc ủng hộ tuyên bố của mình bằng cơ bắp quân sự và bán quân sự ở
Biển Đông. Tuy nhiên, khi gió mùa hàng năm đến, Trung Quốc lại chuyển sang chế
độ đàm phán.
Mặc dù các nhà lãnh đạo đảng Việt Nam thường
xuyên đi Bắc Kinh, hy vọng sửa chữa "mối quan hệ đặc biệt" và
"xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn," nhưng hành vi của Trung Quốc
trong những năm gần đây đã khiến ngay cả Trọng và các đồng minh ý thức hệ của
ông cũng phải phật lòng. Được biết, họ đã rất ngạc nhiên bởi việc năm ngoái
Trung Quốc triển khai một giàn khoan nước sâu vào vùng biển rõ ràng, hợp lý
thuộc về Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Không lâu sau đó,
Trọng âm thầm cho biết rằng ông muốn đi thăm Washington .
Một đảng viên bảo thủ khác, Bộ trưởng Bộ Công an Trần
Đại Quang, đã ở Washington trong tháng ba, chuẩn bị cho chuyến thăm đang chờ
Trọng và đánh bóng các chính sách đối ngoại của ông trước Đại hội Đảng vào
tháng Giêng năm 2016. Sau đó, vào đầu tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton
Carter và người đồng cấp Việt Nam đã ký một thỏa thuận tại Hà Nội vốn tạo dễ dàng
hơn cho Việt Nam được Mỹ thông qua việc mua sắm các thiết bị quân sự. Cho rằng
nó theo sát sau Shangri La hội nghị hàng năm của trưởng an ninh châu Á, chuyến
thăm ngắn ngủi của Carter đã báo hiệu rằng Mỹ và lợi ích của Việt Nam trong
vùng biển Đông đang có dấu hiệu song hành.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vào 1/6/2015 tại Hà Nội |
Cụ thể, Việt Nam muốn Trung Quốc ngừng thách
thức chủ quyền của mình đối với các mỏ dầu và các đảo nhỏ phía ngoài bờ biển
của mình. Còn Hoa Kỳ, như Carter đã nhấn mạnh một ngày trước đó tại Singapore , muốn
"nước Trung Quốc đang vươn lên" phải chơi đúng luật. Ông giải thích,
cả sức mạnh lẫn sự tổn thương trong quá khứ đều không thể lý giải cho việc Bắc
Kinh áp đặt chủ quyền (ví dụ như, ngăn cản quyền đi qua không gây hại) lên
những vùng lãnh thổ mà họ chưa bao giờ sở hữu trong thời quá khứ đế quốc của
mình; và không phải vì quyền lợi riêng của mình mà nước nào cũng có thể bỏ qua
những khuôn khổ giải quyết tranh chấp được luật pháp quốc tế tạo ra.
Chắc chắn Trung Quốc đã lưu ý đến những chuyến
viếng thăm này. Khi biết được chuyến đi sắp đến Washongton của Trọng, Bắc Kinh
đã gửi đến Trọng một lời mời gần như ngay lập tức, mà ông chấp nhận. Do đó,
trong bốn ngày đầu tháng Tư, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ đón rước Trọng và đoàn
tùy tùng của ông. Tuy nhiên, trong các lý giải về các cuộc gặp của họ, không có
dấu hiệu gì cho thấy các cuộc đàm phán mang lại được bất kỳ kết quả cụ thể nào.
Chỉ đơn giản là sự lặp lại của các công thức giờ đã mệt mỏi: lãnh đạo Trung
Quốc Tập Cận Bình và Trọng hứa hẹn những "nỗ lực chung để kiểm soát các
tranh chấp hàng hải, bảo vệ hòa bình và ổn định."
Chuyến thăm sắp tới của Trọng đến Washington có thể chứng
minh là nhiều thực chất hơn. Với Đại hội Đảng quan trọng sắp tới, chính trị
Việt Nam
đang thay đổi liên tục. Vì vậy, đây là thời điểm tốt cho Washington để có một
cuộc đối thoại thân mật với Trọng. Bằng cách giải quyết các mối quan tâm thực
sự của Việt Nam, ông Obama có thể thuyết phục Trọng (và rộng hơn: các đồng minh
trong phe phái của Trọng) tin rằng người Mỹ có thể là đối tác đáng tin cậy với
lợi ích tương thích. Cử chỉ đẹp với phe bảo thủ của chế độ Hà Nội có thể củng
cố một lộ trình dẫn đến một hiệp ước Mỹ-Việt vốn cho đến nay vẫn tỏ ra là khó
đạt được.
David Brown/Foreign Affairs.
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ/ FB Lê Quốc Tuấn
-----------------
Lãnh đạo Việt Nam muốn có bản lãnh để đối phó với Trung Quốc (dù sau này có thể không còn là chế độ cộng sản), điều kiện tất yếu: không phải là cộng sản.
Trả lờiXóaThế thôi.
Trước đó ông Biu lơn tơn đã tỉ tê : người ta nói chơi với Mỹ mất đãng , nhưng thật ra đâu đến nổi nào, con cái tài sản của qúi vị chúng tôi bảo đảm ở Mỹ rồi . Hảy nhìn gương các nước Đông Âu , có nước nào tắm máu như CS Pôn Pót đâu.
Trả lờiXóaCòn đi theo đường kia thì ông chủ Tàu không chắc đối đãi tốt lâu dài ,cái đảng này sẽ giãi tán , mà hai chử VN cũng không còn .
Lần này ông Tổng đi chơi về mà không có gì thay đổi , có nghĩa vẫn một hướng Thành Đô , thì chắc dân VN ngập tràn thất vọng , nồi súp de càng ngày sôi càng sùng sục bởi cái truyền thống 4000 năm , đến 1 lúc nào đó , áp suất trong nồi có thể thổi bay cã dãy Trường Sơn .
07:00 nói đúng.Ở ngoài dân râm ran chuyện thích Mỹ,ghét Tàu..Họ bàn tán xôn xao làng trên xóm dưới.Từ thành thị đến thôn quê.
XóaTôi còn hy vọng rằng sau khi chế độ CSTQ sụp đổ, đất nước này sẽ vỡ ra thành 5, 7 quốc gia gì đó như nhiều người đã đồn đoán, thì mỗi quốc gia mới thành lập sẽ là một quốc gia hiền lành trong cộng đồng châu Á và VN sẽ đỡ cảnh thon thót đề phòng bọn BẠN ĐỂU như hiện nay
Trả lờiXóaĐúng đó bạn 07:12. TQ phải chia ra nhiều nước nhỏ mới yên được.Yên cho họ và yên cho mình (và các nước chung quanh).
XóaThích nhỉ...!
XóaHoàn toàn có thể nhưng biết đến bao giờ..!
Tôi chỉ hiểu một cách hết sức đơn giản vấn đề tại sao Mỹ lại tốt với Cộng sản Việt Nam...Sẵn sàng hợp tác toàn diện với Việt nam.
Trả lờiXóaBởi lý do sau đây:
- Đảng CS Việt Nam đã hoàn toàn biến chất. đi ngược lại đường lối của Mác Lê và Hồ Chí Minh. Chơi với CS Việt Nam bây giờ không còn mối nguy hiểm gì cho Mỹ nữa.....Cho dù đảng CSVN lúc nào cũng hô khẩu hiệu "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tuy nhiên họ nói nhưng không thực hiện.
- Đảng CS Việt Nam hiện nay chỉ còn cái tên là Đảng cộng sản....Toàn bộ nội dung bên trong lẫn hình thức bên ngoài không phải là CS mà biến đổi thành tư bản rồi. Điều này ai cũng biết, ai cũng thấy.
- Mỹ quan hệ với VN đương nhiên là Mỹ không phải đánh mà vẫn thắng...
- Thu phục được Việt Nam và Cu Ba hai nước cộng sản ngoan cố nhất về với Mỹ là thành công ngoài mong đợi của Mỹ.
- Việt Nam theo Mỹ...Làm tăng đối trọng giữa Mỹ và trung Quốc.
Như vậy phần lợi sẽ thuộc phí Mỹ nhiều hơn so với VN.
Đúng vậy. Mỹ không bao giờ làm việc gì vô ích. Quan hệ với VN họ phải có lợi.
XóaThế còn VN, quan hệ thân thiết với Mỹ thì VN có lợi gi?
- Lợi thứ nhất là VN không còn cô độc, được Mỹ và các nước thân Mỹ hỗ trợ về KT và quốc phòng, nên VN không bị TQ bắt nạt nữa
- VN được tham gia hiệp định TPP có điều kiện phát triển kinh tế ổn định và mạnh mẽ.
- Mỹ sẽ giúp VN phát triển văn hóa, khoa học....và giúp VN tự lực tự cường như các nước thân Mỹ Hàn Quốc, Đài Loan....Và khi VN mạnh lên rồi thì TQ sẽ bớt thói hung hăng đe nẹt VN và hòa bình an ninh thế giới sẽ ổn định hơn.
Đó là những cái lợi mà VN theo chủ nghĩa CS 70 năm nay chỉ nằm mơ cũng chưa thấy
Muốn "sánh vai với các cường quốc năm châu" như Bác Hồ từng mong muốn, đương nhiên phải quan hệ bình đẳng mật thiết với tất cả các cường quốc. Nếu chỉ quan hệ với mỗi một "thăng Tàu đểu" theo kiểu "chư hầu" thì làm sao lớn mạnh được? Vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam, mong rằng ông Trọng và các đồng chí của ông hãy đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi của đảng. Đó là mệnh lệnh của dân tộc Việt Nam ta!
Trả lờiXóaĐây là cơ hội để ông NP Trọng chứng tỏ mình là một công dân Việt nam bình thường (tức là yêu nước và làm một điều tốt nhất có thể cho tổ quốc) chứ chưa phải là người đứng đầu 1 nước theo thuyết cộng sản. Mong ông hãy làm theo lòng dân mong muốn và lịch sử sẽ ghi danh ông bất chấp việc ông và các đồng chí của ông làm hại đất nước trong những năm qua
Trả lờiXóaKhó lắm... Ông ta vừa gào lên: "Không có đa đảng gì sất!"
Xóa"Tự hào VNcs"?
Trả lờiXóa"Tôi kiên nhẫn với sụ ngu dốt, nhưng không thể chịu được những kẻ tự hào vì nó – I am patient with stupidity but not those who are proud of it”.
(Edith Sitwell)
Bài này hay,có âm giọng thuyết phục với kinh nghiệm
Trả lờiXóangoại giao mà tác giả từng trải qua.
Theo tôi,còn có một nguyên nhân nữa tại sao Mỹ tìm
cách đột phá mọi thông lệ trong bang giao quốc tế để
tiếp đón đảng trưởng CsVN/NPT.ở Toà Bạch Ốc.
Lý do là họ tin chắc vào chân lý là không một đảng phái
chính trị nào lại dám ngu xuẩn coi quyền lợi đảng mình
hơn cả đất nước và nhân dân mình ! Chính vi thế họ hạ
mình cốt để lôi kéo VN.ra khỏi quỹ đạo Tàu cộng.
Tầm nhìn & Trí tuệ!
Trả lờiXóaTầm nhìn và Trí tuệ là cặp bài song hành của đạo làm người. Chưa có Trí tuệ nhưng có Tầm nhìn sẽ làm giầu bộ Óc của mình bằng kiến thức của Nhân loại. Ngược lại Con người có tầm nhìn xa thấy rộng sẽ thu phuc được nhân tài và có Trí tuệ hơn người. Vì thế, tôi thích Tây hơn Tàu!
* Làm bạn với người Tây (Mỹ, Pháp) là những Quốc gia người dân đã trưởng thành, Con đã thành Người và dân tộc họ có bề dày văn hóa, có phông văn hóa rộng. Vì thế, họ không ích kỷ, hẹp hòi và thù hằn như bọn Tàu (Hán, Cộng). Mối quan hệ sẽ bình đẳng và thẳng thắn, trung thực. Không có sự dương đông kích tây trong nội bộ dân tộc Việt.
* Ngược lạ đi với Tàu Hán xưa và Tàu Cộng nay muôn thủa cũng lọt vào âm mưu và mưu dồ thôn tính Việt Nam. Bản chất cư dân Chó Sói và Thủ lính Trâu Điên nghìn đời không thay đổi. Từ xưa đến nay, Tàu Công chưa khi nào là cộng sản cùng ý thức hệ với Việt Nam. Ý thức và Tư tưởng của Chó Sói và Trâu Điên trwcowcs sau vẫn là Bá Quyền và Bành trướng. Vì thế đi với Tàu Cộng thì trước sau con trai Việt Nam cũng bị "thiến, hoạn" tuyệt diệt giống nòi Bách Việt-Lạc Hồng. Hiện tại cũng đủ nhân ra bộ mặt thậy của "kẻ thù truyền kiếp" phương Bắc qua việc tuần thực phẩm bẩn vào giết hại dần dần các thế hệ dân tộc Việt. Vì thế, đi với Tây thì phát triển; còn đi với Tàu Cộng thì bị hủy diệt cả dân tộc và giống nòi.
Hy vong bác Tổng Nguyễn Phú Trọng có sự đột biến về tư duy và nhận thức đúng thời cuộc để có quyết sách bước ngoặt thân với Tây (Mỹ) trong chuyến thăm Mỹ tháng 7/2015 để chuẩn bị cho đại hội đảng năm 2016 như bác Trường Chinh đã từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin quay về với ý thức độc lập dân tộc và sức mạnh của toàn dân, quyền sống của nhân dân Việt Nam mà quyết định bước ngoặt lịch sử chuẩn bị đại hội 6 của đảng năm 1986.
Những con số 2016 và 1986 sẽ có ý nghĩa khi bác Trong làm được như bác Trường Chinh!
Tầm nhìn & Trí tuệ là như dzậy!
Người như bác Nú, giới chính trị thế giới xếp vào loại Vịt què, sắp về ngồi uống trà trông cháu rồi.
XóaĐừng hy vọng.
đồng ý với ý kiến của bạn nhận xét mý chơi với vn vì vn đâu còn cs hay cnxh, chỉ còn khẩu hiệu thôi,thấy rất rỏ,mỹ thấy còn rỏ hơn.do vậy có một số trí thức ở nước ngoài về thăm rất ngạc nhiên sau ở sài gòn đâu thấy cs hay cnxh đâu còn hơn tư bản , đi tìm chỉ thấy lá cờ và một vài khẩu hiệu.ở làm việc toàn nhà lầu máy lạnh,đi toàn xe của nhật,mý,đức,đường xá,cầu nổi cầu ngầm ối thôi quá sức.
Trả lờiXóaHai nước Cộng sản gồm Việt Nam và Cu Ba, y như 2 con nghiện, cứ cho tiền và vũ khí rồi xui đi đánh đi giết là OK "Tuân lệnh".
Trả lờiXóaNếu Mỹ nhận biết sớm điều này thì không cần chiến tranh nhưng vẫn thôn tính được 2 nước này từ lâu rồi.
Đây là sai lầm lớn nhất gây cho Mỹ tốn kém rất lớn về vật chất và sinh mạng hơn 60 nghìn Thanh niên khoẻ mạnh ...
có ông đại tá không quân của việt nam cộng hòa định cư tại mỹ,về thăm quê,ông hết sức kinh ngạc và choáng ngợp vn không thấy cs chỉ thấy toàn tư bản,còn hơn tư bản,cty nhật, mỹ,hàn,sing ,đài loan,vv hàng hóa ngoại nhập tràn ngập,bar ,nhảy đầm rượu ngoại,thức ăn nhanh của mỹ (macdonal)có luôn,đi đứng không ai khó dể,xe chở khách còn phục vụ bài hát ca ngợi lính cộng hòa ngày xưa công khai,đi ăn nhậu có mấy em phục vụ tận tình,cảnh sát,quan chức đại gia đi toàn xe. nhật, mỹ ,nói vn là cs toàn nói không thật.
Trả lờiXóaMấy ông NVL cùng đường nên hạ gối cầu xin Tàu nhằm giữ ĐẢNG dù có mất nước.Tàu nó không ngu hơn các ông nên nó đồng ý và XẺO dần lãnh thổ Việt Nam, còn đảng của các ông không làm theo ý Tàu là chết. Các "nhà lãnh đạo Việt Nam" đành bất lực nên chỉ còn bài thu vén kinh tế cho con cháu, khi còn chính quyền thì cố đưa con cháu vào ghế mong may ra có thay đổi, nhưng thật viễn vông, thay sao được vì bọn Tàu vả cả chú Sam rất hiểu tim óc "các nhà lãnh đạo Việt Nam". Nhiều người cho rằng VN đu dây giữa Mý và Tàu nhưng thật ra Tàu và Mỹ đang dồn Việt Nam vào thế "con rối". Hai thằng khổng lồ đang ngồi xem con rối nhảy nhót được bao lâu? Nếu phản nó thế nào nó cũng đập cho te tua. Có một sức mạnh khả dĩ làm cho hai thằng khổng lồ kiêng kỵ là nhân dân thì "lãnh đạo" đã đối lập mất rồi. Cai trị đất nước thì phải quản lý kẻ chống đối chính quyền , nước nào cũng phải làm đó là qui luật. Nhưng nhiều năm nay các " chú an ninh" thường vơ dũa cả nắm , lại bắt một số vụ lẽ ra không đáng bắt nếu chính quyền thật sự sáng suốt và vững mạnh.Người có chút kiến thức xã hội theo dõi thì thấy các bộ trưởng, và một vài người có chức khác hay đề ra những luật lệ hà khắc nhằm dễ dàng cho sự không minh bạch trong quản trị quốc gia.Nhất là những vấn đề khi có phản biện của trí thức, nhân sĩ họ đuối lý nên thường hay qui chụp, đây là dấu hiệu của sa sút trí tuệ của các vị chức sắc trong chính quyền , nó cũng là mối nguy cho chính thể, dân tộc , đất nước vì nó ngăn cản sự phát huy trí tuệ nhân dân góp sức xây dựng đất nước. Tôi là một người bình thường nên nghĩ thế, kông biết các nhà chiến lược của Tàu và Mỹ có nghĩ thế hay không thì tôi không biết. xin thông cảm
Trả lờiXóa