Trang BVB1

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Truyện Kiều, quan hệ Việt - Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông


Các nhà tham mưu chiến lược của Nhà Trắng lại một lần nữa khiến ta 
giật mình khi tư vấn cho ông Joe Biden lẩy hai câu Kiều thuộc hàng hay nhất...
 Chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "bất ngờ" lẩy 2 câu trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du:
"Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời."
Chỉ với 2 câu Kiều tài tình, ông Joe Biden đã khái quát được thực trạng cũng như triển vọng quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ, đồng thời cho thấy thiện chí của người Mỹ rất mong muốn hợp tác với Việt Nam, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong buổi tiệc chiêu đãi do Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trì.
Đồng thời nó còn góp phần tích cực duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự và luật pháp quốc tế trong khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông bởi những hành động bành trướng, bồi lấp bất hợp pháp của Trung Quốc.
Người Mỹ quá hiểu Việt Nam
Nói như vậy không phải bởi Mỹ và Việt Nam từng có một giai đoạn lịch sử ở hai đầu chiến tuyến 40 năm về trước, mà bởi bộ máy tham mưu quá giỏi của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khi giúp họ tìm hiểu về con người, văn hóa Việt Nam để làm nền tảng vững chắc cho hợp tác song phương.
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: "Truyện Kiều con, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn", đủ thấy Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có vai trò to lớn như thế nào trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Từ bên kia bán cầu, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã dùng chính cái quốc hồn quốc túy của người Việt để bắc cầu hữu nghị, thúc đẩy bang giao. 15 năm trước lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đặt chân đến Hà Nội năm 1995, ông Bill Clinton khiến không ít người Việt giật mình khi lấy 2 câu trong Truyện Kiều để nói chuyện với người Việt:
"Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".
Hai câu thơ trong Truyện Kiều miêu tả tâm trạng u buồn của Thúc Sinh khiến nhân vật quên đi mất thực tại: Sen tàn cúc lại nở hoa, mùa nào mà chẳng có hoa nở? Không thể thay đổi quá khứ, nhưng cũng đừng vì đeo đẳng quá khứ mà quên mất thực tại.
Và lần này, các nhà tham mưu chiến lược của Nhà Trắng lại một lần nữa khiến ta giật mình khi tư vấn cho ông Joe Biden lẩy hai câu Kiều thuộc hàng hay nhất trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du để phát biểu chào mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo Việt Nam trong tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong cuốn "Thả một bè lau", Thiền sư Nhất Hạnh bình luận:

"Hai câu này rất hay! Thuộc về số những câu hay nhất trong truyện Kiều. Trời ở đây không phải là Thượng Đế, Ngọc Hoàng hay tạo hóa. Trời ở đây là tình trạng, hoàn cảnh. Ngày hôm nay chúng ta được gặp nhau, nhìn nhau, nắm tay nhau; tôi còn sống, anh còn sống, em còn sống để có thể ngồi uống trà với nhau, đi thiền hành, nhìn trăng với nhau... Ngày hôm nay quý vô cùng!"
Tan sương đầu ngõ
"Vận" vào quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, từ chỗ là kẻ thù hai đầu chiến tuyến không đội trời chung nay cùng ngồi lại bàn kế hợp tác lâu dài, đem lại thái bình lợi lạc cho người dân 2 nước thì quả đúng là "cơ hội trời cho", hay "trời còn để có hôm nay", một cái duyên, cũng là một cơ hội mà cả hai bên trân quý. Vấn đề còn lại là làm sao hai bên tiếp tục làm cho "tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời".
Hai câu Kiều này cũng cho thấy Mỹ thực sự coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam mà những rào cản về sự khác biệt chính trị trước đó đã được xóa bỏ hoàn toàn khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt chân lên đất Mỹ thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Vì vậy những quan điểm nào đó còn đặt ra vấn đề khác biệt chính trị để chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước đã trở thành lạc hậu.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng.
Cũng chính hai câu Kiều này còn cho thấy một sự thật khác, đó là Việt Nam có những giá trị địa chính trị, địa chiến lược quan trọng mà người Mỹ và có thể là các cường quốc khác đang rất quan tâm. Không có lợi ích, người Mỹ hẳn đã không để ý đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Kết hợp 2 yếu tố này có thể xem như Việt Nam đang có thiên thời, địa lợi. Vấn đề còn lại là làm sao phát triển "nhân hòa", tận dụng xu thế ấy làm cho đất nước cường thịnh, phồn vinh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Không thể bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chỉ bằng ý chí mà còn phải có thực lực mạnh. Không thể dựa vào bất kỳ ai để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ngoài chính mình, nhưng phải biết khai thác tối đa các thế mạnh đối nội cũng như đối ngoại, các xu thế và trào lưu quốc tế để phục vụ cho sự nghiệp này.
Người Nhật đã biết khai thác tối đa khoa học công nghệ, kinh nghiệm điều hành quản lý, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư từ Hoa Kỳ kết hợp với tinh thần tự lực quật cường của mình để hồi sinh dân tộc từ tro tàn sau Chiến tranh Thế giới thứ II thành siêu cường Đông Á như ngày nay.
Nửa thế kỷ trước, Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan cũng có xuất phát điểm như Việt Nam, nhưng giờ họ đều trở thành những con rồng châu Á cũng không ngoài con đường Nhật Bản đã đi.
Do đó bài toán đặt ra với người Việt lúc này là làm thế nào khai thác tối đa quan hệ hữu nghị hợp tác với Hoa Kỳ để phát triển đất nước cường thịnh, để nông sản bà con nông dân Việt Nam làm ra tìm được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ và các nước khác.
Đó cũng là giải pháp giải quyết nỗi lo mất giá, bán không ai mua của nông sản Việt Nam mỗi khi thương lái Trung Quốc o ép hay họ đóng cửa biên giới vì một lý do "vu vơ" nào đó nhằm gây sức ép với ta. Đó là thách thức khó khăn nhưng cũng là cơ hội đột phá, đòi hỏi bản lĩnh, tuệ giác, nỗ lực không ngừng và đoàn kết chặt chẽ của người Việt. Hãy bắt đầu từ giáo dục và khoa học công nghệ. Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Việt Nam điều này.
Vén mây giữa trời
Làm thế nào để tận dụng tối đa quan hệ Việt - Mỹ cho việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh đòi lại phần lãnh thổ đang bị nước khác chiếm đóng bất hợp pháp có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của không ít người dân Việt Nam khi theo dõi chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư.
Nhưng hợp tác trên lĩnh vực nào cũng phải trên cơ sở tính toán hài hòa lợi ích từ hai phía. Do đó, tìm hiểu lợi ích của Mỹ ở Biển Đông là gì rất quan trọng.
Ngay từ năm 2010 Ngoại trưởng Mỹ khi đó bà Hillary Clinton đã khẳng định, Mỹ có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông, đó là tự do hàng không hàng hải không bị cản trở.
Cho tới ngày nay, lợi ích này không thay đổi mà còn được mở rộng thêm: Hòa bình ổn định trong khu vực, bảo vệ và duy trì luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS cũng như trật tự sau Chiến tranh Thế giới thứ II mà Mỹ là người cầm trịch; Chống các hành động sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực.
Có thể thấy, chiến tranh xung đột ở Biển Đông rõ ràng không phải lợi ích của Hoa Kỳ. Các hành động leo thang gây hấn đe dọa tự do - an ninh hàng không hàng hải ở Biển Đông, đe dọa luật pháp và trật tự quốc tế, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực cũng đi ngược lại lợi ích của Hoa Kỳ.
Chúng ta cần thấy rõ đây mới là "thiên thời" thuận lợi nhất cho Việt Nam. Bởi lẽ đặt câu hỏi ngược lại, giả sử vì khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến chống IS hay một điểm nóng quốc tế nào khác mà Mỹ lơ là không để ý đến Biển Đông thì rủi ro, nguy hiểm Việt Nam phải đối mặt sẽ lớn đến chừng nào?
Mỹ hiện diện và duy trì luật pháp, cân bằng quyền lực ở Biển Đông, đảm bảo an ninh, tự do hàng không hàng hải rõ ràng là một lợi thế lớn cho ta. Việt Nam cần khai thác tối đa xu thế này trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như phương án đòi lại những phần bị nước ngoài chiếm đóng bất hợp pháp.
Làm sao để trái vải thiều cũng như các mặt hàng nông sản, hàng hóa Việt Nam tìm được chỗ đứng tại thị trường Mỹ là bài toán đang đặt ra.
Hoa Kỳ không thể đem quân can thiệp nếu xảy ra xung đột giữa Trung Quốc với một nước khác ở Biển Đông nhưng sẽ tích cực ngăn chặn nó. Mỹ không phải một bên yêu sách ở Biển Đông nhưng có lợi ích quốc gia ở Biển Đông, ủng hộ giải quyết bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.
Do đó hãy đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác quốc phòng an ninh, tuần tra huấn luyện, mua bán trang thiết bị tiên tiến, chia sẻ thông tin...với người Mỹ, Nhật Bản cũng là một lựa chọn.
Chuẩn bị kỹ lưỡng một bộ hồ sơ pháp lý ở Biển Đông không chỉ sẵn sàng cho các hoạt động tranh tụng tại các cơ quan tài phán quốc tế, mà còn để phổ biến rộng rãi để mọi người dân Việt Nam đều nắm được các thông tin chính xác, căn cứ pháp lý vững chắc về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại các vùng biển ở Biển Đông. Cũng trên cơ sở bộ hồ sơ này hợp tác với các đối tác khác bao gồm Hoa Kỳ để tìm kiếm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Thời cơ và thách thức luôn song hành với nhau, đây là lúc Việt Nam có cơ hội bứt phá vươn lên, tự cường dân tộc và đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi người cũng như sự đoàn kết chặt chẽ của mọi tầng lớp đồng bào trong và ngoài nước.
Người Mỹ đã vượt qua được quá khứ, trân quý cơ hội hiện tại, chấp nhận ngồi lại lắng nghe nhau để thu hẹp bất đồng, tăng cường hợp tác với Việt Nam thì không có lý do gì người Việt lại không làm được điều này. Nếu chỉ vì cấn cá chuyện xưa mà quên mất chuyện nay, cơ hội có thể bị tuột mất và thực tại lại thành chiêm bao:
"Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao."
Chúng ta đã có địa lợi, đang có thiên thời, còn nhân hòa nằm trong tay chính chúng ta. Xin mượn lời cụ Nguyễn Du và "nhà tiên tri" Tam Hợp Đạo Cô trong Truyện Kiều để kết thúc bài viết này:
"Sư rằng: Phúc họa đạo trời,
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng có ta..."
Hồng Thủy/GDVN

27 nhận xét:

  1. Yêu nhau lăm, cắn nhau đau.
    Hãy từ từ, thoát ra khỏi TQ, bất hợp tác với Nga ngay đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ trong tâm linh sâu thẳm của Dòng Việt Tộc, chúng ta cùng nhau chia sẻ những quá khứ đớn-đau của quê hương Viêt Nam, bắt nguồn từ hành động phản quốc hại dân của những tên tội-đồ dân tộc của cả Hai Miền Nam Bắc.
      Ngoài Bắc, những tên tội-đồ cộng sản đã đánh mất trí khôn của người bình thường, tự biến thành công-cụ của ngoại bang, để trở thành những loài cầm-thú của ‘ý thức hệ cộng sản’ rồi trong mù lòa trí tuệ, đã giết hại hàng triệu sinh-linh Việt Nam qua bao “chiến dịch”. Làm sao chúng ta có thể quên được: “Ta giết (người Việt) là giết cho Nga cho Tàu” – Lê Duẫn; hay “Thương (người Việt) mình thương một, thương ông (Stalin-cs Nga) thương mười” – Tố Hữu.
      Phải rồi, làm sao Dân Tộc và Tổ Quốc vững mạnh được khi những kẻ nội thù đục khoét Đất Nước và giết hại chính Dòng Tộc mình!
      Trong vùng đất Nam Bộ, dưới ảnh hưởng của Mỹ, thời đảng Dân Chủ cầm quyền, Nhiêm kỳ Kennedy, cùng với những tên juda Mỹ, đã thuê được không ít những tên giết mướn, những tên tội đồ dân tộc như Dương văn Minh, Trần văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, Nguyễn cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, Đỗ Mậu .v.v. để hủy diệt chính phủ dân chủ hợp hiến, để Mỹ đưa quân vào Việt Nam. Và từ những hậu quả đó, nay Đất Nước Việt Nam đang ở trong cơn nguy biến ngoại xâm của Tàu cộng.
      Ngày nay Phó Tổng Thống của Đảng Dân Chủ, ngâm ‘Kiều Lẫy’ cho những người ‘tai trâu’ cộng sản nghe, có phải chăng đó là những lời ai oán nhắn gửi về thân phận nhược tiểu của Dân Tôc Việt Nam?!
      Hãy suy nghiệm lại:
      “Rằng hay thì thật là hay,
      Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”

      ****
      Xin Cám ơn Đại Tá Bùi Văn Bồng đã đăng những món ăn tinh thần hấp dẫn, ngày nào không vào “trạm” của Đại Tá được là lòng không an vui.

      Xóa
  2. Ông Joe Biden : Trời còn để có hôm nay
    Tan sương đầu ngõ,vén mây cuối trời
    Tổng Trọng : Dân chủ là thứ xa vời
    Nhốt hết cái đám nói lời tự do

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lệ Thủy rất khá. Trân trọng.

      Xóa
    2. Xem bói bằng thơ Truyện Kiều được dân gian sử dụng khoảng cuối thế kỷ 19, khi Truyện Kiều được khắc in bằng chữ Nôm và sau đó là in trong sách bằng chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ 20. Về cơ bản, nguyên lý của xem bói bằng thơ Truyện Kiều là: Các quẻ bói theo thơ sẽ nói lên tương lai, mang tính cảnh báo, răn đe, nhắc nhở mỗi người suy nghĩ, tự vấn về những việc đã làm, hay việc định làm.Việc dùng các câu trong Truyện Kiều làm quẻ bói để chiêm nghiệm, suy chuyện an lành, đoán chuyện tình duyên đã có từ rất lâu.
      Vậy cho nên phía Mỹ dùng thơ kiều để xem bói và tiên đoán cho mối tình duyên Việt Mỹ là rất hay. Người Mỹ không phải lúc nào cũng thực dụng mà họ cũng có những lúc rất tình cảm như biết cách dùng những câu thơ Kiều để nói lên tâm trạng và ước muốn của Mỹ là làm bạn lâu dài với VN.
      Chẳng bù cho anh bạn đểu giả Tàu chẳng có câu thơ nào cả mà chỉ hô khẩu hiệu suông 4 tốt và 16 chữ vàng giả.

      Xóa
    3. Đáng ra, ông Trọng nên dùng 2 câu sau đây để nói về thân phận Việt Nam nhỏ bé, yếu ớt, lại bị tụi Tàu ức hiếp cho nên không biết tương lai quan hệ Việt Mỹ có suôn sẻ không và có bị tụi Tàu phá đám không?:

      "Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không".

      Xóa
    4. TBT Nguyễn Phú Trọng mà lẩy thêm 2 câu trả lời này thì rất hay:
      "Chén vui nhớ bữa hôm nay/ Chén mừng xin đợi ngày rày... 5 năm sau"
      Tức là phải đợi thêm 1 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ mới và TBT mới của VN thì mới mừng thành công quan hệ Việt Mỹ được.

      Xóa
    5. Cũng có thể thấy trước, với nhiều hoạt động sẽ được tổ chức để tưởng niệm 250 ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du vào cuối năm 2015 này, chuyện "lẩy Kiều" của Phó Tổng thống Joe Biden hẳn sẽ còn được nhắc đi nhắc lại, như một dấu mốc mới về tầm ảnh hưởng, về giá trị của kiệt tác lớn nhất trong nền văn học mà chúng ta sở hữu.

      Còn ông Bill Clinton cũng không ngờ: 13 năm sau, lời phát biểu của ông đã trở thành một phần trong... hồ sơ đề nghị vinh danh Nguyễn Du, được VN gửi lên UNESCO. Khi đó, ban soạn thảo hồ sơ dẫn lại lần "lẩy Kiều" của nguyên Tổng thống Mỹ như một minh chứng tiêu biểu cho tầm ảnh hưởng Đông Tây của tác phẩm này.

      Xóa
    6. Cư dân mạng đang ngất ngây ca ngợi khi vị Phó tổng thống Mỹ - ông Joe Biden đọc Kiều trong tiệc chiêu đãi Tổng bí thư. Và có lẽ cái sâu sắc và ý vị không dừng ở việc đọc Truyện Kiều bởi với 3.254 câu không phải câu nào cũng có thể đọc ra để phù hợp với mối quan hệ Việt - Mỹ trong bối cảnh hiện nay. Cái tài của người Mỹ và cá nhân ông Joe Biden chính là tìm, phát hiện ra ở trong kho tàng thơ Việt một tác phẩm có tính điển hình cho tính cách và con người Việt và cũng từ tác phẩm đó họ đã tìm ra được hai câu thơ không thể phù hợp hơn quan hệ Việt Mỹ lúc này:
      "Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”...

      Xóa
    7. Cái đặc trưng của người Mỹ chính là tính thực dụng và xem chừng điều đó thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động ngoại giao: "Có lẽ nên chăng, chúng ta nên bắt đầu câu chuyện từ tính cách người Mỹ. Sự thực dụng không chỉ được thể hiện trong nội dung những cuộc gặp, hội đàm mà người đứng đầu Chính phủ cùng các quan chức của họ sẽ phải thể hiện mà xem chừng, sự thực dụng của họ còn thể hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và đương nhiên, họ cũng không quên gửi gắm vào đó những thông điệp về mặt ngoại giao, về thái độ.

      Theo đó, việc chủ động kết thúc câu chuyện khi dù bất kể nó đã diễn ra tương đối dài hay vừa diễn ra đều không phải là chuyện ngẫu nhiên và phần nào cho thấy người Mỹ không chỉ giỏi đơn thuần về mặt nghi thức ngoại giao, họ cũng là bậc thầy về sử dụng biện pháp ngoại giao". Họ biết cách tận dụng tất cả mọi thứ, kể cả những điều thuộc về nước Mỹ và cả Việt Nam để chuyển tải các thông điệp ngoại giao một cách tế nhị, lịch lãm và đầy thi nhân.

      Xóa
    8. Cái cách mà Phó Tổng thống Joe Biden thể hiện tại cuộc chiêu đãi ngày 7.7 vừa qua là một cách bộc lộ thiện chí tương đối tế nhị và cần thiết của người Mỹ. Với cách làm có tính phân tuyến, nhịp nhàng này người Mỹ đã đạt được không ít mục tiêu: Giữ được vị thế đất nước và vừa kéo gần VN lại gần hơn với Mỹ. Và cũng xin nói thêm rằng, với những câu Kiều đầy ẩn ý được phát ra từ miệng ông Phó Tổng thống nó không khác gì một cái tát thấm thía cho những ai đang nghĩ rằng, người Mỹ mời TBT sang để "hạ thấp vị thế Việt Nam" hơn là để bắt đầu một tương lai tốt đẹp giữa hai nước.

      Xóa
    9. Truyện Kiều và Nguyễn Du là niềm tự hào của ngời dân Việt Nam và người Mỹ rất hiểu điều đó.

      Xóa
  3. Luật của tạo hóa là vậy đó ! có cái gì là trường tồn mãi trên cõi đời này đâu ! nếu có chăng,đó là một chút tình để lưu luyến,một tấm lòng nhân đạo để làm quà biếu xén cho nhau ,thế thôi !

    Trả lờiXóa
  4. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: " Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Láng giềng mỡ cữa chộ nhau
      Đêm đâm ngày thọc mà đau đớn lòng

      Nói ra những tốt những vàng
      Làm điều ngang ngược bẽ bàng lắm thay

      Nói với TQ :
      Tổng Trọng vừa nói vừa cười
      Nay ta thân Mỹ cho người biết tay

      Nói với ĐCSVN
      Mệnh trời nhưng cũng quyền ta
      Thấu tình đạt lý ta đà kết thân
      Nay ta đã quyết là mừng
      Việt MỸ sát cánh chung lưng nghĩa tình

      Xóa
    2. 16 chử vàng , 4 tốt :
      Rằng hay thì thật là hay ,
      Nghe qua ngậm đắng , nuốt cay thế nào .

      Xóa
  5. Truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du là 1 tuyệt tác bất hủ của nền văn học VN , từ xưa đến nay , nhân gian hào hứng dùng thơ Kiều đủ mọi hình thức , từ bàn giãi thơ cho đến ngay cã dùng Kiều để bói .
    Câu văn bóng bẩy của Kiều có thể giãi thích bằng nhiều quan điểm khác nhau chứ không chỉ “ nói vậy thì đúng là vậy “ .
    Để nói về mối quá khứ và triển vọng tương lai của Mỹ - VN, ông Joe Biden dùng câu này là quá hay .
    Nhưng đối với những người con yêu của đất Việt , đang bất chấp hiểm nguy của bản thân , đấu tranh cho dân chủ , nhân quyền và tự do cho tương lai tốt đẹp của dân tộc thì câu này ông Joe Biden nhắn nhủ Chính phủ VN cũng khá hay :
    “ Tan sương đầu ngõ “ : Dẹp cái màn côn đồ , côn an đứng đầy trước ngỏ nhà của các người đấu tranh mỗi khi có chuyện liên quan đến hợp hội của họ . Sáng ra nhìn côn an đứng lố nhố trước ngõ nhà , đúng là “ Sương mù đầy ngõ “ , cái xứ côn an trị , cái xứ không có tự do , nhân quyền căn bản thấy mà phát chán .
    Vậy ông Joe Biden nhắc ông Tổng dẹp cái màn quá tệ đó đi , “ Tan sương đầu ngõ “ để thế giới nhìn vào thấy VN hành xử văn minh hơn .
    “ Vén màn chân mây “ , có phải ý ổng muốn khuyến kích nhân dân và chính quyền VN cùng nhau ráng sức vén đám mây đen mù mịt TQ che kín bầu trời tương lai của dân tộc VN không . Ý là “ Thoát Trung” đó .
    Ông này dùng câu Kiều nhắn nhủ về Nhân Quyền và Độc Lập của VN quá hay , có thực hiện được mới là chân thành hợp tác với Mỹ chứ .

    Trả lờiXóa
  6. Thiền sư NH.có lẽ đã "suy bụng ta ra bụng người" ở đây ?
    Làm sao sư ông biết ngươi phương tây không nghĩ trời là
    Thượng Đế cơ chứ ? Trời trong Kiều cũng không chắc là
    không phải Tạo Hoá vì người phương đông kêu ông trời
    qua câu tạ ơn Trời Phật ! Trời có mắt v.v.
    Tạo Hoá

    Trả lờiXóa
  7. Tàu độcác,chắc nó không thể ngóc đầu lên được đâu !

    Trả lờiXóa
  8. Viết lộn " Vén mây giữa trời "

    Trả lờiXóa
  9. Toi cung hay doc GDVN. Noi dung 'cach mang hon' nhieu cac bao le phai khac

    Trả lờiXóa
  10. NPT:
    Đến bây giờ được đến đây
    bỗng nhiên quên hết những ngày Mác Lê

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thêm
      NPT:
      Nhân dân đất nước Hoa Kỳ
      Hơn hẳn cái bọn "Bánh mì và hoa"

      Xóa
  11. Trong tầm nhìn chung Việt-Mỹ 2 cam kết quan trọng nhất đánh dấu cho bước đầu của con đường gần Mỹ xa Tàu và bảo đảm sự sống còn của đảng cộng sản nếu bước theo con đường đó.
    Đặc biệt trong tuyên bố này, phía nhà nước CSVN đã buộc phải cùng với Hoa Kỳ ghi nhận vai trò của cộng đồng người Việt quốc gia tị nạn cộng sản: Hai nước ghi nhận thành công của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều đóng góp của họ đối với sự phát triển của Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như đối với mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa
  12. Trong đoàn đi Mỹ của ông Tổng có chị Tòng thị Phóng chẳng có tác dụng gì, mà chỉ để đẹp sân khấu thôi ( mặc dù chị không đẹp ) Cũng có UVBCT nữa là ông Bí Thư TPHCM thì cũng là cơ cấu.
    Trong đoàn đi theo tôi ngại nhất là anh thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có vẻ mặt lầm ly, thay cho anh Đại tướng ho Phùng bận đi chữa bệnh.
    Chắc là anh thượng tướng này ít học nên chẳng thưởng thức được mấy câu Kiều của ông phó TT?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyên kiều của cụ nguyễn du vn
      Mà người mỹ biết dọc và sử dụng đúng chỗ đúng lúc
      Còn t b t trọng mà khong biết đối lại là quá kém
      Hay cụ bị lú lẫn rồi ,về học thêm hãy đi đối ngoại

      Xóa
  13. Năm 2000 . trong chuyến thăm VN , ông Tổng Thống BillClinton đã nảy Kiều , và có câu nói nổi tiếng : “ Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai “

    Đổi lại với cử chỉ lịch lãm , những lời nói đầy văn hóa và thiện chí như vậy của các vị khách Mỹ . Chủ nhà VN khi đó là TBT Lê Khả Phiêu , không những không nảy kiều ,không ngâm thơ đối đáp , mà ông còn phát biểu như bổ vào mặt ông Bill clinton bằng những lời như sau :

    “Tôi đồng ý với Ngài là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan trọng là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải tiến hành…
    Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam? Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên đối với chúng tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh”.( Bên thắng cuộc – HĐ )

    Còn ông Phan Văn Khải thì sao :

    “ Thủ tướng Phan Văn Khải kể, khi tiếp Clinton, ông đã không cười và bàn tay thì chỉ đưa ra nhẹ mà không nắm lại. Ông Nguyễn Đức Hòa, trợ lý của ông hỏi: “Người ta đã sang tận đây, tiếc gì anh không nở một nụ cười với họ?”. Ông Khải nói: “Không được đâu mày ơi, Bộ Chính trị đã thống nhất là không được cười” ( Theo bên thắng cuộc – HĐ )

    Sự tự ái cá nhân vì cách xử sự của đối tác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách quốc gia .
    Sau này, trong cuốn hồi ký My Life, Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh “

    Trong quan hệ bang giao các nước , sự trọng thị , khiêm tốn , hiểu biết văn hóa …Là rất quan trọng , đôi khi làm nên những điều không tưởng , nhưng cũng làm hỏng đại sự một cách nhanh nhất .
    Mời khách đến chơi nhà nhưng rồi dùng tiểu xảo , lời nói để cạnh khóe khách như vậy , không phải là cách sử sự đúng đắn của nguyên thủ quốc gia .
    Quan hệ Mỹ - Việt cứ trầm luân chìm nổi như nàng Kiều lưu lạc . Không chỉ vì sự thiếu thiện chí , xơ cứng trong đường lối , mà còn do những khiếm khuyết đáng trách của lãnh đạo đất nước .


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa