Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức
Hoa Kỳ, chiều 8/7 giờ Mỹ (sáng 9/7 giờ Việt Nam ),
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu
chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở thủ đô Washington .
Sau đây là Toàn văn bài nói chuyện:
“Xin chào tất cả các quý vị và
các bạn,
Nhân dịp sang thăm chính thức Hoa Kỳ, hôm nay, tôi rất
vui mừng được gặp gỡ các quý vị tại đây. Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên
cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã mời tôi đến trao đổi với các quý vị. Tôi
được biết, Trung tâm là cơ quan nghiên cứu và trao đổi học thuật hàng đầu của
Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường trao đổi học thuật và đối
thoại giữa chính giới, học giả, nhân dân các nước về các vấn đề quan trọng và
thiết thực liên quan đến an ninh, hòa bình và phát triển trên thế giới. Xin
chúc mừng Trung tâm về những thành tựu đã đạt được và xin cảm ơn sự có mặt của
tất cả các quý vị.
Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của tôi và Đoàn đại biểu
cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây chính là thời điểm thích hợp và có ý nghĩa để
đánh giá, nhìn nhận về quan hệ hai nước và chia sẻ tầm nhìn "hướng tới
tương lai".
1.
Trước hết, tôi xin nhắc lại đôi điều về lịch sử quan
hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
Có những sự kiện về lịch sử quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
chưa được biết đến một cách rộng rãi. Ngài Thomas Jefferson trước khi trở thành
Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ đã từng nỗ lực tìm cách nhập giống lúa tốt của
Việt Nam để trồng ở trang
trại Shadwell của mình tại bang Virginia .
Cách đây hơn 100 năm, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - sau này là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi tìm con đường để giải phóng cho dân tộc Việt
Nam đã đến Boston - nơi khởi đầu của cuộc cách mạng giành độc lập ở Hoa Kỳ.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng là đồng minh
trên mặt trận chống phátxít; Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã cứu
giúp những phi công Hoa Kỳ bị Nhật bắn rơi ở Việt Nam và những người nước ngoài
duy nhất có mặt bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày Cách mạng Tháng
Tám là những người bạn Hoa Kỳ.
Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới năm
1945 được mở đầu bằng trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ; Người đã gửi 14 lá
thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan
hệ "hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ." Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có
những cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn đầy
thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ vẫn còn những ý kiến khác nhau về
chiến tranh mà Hoa Kỳ đã tiến hành tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Đối với nhân
dân Việt Nam, đó là cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc mình,
giải phóng, thống nhất đất nước mình; không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống
lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ.
Ngay trong thời kỳ chiến tranh đang diễn ra, nhân dân
Việt Nam vẫn giữ tình hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ, rất biết ơn nhiều người dân
Hoa Kỳ đã đứng lên phản đối chiến tranh, bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt
Nam, Trong đó, mục sư Martin Luther King là một trong những người tiêu biểu.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam chủ trương "gác lại quá
khứ, hướng tới tương lai." Mặc dù còn chịu hậu quả rất nặng nề của chiến
tranh, trong đó có 3 triệu người chết; 4 triệu người bị thương; 4,8 triệu người
bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin và hàng trăm nghìn người đang mất tích trên
chính quê hương mình, nhưng Chính phủ và người dân Việt Nam đã rất tích cực hợp
tác và hợp tác rất hiệu quả với phía Hoa Kỳ để tìm kiếm những quân nhân Hoa Kỳ
mất tích ở Việt Nam.
Ngày nay, mọi công dân Hoa Kỳ, kể cả các cựu chiến
binh từng tham chiến ở Việt Nam, khi đến Việt Nam đều được chào đón một cách
thân thiện, đều có thể cảm nhận được thái độ hữu nghị, chân thành của người dân
Việt Nam. Điều đó có thể không dễ hiểu đối với một số người, nhưng lại là sự
thật mà tất cả những ai đã từng đến Việt Nam đều có thể tận mắt chứng kiến.
Tôi nhắc lại những câu chuyện lịch sử này để khẳng
định truyền thống hòa hiếu và mong muốn nhất quán của nhân dân Việt Nam về
quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước chúng ta.
2.
Về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ những năm qua
Cách đây 20 năm, có lẽ ít ai hình dung được bằng cách
nào mà hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ có thể vượt qua được nỗi đau của chiến tranh
để xây dựng một mối quan hệ phát triển mạnh mẽ và tích cực như hiện nay. Trong
suốt chặng đường 20 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển năng động, liên
tục và ngày càng sâu rộng, trải qua nhiều dấu mốc phát triển quan trọng, từ
thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, đến ký kết Hiệp định Thương mại song
phương năm 2000, và thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2013.
Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực đã đạt được những
tiến triển tích cực và thực chất. Hợp tác kinh tế có sự phát triển vượt bậc và
Hoa Kỳ ngày nay là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam . Hợp tác
trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo đã có những bước tiến
rất tích cực. Hiện nay, có hơn 16.500 sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa
Kỳ. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 20 năm qua tăng gấp 90 lần (từ hơn 400
triệu USD năm 1995 lên hơn 36 tỷ USD năm 2014).
Hợp tác quốc phòng-an ninh cũng có những tiến triển
quan trọng với Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và đặc biệt là Tầm
nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng vừa được ký kết tại Hà Nội
tháng 6/2015. Hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã phối hợp tốt trên nhiều vấn
đề quốc tế và khu vực, từ không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng
phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đến bảo đảm an ninh lương thực, an
ninh nguồn nước, an toàn an ninh hàng hải, an ninh hạt nhân, duy trì hòa bình,
ổn định và thúc đẩy hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương…
Hợp tác nhân đạo giữa hai nước, trong đó có việc khắc
phục hậu quả chiến tranh, đã và đang được triển khai ngày càng tích cực. Việt Nam coi việc tìm kiếm binh sỹ Hoa Kỳ mất tích
trong chiến tranh ở Việt Nam
là vấn đề nhân đạo và sẽ tiếp tục hợp tác tốt với Hoa Kỳ trong hoạt động này.
Quan hệ giao lưu nhân dân phát triển ngày càng sâu rộng, là yếu tố quan trọng
góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hữu nghị giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển tích cực trong 20
năm qua trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đó
là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau
và hợp tác cùng có lợi. Những năm qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước đạt được
nhận thức chung về những nguyên tắc này. Đây cũng chính là một nhân tố quan
trọng cho việc xây dựng lòng tin chính trị giữa hai nước.
Có thể khẳng định rằng, sự phát triển quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 20 năm qua là tích cực, đúng hướng,
đem lại lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Đó là kết quả nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước với tinh thần gác lại
quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Đó cũng
là thí dụ thành công về quan hệ giữa các nước từng đối đầu trong quá khứ, có
thể chế chính trị khác nhau, phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác của thời đại.
Nhân dịp này, tôi muốn cảm ơn các chính khách, tổ chức
và cá nhân của cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhiệt tình ủng hộ và nỗ lực
đóng góp thiết thực để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ trong những thập niên qua; đặc biệt cảm ơn những người bạn Hoa Kỳ đã
tích cực giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết, ủng hộ sự
nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Các kết quả
và bài học kinh nghiệm trong 20 năm qua cho phép chúng ta lạc quan về triển
vọng sáng sủa của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong thời gian tới.
3.
Tình hình thế giới và chủ trương đối ngoại của Việt
Nam
Thế giới đang chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và sâu
sắc, đòi hỏi chúng ta phải có những tư duy mới và phương thức hành động mới. Sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các xu thế hợp tác và phát triển,
toàn cầu hóa, dân chủ hóa đang mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển và hợp
tác giữa các quốc gia.
Các cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế, khủng hoảng xã
hội-nhân văn đang đặt ra những yêu cầu mới về mô hình phát triển công bằng và
bền vững, về quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và trật tự kinh tế quốc
tế. Những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong đó có
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, cực đoan, tôn giáo, an ninh
mạng, an ninh hàng không, an toàn hàng hải... nổi lên với những đặc điểm mới,
tác động mạnh tới hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới, đòi hỏi phải có
tư duy và cách tiếp cận mới đối với vấn đề an ninh.
Các vấn đề khủng hoảng môi trường-sinh thái, biến đổi
khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp đang đặt ra
những yêu cầu mới về phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người, về xử lý
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong một thế giới toàn cầu hóa, sự
tuỳ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cả về phát triển và an ninh thì luật
pháp quốc tế, sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác giữa các quốc gia càng cần được
đề cao hơn bao giờ hết.
Châu Á-Thái Bình Dương - khu vực tăng trưởng năng động
nhất thế giới, vừa có đầy đủ các đặc điểm chung của thế giới, vừa có những đặc
điểm riêng của khu vực. Trong khi quá trình hợp tác, liên kết kinh tế đang được
thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ với nhiều sáng kiến kết nối trong và với ngoài
khu vực, thì những thách thức đối với hòa bình, an ninh và ổn định đang đặt ra
ngày càng gay gắt, nhất là do sự gia tăng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền
trên biển.
Trong khi sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các
nước ngày càng gia tăng thì ở khu vực vẫn chưa có được các thỏa thuận, cơ chế
hoặc cấu trúc an ninh tập thể hữu hiệu để đối phó với các nguy cơ, thách thức
đang nổi lên, đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa đơn
phương đang có xu hướng trỗi dậy.
Tình hình đó đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực hợp tác của
tất cả các nước, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, vì hòa bình, an ninh và thịnh
vượng của khu vực và thế giới.
Về kinh tế, chúng tôi ủng hộ các mô hình hợp tác vì
phát triển công bằng và bền vững, cùng có lợi giữa các quốc gia; ủng hộ các
sáng kiến thúc đẩy thương mại và đầu tư đem lại lợi ích công bằng cho tất cả
các bên, nhất là cho người lao động ở tất cả các nước. Chúng tôi cho rằng,
phương thức hợp tác tốt nhất là trên nguyên tắc bổ sung, tương trợ lẫn nhau
cùng phát triển, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.
Về chính trị-an ninh, chúng tôi ủng hộ quan hệ hữu
nghị, hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp
với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực.
Chúng tôi ủng hộ việc hình thành các thỏa thuận, các
cơ chế hợp tác kinh tế và an ninh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới
phù hợp với các nguyên tắc trên.
Chúng tôi ủng hộ một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình,
ổn định, hợp tác cùng phát triển thịnh vượng, được kết nối bằng các liên kết
kinh tế và các quan hệ hợp tác kinh tế cùng có lợi trong và ngoài khu vực, có
các thỏa thuận và cơ chế bảo đảm an ninh chung, an toàn và tự do hàng hải, hàng
không..., trong đó việc phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc
an ninh-chính trị đang hình thành ở châu Á-Thái Bình Dương là phù hợp và có lợi
cho hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới. Chúng tôi cho rằng châu Á-Thái
Bình Dương có đủ cơ hội cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và các nước EU.
Trên tinh thần đó, Việt Nam chủ trương tiếp tục thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam đã mở
rộng quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước trên thế giới, hình thành quan hệ đối
tác toàn diện, đối tác chiến lược với các nước đối tác quan trọng trong khu vực
và trên thế giới.
Trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, Việt Nam đã tham
gia và đang tích cực đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và
đa phương, trong đó có TPP, một hiệp định có quy mô rất lớn, có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
4. Về quan
hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong thời gian tới
* Hai nước chúng ta đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn
diện. Đó là tiền đề rất quan trọng cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước
trong những năm tới.
Trước mắt, chúng ta phải cùng nỗ lực không ngừng làm
sâu sắc, phong phú thêm quan hệ Đối tác toàn diện tạo cơ sở nâng quan hệ hai
nước lên tầm cao mới trong tương lai. Động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt
Nam-Hoa Kỳ theo định hướng đó là những lợi ích chung mà hai nước chúng ta cùng
chia sẻ, theo tôi, đó là:
- Thứ nhất, chúng ta có lợi ích chung trong tăng cường hợp tác
song phương một cách toàn diện vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước, vì
hạnh phúc của nhân dân hai nước;
- Thứ hai, chúng ta có lợi ích chung trong thúc đẩy hợp tác ở
khu vực để góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở châu
Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do
hàng hải, tự do hàng không ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế;
- Thứ ba, chúng ta cũng có lợi ích chung trong hợp tác, phối
hợp các nỗ lực để đóng góp cho các vấn đề chung của thế giới với tư cách là một
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Một nước Việt Nam giàu mạnh, ổn định, độc lập tự chủ,
hội nhập và đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng quốc tế là phù hợp với lợi
ích của hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và
thế giới, là phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ và các nước trong và ngoài khu vực.
* Trong thời gian tới, chúng ta có rất nhiều việc cần
làm để đưa quan hệ song phương không ngừng tiến lên phía trước:
- Trước hết, việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây
dựng và củng cố sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo, chính giới và nhân dân hai
nước là hết sức quan trọng để đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ phát triển ngày càng sâu rộng, bền vững.
Nhằm mục đích đó, chúng ta cần tăng cường trao đổi,
tiếp xúc cấp cao, giữa các kênh nghị viện, giữa các chính đảng, mở rộng các cơ
chế tham vấn, đối thoại trên các lĩnh vực cùng quan tâm. Đó cũng chính là một
trong những mục đích của chuyến thăm Hoa Kỳ lần này của tôi và Đoàn đại biểu
cấp cao Việt Nam .
Chúng tôi cũng mong sớm được đón Tổng thống Barack Obama sang thăm chính thức
Việt Nam
trong thời gian tới.
- Hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư là một trọng tâm,
là nền tảng và là động lực phát triển quan hệ song phương, cần được đẩy mạnh
hơn nữa. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam
cho đến nay còn khá khiêm tốn, mới đứng thứ bảy trong số các quốc gia, vùng
lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam .
- Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, vẫn áp dụng nhiều
rào cản thương mại đối với Việt Nam .
Tôi hy vọng việc hoàn tất đàm phán TPP sắp tới sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư
của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa
hai nước, giữa Hoa Kỳ và ASEAN bởi lẽ hàng hóa Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam
90 triệu dân, được kết nối với thị trường ASEAN hơn 600 triệu dân. Việc Hoa Kỳ
sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam là bước đi cần thiết cho cả hai
bên theo hướng đó.
- Hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo
dục, đào tạo, y tế, môi trường... là điểm sáng và là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm
năng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là những lĩnh vực liên quan đến chất
lượng của phát triển bền vững của Việt Nam và Hoa Kỳ với nhiều thế mạnh có
thể chia sẻ.
Trong chuyến thăm lần này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ
trao giấy phép chính thức để xây dựng trường Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Chúng tôi cũng khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp, các trường
đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân Hoa Kỳ tăng cường đầu tư và
hợp tác với Việt Nam
trên các lĩnh vực nói trên.
- Hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh là yếu tố
làm gia tăng sự tin cậy và giá trị chiến lược của quan hệ song phương, cần được
tăng cường với các bước đi phù hợp với lợi ích của hai nước.
Hai bên cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Bản Ghi nhớ
về hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và đặc biệt là Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ
về quan hệ quốc phòng vừa được ký kết tại Hà Nội tháng Sáu vừa qua; đồng thời
mở rộng hợp tác về thực thi pháp luật, chống khủng bố, bảo đảm an toàn an ninh
hàng hải,... qua đó góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở châu Á-Thái
Bình Dương...
- Hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo cần tiếp tục được
đẩy mạnh để góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lòng tin, tăng
cường hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hậu quả chiến tranh ở Việt Nam còn hết sức
nặng nề. Nhiều thế hệ người dân Việt Nam vẫn đang phải tiếp tục vật lộn
với những hậu quả chiến tranh khắc nghiệt.
Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có các
cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã triển khai nhiều hoạt động rất thiết thực để hỗ trợ
khắc phục hậu quả chiến tranh; Quốc hội Hoa Kỳ hàng năm đã thông qua ngân sách
hỗ trợ giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, trong đó có việc tẩy độc
các vùng bị ô nhiễm, rà phá bom mìn...
Tuy nhiên, kết quả vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu
thực tế. Để làm tốt chủ trương gác lại quá khứ, chúng ta nên chung tay hàn gắn
những vết thương chiến tranh. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, tác động mạnh đến tâm
tư, tình cảm của nhân dân, vì vậy việc hai bên phối hợp giải quyết tốt sẽ là
góp phần quan trọng tăng cường quan hệ giữa hai nước.
- Giao lưu nhân dân là lĩnh vực rất quan trọng để tăng
cường hơn nữa hiểu biết lẫn nhau và hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ
chia sẻ một lịch sử quan hệ không dễ dàng. Tôi được biết nhiều định kiến về
Việt Nam
tại Hoa Kỳ còn khá phổ biến. Nhưng tôi cũng biết một thực tế khác là hầu hết
người Hoa Kỳ sau khi đến Việt Nam đều có cách nhìn tích cực và khách quan hơn
về Việt Nam, đều có ấn tượng sâu sắc về một xã hội năng động, không kỳ thị,
giàu tính nhân văn, về người dân thân thiện, lạc quan, cởi mở.
Trong 20 năm qua, chúng ta đã hiểu thêm về nhau nhưng
sự hiểu biết lẫn nhau đầy đủ hơn vẫn cần được tăng cường. Đây là điều hết sức
cần thiết để xây dựng lòng tin và quan hệ hữu nghị. Tôi mong rằng, chúng ta sẽ
đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu trên tất cả các kênh, nhất là giữa các tổ chức phi
chính phủ và nhân dân hai nước.
Đặc biệt, còn có một nhân tố hết sức quan trọng đối
với quan hệ hai nước là cộng đồng đông đảo người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Họ là
công dân Hoa Kỳ và cũng là đồng bào của chúng tôi.
Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ,
tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hoa
Kỳ và cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
- Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận
Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng
định Việt Nam
hết sức coi trọng vấn đề quyền con người.
Đất nước chúng tôi tuy còn không ít vấn đề cần tiếp
tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người, nhưng chúng tôi đang
nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả
mọi người.
Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn có những khác
biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để
có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có
đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam,
không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng
tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.
- Hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế là lĩnh
vực ngày càng quan trọng trong quan hệ hai nước. Việt Nam sẵn sàng tăng cường
phối hợp với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề
chống khủng bố, an ninh mạng, đối phó với dịch bệnh và biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã và đang cùng với các nước thành viên ASEAN
khác tích cực phối hợp với Hoa Kỳ xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa
Kỳ thành mối quan hệ có tác dụng ngày càng tích cực đối với hòa bình, ổn định,
hợp tác, phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát huy vai trò trung
tâm của ASEAN, đảm bảo hiệu quả của các diễn đàn ARF, ADMM+ và làm cho APEC
đóng vai trò quan trọng thực chất hơn trong các dàn xếp về kinh tế và Hội nghị
Cấp cao Đông Á (EAS) trở thành cơ chế hợp tác hữu hiệu đối với các vấn đề chiến
lược và chính trị ở khu vực.
Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ ngày càng
quan tâm đến tình hình Biển Đông, bày tỏ kịp thời và nhất quán quan điểm ủng hộ
việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn
trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không
đơn phương thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa hoặc áp đặt kiểm soát trên biển,
trên không, ở Biển Đông.
Việt Nam hoan nghênh các nước, trong đó có Hoa Kỳ,
đóng vai trò tích cực và có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, an ninh,
ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy hợp tác phát triển ở
khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thưa quý vị và các bạn,
Những bài học kinh nghiệm của lịch sử và những kết quả
thực tế trong 20 năm qua cho thấy rất rõ rằng hữu nghị và hợp tác là hướng đi
duy nhất đúng của quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, là có lợi cho hai nước,
phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, của khu vực và thế giới.
Những khác biệt giữa hai nước là thực tế khách quan và
là tất yếu trong một thế giới đa dạng mà trong đó các dân tộc có quyền tìm
kiếm, lựa chọn con đường phát triển của riêng mình. Nhưng thực tế trong 20 năm
cũng cho thấy, hai nước chúng ta có thể chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng, và
những khác biệt không thể là trở ngại cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và
hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ.
Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng hiện nay,
lợi ích tương đồng giữa hai nước càng được mở rộng, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
trong thời gian tới cần hướng tới mục tiêu phát triển ngày càng sâu rộng, thực
chất và hiệu quả, hướng tới tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước và
góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng ở khu vực và trên thế
giới. Bài học kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được trong 20 năm qua cho
phép chúng ta tin tưởng và lạc quan vào điều đó.
Tôi muốn nhắc đến một câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ
Theodore Roosevelt "Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành
công". Tôi tin tưởng rằng, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một tầm nhìn
tươi sáng cho quan hệ hai nước trong tương lai, để hai dân tộc chúng ta, con
cháu chúng ta luôn là bạn và đối tác tốt của nhau.
Xin cảm ơn các quý vị và các bạn”.
(Theo TTXVN)
------------
Chắc chắn Bắc Kinh sẽ để ý kỹ chuyến công du này, và không rõ liệu họ có ‘đọc’ tinh thần “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai” mà ông Trọng đã dõng dạc nêu trong bài diễn văn là “16 chữ vàng” mà Việt Nam chia sẻ với Mỹ hay không.
Trả lờiXóaNhưng câu hỏi quan trọng là, liệu chuyến đi này của ông Trọng có phải là chỉ dấu – dù chỉ là nhỏ nhất – cho sự chuyển biến tư duy chiến lược trong quan hệ tay ba giữa Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc hay không?
Lẽ ra ông Nguyễn Phú Trọng nên đến thăm đảng CS Mỹ và huấn luyện cho họ cách “xây dựng đảng” theo mô hình Việt Nam thì hẳn là hợp lý và hợp tình vì ông đang thực hiện cái gọi là “Nghĩa vụ quốc tế vô sản”.
Trả lờiXóaTiết mục này thì trở lại giáo điều nhìn giấy đọc bài rồi.
Trả lờiXóaKhông có gì đáng khích lệ
Bài phát biểu được chuẩn bị khá kỹ, phù hợp thời đại và bối cảnh , nhiều chỗ sâu sắc!
Trả lờiXóaGS Trọng viết bài này hay quá chứ. Nhưng có chắc là do GS viết không?
Trả lờiXóaVì còn biết trích dẫn câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt "Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công".
Tôi ngờ rằng bài này là do một nhân viên đại sứ quán VN ở Mỹ viết, ông Trọng chỉ sửa lại một đôi chỗ cho phù hợp với văn phong của ông mà thôi.
Chúng ta còn nhớ lại ông Trọng cũng đọc một bài diễn văn tại trường đảng Cu Ba, bài này nhanh chóng được sứ quán Brasil chuyển về cho tổng thống Brasil và bà này sợ quá nên từ chối không tiếp ông Trọng thì dủ biết trình độ diễn văn của ông Trọng là như thế thôi, chuyên lên lớp giảng kinh kệ giáo điều Mác Lê nin... chứ có biết gì về ngoại giao và Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ CSIS đâu.
Ồ , thế bác không biết là có cả 1 ban chuyên chuẩn bị văn kiện à ? nhiệm vụ của các thầy là " múa bút " để lĩnh lương ! Chưa kể đến một mớ các " quân sư " sân khấu chuyên đạo diễn cho các vị về đi đứng , nói cười , trang phục , son phấn , lịch sử , văn hóa , tâm lý , thuần phong mỹ tục , , , , vô kể ! Tổng thống Mỹ G , Bush từng thừa nhận trong một lần trả lời phỏng vấn của truyền hình rằng ông không biết cách sử dụng đồng hồ điện tử loại 4 đinh thời những năm 80 . Nếu hiểu biết toàn diện thì chỉ có Thượng đế .
Xóa"Báo chí Mỹ chẳng thèmcó một dòng đưa tin về chuyến thăm của Ông NPT" Chẳng biết lần này bọn gian tà long lan dạ sói có nói như vậy nữa không. Nhưng nếu ai nhỡ tin chúng thì hãy tìm đọc bài viết: "Báo chí Mỹ đánh giá cao hội đàm lịch sử ở Nhà Trắng" nhé!
Trả lờiXóaBài phát biểu đúng tầm nhà lãnh đạo phải không các bác?
Trả lờiXóaTuy phát biểu với tư cách người đứng đầu đcs,nhưng bác Tổng không hề nhắc đến từ "đảng" nào cả,chỉ 1 lần nhắc đến từ "chính đảng" chung chung.Đây có thể xem là một tiến bộ đáng ghi nhận của bác Tổng
Trả lờiXóaBài phát biểu thể hiện sự mong muốn xich lại gần Mỹ.Chỉ mong khi về nước,bác thực hiện những việc thể hiện nhũng thiện chí như bác đã đề cập,việc trước mắt là thả các tù nhân lương tâm ra."Không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ,cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước"
Tôi chỉ hy vọng lãnh đạo Việt Nam được con cháu họ thực sự kính trọng về nhân cách và là tấm gương tốt cho con cháu họ là tôi mừng lắm rồi.
Trả lờiXóaNhững lời nói và hành động của quý vị sẽ lưu vào sử sách internet và sẽ được con cháu quý vị đọc đó nhé-đừng để chúng nó mỉm cười khinh bỉ khi đọc nha.
Trước đây có câu nói : - Theo Trung Quốc = Mất Nước - Theo MỸ = mất Đảng
Trả lờiXóaQua chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng và bài phát biểu này thì theo Mỹ vẫn ổn định chính trị .
Người dân Viêt Nam mong muốn sống trong xả hội công bằng dân chủ văn minh / Người dân không kỳ thị chính trị nhưng căm hận độc tài đảng trị / Người lảnh đao đất nước phải đặc lơi ịch dân tộc trên hết - Phải lấy Tổ Quốc làm trọng để cùng sánh vai với các nước trong hoà bình thịnh vượng .
Nặc danh20:56 Ngày 09 tháng 07 năm 2015 chỉ được cái nói đúng, đa số người dân hiện nay căm cosavina hơn căm thù "giặc Mỹ"
Xóa(dân Bắc từng "xẻ dọc trường sơn đi cứu nước"?)
Về hình thức thì "OK",còn đi vào thực tế thì chưa thể nói được điều gì ! có cái ảnh của thằng Tập trên cổ của ông TBT ấy mà !
Trả lờiXóaMong rằng đây là mong muốn chân thành của ông, cũng rất mong ông và đảng của ông biết vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc mà làm những gì hợp với lòng dân là cho đất nước được phát triển, người dân Việt Nam được tự hào bởi truyền thống từ hàng ngàn năm của đất nước mình.
Trả lờiXóaLòng dân đã quyết thì sớm muộn mấy ông cũng phải chào thua.Trừ phi độc tài như Bắc Triều Tiên thì khỏi nói.Mở cửa là phải chết.
Trả lờiXóaChính xác !
XóaMong rằng đây là mong muốn chân thành của ông, cũng rất mong ông và đảng của ông biết vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc mà làm những gì hợp với lòng dân là cho đất nước được phát triển, người dân Việt Nam được tự hào bởi truyền thống từ hàng ngàn năm của đất nước mình.
Trả lờiXóaQua bài phát biểu này, TBT Nguyễn Phú Trọng hơn thằng Tập Cân Bình một cái đầu.
Trả lờiXóaHoan hô bác Cả.
Chừng nào anh chưa nói được câu:
Trả lờiXóa"Chúng tôi đã lao vào cuộc chiến vô ích 30 năm đánh Mỹ để bảo vệ Liên Xô và Trung Quốc..." Chừng nào anh chưa nói được câu đó, chừng nào anh còn cám ơn Liên Xô và Trung Quốc đã giúp anh đánh Mỹ....thì anh bắt tay với Mỹ cũng chỉ nửa vời và VN chưa thể có hòa hợp dân tộc được.
Hoàn toàn đúng, vì hắn chưa dám nhìn thẳng vào sự thật và nói ra sự thật thì cướp vẫn là cướp thôi.
XóaMAY quá TỔNG LÚ không đem giáo điều MÁC-LÊ ra dạy MỸ, như đã nằm đọc ở CU BA năm nào.
Trả lờiXóaCHứ không là MỸ sẽ theo CS như csVN là tui phải chèo ghe đi tị nạn CS lần nữa rùi.
Chuyến thăm US của TBT đã tạo ra sự phấn chấn cho nhiều người Việt. Nội dung những câu nói và bài viết của TBT trong chuyến thăm này thì lại không thế (chẳng ai muốn đọc, hoặc có đọc cũng chỉ để soi mói). Phải chăng vì (người ta đã quá quen và quá nhàm chán với câu chuyện là:) nhiều nội dung (tiến bộ) trong các bài viết trước, trong các nghị quyết của ĐCS chưa trở thành hiện thực. Nói đúng hơn là: vì người dân đâu còn tin vào lời của Đảng! Để lấy lại niềm tin, hãy làm việc gì cụ thể đi bác Tổng ơi, đừng nói nhiều quá!
Trả lờiXóaĐến giờ phút này chuyến thăm Mỹ của TBT là ổn rồi. Thành công này là sự đóng góp rất lớn của BNG VN.
Trả lờiXóaTôi mong ông sống vui vẻ và yên bình từ nay đến lúc ông về hưu.
Trả lờiXóaĐể được yên bình, ông hãy thả hết tù chính trị ra và ông sẽ được Hiệp định TPP.
Để được yên bình, ông sẽ đối phó với cơn giận của họ Tập thế nào đây?( nhân dân và quân đội sẽ không sợ cơn giận nào cả, khi họ đã được hô TẬN TRUNG VỚI NƯỚC, TẬN HIẾU VỚI DÂN ) Hãy hiêu rằng, trước sau gì thì đất nước cũng đổi thay, đảng của ông sẽ phải giải tán.
Có được 2 năm quan hệ đối tác toàn diện VN - HK sau 20 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Điều này chỉ có được do sự phản bội ý thức hệ của TQ. Một bước tiến chậm nhưng tất yếu. Kinh tế thị trường lành mạnh sẽ không bị định hướng méo mó nữa.
Trả lờiXóa"Noi va lam la hai dieu khac nhau", Nhung lan nay. . . . .mong sao noi va lam khong khac nhau. . .. .Hu hon!
Trả lờiXóaTrùm bảo thủ cũng phải quyết "xoay trục" xang Mỹ rồi . Giờ chỉ còn 2 vấn đề có thể thực hiện được : dân chủ hóa đời sống XH trong nước và kiện TQ ra tòa để đòi lại phần biển đảo đã mất . Làm được không?
Trả lờiXóaToàn mấy thằng thư ký cắt dán mấy thứ có sẵn thành ra diễn văn.
Trả lờiXóaLãnh tụ cs chỉ có bố Fidel biết hùng biện.
Người ta đồn bác Trọng bị lú nhưng qua bài phát biểu tại Mỹ thì bác không lú mà còn rất sáng suốt khi đề ra 16 chữ không "vàng " nhưng thể hiện được thiện chí hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ ! Cảm ơn bác cả !
Trả lờiXóaNgười ta đồn bác Trọng bị lú nhưng qua bài phát biểu tại Mỹ thì bác không lú mà còn rất sáng suốt khi đề ra 16 chữ không "vàng " nhưng thể hiện được thiện chí hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ ! Cảm ơn bác cả !
Trả lờiXóa