Trưởng ban
Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân nhấn mạnh, chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước.
Nhận lời mời của Chính quyền Tổng thống Barack Obama,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ từ ngày 6-10/7/2015. Kết thúc chuyến thăm, Ủy viên Trung ương Đảng,
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân đã trả lời phỏng vấn báo chí về
kết quả, ý nghĩa chuyến thăm.
- PV: Trong những ngày qua, dư luận trong và ngoài
nước có nhiều đánh giá rất tích cực về chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều nhận định cho rằng đây là một chuyến thăm lịch
sử. Với tư cách là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương – cơ quan chủ trì chuẩn bị
và tổ chức chuyến thăm, xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những nhận
định, đánh giá này?
- Ông Hoàng
Bình Quân: Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí, dư luận trong và ngoài nước.
Với thời điểm, nội dung, chương trình và lễ tân chuyến thăm, thì rõ ràng đây là
chuyến thăm lịch sử, một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ. Xin nêu mấy điểm cụ thể sau:
Thứ nhất, là chuyến thăm lịch sử vì nhận lời mời của Chính
quyền Tổng thống Barack Obama, lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,
một chức danh tương đương không có trong hệ thống quản trị của Hoa Kỳ, thăm
chính thức Hoa Kỳ - một quốc gia vốn là cựu thù, có hệ thống chính trị khác
biệt.Tổng thống Obama, lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ đã đón Tổng Bí thư
với nghi thức rất cao, rất trọng thị, với một chương trình làm việc rất phong
phú và thực chất.
Thứ hai, chuyến thăm lịch sử vì nó diễn ra vào đúng dịp
kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Chính vì vậy, chuyến thăm
là dịp để hai bên đánh giá quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ 20 năm qua, xác định
tầm nhìn, định hướng phát triển quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.
Văn kiện quan trọng của chuyến thăm là Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam –
Hoa Kỳ, cũng như nội dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống
Obama và trao đổi với các lãnh đạo khác của Hoa Kỳ thể hiện rất rõ điểm nhấn
quan trọng này.
Thứ ba, chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử vì đã có một cuộc
hội đàm lịch sử. Hai nhà Lãnh đạo cao nhất, của hai nước đã từng đối đầu và
hiện có chế độ chính trị khác nhau, đã gặp gỡ, trao đổi với nhau và họp báo
ngay tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng. Xin nói thêm rằng, cuộc hội đàm ban đầu
dự kiến trong khoảng thời gian 45-60 phút, thực tế đã diễn ra đến 95 phút. Đặc
biệt nữa là thành phần tham dự hội đàm của phía Hoa Kỳ rất cao.
Ngoài Tổng thống Obama, còn có Phó Tổng thống Joe
Biden, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, Bộ trưởng Tài chính Jack Lew và Đại
diện Thương mại Micheal Froman – điều đặc biệt chưa có tiền lệ. Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở, xây dựng
và tích cực về nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, kể cả những
vấn đề mà hai bên còn có sự khác biệt, những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai
bên cùng quan tâm, thể hiện chia sẻ và giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau.Với những nội dung thiết thực được bàn thảo về tầm nhìn quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ trong tương lai, đã có một số ý kiến đánh giá đây là cuộc hội đàm cho
tương lai. Sau hội đàm, hai nhà Lãnh đạo đã có một cuộc họp báo ngắn gọn, sâu
sắc và thú vị, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với truyền thông báo chí.
Chuyến thăm nói lên rằng hai quốc gia có chế độ chính
trị khác nhau vẫn có thể vượt qua khác biệt, hiểu biết và chấp nhận nhau, hợp
tác với nhau vì lợi ích chung. Việc Hoa Kỳ mời Tổng Bí thư ta thăm chính thức đã
thể hiện sự tôn trọng đầy đủ hơn thể chế chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam . Ngoài ra
chuyến thăm còn có ý nghĩa quốc tế do tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ đối với khu vực, quốc tế, và việc Tổng Bí thư gặp và trao đổi với Tổng
Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
- PV: Tổng Bí thư đã có một chuyến thăm cực kỳ bận
rộn với lịch hoạt động dày đặc ở Hoa Kỳ. Xin đồng chí cho biết những kết quả
quan trọng nổi bật của chuyến thăm?
- Ông Hoàng
Bình Quân: Tổng Bí thư đã có 23 hoạt động rất phong phú, thực chất,
trong đó có các hoạt động quan trọng là cuộc hội đàm lịch sử với Tổng thống
Obama, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), gặp gỡ
các tầng lớp xã hội Hoa Kỳ, gặp gỡ các nghị sỹ Hoa Kỳ, thăm gia đình Cựu Tổng
thống Bill Clinton, gặp gỡ bạn bè cánh tả có cảm tình với Việt Nam... Nhìn tổng
thể, chuyến thăm có dấu ấn đậm nét, với kết quả rất toàn diện, thực chất. Xin
nêu một số điểm lớn sau:
Thứ nhất, về chính trị, chuyến thăm góp phần tăng cường lòng
tin chính trị, qua đó thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Hai bên đã trao đổi thẳng
thắn, cởi mở các vấn đề đòi hỏi nỗ lực của cả hai bên như Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP), các vấn đề còn tồn tại giữa hai bên như nhân
quyền, khắc phục hậu quả chiến tranh... Xây dựng lòng tin và hiểu biết, tôn
trọng lẫn nhau là một điểm nhấn quan trọng. Tổng thống Barack Obama đã vui vẻ
nhận lời mời thăm Việt Nam
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thứ hai, hai bên đã cùng đánh giá quan hệ song phương sau 20
năm thiết lập quan hệ ngoại giao và xác định tầm nhìn quan hệ cho thời gian
tới; bàn thảo về việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, tăng cường quan hệ
chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, mở rộng hợp tác về khoa học, công
nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, biến đổi khí hậu..., nhằm làm sâu sắc hơn quan
hệ đối tác toàn diện, làm cơ sở đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao
mới. Hai bên đã ra Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ.
Đây là khuôn khổ quan trọng, định hướng tầm nhìn quan hệ hai nước theo hướng
tích cực, lành mạnh, ổn định.
Tổng Bí thư và đoàn đã tham dự một cuộc tọa đàm và một
cuộc gặp gỡ với hơn 100 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, qua đó chuyển tới Chính
phủ và giới đầu tư Hoa Kỳ thông điệp mạnh mẽ là Việt Nam
sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào
Việt Nam .
Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết 14 văn
kiện, thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực, trong đó có những văn bản quan
trọng liên quan đến hàng không, thuế, ngân hàng, dầu khí, thể hiện thông điệp
mạnh mẽ về tương lai quan hệ thương mại giữa hai nước.
Thứ ba, qua chuyến thăm, hai bên đã trao đổi và chia sẻ quan
điểm, nhận thức về các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông,
nhằm tăng cường hợp tác, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, ổn định, hợp
tác và phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng ta hoan nghênh các
nước, trong đó có Hoa Kỳ, đóng vai trò tích cực và có trách nhiệm trong việc
duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc
đẩy hợp tác phát triển ở khu vực.
Thứ tư, chuyến thăm góp phần quan trọng triển khai chính
sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Cuộc gặp gỡ rất cảm động, ấm
tình quê hương giữa Tổng Bí thư với bà con kiều bào là một thông điệp mạnh mẽ
về chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta đối với kiều bào ta ở nước
ngoài. Những trao đổi gần gũi, sự quan tâm, lắng nghe của Tổng Bí thư đối với
các tâm tư, nguyện vọng bà con đã xóa mờ khoảng cách địa lý của những người con
sống xa quê hương với Tổ quốc; động viên bà con yên tâm làm ăn, sinh sống ở sở
tại, luôn hướng về quê nhà, đoàn kết, chung tay với đồng bào trong nước cùng
xây dựng đất nước giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc; góp phần bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền của đất nước; và là cầu nối hiệu quả cho sự phát triển quan hệ
hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ.
Đồng thời qua chuyến thăm này chúng ta đã khẳng
định một cách mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam nhất quán thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ
trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thành viên có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế.
- PV: Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã có bài phát biểu quan trọng và trao đổi với các học giả Hoa Kỳ tại Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Xin đồng chí cho biết một số điểm nổi
bật của cuộc trao đổi này?
- Ông Hoàng
Bình Quân: Đây là bài phát biểu
rất quan trọng của Tổng Bí thư trong chuyến thăm lần này tại một cơ quan nghiên
cứu và trao đổi học thuật hàng đầu của Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng trong việc
đối thoại giữa chính giới, học giả các nước. Bài phát biểu phản ánh tầm nhìn
toàn diện về quan hệ giữa hai nước, đề cập trực diện những vấn đề nhạy cảm và
những phân tích chiến lược về diễn biến tình hình khu vực và thế giới. Khái
quát trên một số điểm sau:
- Phân tích những sự kiện lịch sử về quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ chưa được biết đến rộng rãi để hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ; nhìn nhận khách quan, biện chứng về cuộc chiến tranh mà Hoa
Kỳ tiến hành ở Việt Nam, về tinh thần “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt,
phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
- Khẳng định thành tựu của quan hệ hai nước 20 năm qua
từ khi bình thường hóa; phân tích sâu sắc tình hình thế giới, từ đó nêu bật chủ
trương đối ngoại của Việt Nam .
- Đưa ra tầm nhìn cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ với
tinh thần làm sâu sắc, phong phú hơn quan hệ đối tác toàn diện, làm cơ sở nâng
quan hệ lên tầm cao mới trong tương lai; nêu những định hướng lớn cho quan hệ
hai nước: tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao, xây dựng và củng cố tin cậy
chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư là những trọng tâm, nền
tảng và động lực cho phát triển quan hệ song phương; mở rộng hợp tác khoa học,
công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường v.v; coi hợp tác quốc phòng-an
ninh là yếu tố gia tăng sự tin cậy chính trị và giá trị chiến lược của quan hệ
song phương, tăng cường hợp tác nhân đạo, giao lưu nhân dân.
- Trao đổi thẳng thắn về vấn đề nhân quyền; nêu chủ
trương hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có việc duy trì hòa
bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở châu Á – Thái
Bình Dương, trong đó có Biển Đông.
Đặc biệt, trong bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã gửi một thông điệp tích cực và lạc quan đối với tương lai
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bằng việc trích dẫn câu nói nổi tiếng của Tổng thống
Theodore Roosevelt "Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công."
Bài phát biểu của Tổng Bí thư được các cử tọa đánh giá
rất cao và chăm chú lắng nghe, cho rằng đây là một bài phát biểu rất sâu sắc và
có tầm chiến lược cao.
- PV: Với những kết quả và dấu ấn tích cực như vậy của
chuyến thăm lịch sử này, xin đồng chí chia sẻ một vài suy nghĩ của mình về
tương lai quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ?
- Ông Hoàng
Bình Quân: Phải nói rằng quan hệ
hai nước trong 20 năm qua đang trong xu hướng phát triển tích cực và chắc chắn
chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
sẽ là một dấu mốc lịch sử, mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước.
Nhìn về tương lai, hai nước có động lực quan trọng để
tăng cường quan hệ, đó là những lợi ích chung ở các bình diện song phương, khu
vực và toàn cầu. Hai nước cũng có nhiều tiềm năng, nhiều dư địa để tăng cường
hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, nếu TPP được sớm ký kết, thì sẽ mở ra nhiều
cơ hội hơn nữa cho hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam . Người dân và doanh nghiệp của
cả Hoa Kỳ và Việt Nam
sẽ đều được chia sẻ lợi ích từ hiệp định này.
Với những cơ sở và tiềm năng đó, nhìn về tổng thể, tôi
cho rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ đang đứng trước những cơ hội hợp tác lớn, mang lại
lợi ích cho hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển ở Châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Chúng ta
hoàn toàn có thể tin vào triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, để quan hệ hai nước
phát triển tích cực như mong muốn, chúng ta rất cần có sự nỗ lực của cả hai bên
với tinh thần “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng,
hướng tới tương lai”, trên nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và hợp tác cùng có lợi.”; và với phương
châm “đối thoại thẳng thắn, xây dựng” đối với các vấn đề còn có sự khác biệt./.
Vũ Duy/VOV
--------------
Còn phải chờ xem CSVN có dám mở ra chương lịch sử mới hay không???
Trả lờiXóaTại sao ông Trọng đã về nước mà không thấy có cuộc họp nào thông cáo báo chí cho toàn thể nhân dân VN biết là chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước.
Hay là vẫn phải ngồi yên nghe ngóng động tĩnh từ phía TQ xem có gì phản ứng không? hoặc xem thử TQ có cho gọi sang mắng cho một trận là thằng con vừa đi hoang về phải chỉnh đốn lại tư tưởng...
Chứ sao? Đang ngồi dúm dó đợi kỷ luật...
XóaPhải nghe ngóng chứ bác, xem cha Tàu có ý kiến gì không chứ.
XóaHình như cha Tàu đang chuẩn bị gởi người qua chửi mắng, đét đỉ lũ con hoang đàng thì phải.
"Phó thủ tướng Trung Cộng Trương Cao Lệ, 1 trong 7 nhân vật quyền lực nhất trong ban Thường vụ Bộ Chính trị cộng sản Trung Cộng chuẩn bị sang Việt Nam."
Có hay không , sau đại hội ĐCSVN khóa 12 thì mọi người sẽ rõ. Đừng kỳ vọng quá sớm.
Trả lờiXóaCác đại hội à? Đó là những cột mốc mà giai đoạn sau tệ hơn giai đoạn trước!
Xóatôi tin là, sau cái đại hội 12 này, vẫn: chỉ có cái đảng tao, mới là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội , như điều 4 hiến pháp.
Trả lờiXóaLợi cho VN thì rõ . Nhưng Mỹ được lợi gì mà phải săn đón , ân cần , mời mọc ông Trọng ?
Trả lờiXóaNghe thiên hạ nói xong rồi lập lại sẽ bị xem là vẹt . Cứ hợp tác là lợi chung chung , lợi tập thể , lợi toàn cầu , lợi thắng lợi , lợi to tát , lợi cho nhân dân hai nước , lợi cho thế giới ...vvv .
Trườu tượng quá . Cần phải có khía cạnh , cụ thể . Không khéo lại nhầm như Mười sáu chữ vàng & bốn tốt thì khổ cả làng .
Bác Lú dù sao cũng là học trò giỏi của Tàu,
XóaTàu DẠY gì bác nhớ đó, không những vậy bác còn biến chế định đặt vòng kim cô 16 chử
vàng cho MỸ: "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. như TÀU đã vào cổ lũ Việt gian cs vậy.
Thế mới điêu.
Hoa Kỳ sẽ chiến thắng
Trả lờiXóaTừng nghe: người phương tây nói và hành động dựa vào lý trí và sự logic (rational); người phương đông dựa vào lợi ích và cảm tính. Người phương tây (phần lớn) vào ĐCS vì cho rằng cái chủ nghĩa đó có vẻ đúng quy luật và có lý tưởng cao đẹp và ngược lai. Người phương đông (phần rất lớn) đi theo CS chỉ vì cho rằng nó đem lại lợi ích cho chính mình (bao nhiêu đảng viên CS phương đông biết về chủ nghĩa Mác?).
Chuyến đi của TBT sang HK là kết quả của sự suy nghĩ của người HK. Phương châm của Uncle Sam (chú Sam) là: Cái gậy và củ cà rốt nhưng chú ấy rút kinh nghiệm rồi. Dùng cái gậy (chiến tranh Việt Nam) thì quá tốn kém và kết quả chẳng được là bao. Đồng thời, càng dùng gậy thì VN càng tỏ ra naughty (ương ngạnh). Lần này chú ấy dùng củ cà rốt (to hay bé chưa xác định). Nghe có vẻ được (it seems working). Đảng viên CS phương đông vì lợi ích mà. Bài phỏng vấn tô râu vẽ phấn nhiều cái thuộc về hình thức nhưng có hai điểm chính. Một là: "chế độ chính trị khác nhau vẫn có thể vượt qua khác biệt, hiểu biết và chấp nhận nhau, hợp tác với nhau vì lợi ích chung". Một khi lý tưởng được đặt bên dưới lợi ích: Hoa Kỳ thắng lợi về lý tưởng, người dân Việt thắng về quyền lợi và hai là: cuối cùng đã nói: Uncle! (In the end, ... has said: Uncle!).
Thưa toàn thể quý vị, tôi là một nguòi dân bình thương, chẳng là ĐV, cũng không làm việc gì trong cơ quan nà nước, nhưng xin trình bày trước quý vị ý kiến của mình xem đúng sai thế nào rất mon dược chỉ giáo:
Trả lờiXóaNhững gì đã và đang diễn ra trong chuyến thăm Mỹ của TB Nguyễn Phú Trọng đã là những cái tát nảy lửa vào bộ mặt bịp bợm, xảo trá nói càn đến mức trơ trẽn cuả những kẻ chống đối chế độ:
- TBT NPT xin sang thăm Mỹ chứ Mỹ không mời" (ý này là của tiến sỹ giấy bất mãn chế độ và sắp xuống lỗ Nguyễn Quang A)- Thật là lố bịch, nói càn không có gì hơn. Chả lẽ đường đường là lãnhđạo một đất nước lại có thể mở mồm nói “xin” sang thăm một nước khác, quốc thể ở đâu? Không đời nào có chuyện đó. Mà giả sử có (giả thử có thôi nha) thì ai đã phát ngôn ra điều này? CP VN thì không nói ra điều này rồi. Hay là Mỹ tiết lộ như vậy. Nếu đúng vậy thì Mỹ quả là nước có nền ngoại dao tồi nhất thế giới vì có gì bất lịch sự hơn khi chủ nhà lại nói với mọi người rằng " khách xin đến chơi chứ tôi không mời!". Chẳng lẽ nước Mỹ vốn tự xưng là văn minh và chính những kẻ theo đuôi Mỹ lâu nay cũng rêu rao như thế mà cư xử vậy sao? Qua đây mới thấy Trần Quang A và những kẻ đồng hội, đồng thuyền với hắn coi thường người đọc như thế nào? Ấy vậy mà khối kẻ già đầu rồi vẫn tin. Sao mà cả tin đến thế!
- "TT Mỹ sẽ không tiếp TBT NPT tại nhà Trắng". Đầu tiên họ nói: “không tiếp”. Thế nhưng sau cuộc họp báo của ĐS Mỹ tại VN, thấy bị tẽn tò họ đành nói vậy, Chẳng hiểu họ đã nhìn thấy phòng tiếp khách của TTMỹ bao giờ chưa (tất nhiên là trên các PT thông tin đại chúng). Nếu đã thấy rồi thì khi xem cảnh hai ông họp báo chắc họ ngượng chín mặt. Nhưng khổ nỗi họ làm gì còn dây thần kinh xấu hổ nữa mà thấy ngượng.
- "TBT NPT vào nhà Trắng qua cửa sau" _ Nghe mà khiếp! các vị ấy cứ làm như chính các vị ấy là thành viên của đoàn CP Mỹ đón TBT NPT không bằng. Nếu thông tin đó là đúng, thì xin hãy đưa ra bằng chứng, nhưng nhớ là đừng lừa bịp dối trá dư luận bằng dùng KT cắt, cúp, Photoshop nha!
Những cú tát này đáng lẽ sẽ làm cho những kẻ chống phá trong nước và bọn phản động lưu vong cùng với lũ kê xà: Trương Minh Tịnh, Lệ Thủy và cả con mụ Kim Chi kim chót gì đó- NSƯT dỏm (nhà nước phong nhầm nhưng thương hại không nỡ tước và cũng vì sợ mụ lu loa lên là trù dập), cùng với những kẻ mạo danh (hoặc là biến chất, trở cờ) CCB đánh Tàu, SQQĐ ngượng chín mặt. Nhưng khổ nỗi họ suốt ngày, đêm phùng mang trợn mắt chửi bới chế độ thì làm sao cảm thấy đỏ mặt hơn được nữa?
Phen này thì chắc chẳng còn ai nghe họ nói nữa. Thật tội cho lũ chúng nó! Những kẻ điên khùng, những con ve sầu rả ríc mà cứ tưởng mình là thông tuệ nhất trần gian, suốt ngày khuyên can, răn dậy ĐCSVN và các vị lãnh đạo VN hết điều này điều nọ.
Thưa các bác, thay đổi hay là chết? Chỉ đơn giản vậy thôi! Cụ Tổng Trọng là người khôn ngoan,các bước đi như vậy là hợp lý.
Trả lờiXóaBuổi phát chương trình thời sự truyền hình VTV 1 tối hôm qua, ông Tổng kể lại nội dung trao đổi với TT Mỹ, ông đã nói hớ một câu rất nghiêm trọng: Đại khái là vấn đề nhân quyền không ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa 2 nước Việt Mỹ và ở VN thì cứ vi phạm pháp luật là chúng tôi bắt giam???? Còn có gì chưa rõ thì sẽ bàn bạc thêm sau.
Trả lờiXóaCứ cho là ông đã nói rất đúng đi.
Vậy xin hỏi ông, thế nào là vi phạm pháp luật?
Mấy năm qua, rất nhiều người bị bắt giam chỉ vì chống Trung Quốc xâm lược, điển hình nhất là chị Bùi Thì Minh Hằng. Bùi thị Minh Hằng luôn luôn đi đầu trong các buổi biểu tình chống TQ xâm lược VN
Vậy hiến pháp VN, các bộ luật của VN, có dòng nào, trang nào, điều nào, ghi rõ rằng chi BTMH vi phạm pháp luật?
Còn nhiều, rất nhiều người nữa cũng bị tôi như Bùi Thị Minh Hằng.
Cho nên, thực lòng tôi không muốn bới ra, càng bới càng thấy xấu hổ vị sự biện bạch vòng quanh vô lối và kém cỏi của chính quyền do ông Tổng lãnh đạo.
Nặc danh09:50 Ngày 14 tháng 07 năm 2015 phân tích đúng. Tôi thấy ý của bạn là đúng mực có tính thuyết phục cao.
Trả lờiXóaCái ảnh này quá đẹp. TBT thì chém gió rất tư thế, Obama thì mặt đực ra nghe.
Trả lờiXóa