Trang BVB1

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Học giả bình về chuyến đi Mỹ của TBT Trọng

Nhân chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, BBC Việt Ngữ đã hỏi ý kiến đánh giá của một số học giả nước ngoài về ý nghĩa của chuyến đi này trên phương diện quan hệ song phương Việt-Mỹ, tam giác Mỹ-Trung-Việt và đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông.
* James Bellacqua, nhà phân tích châu Á của CNA, Virginia, Hoa Kỳ:
Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiềm năng là một tiến triển rất quan trọng trong mối quan hệ song phương. Trong hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều nhưng vẫn còn có thể làm nhiều hơn nữa.
Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, lại trùng với dịp kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Mặc dù tính biểu tượng này dĩ nhiên quan trọng, hai chính phủ sẽ hy vọng thành tựu cụ thể từ chuyến thăm cũng lớn không kém. Có nhiều vấn đề mà hai bên có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa.
Đầu tiên là thương mại. Việc Hạ viện Mỹ thông qua quyền đàm phán nhanh đã bỏ qua trở ngại lớn trong quá trình đàm phán bế tắc vì TPP. Nếu không có quyền này, viễn cảnh cho TPP ở Mỹ bị xem là đen tối.
Hà Nội từ lâu là một trong những nước ủng hộ TPP mạnh nhất. Chính phủ ông Obama hy vọng sẽ hoàn tất đàm phán TPP với 12 đối tác vào cuối năm, và có lý do để lạc quan rằng Mỹ và Việt Nam sẽ loan báo đã kết thúc thành công thương lượng về TPP trong chuyến thăm này của ông Trọng.
Một vấn đề khác có thể được thảo luận là an ninh, đặc biệt là lệnh cấm lâu nay của Mỹ không cho bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tháng 10 năm ngoái, Bộ ngoại giao Mỹ loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển của Hà Nội.
Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ đã tới Hà Nội thảo luận các đơn đặt hàng có thể có với quân đội Việt Nam. Tuy vậy, hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Hà Nội lâu nay vẫn là cản trở chính cho việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm. Dù chưa rõ việc này sẽ diễn ra thế nào tại cuộc gặp, chắc chắc hai bên sẽ thảo luận và việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm không phải là bất khả.
Một loan báo có khả năng sẽ diễn ra hơn là chuyến thăm đáp lễ của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vào cuối 2015. Hai người tiền nhiệm của ông Obama đều đã thăm Hà Nội trong hai năm cuối nhiệm kỳ.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam năm 2015 sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối tác khu vực quan trọng của họ trong khi tiếp tục nỗ lực tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương.
* Thẩm Đinh Lập, Giáo sư Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải:
Đáng mừng khi Việt Nam và Mỹ tiếp tục cải thiện quan hệ. Từng là cựu thù, hai nước sẽ tiếp tục biến quan hệ từng đối địch chuyển sang bình thường.
Có nhiều lĩnh vực hai nước có thể hợp tác - thương mại và đầu tư, giáo dục, trao đổi con người…
Ngay cả trong lĩnh vực quốc phòng, có thể Hà Nội và Washington sẽ tìm cách hợp tác, cả về thực chất lẫn biểu tượng.
Vào lúc Mỹ đang “tái cân bằng” ở châu Á, Mỹ cần Việt Nam là đối tác. Căng thẳng trên Nam Hải có thể là lý do nữa để hai nước tìm kiếm quan hệ đối tác. Yếu tố Trung Quốc có thể được tính đến trong chuyến thăm này.
Sẽ lý tưởng khi Trung Quốc và Việt Nam tăng cường đối thoại và hợp tác bằng việc tự kiềm chế. Nếu làm tốt việc này, rõ ràng Việt Nam sẽ bớt nhu cầu tìm kiếm giúp đỡ từ bên ngoài.
* Thời Ân Hoằng, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh:
Địa chính trị rất quan trọng và gần như có tính vĩnh cửu. Do nhiều nguyên nhân, mà nổi bật nhất hiện nay và trong tương lai có thể tiên đoán được chính là tranh chấp tại Nam Hải (chủ yếu quanh quần đảo Nam Sa), dĩ nhiên Việt Nam sẽ nhờ đến các đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh trên biển của Mỹ.
Nhưng mặt khác, động cơ kinh tế và ý thức hệ cũng quan trọng, mặc dù không sâu đậm bằng địa chính trị.
Lo ngại về “sự lật đổ” của phương Tây về ý thức hệ, ít nhất là trong lòng giới đảng viên lớn tuổi và đồ đệ của họ, và nhu cầu có quan hệ kinh tế không thể thiếu với Trung Quốc, điều mà hầu như tất cả trong đảng và chính phủ Việt Nam đều thừa nhận, sẽ hạn chế mức độ hợp tác với Mỹ trong cân bằng quan hệ với Trung Quốc.
Hà Nội phải chơi một trò chơi, và nói chung trong mấy năm qua, Hà Nội đã chơi tốt trò chơi này.
* Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore:
Trong những năm gần đây, khi có căng thẳng tại Biển Đông, chúng ta chứng kiến Việt Nam không chỉ tăng cường quan hệ với các thành viên ASEAN mà cả với Mỹ, đồng thời duy trì và tăng cường quan hệ với các đối tác truyền thống, chủ yếu là Nga.
Ngay cả với Trung Quốc, cũng có nhiều trao đổi giữa quan chức cao cấp hai nước. Điều này cho thấy Việt Nam có chủ ý không làm hỏng bức tranh quan hệ rộng lớn hơn với các nước láng giềng, kể cả Trung Quốc.
Trong khung cảnh chính sách đối ngoại “cân bằng” này của Việt Nam, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Mỹ và gặp Tổng thống Obama.
Tôi tin rằng đây là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm duy trì cân bằng giữa các cường quốc khác nhau. Không ai lại đặt trứng vào một rổ.
Tôi tin Hà Nội biết những gì cần làm để có lợi nhất. Mặc dù Hà Nội muốn duy trì quan hệ nồng ấm tuy khó khăn với Trung Quốc, họ cũng cần tạo lập thêm lối đi mới.
Với Nga, đây là quan hệ an ninh và quốc phòng lâu năm. Nhưng Việt Nam cũng muốn giảm bớt phụ thuộc vào Nga về quốc phòng.
Chúng ta cũng cần nhớ từ khi có khủng hoảng Ukraine, Nga và Trung Quốc đã có quan hệ gần gũi hơn. Hà Nội hẳn cũng đã để ý thấy điều đó. Vì thế quan hệ với Mỹ nay trở nên quan trọng hơn trước đây.
Chuyến thăm của ông Trọng là để duy trì đà đã có nhờ những diễn biến tích cực vừa qua: dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí, Mỹ đề nghị mở rộng trợ giúp an ninh và quốc phòng sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter.
Chuyến thăm của ông Trọng cũng nhằm mở rộng quan hệ song phương đã được tăng cường gần đây, và sẽ nhấn mạnh khía cạnh quốc phòng, an ninh. Có thể Việt Nam sẽ kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí và bình thường hóa thêm nữa quan hệ quốc phòng và an ninh.
(BBC)
------------

12 nhận xét:

  1. Có hai việc chính mà chính phủ Việt Nam phải làm ngay để tiến đến ổn định ở biển Ðông và hòa bình trong lòng người dân Việt cũng như trong lòng người dân ở các nước xung quanh, rồi dần dần tiến đến việc toàn dân trên thế giới đều được sống trong sự yên bình: Ðó là mời một số it quân đội Mỹ vào đóng tại một vài hải cảng quan trọng trên lãnh thổ này( để đàn anh kiêng dè). Thứ hai là chính phủ phải xúc tiến nhanh việc tôn trong nhân quyền: Có như thế dân tộc mới phát triển ,lòng dân được vui ,an hưởng một đời hạnh phúc,sự an vui này sẽ lan truyền sang các nước chung quanh họ cũng có một đời bị sống trong gò bó áp bức như nhân Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi nào, cái đảng cộng sản, ra lệnh xóa bỏ điều 4 hiến pháp, để họ không còn ngồi xổm trên pháp luật, thì dân mới được nhờ, họ không còn tự quyết định, thay vì hỏi ý kiến dân!

      Xóa
    2. Cứ mơ đi cho giấc ngũ được êm đềm trong mộng đẹp.
      Nhưng thực tế thì luôn phủ phàng :
      Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát và VN tuyên bố không liên minh với bất kỳ nước nào .
      Bám chắc chế độ XHCN ,độc đảng thì Mỹ cũng chỉ giao hảo có chừng mực mà thôi .

      Xóa
  2. Tổng Thống Mỹ nghèo quá không có ngai vàng như đồng chí Nông Đức Mạnh của ta. Nước ta đúng là dân giàu nước mạnh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người sướng nhất trong chuyến đi của NPT là Nông Đức Mạnh đấy. Lão này được "tạm tha" một thời gian, ngồi trên "ngai vàng" và nói: May quá.

      Xóa
  3. TBT Trọng đã trình diễn cuộc gặp với TT Obama tại phòng bầu dục khá bản lĩnh cả về hình thức và nội dung - điềm mừng cho dân tộc Việt. Không biết là đúng lúc hay hơi muộn.
    Thế mà cái hội "bình loạn viên" cứ nói xấu ông Trọng hết chỗ; từ nay không thèm xem họ "bình loạn" nữa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy Gà Tồ tự hứa biến đây rồi nhá? Gà Tồ quanh quẩn ở đây là tự chửi mình đấy.

      Xóa
    2. Vậy, tốt nhất Gà Tồ không vào diễn đàn này nữa , đây là diễn đàn của tự do , nó ngược với cái diễn đàn "minh họa" mà chỉ thấy tự sướng với nhau bất chấp thực tế kia!

      Xóa
  4. gà tồ chính xác 100% đồng ý .khuyên cứ xem để nhận rỏ bộ mặt của chúng ,nhưng đừng tin hội này chúng là rắn độc hại dân hại nước

    Trả lờiXóa
  5. Không lâu trước đây giới nhân sĩ miền Bắc có tổ chức 1 hội luận với chủ đề “ Thoát Trung “ . Lúc đó cũng không nhiều người để ý tới , nhưng rồi càng về sau càng thấy thấm thía , hai chử “ Thoát Trung “ thật cô động , sâu sắc , đầy ý nghĩa có thể so tương đương như hai chử Diên Hồng .
    Thắt chặc mối quan hệ kinh tế với Mỹ , vào TPP , có thể chỉ là môt chiến lược do Bắc Kinh chỉ đạo , làm cho kinh tế dễ thở hơn , dân quên đi sự chống đối , TQ cũng có lợi , mở nhiều hảng xưởng tại VN , đem đồ Tàu bán cho các nước trong TPP , điều quan trọng nhất là hai chử Thành Đô sẽ ít bị chú ý hơn .
    Chỉ có “ Thoát Trung “ , VN mới thật sự là VN , muốn bang giao với ai , ở mức độ nào là tùy mình . Ai muốn vào mua nhà , mở hảng xưởng , dân không lo âu thấp thỏm .
    Lẽ ra VN theo CNXH hay bất kỳ chế độ nào thì cũng không phải là quá quan trọng , nhưng khổ nổi là theo chủ nghĩa đàn em , con ruột của kẽ thù truyền kiếp mà họ không bao giờ quên ý định nuốt trọn VN thì thật là quá nguy hiểm , “ Giấc mơ Trung Hoa “ chỉ thực hiện được khi nắm chắc VN vì VN là bước chận ngay cửa ngỏ ,để tiến về ĐNÁ : đại hoạ treo lơ lững .
    Hàng ngàn năm nay , chuyện bất di bất dịch như đã là 1 chân lý : Bất kỳ khi nào Tàu mạnh , thì VN có nguy cơ bị xâm lấm .
    Huống hồ bây giờ thì Tàu mạnh nhất , lãnh thổ lớn nhất hơn bất kỳ lúc nào trong lịch sử của họ , mà ngược lại VN sức mạnh dân tộc VN bị phân hoá lại nhiều nhất .
    Đại họa vong quốc thấy rõ lồ lộ trước mắt .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lo ngại "Giấc mơ Trung Hoa" ngấm ngầm đi cửa sau để nuốt dần đất nước ta là quá đúng.
      Nhưng hãy yên tâm.
      Chỉ sau 3 tuần lễ, TQ đã mất trắng 2300 tỷ USD và người ta đang so sánh sự sụp đổ của TQ còn ghê gớm hơn Hy Lạp.
      Vậy còn đâu Trung hoa mà mơ?
      Hãy tin là Trời có mắt

      Xóa