Trang BVB1

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton

Chiều 2/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đang ở thăm Việt Nam.
Hôm nay (2/7), tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đang ở thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Ông Clinton và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là những người đã ký quyết định bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn những đóng góp quý báu của ông Clinton và phu nhân, bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng, đối với quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ; đặc biệt cảm ơn Quỹ Clinton do ông sáng lập thời gian qua đã có nhiều hoạt động góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, quá trình hàn gắn và hòa giải giữa Việt Nam-Hoa Kỳ đã thể hiện tính đúng đắn, là tiền đề cho những thành quả tốt đẹp ngày hôm nay. Chủ tịch nước cho rằng, hai bên có thể hài lòng khi điểm lại quá trình thực hiện thỏa thuận Đối tác toàn diện năm 2013. Thông qua trao đổi thẳng thắn, hai bên đã thu hẹp đáng kể những khác biệt, điều đó hứa hẹn tương lai tốt đẹp trong quan hệ hai nước.
Về chính trị, cả song phương và đa phương, hai bên đã đạt được những kết quả quan trọng, đặc biệt là trao đổi cấp cao và các cấp trở nên thường xuyên hơn. Trong những ngày này, cả hai nước đều đang chờ đón chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Về thương mại, hai bên đã có những bước tiến rất dài. Việc đi đến ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương-TPP sẽ tạo ra đột phá trong trao đổi thương mại, phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Hợp tác giáo dục đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh và hợp tác quốc phòng an ninh đều đạt kết quả tốt. Đề cập đến tình hình khu vực, trong đó có Biển Đông, Chủ tịch nước hoan nghênh và đánh giá cao lập trường của Hoa Kỳ ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Cựu Tổng thống Clinton bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ và khẳng định, những thành quả hợp tác mà Việt Nam-Hoa Kỳ đạt được thời gian vừa qua là rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh khu vực có nhiều biến chuyển, tiến trình hòa giải giữa hai nước là một điển hình sinh động về xử lý các mối quan hệ trong một thế giới còn nhiều xung đột.
Cựu Tổng thống Clinton cũng đã trao đổi với Chủ tịch nước về tình hình thế giới, khu vực, đồng thời giải thích những điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời gian gần đây. Cựu Tổng thống Clinton cho biết, Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến tự do đi lại, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực Biển Đông, đồng thời không mong muốn nhìn thấy những hành động đơn phương, mọi bất đồng phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, thông qua đối thoại với sự tham gia của các bên liên quan.
Về quan hệ thương mại, cựu Tổng thống Clinton cho rằng 20 năm qua đã có những bước tiến dài, đặc biệt là sau khi hai nước thiết lập mối quan hệ Đối tác toàn diện. Về Hiệp định TPP, dù vẫn còn những điểm khác biệt trong đàm phán nhưng ông Clinton tin rằng hai bên sẽ sớm đi đến ký kết bản Hiệp định quan trọng này. Ông Clinton cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ trẻ em Việt Nam thông qua Quỹ Clinton và sẵn sàng mở rộng sang các lĩnh vực phát triển khác như tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Tổng thống Bill Clinton nhất trí cho rằng những thành quả to lớn trong quan hệ hai nước xuất phát từ tầm nhìn và quyết tâm của cả hai phía trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao và phát triển hợp tác với tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai; hai bên tôn trọng lẫn nhau, tích cực trao đổi thẳng thắn và xây dựng để tăng cường hiểu biết, giảm bớt những khác biệt, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin nhằm triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước. Đây là bài học quý báu, chìa khóa thành công trong quan hệ hai nước không chỉ cho 20 năm qua mà còn có giá trị lâu dài cho quan hệ hai nước trong tương lai.(VTV)
------------

34 nhận xét:

  1. Gựu TT Clinton sang VN trước chuyến thăm Mỹ của TBT NP Trọng chứng tỏ Mỹ đang cố gắng thuyết phục VN ngả hẳn sang Mỹ.
    Không phải ngẫu nhiên mà ông Clinton, một nhà thuyết khách giỏi và rất hiểu VN lại sang VN lúc này.
    Thời cơ bây giờ được giao cho ông TBT, không biết có làm được gì không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHÚ Ý:
      Cận kề ngày tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, Trung Cộng đã huy động giàn khoan HD 981 đi vào hoạt động tại vịnh Bắc Bộ. So với vị trí cũ được công bố cách đây 1 tuần, giàn khoan này đã tiến sâu vào vùng biển Việt Nam thêm 27km.

      Báo Năng Lượng Mới cho hay, “tính đến 5h ngày 1/7/2015, giàn khoan này đã được neo ở 109 độ 55 phút kinh độ đông, 17 độ 03 phút vĩ độ bắc”, "cách đường ranh giới phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc khoảng 1 hải lý".

      Cũng cần lưu ý, vị trí của giàn khoan HD 981 hiện nay ở gần đất liền Việt Nam hơn rất nhiều so với vị trí hạ đặt hồi giữa năm ngoái.

      Tuy nhiên, chính phủ VN vẫn chưa đưa ra bất cứ phản ứng rõ rệt nào trước hành động leo thang gây hấn lần này.

      Động thái trên rõ ràng là sự ‘răn đe' của Trung Cộng trong hoàn cảnh TBT Nguyễn Phú Trọng sắp sang Mỹ, còn người đứng đầu bộ quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh thì lại không rõ sống chết ra sao.

      Xóa
    2. Cả 2 nhân vật thân Tàu (NP Trọng và PQ Thanh) đã không xuất hiện tại ‘đại hội thi đua quyết thắng toàn quân’ diễn ra hôm 1/7/2015. Đây vốn được xem là một sự kiện chính trị lớn và quan trọng của quân uỷ trung ương - nơi ông Trọng đang là người đứng đầu với vị trí bí thư quân uỷ trung ương, còn bộ trưởng Thanh là phó bí thư, giữ vị trí số 2.

      Những diễn biến như trên trùng hợp với thời điểm xuất hiện tin đồn về việc thay đổi nhân sự cấp cao trong bộ quốc phòng.

      Điều này cũng có thể khiến cho các thế lực thân Tàu trong đảng CS dần trở nên yếu thế, tỷ lệ thuận với sinh mạng chính trị đang thoi thóp của Phùng Quang Thanh.

      Do đó, việc đưa giàn khoan HD 981 vào Vịnh Bắc Bộ cũng chính là thủ đoạn của Trung Cộng nhằm gây áp lực lên bộ chính trị CSVN.

      Bắc Kinh đang tái diễn kịch bản như hồi năm 2014 buộc giới chóp bu Ba Đình chấp nhận đầu hàng vô điều kiện.

      Xóa
    3. Mấy ngày gần đây báo chí CSVN đưa tin "Mỹ mong đợi chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng." Cái tựa đề bài báo nghe nó vừa mơ hồ, vừa gượng ép, cho dù TT Obama đại diện nước Mỹ, song tiếp NPT, cũng khó gọi là Mỹ "mong đợi", bởi sự viếng thăm này, do phía Việt Nam gợi ý. Như nhà văn Tô Hoài gợi ý giám đốc nông trường, chủ nhiệm hợp tác xã: "Lần trước tôi viếng nông trường chè, ban giám đốc cho tôi ăn xôi gà, lần này các đồng chí cho tôi ăn món gì nào? Thôi ta ăn tạm bún thịt nướng, đi nhá!" Lần trước tôi đi thăm hợp tác xã B, họ biếu tôi tủ đựng trà, thôi lần này mấy anh tặng tôi cái sập gụ đi nhá!." Đại loại "sự gợi ý" như thế này, rồi ép người Mỹ phải mong đợi, coi bộ hơi bị oan.

      Xóa
    4. Trên báo ANTĐ viết rằng TBT NPT đi Mỹ để thỏa thuận tầm nhìn về biển Đông, đọc nhiều bài báo, tới ANTĐ mới tìm ra "đáp án Mỹ mong đợi." Hóa ra sự thể nằm ở đây, xưa rày đảng CSVN chỉ cương quyết bảo vệ chủ quyền tổ quốc bằng biện pháp hòa bình, bằng cách giữ nguyên hiện trạng. Có lẽ cách này không hợp với Mỹ, nhân chuyện VN gợi ý, Mỹ mời NPT qua để thỏa thuận tầm nhìn.

      Việt Nam có tầm nhìn như vậy, và rất cẩn thận, mỗi khi Trung Cộng đưa giàn khoan vào lãnh hải VN, Trung Cộng cướp tàu cá của ngư dân VN, Trung Cộng bồi đắp, cơi nới đảo, Trung Cộng lập phố phường trên đảo vv... văn phòng TBT đều ân cần nhắc nhở phát ngôn viên Lê Hải Bình, lên tiếng phản đối, không phải nhắc sớm lên tiếng, mà phải đợi cho mọi "sự cố" xảy ra rồi mới được lên tiếng phản đối, chứ không được hấp tấp, không được vội vàng. Nếu không thì "nguy hiểm cho dân tộc."

      Xóa
    5. Mỹ nhìn ra biển Đông không giống Việt Nam, nên mới thỏa thuận, không riêng Mỹ, các nước trong vùng: Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Hàn, đều nhìn và ứng xử khác với Việt Nam, nói cách khác Việt Nam bảo vệ chủ quyền đất nước không giống ai.

      Vậy Mỹ mong ông Trọng qua, quá đúng, còn thỏa thuận tầm nhìn, chưa được đúng lắm, mà phải cầu mong đảng CSVN có tầm nhìn biển Đông, cho tương đối giống người... ta. Muốn vậy Mỹ phải cho NPT và đảng CSVN thật nhiều tiền, nhưng bản chất dối trá, gian manh cố hữu, đã ăn sâu vào máu, thấm ra từng cộng lông, từng tế bào, CS thộn tiền vào túi, rồi cũng lòn cúi bọn Tàu, không sai.

      Xóa
    6. Kể từ năm 1975 cho đến nay, CSVN có ít nhất ba cơ hội lớn để mở rộng quan hệ tích cực với Hoa Kỳ.

      Năm 1977 - 1978 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter. Lúc đó Hoa Kỳ muốn tái lập ngoại giao sau chiến tranh nhưng Hà Nội đã ngạo mạn đòi Mỹ bồi thường chiến tranh mới đồng ý; nhưng trong thực tế lúc đó, Hà Nội đang ngã vào Liên Xô để chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm chiếm Campuchia hầu thiết lập liên bang Đông Dương.

      Năm 1994 – 1995 dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Lúc đó Hoa Kỳ muốn xây dựng quan hệ toàn diện với Việt Nam, nhưng CSVN đã ngã vào Trung Quốc và coi Hoa Kỳ là kẻ thù nguy hiểm đã dùng diễn biến hòa bình làm sụp đổ khối cộng sản Liên Xô.

      Năm 2013-2015 dưới thời Tổng thống Obama. Hoa Kỳ đã đưa ra chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương và muốn tiếp cận với CSVN để mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện. Nhưng CSVN chỉ mới bắt đầu từ sau vụ giàn khoang HD 981 và còn lấn cấn vì không muốn mất chỗ dựa Bắc Kinh.

      Nói tóm lại đây là cơ hội tốt nhất để CSVN mạnh dạn trao đổi với Hoa Kỳ về tình hình biển Đông và mở ra thời kỳ hợp tác mới.

      Xóa
  2. Welcome Bill Clinton to Viet Nam.
    Nhân dân VN luôn luôn đón ngài với thái độ trân trọng nhất.
    Hoa Kỳ luôn sản sinh ra những lãnh đạo xuất chúng không vì bản thân dòng họ mà còn vì quốc gia dân tộc. Còn ở xứ nhược tiểu VN thì ngược lại-lãnh đạo VN sẽ chết già không ai thương tiếc, bởi vì họ sống một đời không có ý nghĩa.

    Trả lờiXóa

  3. Cấp báo, cấp báo đến Tổng Trọng:
    >Mỹ rất muốn gắn kết như bạn với VN, Cu Ba đang xa rời dần CHXH để đi theo 'định hướng Mỹ', Trung Quốc đang ngoắc Campuchia phá VN như thế, Triều Tiên CNXH đang như vạc dầu...hiệu quả gần cả thế kỷ xây dựng CNXH ở VN anh hùng....như thế, có gắng hết TK 21 cũng chưa có CNXH "hoàn thiện" ở VN...
    Lần này Tổng Trọng sang Mỹ mà không sửa được quan điểm, định hướng chính trị, vẫn mù mờ "định hướng, chế độ", vẫn đội (lưỡi) Mác- (lưỡi ) Lê lên đầu, vẫn giáo điều, bảo thủ, giảng về CNXH như đã hùng hồn ở Cu Ba, thì VN chắc chết, hết lối thoát!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong sao chuyến đi thăm Mỹ trong bối cảnh như bạn HNL đã nêu trên, tinh thần (thần kinh) của cụ Gã Đầu Bạc sáng suốt, tỉnh táo, dám "Gió xoay chiều" mạnh bạo, kiên quyết, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, tự mình "cách mạng tư tưởng" cho yên nước an dân!

      Xóa
    2. Cuba tuy đi sau nhưng sẽ ngả theo xu hướng dân chủ của Mỹ rất nhanh.
      Mỹ sẽ viện trợ không tiếc cho Cu Ba và có lẽ sau 5 năm nữa bộ mặt chính trị, kinh tế và quân sự của Cu ba sẽ khác hẳn
      Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói thẳng: "Nếu Cuba quyết định chuyển sang chế độ dân chủ, Hoa Kỳ sẽ làm tất cả để ủng hộ nhân dân Cuba".
      Đó là tư duy của người phương tây, khác hẳn tư duy của người phương đông phong kiến, mặc dù đều là cộng sản.

      Xóa
  4. Tổng Thống Bill Clinton đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngay hôm nay.
    Trong cuộc gặp với các lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Clinton khẳng định ông và phu nhân luôn ủng hộ việc tăng cường quan hệ giữa hai nước. Vấn đề căng thẳng trong khu vực liên quan đến tranh chấp biển Đông cũng được đề cập trong cuộc gặp giữa Tổng thống Clinton và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    Tổng thống Clinton khẳng định luôn ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề nghị Tổng thống Clinton ủng hộ việc Hoa Kỳ dở bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

    Việt nam rất muốn mua máy bay săn tàu ngầm và tàu chiến loại có tên lửa đạn đạo của Mỹ và chuyến đi của ông Clinton sẽ dọn đường cho sự đàm phán đó của ông Trọng sang Mỹ sắp tới.

    Tụi Tàu rất tức tối và hằn học về việc này nên lại xúi bọn tàn dư của Polpot ở Campuchia gây hấn ở biên giới Tây Nam nhằm tìm cách đẩy VN vào 1 cuộc chiến không cần thiết với Campuchia nhưng chắc lần này thì có cho kẹo tụi Campot cũng không dám nổ súng tấn công VN nữa vì chính tụi này cũng biết là chúng cũng chỉ là tay sai của tàu cộng mà thôi và thực lực của chúng không có một manh giáp nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã tới Mỹ, mỗi chuyến thăm đều nâng quan hệ giữa hai quốc gia lên tầm cao mới.

      Tổng Bí thư ĐCS VN tới thăm TT Hoa Kỳ trong tuần đầu tháng 7-2015 là một tín hiệu quan trọng mang tính biểu tượng, hiệu quả đến đâu lại phụ thuộc vào tín chỉ của nhiều phía.

      Tin rằng TBT Nguyễn Phú Trọng và đoàn sẽ hiểu thêm về nước Mỹ, về nhân quyền mà ông Hồ Chí Minh từng trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Thomas Jefferson “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”, về hệ thống tam quyền phân lập với báo chí là quyền lực thứ 4 giúp cho quốc gia này với hơn 200 năm tồn tại đã thành một siêu cường số 1 trên thế giới.
      Nếu hiểu được điều này thì Việt nam sẽ thay đổi chế độ rất nhanh. Mỹ thì rất muốn như thế để giúp VN trở thành một cường quốc như Hàn quốc bên cạnh Trung quốc, hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung quốc ở Đông Nam Á.
      Hiện nay chỉ còn Việt Nam, Campuchia, Lào là những nước vẫn còn thân Tàu, nhưng Việt Nam là quan trọng nhất, nếu Việt nam xoay chiều thì xu thế khu vực sẽ thay đổi rất nhanh và tụi tàu sẽ chỉ còn trơ khấc 1 mình, Campuchia và Lào sẽ ở thế trung lập.

      Không biết Bộ Chính trị có họp bàn về việc này không? hay là vẫn mâu thuẫn chia 5 sẻ 7 dành ghế giữ của mà không lo cho vận mệnh của cả dân tộc
      Ông Hồ Chí Minh thời lập ra nước VNDCCH cũng đã 5 lần viết thư cho tổng thống Mỹ xin được theo Mỹ mà cơ hội ngày đó chưa có. Còn ngày nay quả đã chín muồi. 16 vị tinh tú có nhận ra không? có đọc lại 5 lá thư của ông HCM không để tìm ra phương cách hợp tác chiến lược toàn diện với Mỹ. Từ đó mói đẩy lui được tụi tàu. Hãy đọc lại nhưng phương pháp đẩy lui 20 vạn quân tàu phù của ông HCM ngày trước để học lấy phương pháp hay nhất.

      Xóa
    2. Pr. Obama: Hổm rày anh Tư qua đây, có đưa tôi lá thư CT HCM gởi TT Mỹ xin được theo Mỹ. Do vây chúng tôi mời đồng chí, người laanhx đạo cao nhất VN qua đây để hỏi xem ý tứ thế nào?
      TBT: Chúng tôi sẽ đúc rút từ thực tế cách mạng để nâng lên thành lý luận, làm giàu thêm, phong phú thêm chủ nghĩa ML.

      Xóa
  5. Nước nào đi với Mỹ là nước đó được tự do, dân chủ, nhân quyền và phồn vinh. Bằng chứng: Đức, Hàn quốc, Nhật Bản, Singapore. Bởi vậy, cố thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore mới chửi khéo đảng cs VN bằng câu nói: "Chỉ có những thằng ngu mới đi chống lại Hoa Kỳ". Ngược lại, nước nào đi theo cs, dù Nga hoặc Tàu, chỉ từ nghèo mạt rệp cho đến mất nước mà thôi. Bằng chứng: khối cs Đông Âu trước khi sụp đổ, Cu Ba, VN, Triều Tiên, Đông Đức v.v.
    Mỹ không xây dựng quốc gia, họ chỉ mang cơ hội tới thôi. Lãnh đạo đất nước không biết nắm bắt thì khổ ráng chịu! Trước 75 cơ hội để thanh niên MB chết hết, TQ chiếm MB là rất cao nên Mỹ đã ngừng chiến tạo ra HĐ Ba lê. Một cơ hội bằng vàng để xây dựng tái thiết đất nước mà VC đã phá hỏng.

    Ngày nay Mỹ trở lại, VN có cơ hội trở thành nước dân chủ, giữ gìn độc lập toàn vẹn lãnh thổ mà xem chừng lãnh đạo VN lại bỏ qua cơ hội một lần nữa. Cờ trong tay chính quyền VC chứ ai. Đó là lý do đảng trưởng Trọng lú đi Mỹ. Chưa bao giờ đảng CSVN vì dân vì nước cả. Tối ngày chỉ nhìn thấy thế lực thù địch trong dân chúng. Chỉ chực đánh nhau với dân, cái đó gọi là nội chiến. Không phải là 20 năm nội chiến từng ngày mà là 80 năm nội chiến từng ngày rồi. Còn lo gì không tránh khỏi nữa.

    Trả lờiXóa
  6. Người VN chân chínhlúc 20:38 2 tháng 7, 2015

    Cuộc thăm của ông cựu TT này chỉ có lợi cho quan hệ Việt Mỹ.
    Hãy can đảm và tự tin, gắng lên anh Tổng Trọng ơi

    Trả lờiXóa
  7. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN MỸ
    Trong số những người tham dự, người danh tiếng nhất, vượt xa tất cả những người khác, là George Washington, vị tư lệnh của quân đội Mỹ và là người anh hùng của cuộc Cách mạng, chủ trì Hội nghị. Benjamin Franklin - nhà khoa học, học giả và nhà ngoại giao cao niên sáng suốt, cũng có mặt. Và cũng có những nhân vật lỗi lạc như James Madison của bang Virginia, thống đốc Morris của Pennsylvania và Alexander Hamilton - một luật sư trẻ sáng giá đến từ New York.
    Cả những đại biểu trẻ nhất, còn ở độ tuổi 20 và 30, cũng đã thể hiện những tài năng thiên bẩm về chính trị và trí tuệ. Như lời Thomas Jefferson khi đó đang ở Paris đã viết cho John Adams tại London: "Đây thực sự là một sự quần tụ của những á thần".
    http://tinhthankhaiminh.blogspot.com/2015/07/khai-quat-ve-chinh-quyen-my-p1.html

    Trả lờiXóa
  8. Cái gì đến thì phải đến thôi ! không bắt tay với Mỹ thì nhất định mất nước vào tay giặc Tàu !

    Trả lờiXóa
  9. Trong ảnh thấy ông Sang mặt giãn ra , không biết đang chém gió tơi bời với ông Clinton về chuyện gì .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo thiển ý riêng tôi, ông Tư nói: "Anh Tơn ạ, tôi là Tư, anh là Tơn, không khéo hai anh em. Đúng, tôi đã nói với cử tri Sài Gòn là không phải chỉ 1 vài con sâu mà có cả mấy bầy sâu. Tôi không bắt con nào, vì ( có người nói, nhiều người nói) tôi cũng là sâu. Yes, đã cùng là sâu dứt khoát không ăn thịt đồng loại, nên tôi biết mà không tóm, diệt con nào. Như nhau, tôi diệt nó, nó diệt tôi, thì sao? Anh có cách nào giúp tôi không? Tôi có mấy vẫn không kẻ nào dám đụng đến , còn nếu nó có, tôi diệt nó! ... Khó lắm, phải không anh Tơn?" . Hà...hà...

      Xóa
    2. Đâu có! Anh Tư cười chúm chím chứ!

      Xóa
    3. Anh Tư và đồng nghiệp rất khoái dùng cử chỉ tay chân. Kiểu hoa chân múa tay. (Việc đầu tay rất hay bị hỏng).
      Khổ thay, lại rất kỵ với các chính khách lão luyện. Họ càng đứng nghiêm chỉnh càng tốt. Và thường vịn hay tay hai bên bục diễn thuyết. Thỉnh thoảng đưa tay phải ra, với ngón trỏ để khẳng định chân lý.
      Họ luôn tự dặn: "Không được đưa tay ra, lên cao kiểu Lê Nin. Đồng nghĩa với đại bốc phét!".

      Xóa
  10. Người VN chân chínhlúc 22:18 2 tháng 7, 2015

    Không phải bỗng dưng mà từ năm 1767, người Mỹ đầu tiên mà sau này trở thành vị Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ, đã đến VN gặp Hoàng tử Cảnh để xin giống lúa mới về trồng tại nước Mỹ.
    Rất tiếc, những năm sau đó mối bang giao không tiến lên được thành mối duyên giữa hai xứ cách nhau nửa vòng trái đất.
    Lúc này, cả người Mỹ và người Việt đều dần dần hiểu ra một cái gì đó mà họ cần cư xử tốt với nhau.
    Vậy mọi người hãy chân thành và mạnh dạn lên đi

    Trả lờiXóa
  11. mỹ tín nhiệm và nể trọng việt nam có năng lực biết tự trọng sức đề kháng và tinh thần dân tộc cao,mỹ không thích và rất xem thường loại nịnh bợ mỹ,

    Trả lờiXóa
  12. Trương Minh Tịnhlúc 23:13 2 tháng 7, 2015

    22:42 ạ !- Nịnh bợ Mỹ nhiều nhất là đảng CS chứ ai. Nếu không thì tại sao "xin" vào TPP,"xin" bỏ cấm vận,"xin" vũ khí sát thương,"xin" đầu tư....Nghĩa là đủ thứ "xin".
    Tự trọng hả ?-"Ăn của dân không thiếu thứ gì" (Phó Chủ Tịch Quốc Hội nói đó nghe !)
    Sức đề kháng hả ?-Ra lệnh lính đưa lưng cho Tàu bắn ! Không được bắn lại.

    Trả lờiXóa
  13. Mong TBT NPT làm được điều gì đó có lợi cho Đất nước và Nhân dân VN trong bối cảnh hiện nay ở chuyến đi lịch sử này !

    Trả lờiXóa
  14. bác tổng đã cố gắng và sẻ cố gắng ,nhưng mỹ còn lo lắng vì còn một số ít phần tử xấu quá, trước 75 bị bọn này mà giờ còn dị ứng ,mỹ nuôi từ a đến z tốn quá nhiều mà hỏng làm được trò trống gì,

    Trả lờiXóa
  15. VNcs giờ giống con gà Tây.
    "Con gà Tây đứng nghĩ, nghĩ mãi. Rồi cuối cùng nó nhận ra mình đang ở trong nồi nước sôi!" (ngạn ngữ phương Tây)

    Trả lờiXóa
  16. thực sự là ông clinton được obama cử sang mang dùm bảng tự kiểm của đ/c obama và danh sách nhân sự nhiệm kỳ tới gửi trước cho tổng bí thư xem trước, để góp ý cho cuộc họp chi bộ tại nhà trắng trong tháng 7 chủ yếu là kiểm điêm đ/cobama trước khi hết nhiệm kỳ. và bàn chốt lại nhân sự lảnh đạo cho đại hội 12.(theo đ/c thì nhiệm kỳ này có nên cấu tạo đ/c obama vào bct không?)

    Trả lờiXóa
  17. mỹ bình thường với việt nam và cu ba lý do rất đơn giản mỹ muốn gia nhập đảng cộng sản, đơn giản vậy thôi.!

    Trả lờiXóa
  18. Hãi nhất là vụ anh 4 Móm nói oang oang giữa thế giới:
    "Người Việt gốc Mỹ"???!!!
    Cái đầu nhạy bén của chính khách đi mô rồi?

    Trả lờiXóa
  19. Người quan sátlúc 17:15 3 tháng 7, 2015

    NÓ LÚ CÓ CHÚ NÓ KHÔN/
    Anh Tư tiếp đón kiểu gì thì cũng không phải mục tiêu thăm viếng của vị cựu TT này. Ông ấy nhận trách nhiệm sang VN trước ngày TBT Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ cũng là nhân thể. Mục tiêu chính của ông ta chính là cái Lễ 4/7 tổ chức vào ngày mai.Ngày Lễ Độc lập của Hoa Kỳ.
    Đối với nước Mỹ, ngày Lễ tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ 1777. Ông Cựu TT là người có công lớn trong việc Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ, nay ông sang VN tổ chức ngày lễ lớn này tại Hà Nội sẽ mang một ý nghĩa rất đặc biệt khác.
    Ta hãy chờ ngày mai sứ quan mỹ sẽ tổ chức buổi lễ này long trọng ra sao?

    Mọi người chờ xem sẽ thấy.
    Tất nhiên Đài khí tượng đã thông báo, ngày mai sẽ có mưa to. Nhưng người Mỹ đủ khôn ngoan và linh hoạt xử lý tốt phi vụ này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người VN chân chínhlúc 18:31 3 tháng 7, 2015

      Tôi cho là Người quan sát nói có lý.
      Người thảo ra Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ chính là Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ. Ông đã đến VN năm 1767 khi ông mới là một nhân viên ngoại giao của Mỹ tại Pháp. Đặc biệt, một câu nổi tiếng trong Bản Tuyên ngôn này đã được cụ Hồ Chí Minh đọc tại Ba Đình ngày 2/9 năm 1945.... những tình tiết thú vị này sẽ được nhắc tới trong buổi Lễ ngày mai.
      Tác dụng của nó sẽ như thế nào? Mọi người sẽ thấy

      Xóa
    2. Tôi cũng nghĩ là trích đoạn quan trọng của Bản tuyên ngôn Độc lập của Thomas Jefferson: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng....." đã được cụ Hồ trích dẫn, sẽ là điển nhấn quan trọng trong mối bang giao Việt Mỹ ngày mai

      Xóa