Trang BVB1

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Nick Út và Đoàn Công Tính

* TUẤN KHANH
Câu chuyện về nhà nhiếp ảnh Nick Út và bức ảnh “Em bé Napalm”, mới đây được nhà bình luận Đức Hồng viết trên BBC tiếng Việt, đã khởi đi rất nhiều tranh luận của người Việt trong và ngoài nước. Bằng giọng văn thuyết phục và quả quyết, ông Đức Hồng cho thấy sau bức ảnh “Em bé Napalm” đó còn nhiều điều chưa nói hết, khiến lâu nay nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng.
Bài viết đặt một câu hỏi – rất hiển nhiên – mà cũng rất cay đắng, vì sao cái gọi là nạn nhân chiến tranh xâm lược của Đế Quốc Mỹ, cuối cùng đã tìm cách đào thoát và được giúp tị nạn ở phương Tây, chứ không ở lại Việt Nam. Nạn nhân đó cũng không muốn được hưởng vinh quang như một biểu tượng chống chiến tranh. Và rồi cô Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh đó, có hài lòng cho cuộc đời trở thành điểm tựa đẹp nhất cho quân đội miền Bắc Việt Nam hay không?
Sự thật là năm 1992, cô Kim Phúc đã thoát khỏi Việt Nam, tị nạn ở Canada để không biến mình thành công cụ truyên truyền cho một phía, cũng như tác giả Đức Hồng đặt lên một câu hỏi rất đáng chú ý rằng năm 1972, những người lính Cộng sản Bắc Việt đang làm gì ở đất của miền Nam trong một hiệp định phân chia đất nước vẫn còn hiệu lực, và vì sao “các em nhỏ ấy lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang lẩn trốn ở ngay gần đó?”.
>> “Em bé napalm” ấn tượng ….  
Sự thật ít người biết là gia đình cô Kim Phúc cũng bị đánh tư sản vào năm 1975. Cả nhà sống rất khó khăn. Năm 1982 khi một phóng viên Đức đến Việt Nam để tìm lại nhân vật lịch sử trong bức ảnh “em bé Napalm” thi Phúc bị ép trở thành một nhân vật tuyên truyền. Mọi thời gian sinh hoạt của cô Kim Phúc đều bị công an kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí Kim Phúc bị buộc thôi học trường đại học Y khoa ở Sài Gòn, về sống ở quê Trảng Bàng để tiện dễ kiểm soát ngôn ngữ tuyên truyền. 
"Em bé Napalm"
Sau đó, khi lấy chồng là một du học sinh sống ở Cuba, nhân một chuyến đi, máy bay ngừng chặng ở Gander, Newfoundland (Canada), Kim Phúc cùng chồng trốn khỏi sự kiểm soát của công an viên đi kèm và xin tị nạn. Mọi sự kiện này không là lời kể miệng, mà được bày tỏ công khai trên trang web riêng của Kim Phúc tên là Kim Foundation, quỹ từ thiện do cô sáng lập và cũng như trong quyền hồi kí The Girl in the Picture.
Cùng với những câu hỏi của tác giả Đức Hồng, cũng có một câu hỏi khác được đặt ra, là một người phóng viên của AP, vì sao từ vị trí là một nhiếp ảnh gia ghi chép sự kiện một cách trung dung, ông Nick Út dần dần biến mình thành một người quảng bá sai ý nghĩa của bức ảnh, biến mình thành một nhân vật tuyên truyền?
Trong cuộc tranh cãi về sự kiện ông Níck Út trở lại Việt Nam lần này, họa sĩ Trịnh Cung nêu một ý kiến khác. “Nếu là một phóng viên có đạo đức, Nick Út đã phải có một thái độ khác. Trái lại, ông Út đã biến cơ hội giữ lại khoảng khắc thương đau của một sinh mệnh, tạo hào quang cho mình, mà không đứng về sự thật của nạn nhân trong suốt nhiều năm liền”, họa sĩ Trịnh Cung nói, ”giả sử khi được trao giải Pulitzer, ông Nick từ chối và trao tặng cho nạn nhân mà ông chụp được, có lẽ ông đã giải bày được một cách khiêm tốn về cơ may – hơn là tài năng - và tỏa sáng gấp bội lần hơn lúc này”.
Nhưng điều quan trọng là bên cạnh sự thật ít ai biết về cô Kim Phúc khi phải đào thoát sang Canada – trong số ít đó có ông Nick – thì dường như ông cũng tảng lờ việc đứng về phía nỗi khổ và khó khăn của cô Kim Phúc, và chỉ bám chặt vào bề mặt bức ảnh để nuôi ánh hào quang cho mình, phản bội lại đạo đức nghề nghiệp báo chí, là phải nói thật về điều mình thấy.
Đạo đức nghề nghiệp đó, đã được chứng minh như chuyện nhà nhiếp ảnh Eddie Adams với bức ảnh chấn động thế giới về tướng Nguyễn Ngọc Loan khi bắn phục binh Bắc Việt Bảy Lốp vào năm 1968. Sau khi biết được sự thật, nhất là khi nghe tin tướng Loan qua đời, Eddie Adamas đã nói với báo chí rằng ông đã rất hối hận vì bức ảnh đó làm hại một tướng quân và làm hại một chế độ. Đạo đức con người cũng đã được thể hiện, khi diễn viên Jane Fonda đi ra miền Bắc Việt Nam cổ vũ cho cuộc chiến tranh tương tàn vào năm 1972. Nhiều năm sau, nhiều lần, người diễn viên này đã bày tỏ sự hối hận vô bờ bến về hành động của mình khi biết rõ mọi chuyện. Thậm chí năm 2015, bà Jane Fonda lập lại lời xin lỗi đến các cựu chiến binh Mỹ một lần nữa về bức ảnh đó, ngay sau khi có chuyện kể rằng vào gần ngày 30-4, một cựu binh Mỹ gặp bà ở ngoài đường đã nhổ nước miếng xuống đất và mắng “bitch”.
Nhưng Nick thì không. Đặc biệt sẽ càng không lâu hơn nữa, khi gần đây, có người đưa lên trên mạng các bức ảnh cho thấy ông đứng selfie cạnh tượng đồng của lãnh tụ lừng danh của đảng CSVN, ông Hồ Chí Minh. Dù có thể việc selfie đó chỉ nhằm làm trơn tru cho việc triển lãm ảnh chiến tranh Việt Nam của AP, cũng như việc ra sách của ông Nick trong nước.  
Chắc chắn trong các buổi ra sách, và ký tặng, ông Nick cũng sẽ không nói gì về sự thật sau bức ảnh của cô Kim Phúc, và cũng sẽ im lặng như một sự tán đồng với hệ thống truyên truyền Nhà nước rằng đó chính là bức ảnh tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ngẫm nghĩ riêng, và đôi khi lại thấy chạnh lòng cho nhà nhiếp ảnh của nhà nước Việt Nam, ông Đoàn Công Tính.
Khác với ông Nick Út, ông Đoàn Công Tính là một nhà nhiếp ảnh chiến trường thật sự và lăn lộn với tất cả những hình ảnh mà ông ta có được. Thực tế là ông Tính không có ý định tham gia Pulitzer hay hoạt động nhiếp ảnh gì của bọn phương Tây tư bản phản động cả. Ông chỉ có tinh thần trong sáng của một nhà nhiếp ảnh nỗ lực phục vụ theo mệnh lệnh, và ông cố gắng làm tốt mọi thứ. Gần đây, việc phát hiện ông thay nền khác cho đẹp hơn trong một bức ảnh chiến tranh nổi tiếng của ông, thật ra chỉ là một trong những ý định tiếp tục làm đẹp nhất phần công việc tuyên truyền theo chỉ đạo của mình, mà suốt đời ông đã phục vụ trung thành. Về một ý nghĩa nào đó, Đoàn Công Tính không có lỗi, thậm chí đáng khen ngợi.
Sai lầm ở đây là giới nhiếp ảnh phương Tây đã háo hức chọn ông Tính để đưa ông vào một môi trường khác mà ông không hề có kinh nghiệm, cũng ông Tính cũng không hình dung rồi mình sẽ ra sao. Những nhà nhiếp ảnh chiến tranh phương Tây thật sự trở thành những kẻ ngốc nghếch khi không hiểu rằng nhiếp ảnh phục vụ tuyên truyền ở Việt Nam, cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác là có thể làm mọi thứ, miễn sao đạt mục đích. Trong khi đó, nhiếp ảnh phương Tây cần giá trị nguyên gốc của sự kiện. Khác biệt về môi trường và con người rất rõ.
Đặt sai vị trí, có thể làm hỗn loạn nhiều thứ trong dòng chảy thời gian của con người. Như bức ảnh của Eddie Adams hay của Jane Fonda chẳng hạn. Nếu để nguyên giá trị của ông Đoàn Công Tính trong thời đại và môi trường phụng sự Đảng và Nhà nước – ông sẽ mãi mãi tỏa sáng và đáng ngưỡng mộ. Cũng như ông Nick Út sẽ mãi mãi tỏa sáng với bức ảnh “Em bé Napalm” trong sự im lặng thỏa hiệp và lừa dối của ông. 
Nếu để ca ngợi, tôi sẽ chọn ông Đoàn Công Tính, vì ông Tính không có gì khác, ngoài "sự thật" mà ông chân thành phô bày với tất cả mọi người. Dù trơ trẽn nhưng ít ra ông đã làm tốt bổn phận bề tôi của mình.
(Tuấn Khanh’s Blog)/RFA
-------------  

13 nhận xét:

  1. Năm 1982 – 10 năm sau tấm ảnh "em bé bom napalm" – một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam và muốn tìm “cô bé trong hình”. Thế là cộng sản Việt Nam thấy ra Phúc là một công cụ quý giá. Chúng tìm ra được Kim Phúc đã trở thành một cô sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Khoa (TPHCM). Kể từ lúc đó Phúc không còn được yên ổn nữa . Cô bị buộc phải đóng các bộ phim tuyên truyền. Khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, cô bị kiểm soát hết sức gắt gao, và trả lời theo những gì cộng sản ép buộc cô nói. Nhiều lần, Phúc tìm cách trốn chạy nhưng vẫn bị truy lùng và bắt lại. Cuối cùng, cô bị buộc thôi học và bắt phải trở lại Trảng Bàng. Tại đây Phúc bị quản thúc nghiêm ngặt vì là một công cụ tuyệt vời cho cộng sản tuyên truyền, bịa đặt ra hình ảnh tốt đẹp của chúng với quốc tế. Kim Phúc kể lúc nào cũng cỏ người giám sát, theo chặt, quản lý cô... chỉ có lúc cô đi vệ sinh là họ ko theo. 1 cô bé bị thương tật như vậy, mà cộng sản cũng ko buông tha... Kim Phúc từng nói "Tôi muốn chạy trốn khỏi tấm hình đó. Tôi bị phỏng vì bom napalm, và tôi trở thành một nạn nhân của chiến tranh. Nhưng khi tôi lớn lên, tôi lại trở thành nạn nhân của một thứ khác”.

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn vào bức ảnh ấy, người ta không biết rằng lỗi một phần không nhỏ là do lính Bắc Việt đã chạy vào nơi có dân đang trú ngụ không phải để bảo vệ mà gián tiếp đe dọa tính mạng của họ. Người dân nơi Kim Phúc đang sống lúc đó không hề “rên xiết dưới gót giày quân xâm lược” nên chẳng cần ai đến để cứu giúp họ. Nếu không có sự xuất hiện của người lính Cộng sản ở một nơi không đúng chỗ như thế, sự việc đáng tiếc đã không xảy ra với Kim Phúc.
    Còn ai nghi ngờ về điều trên có thể tìm hiểu về cuộc tháo chạy của những người miền Nam khỏi thứ “độc lập, tự do” mà chính quyền Cộng sản đã trao cho họ. Trong số đó có rất nhiều người phải bỏ quê cha đất tổ, bất chấp tính mạng để lênh đênh trên biển tìm nơi ở khác.

    Trả lờiXóa
  3. Nick Út được nhà cầm quyền phe “đế quốc” cho tác nghiệp, được đi cùng với lính Mỹ để chụp ảnh, nhưng sản phẩm của ông sau này chống lại chính những người tôn trọng, bảo vệ cho nghề nghiệp và tính mạng của ông.
    Nhà cầm quyền Việt Nam - phía đáng lẽ ra được hưởng lợi nhiều nhất từ tấm ảnh này lại không hề chào đón nó. Người ta đã từng từ chối triển lãm ảnh của Nick Út năm 2007 và nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không chuẩn bị thăm Mỹ thì chắc cũng khó có chuyện bức hình “Em bé Napalm” được xuất hiện chính thức ở Hà Nội. Cũng dễ hiểu vì không lãnh đạo nào muốn nhắc đến cái tên Phan Thị Kim Phúc – người lẽ ra cũng nên có mặt tại buổi triển lãm với tư cách chứng nhân lịch sử.
    Không biết lòng thành của Việt Nam được bao nhiêu, vì họ vẫn còn sợ sự thật lắm. Nhưng nếu tôi có bức ảnh hay một bài báo không được mọi người hiểu đúng ý hoặc không thể toát ra những cái mà tôi muốn truyền đạt để rồi làm công cụ cho một sự tuyên truyền lệch lạc, tôi không thể tự hào và thà đừng nhắc đến nó còn hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Thì ra là vậy. Tuyên truyền, định hướng báo chi, định hướng dư luận. Đã "định hướng" thì phải bẻ cong sự. Một đất nước mà nhà cầm quyền luôn luôn bắt người dân phải nghe theo mình thì đó có phải là nhà nước của dân, do dân, vì dân không?

    Trả lờiXóa
  5. Thưa bao giờ cũng phải chấp hành câu: Nhập gia tùy tục để bỏ qua cho Nick Út,ông Nguyễn Cao Kỳ về nước cũng phải vui trong tình thế hòa bình trở lại của dân tộc! Còn sóng to,
    bảo táp trong lòng dân chúng thì để họ giải quyết! Vì mỗi người mỗi lúc có nhiệm vụ khác nhau, anh nói cho hả chỉ làm hại tấm thân anh : Mất job! Mà trong đời ta công việc là phải được cho là đi trước mọi sự.
    Tình hình tranh chấp giữa Mỹ và Tàu phải được đưa lên trên tất cả, nên cả tổng thống Mỹ cũng nuốt đắng làm ngọt để tiếp rước các vị tai to mặt lớn của chính quyền Việt Nam đương thời, cũng chỉ vì từ đó Mỹ mới có địa điểm thuận tiện ra ta làm việc với một nước Tàu, giàu có thứ hai nhưng lại có tâm muốn ngốn hết thiên hạ vào bàn tay thống lãnh của mình, nếu việc này xảy ra thì thật là đại họa cho nhân loại, mọi người không nên thắc mắc đòi hỏi rằng nhân quyền ở Việt Nam phải đi trước việc ký thỏa hiệp TPP, từ từ rồi sẽ được tính sau!

    Trả lờiXóa
  6. "...cộng sản chỉ có tuyên truyền và dối trá"
    Cô Kim Phúc,Lê Văn Tám, liệt sĩ Nguyễn Văn Bé.....
    Trơ trẽn!

    Trả lờiXóa
  7. Nick Ut nên đọc:
    Chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi", Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi đã tự sát. Kevin Carter được cảnh sát tìm thấy chết vì ngộ độc khí gas trong xe hơi của mình hôm 27/7/1994, khi anh mới 33 tuổi. Bức thư tuyệt mệnh của anh viết: "Tôi hoàn toàn suy sụp... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về những đứa trẻ chết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình"
    Thay vì đuổi con kền kền tính ăn thịt em bé đang lả đi vì đói, Kevin Carter lại kiên trì "chờ đợi" để chụp được bức ảnh "xúc cảm"? Sau đó anh ta bỏ đi, và nói dối về số phận em bé. Nhiều người kết tội rằng, anh ta đã vội vàng bỏ đi cho kịp chuyến xe, không quan tâm tới em bé. Do vậy anh ta đã tự tử.
    Dù sao, Kenvin Carter cũng đã biết hối hận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kevin Carter bị phê phán gay gắt: "Ông cũng là 1 con kền kền chờ đợi!". Chịu không nổi nên phải tự tử. Dù sao cũng cầu cho anh ta thanh thản...
      Còn Nick Út thì sao?

      Xóa
  8. Giờ đây khi mọi chuyện đã rõ ràng trắng đen . Nich út nên tự vấn lương tâm và có lời với công luận . Nếu không ông sẽ hứng đạn từ hai phía Mỹ - Việt , vì đã im lặng để thủ lợi .

    Trả lờiXóa
  9. Nick là người VN.da vàng 100% nhưng anh ta hành xử như
    mình là một người nước ngoài.Chẳng lẽ VN.là một nước nào
    đó,nên anh ta không có trách nhiệm gì chăng ?
    Đó là điều vừa không hợp lý vừa không hợp tình một chút nào,
    có lẽ anh ta quan tâm đến "danh tiếng" của mình hơn cả.
    Tôi ngờ là anh ta theo truờng phái vị kỷ của Dương Tử !

    Trả lờiXóa
  10. Bức ảnh '' Em bé napal '' nên phóng to , đưa cho đ/c Tổng Trọng làm quà tặng khi sang thăm Mỹ tới đây , đ/c tổng Trọng nên học tập và làm theo đ/c Phạm quang Nghị tặng ông Joln M .Cain bức ảnh bắt sống giặc lái .
    Đó là văn hóa tặng quà lãnh đạo nhà Sản thời mạt này .
    Cảm ơn bác BVB đăng bài viết này , xin chúc sức khỏe chủ nhà .

    Trả lờiXóa
  11. Nhân tiện,xin kể chuyện hậu - em bé Napalm :
    -năm 1982,một ký giả Tây Đức tìm ra tung tích K.Phúc.
    -sau đó John Plummer kể là mình chính là phi công bỏ
    bom Napalm nhưng bị lật tẩy vì anh ta bịa đặt.
    -có tác giả cho là vì bức ảnh này mà Mỹ phải đi đến ký
    hiệp định 1973 để rút quân về,do áp lực gia tăng của
    phong trào phản chiến !

    Trả lờiXóa
  12. ĐCS VN Hèn với giặc ác với dân. lật lọng dối trá
    Công hàm YÊU NƯỚC - YÊU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI của Phạm Văn Đồng 1958 tại sao không đem ra giảng dạy trong các trường học của VN ??? và tại sao ĐCS VN không dám công khai nó cho toàn dân biết ???

    Mất mùa thì đổ thiên tai
    Được mùa là bởi thiên tài đảng ta ???

    Trả lờiXóa