Trang BVB1

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

‘Trung Quốc khiến Mỹ-Việt gần gũi hơn’

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius. Ảnh: Vũ Lê.
Những hành động của Trung Quốc trên biển Đông đang khiến cho Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius nói.
Bài viết đăng trên trang Bloomberg.com nói rằng trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với một hãng tin phương Tây khi mới tới Việt Nam, hồi tháng Mười Hai năm ngoái, ông Osius nói các quan ngại về vấn đề nhân quyền vẫn là trở ngại lớn cho việc tạo dựng quan hệ sâu sắc hơn giữa hai nước, từ đó có thể dẫn tới việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm vừa rồi, trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội ông nói hai bên đang có thêm các thảo luận cấp cao, đặc biệt chú trọng tới chuyện cần giải quyết tình trạng căng thẳng với Trung Quốc ra sao.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc nói sẽ tiếp tục theo dõi không phận và hải phận trên biển Đông trong khi Hoa Kỳ nói hoạt động tuần tra của họ là hợp pháp.
Mới đây khi máy bay tuần tra của Mỹ bay trên biển Đông, hải quân Trung Quốc đã ra lời cảnh báo, khiến các nước có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này, trong đó có Việt Nam và Philippines, cảm thấy bất an.
Một nhóm phóng viên của kênh truyền hình CNN hôm 20/5 đã chứng kiến cảnh hải quân Trung Quốc cảnh cáo tám lần khi máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ bay trên khu vực Đá Chữ thập trong quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tiến hành việc xây dựng đảo nhân tạo.
Hoa Kỳ coi hành động của Trung Quốc là mối đe dọa cho các lợi ích chiến lược của mình.
“Điều đó khiến chúng tôi [Việt Nam và Hoa Kỳ] hợp tác chặt chẽ hơn,” ông Osius được Bloomberg dẫn lời nói tại tư dinh đại sứ. “Việc có quan hệ đối tác mạnh mẽ là có lợi cho cả hai nước. Chúng tôi thấy được tầm quan trọng của quan hệ đối tác đầy sức mạnh ở những nơi đối tác của chúng tôi ngày càng tăng cao khả năng hành động.”
“Cách chúng tôi muốn làm là thông qua áp lực ngoại giao” nhằm tháo dỡ căng thẳng ở biển Đông, ông Osius nói.
Tăng cường hợp tác
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter theo kế hoạch sẽ tới thăm Việt Nam vào cuối tháng Năm, và việc hợp tác quân sự sẽ được thảo luận trong chuyến đi, ông Osius nói. Ông Carter sẽ tới dự diễn đàn quốc phòng thường niên Shangri-La tại Singapore, nơi các quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc cũng sẽ có mặt.
Quan hệ hợp tác Mỹ – Việt đang ngày càng sâu sắc hơn, theo lời ông Osius. “Năm nay sẽ có năm hoặc sáu ủy viên Bộ Chính trị sang Mỹ. Chúng tôi sẽ có một số quan chức nội các và thậm chí cả một chuyến viếng thăm ở cấp cao hơn từ Mỹ tới Việt Nam.”
Hiện Hoa Kỳ có quyền tiếp cận để sửa chữa tàu có giới hạn tại Vịnh Cam Ranh, nơi từng là cảng chiến lược của các lực lượng Hoa Kỳ trong thời cuộc chiến Việt Nam và sau trở thành căn cứ quân sự của Liên Xô.
Hơn 10 nhà thầu quốc phòng toàn cầu, hầu hết đóng tại Mỹ, hồi tháng trước đã họp với các quan chức quân sự tại Việt Nam để thảo luận về khả năng mua bán vũ khí trong tương lai.
*      *       *
Trước đó, hồi đầu năm 2015, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết ông rất tự tin vào triển vọng đạt thỏa thuận TPP, mong muốn thúc đẩy giáo dục, và hỗ trợ Việt Nam tăng khả năng phòng vệ hàng hải, giúp Việt Nam thành một quốc gia mạnh mẽ, thịnh vượng.
Ông Osius hôm qua có cuộc phỏng vấn báo chí về những kỳ vọng trong nhiệm kỳ ở Việt Nam cũng như các chính sách và biện pháp đi kèm. 
- Các mục tiêu ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ đại sứ tại Việt Nam là gì?
- Có 5 điểm chính. Thứ nhất là củng cố mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Thứ hai là củng cố mối quan hệ trong lĩnh vực quản lý xã hội. Thứ ba là củng cố mối quan hệ về an ninh. Thứ tư là thúc đẩy phát triển giáo dục. Thứ năm là thúc đẩy phát triển y tế, môi trường và khoa học kỹ thuật.
- Ông sẽ làm gì để những mục tiêu đó đạt được trong thời gian tới?
- Có hai lĩnh vực trong mối quan hệ chung, giữa người dân với người dân và chính phủ với chính phủ. Hiện có 16.500 sinh viên Việt Nam ở Mỹ. Chúng ta có 20 năm lịch sử hợp tác giáo dục từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Chúng tôi muốn hỗ trợ xây dựng trường đại học tại TP HCM với tên gọi là Đại học Fulbright. Quốc hội Mỹ đã quyết định đầu tư vào trường đại học này và các bạn có thể thấy thái độ nghiêm túc của chúng tôi. Nhiều doanh nghiệp và cá nhân người Mỹ lẫn Việt Nam cũng sẵn sàng đầu tư vào dự án này. Tôi tin rằng điều này sẽ thúc đẩy việc hợp tác giáo dục giữa hai nước và làm vững mạnh hơn mối quan hệ Việt - Mỹ.
Chúng ta cũng phối hợp cùng nhau trong lĩnh vực y tế, môi trường, khoa học kỹ thuật, thể hiện qua việc các nhà nghiên cứu chuyên ngành cùng trao đổi kinh nghiệm với nhau. Chúng ta có tài sản lớn là hơn hai triệu người Mỹ gốc Việt. Họ là nguồn lực dồi dào để thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Về quan hệ kinh tế chúng ta có TPP, đó là (mối quan tâm) số một. Tôi cũng muốn nhắc đến ý tưởng về đường bay trực tiếp. Nếu chúng ta có các chuyến bay thẳng từ TPHCM và Los Angeles chẳng hạn, các doanh nhân và khách du lịch, các sinh viên và nhà khoa học, tất thảy sẽ di chuyển dễ hơn. Vì thế tôi cam kết sẽ đầu tư thời gian và công sức để thảo luận với phía Việt Nam trong vấn đề này.
Chính phủ hai nước cũng đã quyết định đẩy mạnh mối quan hệ về an ninh và dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Ngoài ra còn có vấn đề thực thi pháp luật. Chúng ta đang hợp tác cùng nhau trong lĩnh vực nhân đạo, cứu trợ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Có nhiều tiềm năng để chúng ta làm việc trong lĩnh vực xã hội, nâng cao sự tôn trọng pháp luật và quyền con người, tôn trọng sự đối thoại, sự minh bạch trong quản lý xã hội. Chúng ta có cơ hội rất lớn để đẩy mạnh mối quan hệ trong những lĩnh vực này.
Tổng thống Obama cử tôi đến đây vì ông biết tôi là người bạn của Việt Nam. Tôi đến đây để xóa bỏ những rào cản trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.
- Mỹ sẽ làm thế nào để góp phần duy trì hòa bình trên Biển Đông?
- Chúng tôi đã đưa ra những báo cáo cho nhiều vùng trên thế giới, bao gồm tất cả những nơi có vấn đề phức tạp về lãnh thổ cần được giải quyết. Tôi nghĩ cần phải giải thích chiến lược của Mỹ ở khu vực này có ba phần. Thứ nhất là tiếp tục duy trì sự có mặt của hải quân Mỹ.
Thứ hai là tiếp tục ủng hộ luật pháp quốc tế để giải quyết những xung đột về lãnh thổ một cách hòa bình trên Biển Đông. Người Mỹ không đứng về bất cứ bên nào nhưng quan tâm đến tiến trình gìn giữ hòa bình. Chúng tôi không muốn các nước có những hành động đơn phương, đe dọa hoặc thậm chí tệ hơn là dùng vũ lực để củng cố quan điểm của họ. Chúng tôi mong muốn các nước tôn trọng và hành động theo luật pháp quốc tế.
Thứ ba là Mỹ cam kết tăng cường và hỗ trợ tăng cường năng lực cho các đồng minh trong khu vực như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, SingaporeAustralia. Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam cũng dần trở thành đối tác quan trọng của chúng tôi. Với những đối tác này, đặc biệt là Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tăng cường khả năng của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải. Chúng tôi làm như vậy vì chúng tôi muốn thiết lập tự do hàng hải. 238 năm từ khi nước Mỹ được thành lập thì tự do hàng hải là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của chúng tôi. Những năm gần đây chúng tôi quan tâm nhiều đến tự do hàng không. Vì vậy nếu chúng tôi có thể giúp đỡ được các đối tác của mình tăng cường khả năng phòng vệ trong lĩnh vực hàng hải và hàng không thì chúng tôi sẵn sàng làm điều đó.
- Nếu phải chọn giữa mối quan hệ với Trung Quốc và các nước thì ông chọn ai?
- Chúng tôi không lựa chọn. Bởi lẽ mối quan hệ với Trung Quốc được thể hiện qua rất nhiều mặt. Đây là mối quan hệ phức tạp. Chúng tôi có quan hệ thương mại vững mạnh và đối thoại trên nhiều lĩnh vực với Trung Quốc, bao gồm cả hợp tác và cạnh tranh. Tuy nhiên đây không phải là mối quan hệ loại trừ một bên. Chúng ta sẽ không bao giờ yêu cầu một nước lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Các nước trong khu vực có thể có mối quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc. Một nước Trung Quốc thịnh vượng và ổn định nằm trong lợi ích của Mỹ và tất cả các nước trong khu vực.
- Mục tiêu của ông là muốn Mỹ trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Vậy theo ông thì bao lâu sẽ đạt được điều đó và Mỹ sẽ làm như thế nào khi chưa có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)?
- Điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi rất tự tin về TPP và hiện giờ tôi tự tin hơn vài tháng trước đây. Vừa qua có cuộc họp song phương ở Hà Nội và đã đạt kết quả khả quan. Tôi nhận thấy có sự cam kết của Việt Nam và những nhà lãnh đạo Mỹ cũng có những cam kết về hiệp định này. Tôi tự tin rằng trong vài tháng sắp tới Việt Nam và Mỹ có thể thỏa thuận xong TPP và mùa xuân tới nó sẽ được đưa ra Quốc hội Mỹ. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự bỏ phiếu về vấn đề này vào mùa hè. Vì vậy tôi rất lạc quan về TPP. Còn về câu hỏi bao lâu Mỹ đạt được mục tiêu tôi cho rằng điều này phụ thuộc vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.
- Là một trong những người đầu tiên đến Việt Nam để thúc đẩy quan hệ song phương từ năm 1995, kinh nghiệm sẽ giúp ích như thế nào cho ông trong những năm tới?
- Những kinh nghiệm đó giúp ích rất nhiều. Tôi có tình cảm sâu sắc đối với Việt Nam. Tôi học tiếng Việt từ khi còn trẻ nên tôi có thể nói và hiểu được tiếng Việt dù rằng tôi vẫn cần phải tiếp tục học vì tiếng Việt không dễ dàng. Trước đây tôi có cơ hội làm bạn với rất nhiều người Việt và tôi đã đi du lịch ở khắp mọi nơi, đến rất nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Bây giờ, với cương vị là đại sứ tôi có sự hiểu biết cơ bản về Việt Nam và mọi người biết là tôi quan tâm, tôn trọng văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, con người Việt Nam. Điều đó giúp tôi nhập cuộc tốt và thuận lợi trong việc thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam và Mỹ.
- Có điều gì ấn tượng nhất với ông khi trở lại Việt Nam?
- Tôi từng đến TPHCM nhiều lần trong 20 năm qua, và tôi luôn ngạc nhiên bởi sự năng động của thành phố. Tôi luôn ngạc nhiên trước sự mới mẻ, phát triển cùng niềm hân hoan và năng lượng trong con người ở TPHCM. Tôi cũng thấy như vậy ở Hà Nội. Sự năng động trong các bạn quả là lớn, đặt biệt ở các bạn trẻ, và mỗi một lần tôi đến Việt Nam, tôi lại thấy các bạn thịnh vượng hơn lần trước. Có một nhà ga mới ở sân bay Nội Bài, một con đường cao tốc nối với sân bay. Hạ tầng ngày càng tốt hơn, và cửa hàng cửa hiệu trông phong phú hơn.
Năng lượng của các bạn tỏa ra thật nhiều, trên thực tế và trên mạng. Mọi người đang trao đổi ý kiến qua Internet theo cách chưa từng có trước kia. Điều đó cho tôi thấy những người trẻ ở đây có nhiều hy vọng và có kỳ vọng cao về tương lai.
Thực tế ở Việt Nam khiến tôi ngạc nhiên và vui thích, bởi cũng như nhiều người Mỹ, như Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, chúng tôi mong muốn Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, tôn trọng luật pháp và quyền con người. Chúng tôi muốn Việt Nam thành công, và nay khi trở lại đây, tôi cảm nhận được sức mạnh có thể đưa tới thành công của các bạn.
Vũ Lê/VnEx
========
(*) Ted Osius tên đầy đủ là Theodore G. Osius III, là Đại sứ của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông nguyên là viên chức Cơ quan dịch vụ nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và nguyên là phó giám đốc văn phòng các vấn đề Bán đảo Triều Tiên thuộc Vụ Đông Á và Thái Bình Dương tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông cũng từng là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ và là chuyên viên của Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington DC. Ông có nhiều kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam. Năm 1996 ông có mặt trong đoàn quan chức Hoa Kỳ đầu tiên tới Việt Nam kể từ khi quan hệ song phương được bình thường hóa Ông Osius đã hỗ trợ lớn cho công việc của ông Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao, và cùng ông đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa hai nước. Ông từng đại diện phó Tổng thống Mỹ Al Gore, tham gia đội chuẩn bị hiệp định thương mại song phương với Việt Nam. Ông đã tháp tùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm năm 2000 tới Việt Nam. Ông Osius đã từng đi bằng xe đạp hơn 1.930 km từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh. Ông hầu như đã đi khắp Việt Nam. Ông đã kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.
 
--------------

27 nhận xét:

  1. Đại sứ Hoa Kỳ muốn VN gần Mỹ nên nói thế, chứ lãnh đạo VN hiện nay không bao giờ muốn gần Mỹ. Họ chỉ muốn gần về kinh tế để vực dậy nền kinh tế đang xuống đáy thôi, còn mọi lĩnh vực khác thì không.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không nghĩ như bạn? Cái gì đến nó sẽ đến và phải cần thời gian !

      Xóa
    2. VN gần Mỹ như thế nào khi ý thức hệ đối kháng nhau. Gần Mỹ thì thế nào về nhân quyền, về dân chủ, làm sao còn độc tài toàn trị? Mỹ cũng đâu có bảo vệ ghế cho mấy lãnh đạo VN như Trung Quốc đâu. Như thế gần Mỹ có lợi gì cho các lãnh đạo mà phải gần, trừ kinh tế như TPP trong tương lai. Nhưng tình hình thế giới thay đổi, nhiều khi không muốn gần cũng không được nhưng không dễ dàng thay đổi kiểu như Myanmar.

      Xóa
    3. Cái xấu không thể tự sụp đổ. Nhưng ít ra việc có ý kiến trên này là bạn đã thoát khỏi thân phận nô lệ, càng nhiều càng tốt. Có tinh thần sẽ có hành động khi cần thiết.
      Giống như 1 cầu thủ không muốn đá cho đội bóng cũ nữa.

      Xóa
  2. Ted Osius và bất cứ đại sứ nào của Mỹ , đều có trình độ học vấn ( Thật ) rất cao , khả năng ngoại giao tuyệt vời , Ted Oisus trả lời phỏng vấn nhẹ nhàng mà vẫn bao hàm đầy đủ chính sách của Mỹ , Không như mấy ông lãnh đạo Việt Nam chỉ toàn tiếp xúc cử tri , gặp phóng viên nước ngoài thì lẩn như trạch vì dốt .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm gì dám "tiếp xúc cử tri", toàn "đại biểu cử tri" (không biết cái gì cả) được chọn trước để "tiếp xúc" thôi.

      Xóa
    2. Đại sứ Ted Osius làm gì bằng những lãnh đạo VN. Ông ấy đâu có bằng thạc sĩ, tiến sĩ gì đâu, đâu có học vị GS, PGS mà so. Lãnh đạo VN thì nào là bằng thạc sĩ, tiến sĩ, học vị GS, PGS đầy mình, nào lý luận chính trị cao cấp không đấy, hơn hẳn Đại sứ Mỹ mấy cái đầu thì sao dốt được.

      Xóa
  3. Tin nóng sốt : "Obama nhận tin mổ cướp nội tạng , QH Mỹ họp bất thường!" Http://kimdunghn.wordpress.com

    Trả lờiXóa
  4. Không biết chừng khi xãy ra trận chiến giữa TC và phe ̣Đồng minh, quân đội hèn với giặc ác với dân sẽ bị đưa lên tuyến đầu vì không thể nào chống lại LỆNH TRÊN , phải thực hiện chiêu bài “ chống Mỹ cứu Tàu "

    Trả lờiXóa
  5. Tôi tin 95 % dân VN muốn có quan hệ tôt với Mỹ là 1 thực tế khách quan của quá trình nhận thức đúng đăn và sáng suốt
    Vì lợi ích Việt - Mỹ và cả nhân loại tiến bộ
    Mỹ nên quan tâm đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào VN

    Trả lờiXóa
  6. Tôi tin 95 % dân VN muốn có quan hệ tốt với Mỹ là 1 thực tế khách quan của quá trình nhận thức đúng đăn và sáng suốt
    Vì lợi ích Việt - Mỹ và cả nhân loại tiến bộ
    Mỹ nên quan tâm đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào VN

    Trả lờiXóa
  7. Tinh hinh rat la tinh hinh. Giup no vuc day kinh te thi che do nay song dai dai va no van 'om chan' bon Tau, de no chet thi no cang om Tau chat hon
    Dan VN khong chi muon lam ban ma con muon lam cong dan My nua kia

    Trả lờiXóa
  8. Thằng Mỹ rất ngây ngô: Ai gần Mỹ? chỉ có người dân Việt mới cần Mỹ, và xích lại gần Mỹ khi "bạn vàng" của đảng càng ngày càng trắng trợn cướp Biển Đông, còn csVn không bao giờ cần Mỹ, nó cần TQ hơn để giúp cho nó độc tài toàn trị, chứ nó cần gì Mỹ, chẳng qua nó xun xoe với Mỹ để lừa dân và mặc cả với Tàu cộng mà thôi.
    (người viết là một đảng viên kết nạp trước trọng lú, nay đã bỏ đảng cả chục năm rồi)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nói qúa chính xác tâm địa và bản chất
      của giới chop bu CsVN.hiện nay.
      Họ chỉ vì ý thức hệ CS.chứ tồ quốc đối với
      bọn họ cũng như TỞ CÒ mà thôi !

      Xóa
  9. "Triết học Mác-Lê giúp cho cuộc sống", Trần Văn Bằng, 21 tuổi, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân, vừa đoạt giải Nhất chung cuộc Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hôm 19/5/2015 nói như vậy.
    Sinh viên năm thứ ba khoa Tài chính-Ngân hàng nói anh ta say mê môn triết học Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh ngay từ khi vào đại học.
    Năm 2013, Chính phủ Việt Nam còn ra Nghị định cho phép miễn học phí đối với sinh viên chuyên ngành Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để khuyến khích học ngành này.
    Tuy nhiên, cho dù có miễn giảm học phí, các bộ môn nói trên dường như vẫn không phải lựa chọn của nhiều sinh viên.
    Ngược lại, Trần Văn Bằng nói với BBC: "Khi vào trường đại học, tiếp cận các môn này là em thích ngay. Một phần cũng vì cô giáo đã truyền lửa cho bọn em".
    "Em thấy nó có ý nghĩa cho cuộc sống và cho em phương pháp làm việc khoa học hơn, cũng như nền tảng kiến thức để vận dụng các môn chuyên ngành vào cuộc sống."
    Bằng cho hay rằng việc vận dụng khoa học triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã giúp kết quả học tập của anh ta được nâng cao.
    Sinh năm 1994, sinh viên này quê ở Hải Dương. Anh ta khẳng định: "Em tin là chủ nghĩa Mác-Lê sẽ chiến thắng". Sinh viên này tâm sự sang năm 2016, khi tốt nghiệp, anh ta muốn được làm việc ở một ngân hàng. Anh ta nói việc anh ta say mê triết học Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ không khiến các nhà tuyển dụng ngại ngùng.
    Nhất là bộ phận tuyên giáo cộng sản.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề nghị bệnh viện Trâu Quỳ tes thần kinh cho tay sinh viên này ngay!

      Xóa
    2. Lú có chiền nhân rồi!

      Xóa
    3. Tuyển sinh viên này làm Dư Luận Viên ngay

      Xóa
    4. Trần Văn Bằng khi nộp đơn xin vào ngân hàng, muốn bị từ chối nhanh nhất, hãy khoe "Em say mê Mác, Lê Nin lắm!"
      (1 trưởng phòng Ngân hàng)

      Xóa
  10. https://www.youtube.com/watch?v=7dcypg4wRTw

    Phim Thảm Họa Bắc Thuộc sẽ phát hành bằng DVD và phổ biến trên Youtube ngày 20-6-2015. Quý vị cần DVD, xin gởi nhu cầu về vietnamfilmclub@aol.com. Vietnam Film Club

    Trả lờiXóa
  11. Nếu Mỹ và Thế giới muốn có Điện Biên Phủ trên Biển Đông, hãy viện trợ tối đa cho Việt Nam bằng rất nhiều hình thức. "Có bột mới gột nên hồ". Còn chần chờ gì nữa? Thưa ông Mỹ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kêu Mỹ viện trợ VN để đánh lại Mỹ à? Tàu thì bố ông trọng cũng không dám cãi, chứ đừng nói đánh nó.

      Xóa
    2. Ban co thay' may' ong csVN co chut tinh-than nao chung-minh cho nguoi ngoai thay ho muon danh Tau` khong ? Ban co thay' nguyen-phu-trong, phung-quang-thanh tuyen-bo "quyet-tam" cua minh` chua? Den gio nay` ca the-gioi nguoi-ta chi thay phat-ngon-nhan Le-hai-binh chi gio hai tay len "mua' " thoi Ban a.
      Hoa-ky danh' csTau` vi loi-ich cua con duong hang-hai tren BienDong, chu ho co can` cai' anh VN hen-ha kia dau^ nhe' ! Ban cu lam nhu csVN se "tiep-suc" vay...Oi troi` !

      Xóa
    3. Viện trợ nhiều để vào túi lãnh đạo CS chứ người dân được gì. Viện trợ nhiều để cũng cố sự độc tài xây dựng CNXH rồi chửi Mỹ? Viện trợ nhiều để xây thêm nhà tù giam giữ những người bất đồng chính kiến? Viện trợ nhiều để để cống cho TQ qua nhập siêu?

      Xóa
  12. Thật thương hại và tội nghiệp cho Cháu Trần Văn Bằng là NẠN NHÂN Thời Đồ đểu !
    http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/nam-sinh-21-tuoi-nghe-giang-khoa-hoc-mac-lenin-thay-am-nhac-1074061.htm

    Thương hại cho cháu Trần Văn Bằng !
    Nghe giảng Mác-Lê-Mao-Hồ thay nhạc băng
    Sinh viên khoa Ngân hàng - Tài chính
    Chuyến này Kinh tế Nước Việt vào Vĩnh hằng !
    Tội nghiệp cháu Bằng quá tin vào Bác
    Ký bài ''Địa chủ thật ác'' Ân nhân hóa nhăn răng !
    Khổ thân cho cháu Bằng loạn tâm thần đến thế
    Mong cha lẫn mẹ đưa đi khám Bác sĩ xem chăng ???
    Thần kinh nhồi sọ chắc Điện tử Tự do mất ổn định !!!
    Chạy chữa sớm cho cháu Bằng kẻo …mất thăng bằng .. ..
    Riêng cái Lão Giáo sư TƯƠNG LAI thiên tả thổ tả (1)
    Chắc cần tẩy não - lấy rác ra khỏi hộp sọ Lão chăng ? ? ?
    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    (1) ÔNG GIÁO SƯ CỘNG SẢN 56 NĂM TUỔI ĐẢNG ĐÃ SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG KHI ĐÁNH GIÁ THẤP VỀ KHẢ NĂNG, TÀI TRÍ CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC CHÚNG TÔI
    http://to-hai.blogspot.com/2015/05/nhat-ky-mo-lan-139-ong-giao-su-cong-san.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chế độ cs chỉ có thay thế vì không ai và không thể nào thay đổi nó được.
      Độc đảng là một con dao nhọn như lưỡi mác,
      Dao dù có sắc cũng không gọt được chuôi, huống hồ chỉ là lưỡi Mác nhọn đầu chỉ chọc tiết là gioỉ. Một đảng mà đòi làm sạch được mình à? có nhìn thấy bẩn đâu mà làm sạch, lấy gì mà làm sạch. Nói theo kiểu của ông Tương nai khác naò tổng TRọng nói "chỉnh đốn đảng" hay là ông nói giúp đảng để lừa dân? Nếu ông Tương lai không lừa dân thì chắc chắn ông ở trong đảng 58 năm nhưng chưa hiểu được bản chất của đảng cs-dù tôi vào đảng sau ông hàng hơn chục năm (đương nhiên là nay tôi đã bỏ đảng hơn chục năm rồi) nhưng tôi tin chắc chắn là tôi hiểu bản chất đảng csVN hơn ông Tương Lai.
      Xin hỏi ông Tưong nai: Nếu đảng "ta" là đảng "cách mạng" và có uy tín, năng lực thì sao đảng không dùng hình thức tranh cử bằng phiếu bầu? mà phải dùng bạo lực súng đạn bắn giết, với việc mê hoặc lôi kéo người dân qua những khâủ hiệu ngụy trang "giải phóng...., chống xâm lược, xóa bất công bóc lột"...
      Xin hỏi ông Tưong nai: Nếu đảng là "cách mạng" và có uy tín, năng lực thì sao phải đưa điều 4 vào hiến pháp, phải cấm đa đảng, phải tam quyền nhất đảng lập? phải làm trò mèo đảng cử bắt dân phải bầu?
      Bấy nhiêu thôi khi trả lời được là cũng đủ thấy rõ: BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CSVN LÀ MỘT TỔ CHỨC LƯU MANH LƯÀ ĐẢO, CƯỚP GIẬT, ĐỘC ĐẢNG TOÀN TRỊ THAM NHŨNG BÁN NƯƠC.
      Chính thế, ít nhất có 3 lần các Ông như đaị tá công an Nguyễn Đăng Quang, Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải, Tiến sỹ Nguyễn Quang A.... đòi gặp và chất vấn có truyền hình trực tiếp trên VTV1 với các ông TBT Trọng, CTQH Ng sinh Hùng mà mấy vị này không những không chấp thuận cho chất vấn, mà còn không thèm trả lời cho gặp hay không.
      Bế tắc về tính chính danh cướp và nắm giữ quyền của đảng csVN là nguyên nhân chính khiến tổng bt Trọng và chủ tịch qh Hùng không dám nhận lời với các nhân vật nói trên.
      Những nhân vật đòi gặp chất vấn NPT, NSH nói trên chưa phải là những người có trình độ lý luận uyên bác nhất của "các thế lực thù địch, phản động" của đảng mà các ông Hùng, Trọng đã ngọng rồi, huống hồ những vị khác uyên bác hơn còn chưa ra tay.
      Danh không chính nên ngôn của đảng không bao giờ thuận lòng dân.

      Xóa
  13. Tàu muốn chặn đường làm ăn của Mỹ , sau khi được Mỹ giúp cho nền kinh tế Tàu phát triển . Đặng tiểu Bình muốn Tàu âm thầm mà vươn lên . Nhưng Giang Trạch Dân lại muốn độc bá và Bành Trướng . Thế là bể bạc vì tham nhũng hối lộ tràn lan , kinh tế kiệt quệ và bắt đầu suy suỵ .

    Tập cận Bình nóng vội , đả hổ diệt ruồi gây thương tích nội tạng . Nhưng con đường khát dầu chẳng thể dừng lại trước một ập thể tư bản Đỏ Uỷ viên trung ương Đảng CS TQ . Dầu Tập được Obama ủng hộ , Tập vẫn phải xoay xở để hợp ý với kế hoạch tìm dầu do Chu vĩnh Khang cất công gian khổ tạo dựng . Chiếm Biển Đông là chiến lược được định sẵn từ lâu , hôm nay chỉ là bằng chứng để thuyết phục nhân dân Mỹ và Quốc hội Mỹ về tính chất hiếu chiến không hợp tác hoà bình cùng phát triển của TQ , sẽ gây nguy hiểm tác hại đến quyền lợi của Mỹ tại Đông Nam Á .

    Những điều này giúp cho chính quyền Obama đủ điều kiện mạnh tay nếu TQ không rút lại những tuyên bố về đường Lưỡi bò và không phận của TQ tại Biển Đông .

    VN không muốn đụng trực tiếp với TQ , không muốn mích lòng TQ . Nhưng VN không thể không hợp tác với Mỹ . Miếng mồi TPP , khai thác hải sản và dầu khí là sinh mệnh của dân tộc và cả chính quyền VN CS hiện nay đã buộc VN ở thế ngư ông đắc lợi . Ông Trọng phải đi Mỹ vì đây là ước muốn hợp lý của đa số Uỷ viên Trung ương Đảng và phải nhượng bộ về mặt tôn trọng nhân quyền nhiều hơn theo yêu cầu của Mỹ .

    Một xu thế của thời đại thể hiện rõ nét trên bàn cờ tranh chấp Biển Đông , dầu cho Đảng CS TQ hay ĐCSVN vẫn cố tình vin vào Mác , Mao , HCM , để duy trì con đường lãnh đạo độc tôn . Nhưng thực chất các ĐCS thế giới đều đang bị lép vế trước Khối Tư Bản thế giới nhằm mục đích bảo vệ và để tồn tại với các Uỷ Viên Tư Bản Đỏ từ Trung ương Đảng .

    Một ngày không xa , chính các thế lực Tư Bản Đỏ tại Trung Ương Đảng sẽ đòi hỏi và bùng nổ tạo nên Đa Đảng và chính họ sẽ là người lãnh đạo của các Đảng này . Một bước tiên khởi để xoá bỏ hình thức độc quyền lãnh đạo CS hiện nay . Chính là điều mà mọi người TQ lẫn VN chờ đợi và hy vọng .

    Sự xích lại gần Mỹ , học lấy kinh nghiệm điều hành đất nước theo thể chế dân chủ , tự do là điều cần thiết cho thời đại HCM hiện nay , phù hợp với hiến pháp VN 1946 chính HCM đã rút tỉa từ nền văn hoá Châu Âu đem về để xây dựng một VN sau khi thắng thực dân Pháp .

    Chúng ta đã mất 80 năm trăn trở vì nội chiến vì lệ thuộc bị TQ kìm kẹp . Bây giờ TQ đã lộ nguyên hình , chúng ta lại có cả một thế dựa vững chắc đa số đồng minh thế giới chống TQ bá quyền . Bỏ lỡ cơ hội này không những dại , mà còn phản bội lại ước mong của đa số dân Việt lẫn truyền thống chống giặc ngoại xâm phương Bắc , mà ông cha đã từng hy sinh và nhắc nhở .

    Trả lờiXóa