Nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Hoa Kỳ, Ngài Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, có bài viết
riêng cho Báo Đầu tư về triển vọng quan hệ của hai nước trong thời gian tới.
Tôi rất vinh dự được trở lại Việt Nam với tư cách là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Hoa Kỳ tại Việt Nam ,
đặc biệt là vào thời điểm hai nước chúng ta kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan
hệ ngoại giao.
Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là năm 1996 với tư cách
là một nhà ngoại giao làm việc dưới quyền ông Pete Peterson, Đại sứ Hoa Kỳ đầu
tiên tại Việt Nam. Sau đó, tôi làm việc tại TP.HCM và giúp thành lập Lãnh sự
quán của Hoa Kỳ tại đây.
Trong 20 năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa
Kỳ đã phát triển mạnh mẽ. Năm 2013, hai nước đã thiết lập Quan hệ Đối tác toàn
diện - một minh chứng cho sức mạnh của việc tôn trọng lẫn nhau và cam kết làm
sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương.
Có rất nhiều điều đáng tự hào khi chúng ta hồi tưởng
lại chặng đường 20 năm qua trong mối quan hệ kinh tế hai nước. Kể từ khi bình
thường hóa quan hệ vào năm 1995, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ đã tăng vọt từ mức 451 triệu USD lên gần 35 tỷ USD vào năm ngoái. Bên
cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân Việt Nam cũng đã tăng gấp bốn lần.
Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) có
hiệu lực từ năm 2001 là một mốc son lớn trong quan hệ hai nước. Hiệp định này
đã mở ra cánh cửa cho việc mở rộng tiếp cận thị trường và phát triển thương mại.
Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tiến thêm một bước lớn trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa mạnh mẽ hơn để đón nhận những dòng vốn đầu
tư mới.
Hướng tới tương lai trong 20 năm tới, chúng ta phải
dựa vào những nền tảng trên và thắt chặt quan hệ hợp tác hơn nữa. Để đạt được
mục tiêu này, chúng ta phải đạt được những tiến bộ trong 5 lĩnh vực trải rộng
trên nhiều ngành và là đòn bẩy cho hợp tác kinh tế. Việc đẩy mạnh các lĩnh vực
này sẽ giúp thúc đẩy Quan hệ Đối tác toàn diện mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký năm 2013.
Thứ nhất, chúng ta sẽ mở rộng hợp tác đầu tư và thương
mại song phương. Để làm được điều này, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) sẽ là một tác nhân tạo ra sự thay đổi. TPP là hiệp định đầy tham vọng của
thế kỷ 21 mà Hoa Kỳ và Việt Nam đang đàm phán với 10 quốc gia khác trong khu
vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật
Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. TPP sẽ tạo ra nhiều việc
làm và hỗ trợ tăng trưởng đối với cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ. TPP chứa đựng những
tiêu chuẩn cao về lao động và các cam kết lớn về môi trường, các quy tắc mới về
các doanh nghiệp nhà nước và khuôn khổ về sở hữu trí tuệ cân bằng và mạnh
mẽ. Hiệp định này tạo nền tảng cho Việt Nam phát triển một nền kinh tế số
thịnh vượng và cũng bao hàm nhiều cam kết về minh bạch... giúp tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong toàn khu vực.
Tất cả các yếu tố này sẽ giúp cải thiện môi trường đầu
tư của Việt Nam và giúp Việt
Nam
cạnh tranh tốt hơn trong một nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Những thay đổi tích
cực này đối với kinh tế Việt Nam
và môi trường thể chế sẽ có lợi cho các đối tác trong TPP, bao gồm cả Hoa Kỳ.
Về đầu tư, tôi thực sự hy vọng rằng, Hoa Kỳ sẽ trở
thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam
trong tương lai gần. TPP có sức mạnh thu hút nhiều dự án đầu tư mới của Hoa Kỳ
vào Việt Nam .
Ngay cả khi hiệp định này chưa được ký kết, thì mối quan tâm của các nhà đầu tư
Hoa Kỳ tiềm năng vào Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực vẫn tăng đáng kể. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tìm kiếm
cơ hội đầu tư tại Đông Nam Á và cũng đã vào Việt Nam do tác động tích cực sắp
tới về đầu tư của TPP.
Nói một cách đơn giản, TPP là công cụ tốt nhất để hai
nước chúng ta thúc đẩy hơn nữa quan hệ chiến lược và kinh tế. Hai chính phủ đã
nỗ lực đàm phán trong nhiều năm và các doanh nghiệp, người lao động và người
tiêu dùng sẽ được hưởng lợi rất nhiều, nếu như chúng ta có thể kết thúc đàm
phán TPP thành công trong tương lai gần.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ sẽ kết thúc đàm
phán TPP trong năm nay, giúp tất cả các thành viên của Hiệp định có cơ hội lớn
trong việc tiếp cận một thị trường chiếm 40% GDP toàn cầu và chiếm 1/3 kim
ngạch thương mại thế giới. Chúng ta đã đạt được thỏa thuận trong khá nhiều vấn
đề. Nhưng với bất kỳ cuộc đàm phán nào, thì những vấn đề cuối cùng thường là
những vấn đề khó nhất, đòi hỏi ý chí chính trị và nỗ lực. Chúng tôi đã thấy đối
tác Việt Nam
đặt trọng tâm vào việc đạt được những tiến bộ trong các vấn đề cuối cùng này.
Tôi hy vọng, tất cả các bên đều cùng nỗ lực hơn nữa trong các tháng tới.
Mục tiêu lớn thứ hai của tôi, cũng gắn chặt với TPP,
là phối hợp với Việt Nam
trong việc cải thiện quản trị. Việc tôn trọng tính thượng tôn pháp luật và nhân
quyền là những vấn đề cơ bản đối với Hoa Kỳ, gắn liền với nỗ lực của chúng ta
trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế. Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây,
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Kerry đã phát biểu rằng: “Việt Nam đã
chứng tỏ rằng, việc cởi mở hơn nữa là chất xúc tác lớn để tạo dựng một xã hội
giàu mạnh hơn và ngày nay Việt Nam có một cơ hội lịch sử để chứng minh điều đó
rõ ràng hơn”.
Thứ ba, tôi kỳ vọng hợp tác an ninh lớn hơn, đặc biệt
là các vấn đề trên biển. Hoa Kỳ có truyền thống hỗ trợ tự do hàng hải. Việt Nam có bờ biển
dài và đây là lĩnh vực tự nhiên để hai bên tham gia hợp tác mạnh hơn. Ngoài ra,
hai nước chúng ta nên cùng nhau hợp tác chặt chẽ hơn nhằm đối phó với các cuộc
khủng hoảng nhân đạo và thiên tai, nhằm giúp giảm nhẹ và thực hiện những nỗ lực
tìm kiếm, cứu hộ. Hoa Kỳ muốn hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện cam kết
tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Như vậy, việc hợp
tác lớn hơn giữa quân đội hai nước sẽ góp phần vào sứ mệnh đảm bảo hòa bình
trong khu vực. Và điều này sẽ dẫn đến các cơ hội kinh tế lớn.
Thứ tư, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể hưởng lợi từ
mối quan tâm chung trong lĩnh vực giáo dục chất lượng cao. Việt Nam sẽ có thể gia tăng số lượng sinh viên có
hiểu biết rộng về các thị trường quốc tế và giúp Việt Nam xây dựng
đội ngũ lao động chất lượng cao. Việt Nam đã đưa gần 17.000 sinh viên sang học
tập và nghiên cứu tại các trường đại học và cao đẳng của Hoa Kỳ. Con số này
được kỳ vọng sẽ tăng nhiều hơn nữa và Hoa Kỳ sẽ duy trì mức đầu tư vào giáo dục
tại Việt Nam, thông qua việc thành lập Đại học Fulbright tại Việt Nam cũng như
khuyến khích Việt Nam cải thiện việc đào tạo tiếng Anh. Các kỹ năng về tiếng
Anh là chìa khóa giúp Việt Nam
cạnh tranh thành công trong thế kỷ 21. Điều này đặc biệt quan trọng khi các
ngành công nghiệp của Việt Nam
đang ngày càng cần nhiều công nhân và nhà quản lý giỏi.
Cuối cùng, tôi muốn xây dựng quan hệ đối tác của chúng
ta trong các lĩnh vực môi trường, khoa học, công nghệ và y tế - những lĩnh vực
có rất nhiều tiềm năng ở Việt Nam .
Phát triển bền vững, tôn trọng môi trường, bảo tồn động vật hoang dã và quản lý
tốt tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho tăng
trưởng kinh tế.
Năm 2015, tôi và các bạn sẽ đón chào nhiều bạn
bè của Việt Nam, đó là những quan chức cấp cao, các cựu quan chức, các doanh
nghiệp tư nhân, viện nghiên cứu, sinh viên, nghệ sỹ và những người dân của Hoa
Kỳ. Họ sẽ giúp chúng ta ôn lại những thành tựu đã đạt được trong 20 năm qua và
giúp tạo dựng tương lai trong quan hệ hai nước trong 20 năm tiếp theo và hơn
nữa.
Cá nhân tôi sẽ thăm tất cả 63 tỉnh, thành phố của Việt
Nam, để nhấn mạnh cam kết đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi sẽ
xây dựng tương lai này trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, với mục tiêu
giúp Việt Nam đạt được mục tiêu là đối tác độc lập và giàu mạnh, tôn trọng nhân
quyền và thượng tôn pháp luật.
Tôi thật hân hạnh được đại diện cho Hoa Kỳ với tư cách
là đối tác tin cậy của một nước Việt Nam đang phát triển năng động và tạo điều
kiện cho mọi người dân khai thác hết tiềm năng của mình.
Ted Osius (Thanh Tùng chuyển ngữ)/ĐTO
---------------
"Quan hệ đối tác toàn diện" chưa hề có..xin kiểm tra lại bài dịch
Trả lờiXóaDù thế nào, sự có mặt của Mỹ tại VN hôm nay sẽ bảo đảm dân tộc này không bị diệt chủng.
Trả lờiXóaTuyên giáo ơi, "can thiệp" của Mỹ tại Iraq, Afghanistan (giống năm 1965 tại VN) sao không bị kêu là xâm lược?
Ted Osius đang đánh xì tố cho bài lật ngữa . Liệu Đảng có dám theo không ? Nhưng dân VN nghe như vầy hết thảy đều khoái tỉ !
Trả lờiXóaThật hư là chuyện khác . Ted O... ó..ò ..o ! Kiểu này cũng thiệt mệt , một TPP chạy theo cũng muốn rã chân , bây giờ thêm củ cà rốt " Mỹ đầu tư 100% vào VNN " thì lắc lư con cá vàng khiến cho dân Việt phải phê Ted như phê thuốc lào .
Nhưng với điều kiện gì ? Chứ kiểu như Ô bà Má khoái Điếu Cày thì xem bộ Dân ưng mà Đảng chẳng chịu . Tri nan hành dị , tưởng vậy nhưng không phải vậy . Bài học Miền Nam ở thế bị Mỹ triệt buộc sao hơi giống với hoàn cảnh Mỹ tuyên bố hôm nay .
Ngày xưa dân Nam khoái hoà bình , Mỹ biết thế nên tung con bài hiệp định 73 chẳng có gì trở ngại . Bây giờ Mỹ biết rõ Cộng Sản Việt cũng khoái tiền đô , dại chi không thả mồi bắt bóng . Xem ra nếu mình không có sức mạnh để tự chủ và hợp lòng dân , thì lãnh đạo sẽ trở nên quờ quạng .
Bởi thế cái tuyên bố của ông Trọng mới nhất chuẩn bị nhân sự cho đại hội sắp tới có vẻ lơ là với danh từ XHCN , định hướng và chỉnh đốn . Ôi ! Bà con xem ông Trọng đang buông lái , bỏ mặc thuyền trôi về xuôi giữa thác ghềnh trùng điệp .
Đối tác chiến lược thì chưa - nhưng đối tác toàn diện thì có rồi !
Trả lờiXóanếu mỹ trở thành nhà đầu tư số 1 thì đất nước ta dần dần thoát khỏi bàn tay bẩn thỉu của trung quốc
Trả lờiXóaToi rat muon My dau tu cho ' bon phan dong ' that nhieu. Nhu the thi ca My va nhan dan VN deu lai to, phai khong cac bac
Trả lờiXóa