Trang BVB1

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Chính quyền Hà Nội: Nhiều khuất tất, ứng xử bất nghĩa (!?)

Sau đó tôi đã nhận được 2 lần điện thoại do ông Quốc Văn, lúc đó là Giám đốc Ban Quản lý dự án này thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nói với tôi là: Hàn Quốc sẽ đến gặp bác để bàn bạc.
Mấy tháng sau không thấy gì, đồng thời lại thấy phía Hàn Quốc trưng bày dự án thành phố sông Hồng của họ tại nhà triển lãm thông tin Tràng Tiền. Thật bất ngờ là nhiều nhà khoa học và nhiều báo chí đều đến xem và đã lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng là dự án đó đã copy dự án của tôi...
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                           *************
Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2013
Kính gửi: Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị BCH TW Đảng Cộng sản VN
1. Đ/c Nguyễn Phú Trọng - Tổng BT BCH TW Đảng CSVN
2. Đ/c Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN VN
3. Đ/c Trương Tấn Sang        - Chủ tịch nước CHXHCN VN
4. Đ/c Nguyễn Tấn Dũng       - Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN VN
5. Đ/c Tô Huy Rứa                - Trưởng BTC TW Đảng CSVN
6. Đ/c Lê Hồng Anh  - Thường trực Ban Bí thư TW Đảng CSVN
7. Đ/c Ngô Văn Dụ    - Trưởng Ban Kiểm tra TW Đảng CSVN
8. Đ/c Lê Thanh Hải  - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh
9. Đ/c Phạm Quang Nghị      - Bí thư Thành ủy TP Hà Nội
10. Đ/c Đinh Thế Huynh       - Trưởng Ban Tuyên giáo TW Đảng CSVN
11. Đ/c Tòng Thị Phóng        - Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN VN
12. Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH nước CHXHCN VN
13. Đ/c Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng CP nước CHXHCN VN
14. Đ/c Trần Đại Quang        - Bộ trưởng Bộ Công an nước CHXHCN VN
15. Đ/c Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng BQP nước CHXHCN VN
16. Đ/c Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam
Tên tôi là Vũ Văn Thơ - Bút danh là Văn Thơ, 75 tuổi.
Hộ khẩu thường trú tại: Số 12, ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Là họa sĩ - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Tôi xin trình bày với các đồng chí một việc như sau:
Năm 2005 tôi có trình lên UBND TP Hà Nội dự án: “Thành phố sông Hồng” và dự án: “Điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng và sông Đuống, đoạn chảy qua Thủ đô Hà Nội”.
Ngay ngày hôm đó đồng chí Đỗ Hoàng Ân - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã xin đến nhà gặp tôi và đồng chí đã đánh giá rất cao dự án của tôi. Đồng thời giới thiệu tôi gửi dự án đến một số cơ quan, trong đó có Viện Khoa học Thủy lợi để xin ý kiến. Ngày 30/6/2005 Viện Khoa học Thủy lợi đã có công văn số 880/CV-VKHTL gửi cho tôi trong đó có câu: “Viện Khoa học Thủy lợi rất đồng tình với ý tưởng của tác giả Văn Thơ”, sau đó tôi đã hoàn thiện 2 dự án này và được Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả tháng 11/2005 cho dự án: “Thành phố sông Hồng” và tháng 5/2006 cho dự án: “Điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng và sông Đuống, đoạn chảy qua Thủ đô Hà Nội”. Cũng thời gian này, tháng 5/2006 đồng chí Đỗ Hoàng Ân và ông Lee Myung Park, Thị trưởng Seoul (sau đó ông này là Tổng thống của Hàn Quốc) ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch cải tạo và phát triển 2 bên bờ sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Tôi xin gửi đến các đồng chí bản tin trên mạng đã đưa tin ngay lúc đó. Trong đó có nói: “Dự án xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ Văn Thơ đã được đăng ký và chứng nhận bản quyền tác giả”.
Sau đó tôi đã nhận được 2 lần điện thoại do ông Quốc Văn, lúc đó là Giám đốc Ban Quản lý dự án này thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nói với tôi là: Hàn Quốc sẽ đến gặp bác để bàn bạc.
Mấy tháng sau không thấy gì, đồng thời lại thấy phía Hàn Quốc trưng bày dự án thành phố sông Hồng của họ tại nhà triển lãm thông tin Tràng Tiền. Thật bất ngờ là nhiều nhà khoa học và nhiều báo chí đều đến xem và đã lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng là dự án đó đã copy dự án của tôi.
Một số cuộc hội thảo và họp để giải quyết vấn đề này. Cục Bản quyền tác giả đến dự đã kết luận là có việc Hàn Quốc đạo dự án của tôi và đề nghị tôi đưa ra pháp luật. Tôi cũng đã làm việc với một số Công ty luật nước ngoài. Ngay sau đó Hàn Quốc đã rút lui và bỏ phương án giống của tôi. Sau đó một thời gian Hàn Quốc đã đưa ra một phương án mới khác làm theo sông Hàn và đã trưng bày tại nhà thi đấu Quần Ngựa một năm trời. Nhiều ý kiến phản bác của giới khoa học là dự án này không có cơ sở khoa học vì sông Hồng dữ dội chứ không như sông Hàn…
Sau đó năm 2009 Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam đã tổ chức 2 cuộc hội thảo vào ngày 10/9/2009 và ngày 8/10/2009. Tất cả các nhà khoa học đều phản bác phương án của Hàn Quốc và đánh giá cao dự án của tôi. Tôi xin gửi đến các đồng chí bản sao “Báo cáo chuyên đề đánh giá các ý kiến của các nhà khoa học và lãnh đạo các cấp về dự án”, bản báo cáo này đã được gửi đến một số đồng chí lãnh đạo và một số cơ quan của Nhà nước. Ngay sau đó tháng 11/2009 thường trực Chính phủ đã tổ chức duyệt phương án của Hàn Quốc. Trên các phương tiện thông tin đã đưa tin ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội thảo là: “Phương án Hàn Quốc không trị thủy được sông Hồng” nên không dùng được.
Sau khi tổ chức duyệt Dự án đó 2 ngày thì có cô Bảo Nga - Phóng viên của báo Hà Nội mới đến gặp tôi phỏng vấn để viết bài cho số Tết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tôi có thắc mắc với cô Bảo Nga là: “Tôi được biết trong một hội nghị giao ban của Tuyên giáo TP Hà Nội trước các nhà báo có phổ biến là báo chí Hà Nội không được đưa gì về ông Văn Thơ”. Cô Bảo Nga có nói là bây giờ đã thay đổi rồi chú ạ, không dùng được phương án của Hàn Quốc mà chuyển sang dùng phương án của chú. Đây là lệnh ở trên giao cho Tổng Biên tập Báo của cháu phải viết bài về chú để đăng vào báo số Tết này. Tôi xin gửi đến các đồng chí bài báo đó, trong đó có câu: “Mới đây nhất tại cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức đề án đã nhận được hàng loạt ý kiến ủng hộ từ phía các nhà chuyên môn”.
Ngày 28/2/2011 UBND TP Hà Nội ra quyết định số 959/QĐ-UBND: “Về việc phê duyệt chi tiết chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng, sông Đuống”. Tôi xin gửi đến các đồng chí quyết định đó. Trong đó nếu các đồng chí so sánh giữa hành lang thoát lũ này với 2 đại lộ bên sông Hồng và sông Đuống của tôi thì hầu như trùng lắp, có thay đổi vài chỗ cốt để không trùng lặp tuyệt đối.
 Tiếp đó trên báo An ninh Thủ đô ngày 29/10/2012 có đăng bài: “Lập quy hoạch đô thị sông Hồng”, tôi cũng xin gửi tới các đồng chí bài báo đó. Nội dung dự án này chắc cũng thấy trùng với nội dung dự án của tôi.
Gần đây nhất Hội đồng nhân dân TP Hà Nội có đưa tin: Chiều 3/12/2013 HĐND  TP Hà Nội thông qua nghị quyết: “Quy hoạch đê điều trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Tôi xin gửi đến các đồng chí bài báo: “Hàng vạn hộ dân ngoài đê sẽ được xây nhà” đăng trên báo Tiền phong số ra ngày 4/12/2013. Trong đó có câu: “Đã nghiên cứu rất kỹ dự án của Hàn Quốc”… và sẽ triển khai ngay. Tôi được biết nó sẽ lại giống dự án của tôi theo những nguồn tin mà tôi nghe được. Song nội dung bài báo này nói rất loanh quanh với mục đích gì đây? Coi chừng bài báo này sẽ gây một vụ sốt đất ngoài bãi sông Hồng.
Tôi không hề thấy nói ai, cơ quan nào thiết kế dự án này. Một dự án lớn như vậy không có tác giả cũng không triển lãm cho nhân dân được biết là vì sao. Luật về bản quyền và sở hữu trí tuệ đã có rồi. Trước đây Hà Nội đã dung túng cho phương án Hàn Quốc copy phương án của tôi, đã mất bao nhiêu thời gian và tiền của đầu tư gây lãng phí.
Tôi tha thiết đề nghị các đồng chí xem xét và chỉ đạo làm rõ vấn đề này. Đây là một dự án lớn của Thủ đô và cả nước, tôi cũng mong các đồng chí cho thư ký đọc trên mạng mục “Họa sĩ Văn Thơ” để rõ thêm sự việc này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người viết đơn
Vũ Văn Thơ
-------------------/
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*************
Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2015
Kính gửi: Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị BCH TW Đảng Cộng sản VN
1. Đ/c Nguyễn Phú Trọng - Tổng BT BCH TW Đảng CSVN
2. Đ/c Nguyễn Tấn Dũng       - Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN VN
3. Đ/c Trương Tấn Sang        - Chủ tịch nước CHXHCN VN
4. Đ/c Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN VN
5. Đ/c Tô Huy Rứa                - Trưởng BTC TW Đảng CSVN
6. Đ/c Lê Hồng Anh  - Thường trực Ban Bí thư TW Đảng CSVN
7. Đ/c Ngô Văn Dụ    - Trưởng Ban Kiểm tra TW Đảng CSVN
8. Đ/c Lê Thanh Hải  - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh
9. Đ/c Phạm Quang Nghị      - Bí thư Thành ủy TP Hà Nội
10. Đ/c Đinh Thế Huynh       - Trưởng Ban Tuyên giáo TW Đảng CSVN
11. Đ/c Tòng Thị Phóng        - Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN VN
12. Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH nước CHXHCN VN
13. Đ/c Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng CP nước CHXHCN VN
14. Đ/c Trần Đại Quang        - Bộ trưởng Bộ Công an nước CHXHCN VN
15. Đ/c Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng BQP nước CHXHCN VN
16. Đ/c Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam
Tên tôi là Vũ Văn Thơ - Bút danh là Văn Thơ, 77 tuổi.
Hộ khẩu thường trú tại: Số 12, ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Là họa sĩ - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Tôi xin trình bày tiếp với các đồng chí một việc như sau:
Ngày 7/12/2013, tôi đã có đơn gửi đến các đồng chí trình bày sự việc chính quyền Hà Nội đã cố tình lén lút đạo dự án của tôi. Tôi được biết việc làm khuất tất đó đã bị dừng lại. Bản thân tôi chưa nhận được một hồi âm nào từ phía các đồng chí. Ngoại trừ trường hợp đồng chí Trần Đại Quang gửi lại tôi tập hồ sơ đó với lý do là không phải trách nhiệm của đồng chí đó.
Ngày 27/1/2015 vừa qua trên Đài Truyền hình Hà Nội có sự xuất hiện của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói về việc nghiên cứu xây dựng đường từ cầu Nhật Tân về trung tâm Ba Đình và mở rộng đường từ cầu Long Biên (dốc Bác Cổ) đến cầu Vĩnh Tuy. Tiếp đó số báo Hà Nội Mới 16505 thứ tư ngày 28/1/2015 đã đăng lại nội dung đó. Tôi xin gửi đến các đồng chí bản photo bài báo đó.
Tôi xin nói rõ ý tưởng chủ đạo của tôi trong dự án: “Điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng và sông Đuống đoạn chảy qua Thủ đô Hà Nội” là bỏ toàn bộ đê cũ và hình thành đê mới (kè kiêm đại lộ) trên phạm vi 40km trên sông Hồng và 25km trên sông Đuống. Dự án này lần trước tôi đã gửi đến các đồng chí. Từ trước tới nay có tới hơn hai chục án về chủ đề này, trong đó có nhiều dự án của nước ngoài nhưng không hề có dự án nào có giải pháp táo bạo như dự án của tôi trừ trường hợp dự án của Hàn Quốc là đạo dự án của tôi mà thôi.
Trong nội dung bài báo đó là làm Đại lộ nằm phía ngoài bãi sông của khu vực này. Đây là ý tưởng trùng lặp với ý tưởng của tôi - nói cách khác đây cũng là dự án đạo dự án của tôi dù là một phần.
Thưa các đồng chí! Từ khi tôi đưa ra dự án này đến nay đã hơn chục năm. Tôi không hiểu chính quyền Hà Nội đã lờ đi không một lần hồi âm trước mọi đề nghị của tôi mà luôn tìm cách để đạo dự án của tôi, hết tạo điều kiện cho Hàn Quốc copy rồi chính Hà Nội dùng mọi cách bỉ ổi để copy. Một chính quyền của Thủ đô lại dám công khai làm mọi cách để đạt mục đích hèn mọn thế sao? Đã kéo dài hơn chục năm rồi kể từ khi tôi đưa ra dự án, hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống nhân dân xây dựng bao nhiêu nhà cửa, chùa chiền nếu phải giải tỏa theo dự án sẽ lãng phí biết bao nhiêu tiền của của nhân dân và Nhà nước?
Hà Nội đã thực hiện một phần ý đồ đạo dự án của tôi như đã kè một nửa phía Bắc bãi đất nằm dưới gầm cầu Nhật Tân theo đúng sơ đồ bờ kè tôi đã vẽ trong dự án của mình. Đã kè một phần Đền Ghềnh và chùa Bồ Đề. Cầu Đông Trù thiết kế theo kiểu mái vòm cũng giống như ý tưởng trong bản thiết kế của tôi đã gửi các đồng chí.
Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 15/NQ-TW của Bộ Chính trị năm 2000 đều đã nói rõ nhiệm vụ chỉnh trị sông Hồng và quy hoạch khai thác hai bên sông Hồng.
Song Hà Nội cớ sao mà lại thực hiện các Nghị quyết đó một cách vô trách nhiệm như vậy, coi thường cả pháp luật, trong đó có luật sở hữu trí tuệ… Với mục đích gì đây? Tôi không thể hiểu nổi.
Cũng trong thời gian qua tôi đã nghiên cứu và đưa ra: “Phương án thiết kế trị hạn sông Hồng”, bổ sung cho phương án thành phố sông Hồng trước đó cho được hoàn chỉnh. Lần này tôi xin gửi đến các đồng chí phương án đó. Phương án này đã được trình bày trong cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam và Hội Tưới tiêu đồng tổ chức năm 2010 tại khách sạn Tây Hồ.
Một lần nữa tôi tha thiết đề nghị các đồng chí xem xét chỉ đạo làm rõ việc làm khuất tất của chính quyền Hà Nội. Tôi cũng đề nghị Nhà nước sớm phê duyệt dự án để đưa vào triển khai vì đến nay đã quá muộn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
               Người viết đơn
                 Vũ Văn Thơ


----------------/
ỨNG XỬ BẤT NGHĨA CỦA “ĐẦY TỚ NHÂN DÂN” Ở THỦ ĐÔ NGÀN NĂM VĂN HIẾN
* Nguyễn Đông Phong
Văn Thơ là một họa sĩ có tài. Ông đã có nhiều tranh sơn mài khổ lớn được chọn treo ở Phòng họp Bộ Chính trị, Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ở Văn phòng Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội và ở Văn phòng nhiều bộ, ngành… Tranh của ông được giới sưu tầm trong nước và ngoài nước săn tìm ở các gallery hoặc tìm đến tận nhà riêng họa sĩ để được thưởng ngoạn hoặc sở hữu những bức tranh họ hâm mộ.
Dường như ở con người nghệ sĩ Văn Thơ luôn luôn thường trực một nguồn xung lực tư duy mạnh mẽ, táo bạo, đột phá; một sức tưởng tượng bay bổng vượt khỏi những khuôn mẫu có sẵn. Chẳng vậy mà, do sự mách bảo của thẳm sâu tâm lý sáng tạo ( hay trực giác tâm linh ), ông đã tạm gác cây cọ và giá vẽ, dành nhiều năm nghiên cứu về các lĩnh vực thủy lợi, khí tượng thủy văn, địa mạo địa chất, xây dựng, kiến trúc, giao thông (bộ và thủy),quy hoạch đô thị… ; gặp gỡ các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia thuộc các chuyên ngành trên để học hỏi và tìm đọc các sách chuyên luận của họ. Ông cũng dành nhiều thời gian đi thực địa quan sát, đo đạc, tiếp xúc tìm hiểu cảnh quan môi trường và cuộc sống của cộng đồng cư dân hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống đoạn chảy qua Hà Nội…
Kết quả là sau nhiều năm tháng miệt mài học hỏi, nghiên cứu, ông đã xây dựng và trình lên các cấp lãnh đạo Hà Nội và Trung ương hai dự án đồ sộ về Hà Nội. Họa sĩ Văn Thơ coi đây là nghĩa vụ, trách nhiệm của một trí thức đảng viên của Đảng góp phần thực hiện Quyết đính số 108/1998/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 15/NQ-TW của Bộ Chính trị ( ban hành năm 2000). Hai văn bản này đều nêu rõ nhiệm vụ chỉnh trị sông Hồng và quy hoạch, khai thác hai bên sông Hồng. Đó là các Dự án:
- Dự án “Thành phố sông Hồng” (được Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy chứng nhận bản quyền tháng 11/2005).
- Dự án “Điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng và sông Đuống đoạn chảy qua Thủ đô Hà Nội” (được cấp giấy chứng nhận bản quyền tháng 5/2006).
Sau khi hai Dự án trên được trình bày với UBND thành phố Hà Nội,ngay ngày hôm sau, ông Đỗ Hoàng Ân  ( lúc ấy là Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) đã đến nhà riêng gặp gỡ động viên và đánh giá rât cao Dự án của họa sĩ. Ông Ân còn gợi ý và giới thiệu để họa sĩ gởi Dự án đên một số cơ quan, trong đó có Viện Khoa học Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) thẩm định và đánh giá.Ngày 30 tháng 6 năm 2005, Viện Khoa học Thủy lợi đã có công văn số 880/CV/VKHTL gửi họa sĩ, trong đó có câu: “Viện Khoa học Thủy lợi rất đồng tình với ý tưởng của tác giả Văn Thơ”. Trên cơ sở góp ý của Viện KHTL, họa sĩ tiếp tục hoàn thiện các Dự án và đã được cấp bản quyền như đã nói ở trên (1).
           Được biết trong thời gian này, ông Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Đỗ Hoàng Ân đã ký với ông Thị trưởng Thành phố Seoul Lee Myung Park ( sau này trở thành Tổng thống Hàn Quốc) một thỏa thuận hợp tác quy hoạch, cải tạo và phát triển hai bên bờ sông Hồng. Kinh phí cho Dự án này là 5 triệu USD, trong đó Seoul góp 4.500.000 USD, Hà Nội góp 500.000 USD. Seoul sẽ cử các chuyên gia sang hỗ trợ Hà Nội.
Ít lâu sau đó, Đoàn chuyên gia Hàn Quốc đưa ra hai Dự án chỉnh trị sông Hồng, một được triển lãm ở nhà triển lãm thông tin Tràng Tiên, một được triển lãm ở nhà thi đấu Quần Ngựa (Hà Nội). Nhưng cả hai Dự án này đều bị gác lại do vẫn cóp nhặt ý tưởng trong Dự án của họa sĩ Văn Thơ và nhất là không trị thủy dược sông Hồng mà một thời báo chí đã nhất loạt phản ánh sôi động trước dư luận. Bẵng đi một thời gian, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, nhận chỉ đạo của cấp trên, báo Hà Nội mới đã cử phóng viên phỏng vấn và viết bài giới thiệu các Dự án của họa sĩ Văn Thơ đăng trên số báo TẾT năm đó. Một động thái cho thấy Dự án của họa sĩ được chấp thuận. Nhưng rồi sau đó người ta lại cố tình bỏ quên!?
 Tiếp đến có hai sự kiện đáng chú ý:
1-- Ngày 3 tháng 12 năm 2013, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy hoạch đê điều trên địa bàn đến năm 2930, tầm nhìn đến năm 2950. Hôm sau (4/12/2013) báo Tiền phong giật tít “ Hàng vạn hộ dân ngoài đê sẽ được xây nhà” và cho biết nếu được phê duyệt Dự án có thể được triển khai ngay đầu năm 2014. Dự án này không được chấp thuận cũng vì có đạo ý tưởng của họa sĩ Văn Thơ.
2 – Đầu năm 2015, Thường trực Hội đồng Chính phủ trực tiếp nghe Chính quyền Hà Nội trình bày Phương án xây dựng đường từ cầu Nhật Tân về Trung tâm Ba Đình và mở rộng đường từ cầu Long Biên (dốc Bác Cổ) đến cầu Vĩnh Tuy. Kết luận cuộc họp, Thủ tướng đã tuyên bố gác lại Phương án này vì thực chất cũng vẫn đạo ý tưởng của Dự án Văn Thơ( theo từng phân khúc) (2).
Lực lượng nào, nhóm lợi ích nào đã cản trở, vùi dập hai Dự án của họa sĩ Văn Thơ?
Hướng đên kiến tạo và phát triển nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức, dứt khoát phải khai thác, phát huy triệt để chất xám trong nguồn lực các tầng lớp nhân dân. Từ đó rất cần thiết phải cổ vũ cho sự sáng tạo, cho những tư duy đột phá, cho những lựa chọn đôi khi mạo hiểm. Cuộc sông mới đòi hỏi các nhà quản lý cũng phải mạnh mẽ đổi mới tư duy, dám chấp nhận những sáng tạo đột khởi đã được các nhà khoa học chuyên sâu đánh giá cao, cho dù đó là sáng tạo của một người.
Thực tiễn cho thấy, đã có rât nhiều thành tựu của các nhà nghiên cứu và sáng chế không chuyên đóng góp thiết thực, to lớn cho phat triển kinh tế-xã hội mà sản phẩm không chỉ cung cấp ở trong nước, còn xuất khẩu được tín nhiệm ở nước ngoài. Ngày 12 tháng 5 năm 2015 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt và tôn vinh 63 nhà nghiên cứu sáng chế không chuyên và cổ vũ cho phong trào nghiên cứu trong nhân dân. Ông cũng nhắc nhở các nhà quản lý, các cơ quan khoa học phải sớm phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiên cứu không chuyên này.
Thiết nghĩ họa sĩ Văn Thơ, một trí thức được đào tạo bài bản, một người ham học hỏi, có phương pháp tự đào tạo thích hợp, đã dám dấn thân nghiên cứu đề tài mới lạ với một quyết tâm rất cao, cuối cùng đã trình làng hai sản phẩm được các nhà khoa học chuyên sâu, dư luận báo chí và nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Có thể nói ông đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu cơ bản( R) (thiết kế sơ bộ): rồi đây nếu được duyệt,các nhà khoa học chuyên ngành sẽ làm tiếp những công việc nghiên cứu triển khai (D) (thiết kế kỹ thuật) và ứng dụng (A) (thiết kế thi công). Một Thủ đô Hà Nội mới hiện đại, văn minh, hoành tráng, thơ mộng sẽ soi bóng kiều diễm hai bên bờ sông Hồng hiền hòa bền vững.
          Tại sao hai dự án đồ sộ của một nghệ sĩ đầy tâm huyết, nặng lòng với Hà Nội như vậy mà lại bị “bỏ quên” và rồi lại bị copy ý tưởng? Mà không phải chỉ một lần?Thật khó hiểu?
Giới lãnh đạo Hà Nội –những “công bộc” của dân, quả là còn mắc nợ quá nhiều chuyên với nhân dân và giới trí thức! Nào việc chặt cây hủy hoại môi trường; việc để cho nhóm DLV có số má phá bĩnh không cho những người yêu nước đến đặt vòng hoa và thắp hương nơi bức tượng Vua Lý Thái Tổ và nơi tượng đài các cảm tử quân bên Hồ Hoàn Kiếm  trong khi họ chỉ nhằm tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh ở Quần đảo Hoàng Sa ( năm 1974) và ở Đảo Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa (năm 1988) để giữ biển trời Tổ quốc Việt Nam.
Nhân dân, giới trí thức Thủ đô và cả nước cứ dài cổ mà trông chờ sự giải trình công khai minh bạch của các ngài “công bộc” Hà thành với lời hứa của họ là sẽ xử lý nghiêm những sai phạm trong các vụ việc nói trên…(3).
Bao giờ cho đến ngày xưa?!
            N. Đ. P
----------------------
(1) Bạn đọc có thể vào trang webHọa sĩ Văn Thơtìm hiểu để rõ hơn lai lịch vấn đề được đề cập.
(2) Báo Bảo vệ pháp luật ( cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) đã đăng 3 bài liên tiếp vào các ngày 17,20,27/3/2015 phê phán việc này và ủng hộ họa sĩ Văn Thơ.    
(3) Họa sĩ Văn Thơ đã có hai thư (được công bố trên mạng Boxite) gửi đến từng Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN đề nghi được xem xét, chỉ đạo giải quyết công tâm, minh bạch vụ việc này.
** / From: Nguyen Ngoc Son <nn_son@yahoo.com> và Nguyen Binh Nguyen nguyenbinh.translator@gmail.com>/
-------------

14 nhận xét:

  1. tập thể lý thông không cướp thì cũng ăn cắp

    Trả lờiXóa
  2. Bộc lộ rõ hơn về bản chất của đảng!

    Trả lờiXóa
  3. ôi nhưng hy vọng nhỏ nhoi của các bác không thành hiện thực ở xã hội này đâu

    Trả lờiXóa
  4. That la toi te ko biet noi sao 1 CQ tu tren Xuong duoi Cai tri mot dat nuoc ma vo liem si nhu vay .luong leo vay ma .Doi hoi nguoi dan phuc sao cho Duoc .Lai con tu Xung tri tue..Dao duc CM.v..v.. Thua xa 1lu cuop .tuy vay no con co it liem si cua dong dang no.

    Trả lờiXóa
  5. "Chuyện thường ngày ở Huyện" Dziên Nản Đỏ!

    Trả lờiXóa
  6. Đây là một trong hàng triệu cách hành xử , việc làm DỐI TRÁ , LỪA LỌC , LƯU MANH , BẤT MINH ... của các cơ quan công quyền , cơ quan đảng ( tuyên giáo , tuyên huấn ) đối với nhân dân . Một chứng minh hùng hồn cho sự bất tín của người dân đối với đảng CS , chính quyền các cấp của nhà nước Việt nam . Nói không đi đôi với Làm đó là bản chất của những người mang danh " cộng sản Việt nam " ! Một bộ phận không nhỏ ( nói như ông tổng Lú ) quan chức - đảng viên không khác gì lũ " mafia đỏ " !

    Trả lờiXóa
  7. Chinh quyen Ha noi la tap trung nhung 'tinh hoa' cua chinh quyen CS

    Trả lờiXóa
  8. Đảng viên thườnglúc 20:04 26 tháng 5, 2015

    Tôi chỉ biết nói với tập thể lãnh đạo Hà nội cần làm sáng tỏ vấn đề “ Họa sĩ Văn Thơ “không thì Dân họ oán lắm lắm, anh Tảo và anh Nhị cần phê và tư phê nghiêm túc vào nhé

    Trả lờiXóa
  9. Nhưng tốt nhất là đừng can thiệp quá sâu vào dòng chảy sông Hồng. Nhiều nhà cao tầng ngoài bãi sông như mô hình thì quả là lo ngại. Từng đo khối bê tông đè xuống lòng sông, bao nhiêu cọc bề tông được nhồi xuống lòng sông thì lòng sông ở dòng chảy sẽ biến dạng. Tôi không đồng tình việc UBND TP Hà Nội lấy dự án của người khác gắn mác ngoại, nhưng tôi cũng không đồng tình với dự án thành phố trên sông Hồng. Nó khác chi thành phố trên sông của Đồng Nai đang bị dư luận phê phán. Hãy cứ để những bãi bồi cho dân trồng hoa màu, để dòng chảy tự nhiên như nó vốn có. Nếu có can thiệp thì nên nạo vét sao cho không để sói mòn bờ sông. Bê tông hóa các bãi bồi trên sông là việc làm hủy diệt môi trường sống tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy, đặc biệt là mùa lũ.

    Trả lờiXóa
  10. Trương Minh Tịnhlúc 04:50 27 tháng 5, 2015

    Đâu phải bất nghĩa với chỉ mình bác Thơ.Với cả toàn dân kia kìa.
    Khi cần dân lao vào lữa đạn để chết thì nói "ra ngõ gặp anh hùng". Khi dân hỏi tự do hạnh phúc dân chủ đâu thì nói "còn ngu lắm,chưa đủ điều kiện để hưỡng".

    Trả lờiXóa
  11. Thật ngu xuẩn lấy Bất động sản làm ngành kinh tế. Có rất nhiều cái chết (nhgĩa bóng và đen) cho những ai lao vào "mặt trận" này!

    Trả lờiXóa
  12. Chúng nó là một lũ cướp ngày rồi họa sĩ Văn Thơ ơi !

    Trả lờiXóa
  13. Một thằng ngang nhiên "cướp chính nhà" của người khác. Sau đó tất yếu sẽ làm bậy suốt đời! Bản chất của nó mà! Cho đến khi nó bị Trời tru, Đất diệt!

    Trả lờiXóa
  14. Cái dự án của họa sĩ Văn Thơ chỉ là một ý tưởng lãng mạn, nhưng các quan chức Hà Nội nhìn vào đó thấy ....sông hóa vàng nên ăn cắp ý tưởng, mời chào mấy con buôn Hàn Quốc vào để biến ý tưởng thành vàng thật, dollar xanh hẳn hoi. Nên nhớ, Hàn Quốc cũng từ một nước ngheo khổ đi lên. Xã hội Hàn Quốc cũng rất nhiều những tội phạm, đặc biệt là tội phạm kinh tế rút ruột túi dân và túi nhà nước.
    Tôi hoan nghênh ý tưởng của họa sĩ Thơ về một khu đô thị, nhưng nó nằm trên sông thì tôi hoàn toàn không đồng ý.
    Tác động môi trường sẽ rất lớn nếu ý tưởng lãng mạn của nghệ sĩ được thực hiện. Lòng sông Hồng chật hẹp, mùa lũ mới kinh khủng làm sao. Ai đã từng chứng kiến mùa lũ năm 1972 (hoặc 1973) thì sẽ không bao giờ chấp nhận dự án làm đô thị ngoài bãi sông Hồng. Năm đó, nước mấp mét mặt đê con trạch, có chỗ chỉ còn 20 cm nữa là nước sông tràn vào nội đô. Chỉ cần 1 thước đê bị nứt vỡ khi đó thì cả đoạn đê dài sẽ vỡ theo và nhấn chìm Hà Nội đến tầng 2, tầng 3 của các tòa nhà.
    Thôi để dành dự án đến cuối thế kỷ này nếu nước ta có "CNXH hoàn thiện" thì hãy làm, vì lúc đó ta còn giàu hơn cả Mỹ, cả Tàu bây giờ. "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" muốn gì mà chả có. Còn bây giờ, tôi lạy các quan Hà Nội hãy để cho dòng sông Hồng được yên, không di dân bớt vào trong đê được thì chớ, đừng có động vào nó nữa, sự giận dữ của sông Hồng khi bị con người bóp nghẽn nó sẽ làm cho cả một vùng Bắc bộ đi ăn mày đấy!

    Trả lờiXóa