Trang BVB1

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Bác Trọng hãy quyết đoán như bác Năm Công

Chủ tịch Võ Chí Công thăm ruộng lúa khoán của dân
* VŨ CAO ĐÀM
Ông Võ Chí Công, dân gọi là Bác Năm Công, cũng được dân chúng gọi bằng một cái tên rất gần gũi, bằng tiếng Pháp, là “Bon papa”, nghĩa là “Người cha tốt bụng”. Nhưng khi nói “Bon papa”, đôi khi người ta nói với sắc thái châm biếm, để chỉ những người đàn ông quá ư hiền lành, đến mức “cả đụt”, không dám mạnh tay quyết định việc gì.
Ấy thế mà, không có Bác Năm Công thì không có cái sự “Khoán 100” đâu.
Tôi kể lại câu chuyện vui vui sau đây để Bác Trọng cùng tôi gọi là “Ôn cố tri tân”.
Câu chuyện này tôi nghe qua hai anh bạn, anh B và anh N.
Anh bạn tên là N, vốn là chuyên viên của Ban Nông nghiệp Trung ương. Anh này can tội ủng hộ chủ trương “Khoán” của Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc, bị cánh bảo thủ đánh cho lên bờ xuống ruộng, đến mức bị khai trừ lưu đảng, tức là nhận quyết định khai trừ, nhưng vẫn được “lưu đảng” để sau một năm được xem xét, xem có được quay trở lại vào đảng hay không? Bấy giờ phe chống “Khoán”, đại biểu là Bác NDĐ một nhân sự cấp rất cao, đang ở thế thượng phong trong Ban Nông nghiệp Trung ương, quyết triệt hết những vị thuộc phe chủ trương “Khoán”. Cuộc đấu tranh giữa hai phe, “Khoán” và “Chống Khoán” diễn ra rất ác liệt.
Tôi cứ chờ anh bạn N viết bài kể lể sự tình, vì tôi thấy, thi thoảng anh bạn có viết bài chỗ nọ chỗ kia, nhưng anh ta lặn đâu mất tăm, tôi lần không ra.
Còn một ông anh tên là B, cũng thuộc phe chủ trương “Khoán” trong Ban Nông nghiệp Trung ương, thì đã bỏ đi nước ngoài ẩn dật cuối đời. Trước khi đi, anh B đến chơi nhà tôi, gọi là có cuộc chia tay nho nhỏ với tôi. Bây giờ anh B ở nước ngoài, rất gần các “thế lực thù địch”, mà tôi đọc khá nhiều trang mạng của các “thế lực thù địch” vẫn không thấy anh bạn lên tiếng.
Nói như vậy để xin thưa rằng tôi viết là bất đắc dĩ. Tôi viết không thể bằng chính hai anh N và B. Nhưng tôi nghĩ, là sự việc này không viết ra vào dịp này thì tiếc lắm. Nên thôi, các cụ ta có câu nói rất hay “Không có chó bắt mèo ăn những cái outputs của con trẻ nhà quê”.
Hai anh bạn “chó” của tôi mất tăm thì “mèo” tôi phải cam phận làm chó vậy. Bạn nào biết nhiều thông tin hơn xin bổ sung cho tôi.
Câu chuyện là như vầy.
Hồi năm 1981, Tại Ban Bí thư Trung ương Đảng (BBT) đã diễn ra những cuộc thảo luận sôi nổi, phải nói là “tranh luận gay gắt” mới đúng, về việc có cho nông dân thực hiện chế độ khoán hay là không?
Phe “chống Khoán” đòi duy trì chế độ quản lý hợp tác xã (HTX) nông nghiệp theo kiểu trại lính, nghĩa là sáng nghe kẻng của hợp tác xã, tập hợp đội ngũ ra đồng. Đến chiều chờ tiếng kẻng thì ngồi “bình công chấm điểm”. Đến mùa được thu hoạch, thì chia thóc theo số công được ghi trong sổ chấm công của HTX. Mỗi công mười điểm được lèo tèo mấy lạng thóc. Nông dân đói nghèo, chăm chăm lo cho cái ruộng năm phần trăm, là cái khoản được “tự sản tự tiêu”. Họ lập luận, làm như thế mới là chủ nghĩa xã hội. Phải làm như thế mới là đúng hướng. Làm khác đi là chệch hướng. Bấy giờ đã có mấy đợt gọi là “cải tiến quản lý HTX” ... Vòng 1, Vòng 2, nhưng trên căn bản vẫn phải giữ nguyên mô hình HTX theo kiểu trại lính.
Phe “Khoán” chủ trương HTX trao ruộng cho các hộ nông dân, mỗi vụ nộp “khoán” cho HTX một khoản thóc nào đó, còn thừa bao nhiêu nông dân được hưởng. Cách làm này bị phe “chống Khoán” phê phán là phá chủ nghĩa xã hội, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, mà Đảng ta là phải mẫu mực đi theo con đường của Bác Tổ Lênin. Con đường này được vận dụng “sáng tạo” theo kiểu Bác Mao, tiến “từng bước vững chắc”, từ thứ nho nhỏ, như tổ “vần công”, tổ “đổi công”, rồi lớn dần xây dựng HTX qui toàn thôn, tiến lên to hơn lập HTX qui mô toàn xã. Còn Bác Mao đã đi những bước vĩ đại nữa, là xây dựng các công xã qui mô toàn huyện...Rồi Bác Pôn-pốt cũng y chang như thế, chứ không làm cái trò nông trường quốc doanh, rồi nông trang tập thể như Bác Lênin, Bác Stalin ở nước Liên Xô bảo thủ.
***
Cuộc tranh cãi gay gắt, bất phân thắng phụ diễn ra không chỉ ở cấp thấp, là Ban Nông nghiệp, mà nó đã nổ ra tại BBT. Cuối cùng Bác Năm Công, với tư cách Ủy viên thường trực BBT, đã đưa ra một quyết định bất ngờ: “Thôi, tôi đề nghị không thảo luận nữa. Tôi đề nghị từng đồng chí trong BBT đi thâm nhập thực tế. Tôi sẽ làm việc với từng đồng chí một, và tự tôi sẽ quyết định, không họp lại BBT nữa”
Và Bác Năm Công đã làm đúng như Bác nói. Không họp lại BBT nữa, mà tự Bác Năm Công quyết định. Bác Năm kí nháy vào văn bản dự thảo để chuyển qua Bác Nguyễn Thanh Bình kí ban hành chính thức. Bác Nguyễn Thanh Bình cũng là ủy viên BBT, được phân công phụ trách khối nông nghiệp.
***
Tôi phải xin mở ngoặc chỗ này một chút. Bác Nguyễn Thanh Bình là người chủ trương cho nông dân thực hiện chế độ khoán. Bác nhiều lần họp nghe các nhà khoa học thời đó. Tôi có một kỉ niệm thú vị với Bác Bình. Trong một lần họp ở Ban Nông nghiệp Trung ương, tôi gặp trong phòng họp các anh Đào Thế Tuấn, Vũ Tuyên Hoàng, Dương Hồng Hiên, Trịnh Văn Thịnh,... toàn là các nhà khoa học có tên tuổi trong làng nông nghiệp thời đó. Anh em tranh luận rất dữ về chế độ khoán. Ý kiến cũng khác nhau rất nhiều. Bác Nguyễn Thanh Bình quay sang hỏi tôi, đang ngồi cạnh Bác: “Này, tại sao cái bọn khoa học nó cứ ngồi với nhau là cãi nhau thế cậu?” Tôi cười: “Ôi. Thưa bác, cái bọn khoa học, việc của nó là cãi nhau. Không cãi nhau thì không ra khoa học. Khi nào cái bọn khoa học nó ngồi im, “nhất trí”, không cãi nhau nữa, thì khoa học đã đến chỗ diệt vong”. Bác Bình hỏi tôi luôn “Thế thì biết nghe anh nào đây?”. Tôi lại cười: “Bác khoan nghe anh nào. Nghe đã. Việc nói là việc họ. Việc nghe là việc của nhà lãnh đạo.”
Còn một người nữa liên quan đến “Khoán 100”, tôi nghĩ nếu không nói thì sẽ là một thiếu sót. Đó là Bác Vũ Oanh, khi đó cũng là một ủy viên BBT, và đã là Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương. Bác Vũ Oanh là người ủng hộ chủ trương cho nông dân thực hiện chế độ khoán. Tôi biết Bác Vũ Oanh hiện đã bước sang tuổi chín mươi, nhưng còn khỏe mạnh và minh mẫn. Bác hoàn toàn có thể chia sẽ những kinh nghiệm thành bại thời ấy.
Thời ấy, thái độ ủng hộ cái đúng được bộc lộ công khai. Đó là hậu thuẫn giúp Bác Năm Công “mạnh tay” trong các quyết định của mình.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc làm của Bác Năm Công là một hành động quá ư táo bạo, phải nói là quá ư dũng cảm trong Đảng. Làm một việc gọi là “chệch hướng” so với Bác Lênin và Bác Mao, bị một lực lượng khá đông đảo trong Đảng phê phán là “phá chủ nghĩa xã hội”. Thế mà Bác Năm Công dám quyết định một mình, không họp lại BBT nữa, thì thật quá ư liều mạng. Nhưng Bác Năm Công đã dũng cảm chịu trách nhiệm vì mong muốn giải tỏa cái tội đói nghèo của nông dân, đang là một bi kịch trong xã hội.
Chúng ta quan sát thấy, hầu hết các vị lãnh đạo, từ cấp thấp cho đến cấp cao hiện nay, là luôn phải tìm hậu thuẫn ở đâu đó, có khi chỉ là hậu thuẫn một cách hình thức, chiếu lệ, nhưng phải làm, như để có một cái bùa hộ mệnh, Bác Năm Công đã không dựa dẫm, tự mình quyết định “không họp lại BBT nữa”, mặc dầu Bác Năm Công thừa biết, trong BBT còn khá đông người chống khoán.
Và như chúng ta đã thấy, Bác Năm Công cùng nhóm giúp việc đã hoàn tất văn bản, Bác Năm Công kí nháy và chuyển để Bác Nguyễn Thanh Bình kí ban hành chính thức Chỉ thị 100/CT-TƯ năm 1981, với tên gọi là “Khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ và người lao động”
***
Quyết định đặc biệt táo bạo và dũng cảm này của Bác Năm Công là kì lạ, vì như trên tôi đã nói, người ta vẫn gọi Bác là một “Bon papa”. Nhưng quả thật trong vụ này không có “Bon papa” thì không biết bao giờ mới có “Khoán 100”, là phát súng khởi đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội nước ta. Sau “Khoán 100” là đến “Khoán 100” trong khoa học và giáo dục (Quyết định 175/CP, 1981) và “Khoán 100” trong công nghiệp (Quyết định 25/CP và Quyết định 26/CP, 1983) và quan trọng hơn hết là Đại hội VI (1986) về “Đổi mới”, rồi sau đó là “Khoán 10” với Nghị quyết 10/NQ-TƯ của Bộ Chính trị (1987).
***
Trong lịch sử chính sách Việt Nam, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về chế độ khoán trong nông nghiệp là một trường hợp duy nhất độc đáo, và hết sức kì lạ. Chính sách này được ban hành ở một cấp độ rất thấp, chỉ là một chỉ thị của BBT, mãi gần 7 năm sau (1987) mới được tu chỉnh để ban hành ở cấp cao hơn, là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Nhưng “Khoán 100” đã đi vào dân chúng cực kì nhanh chóng, không có bất cứ một văn bản nào để gọi là “Thể chế hóa” dưới dạng một nghị định hướng dẫn của Chính phủ, cũng không có cuộc tập huấn nào hao tiền tốn của, không có những cuộc tuyền truyền ầm ỹ, cũng không bổ nhiệm một nhân sự nào thay thế những người đang tại vị, cũng không đầu tư thêm một xu nào vào nông nghiệp. Không những vậy, ngay bây giờ đây, chúng ta lật lại những báo chí thời đó, rất nhiều bài viết phân vân về “Khoán”, rất nhiều câu hỏi được đặt ra về con đường “đi lên” chủ nghĩa xã hội trong nông nghiệp.
Chính sách được gọi tắt là “Khoán 100” (1981), sau là “Khoán 10” (1987) đã nhanh chóng đi vào lòng dân, thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn, từ đói nghèo, ruộng đồng hoang hóa, đến chỗ mượt mà khắp các cánh đồng lúa, ngô, khoai, sắn.
Lòng dân mãi mãi ghi nhớ lòng dũng cảm, tính quyết đoán và công đức của Bác Năm Công.
***
Thưa Bác Trọng.
Tôi viết bài này là kết thúc ba bài gửi Bác qua Bauxite Việt Nam (BVN):
Bài thứ nhất, xin Bác học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại
Bài thứ hai, xin Bác làm cuộc “Đổi mới” như Bác Năm Trường Chinh
Bài thứ Ba, xin Bác học tập tính quyết đoán của Bác Năm Công, một “Bon papa” trong Đảng, mà hiện Bác Trọng là người lãnh đạo tối cao của Đảng.
Tôi thề, ba bác này thuộc phe ta hết. Các bài viết của tôi là rất “lập trường quan điểm”, luôn luôn bám sát các bác phe ta, quyết không chệch hướng, đi nhầm sang đường của các bác thuộc phe các thế lực thù địch, và tôi cũng chỉ nói theo mỗi một con đường Bác Hồ đã chọn.
Tôi phải gửi BVN đăng ba bài này, vì tôi đã ướm thử vài báo “lề phải”, họ đều lắc đầu lè lưỡi, vì thấy tôi trích dẫn những thứ, tuy nói là của các bác phe ta cả, và đúng là cùng nằm trong Đảng ta cả, nhưng rặt những điều không giống bây giờ. Vả lại, tôi biết mặc dầu nhiều bác vưỡn liệt BVN vào bọn “lề trái”, nhưng nhiều bác vưỡn đọc BVN. Vì vậy mà tôi phải gửi đăng ở BVN.
Tôi rất mong các bác nào đọc được những bài này, thì nhờ các bác gửi những lời “tâm tư” ruột gan này tới Bác Trọng. Tôi biết Bác Trọng là giáo sư chắc lọ mọ vào mạng đọc hết cả “lề phải”, “lề trái”, nhưng tôi cứ dặn phòng như vậy, vì lo Bác Trọng trăm công nghìn việc, ít có thời gian đọc hết lòng dân.
Rất mong các bác giúp cho.
V.C.Đ./(Tác giả gửi BVN)
---------------

17 nhận xét:

  1. Để có những quyết đoán hoặc quyết sách phải là người giỏi, có năng lực, có quyền uy.
    Trường hợp bác Trọng nhà ta thì sao? cá nhân tôi không bao giờ kỳ vọng ở con người này.
    Hơn nữa giả dụ bác Trọng có những quyết đoán trong thời điểm này thì cũng chỉ là những quyến đoán của các tình huống đi trên một con đường mờ mịt, mơ hồ và không bao giờ đến đích. Con đường ấy XH loài người đã phải trả giá trong thế kỷ 19 và bị ném vào sọt rác vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 rồi.
    Sự ngu dốt bao giờ cũng đi đôi với bảo thủ, giáo điều;
    Tập đoàn toàn những kẻ dốt thì làm gì có ý tưởng hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi vẫn hy vọng bác ấy thu hết tàn lực quyết chiến với tên cơ hội XYZ gì đấy 1 phen?...

      Xóa
    2. góp ý với những người có bản lĩnh,có ý chí và năng lực chứ với kẻ giáo điều mọt sách phí lời lắm bác VCĐ ạ. tôi thật...

      Xóa
  2. Nghe chuyện của mấy ông đảng mà muốn bệnh,đúng là quái thai của thế kỉ
    Lão lú chắc chắn chẳng bao giờ đọc những bài như thế này cả vì trong đầu lão,những thứ này là sản phẩm của "các thế lực thù địch"

    Trả lờiXóa
  3. Ngày xưa "họ" ngu nhưng không tham.
    Ngày nay "họ" khôn lỏi và tham lam!
    Có 100 bác Lú cũng phải bó tay ú ớ! Rồi ngớ ngẩn đến mức vu cáo Phật còn đòi ăn hối lộ?! May mà Phật tử tương đối hiền. Ông đừng dại vu cáo Đấng Allah nhé, tín đồ Hồi giáo không để ông yên đâu! Good luck...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. sai
      ngày nay chúng .... ngu và đại tham

      Xóa
  4. Nếu thấy được , các nhóm lợi ích Tư bản Đỏ Uỷ viên trung ương hôm nay khống chế quyết định từ Trung ương Đảng , sẽ thấy được hôm nay rất khác xa thời kỳ bác Năm Công .

    Bác Trọng đã than thở đưa ra một công thức xưa củ để tuyển chọn nhân sự , chẳng khác nói để mà nói , còn như thế nào bác Trọng chẳng quyết được . Chẳng theo Tàu , chẳng theo Mỹ , chẳng cần còn Đảng . Quan trọng nhất là làm thế nào bảo vệ được tài sản , cổ phần đầu tư của các Tư bản Uỷ viên Trung ương Đảng .

    Không để xảy ra chiến tranh với TQ , cũng không để VN phá sản , vì cả 2 ảnh hưởng trực tiếp vào tài sản Tư bản Uỷ Viên . Đại hội 12 dưới mục đích như vậy mà tiến hành , mà lựa chọn phe nhóm cho con đương đi tới của Đảng trong tương lai .

    Còn ĐẢNG hay mất không quan trọng bằng bảo vệ được tài sản Tư bản đỏ . Chỉ trích đảng , kiến nghị lên Đảng , không sao . Nhưng động chạm đến lợi ích Tư Bản ĐỎ hôm nay , phải chấp nhận đương đầu với bạo lực , đương đầu với tù tội .

    Một Cù Huy Hà Vũ , một Điếu Cày , một Trương dy Nhất , một Bùi Kiến Hoa Tổng Biên Tập đang chờ đợi trước vọng lao lý . Là minh chứng tư bản đỏ đang khống trị ĐẢNG , đảng chỉ còn là hình nộm . Ông Trọng không còn sức lực để có thể giống bác Năm Công ngày xưa !

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đọc những bài viết của ông Vũ cao Đàm ( dưới dạng tâm thư gửi tới ông tổng Trọng ) , tôi tưởng như mình đang đọc những tác phẩm văn học ( hiện thực xã hội ) của cố nhà văn Ngô tất Tố , rất dễ đi vào lòng người bởi tính sác thực , rất đời thường nhưng tính phê phán - xây dựng lại rất cao . Chả hiểu những " tâm thư đời thường " , với những tâm huyết của mình về đất nước ... có thấu đến tai các vị " lãnh đạo thiên tài " đứng đầu là ông tổng Trọng không nữa ? Chắc khó lắm , vì ông tổng Trọng còn đang " tâm huyết " với chủ nghĩa Mác- Lê - Mao " bách chiến bách thắng " , hà cớ gì ông phải bận tâm đến những điều " nhỏ như con thỏ " mà những người như Gs Vũ cao Đàm viện dẫn ! Chẳng ai lại " tự nắm tóc của mình kéo lên " bao giờ và như vậy thì không " biện chứng " một chút nào phải không các bạn " còm " ???

    Trả lờiXóa
  6. Vưỡn còn nguyên cái bình điêù 4 đó mà bác VCĐ cứ mơ tưởng dao nhụt tự gọt được chuôi? bác mơ thì mơ nhưng tỉnh dậy thì thấy ngay là hoang đường.
    Hôm nay, để người dân nuôi hy vọng mới thì Tuyên bố "Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người…"-tuyên bố ấy của TBT Nguyễn Phú Trọng là một kiểu "kiên quyết mị dân" vì nếu được áp dụng sẽ không có một đảng viên nào lọt được vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa 12.
    Số phận của những "kiên quyết mị dân" sẽ không khác gì số phận của "Nghị quyết Trung ương IV" về chỉnh đốn đảng cũng hô hào rất mùi mẫn rất mị dân của chính ông Nguyễn Phú Trọng sau caí "góp ý sửa đôỉ hiến pháp" cũng nghe rất ngon tai nhưng vẫn là cái chủ trương nhất quán "KIÊN QUYẾT MỴ DÂN" mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuẩn, cái bác này chỉ được cái nói đúng. Nhưng mà cho em hỏi các bác: mấy ngày qua em vào trang bác Bồng sao khó khăn thế, loay hoay mãi mới tìm được, bác Bồng có thể cho em địa chỉ mới được không?

      Xóa
    2. Dùng UltraSurf14.05, sử dụng ngay tại USB, không cần cài đặt ổ C.

      Xóa
    3. Bạn cài tiện ích ZenMate cho trình duyệt chrom,rất tiện dụng,muốn vượt tường lửa chỉ càn 2 thao tác chuột,khi không cần cũng vậy.

      Xóa
  7. Den thoi diem nay thi ong Trong thuc thu roi, con muon lam gi nua dau ma quyet voi doan. Ha canh an toan, khong gay thu chuoc oan voi bon 'cac dong chi' la thuong sach

    Trả lờiXóa
  8. "Tôi thực sự rối loạn tâm thần... Chỉ biết nói ngây dại các cử tri ạ..."

    Trả lờiXóa
  9. Ôi giời bác VCĐ , sao bác phí phạm niềm tin đến thế?

    Trả lờiXóa
  10. Thực sự cảm ơn bác Vũ Cao Đàm ! 3 bài viết của bác rất chân thành , khúc chiết , tế nhị ,rất chặt chẽ , dí dỏm và dễ hiểu !

    Đọc 2 bài sau cùng của bác Đàm mới thấy những KHÓ KHĂN KINH KHỦNG của bác Năm Trường Chinh và bác Năm Công khi có QUẾT ĐỊNH VĨ ĐẠI công nhận phép tính 1+1=2 và chối bỏ phép tính theo CNXH 1+1 PHẢI = 3, hay =5 , hay là = 10 cơ . Xin cảm ơn 2 QUYẾT ĐỊNH VĨ ĐẠI của 2 bác lãnh đạo đảng cs VN !!!!!!

    Việc "lội ngang sông hay dọc sông để sang bờ " Mà CÁC NHÀ KHOA HỌC VN CÒN TRANH CÃI NẢY LỬA như vậy , rồi sau đó cần có LÒNG DŨNG CẢM với QUYẾT ĐỊNH VĨ ĐẠI của lãnh đạo cao cấp thì chúng ta thấy cái chủ nghĩa xã hội nó quái ác như thế nào !!!.

    Mọi người ai cũng biết ,thực ra hai bác kia chỉ CÓ CÔNG LỚN là CHỐI BỎ MẶC CẢM VÀ SAI LẦM để học cách làm kinh tế hiệu quả của chủ nghĩa tư bản thôi .

    Thực tế hàng 100 năm đã chứng minh mười mươi như 1+1=2 , ấy thế mà theo tôi biết, hiện nay lãnh đạo cs {ban tuyên giáo , ban bí thư} tổ chức rầm rộ cho học sinh , sinh viên cả nước CUỘC THI OLIMPIC VỀ CHỦ NGHĨA MẮC - LÊ NIN . Với tình hình thế này , cùng với bằng "giáo sư tiến sĩ lý luận chính trị cao cấp Mác -Lê nin" ,cộng với tính nhu mì , lú lẫn " dĩ hòa , vi quý" của bác tbt Trọng , thì KHÔNG NÊN MONG CHỜ BÁC TRỌNG ĐIỀU GÌ CẢ ! . Nhân dân ta cứ theo đảng cs VN "lội dọc sông , để sang bờ" !!!!

    Trả lờiXóa
  11. "Quyết đoán"? Vậy danh bất hư truyền "Lú" để cho ai?

    Trả lờiXóa