Trang BVB1

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Nghị trình thăm Trung Quốc của Tổng bí thư


Diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương đang đà ổn định trở lại sau những thăng trầm của năm 2014, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư mang ý nghĩa chính trị quan trọng.
Chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa bắt đầu hôm nay (7/4) của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình diễn ra trong thời điểm đặc biệt: hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Kể từ chuyến thăm chính thức hồi cuối 2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau hơn 3 năm lại có chuyến thăm cấp cao đến nước láng giềng lớn nhất của Việt Nam.
Trong bối cảnh chung, chuyến thăm giúp củng cố, duy trì cục diện hợp tác hữu nghị, ổn định giữa hai nước, tạo thêm đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt- Trung, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai nước, góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình, ổn định chung để phát triển.
Nhìn cục diện quan hệ VN trong 65 năm, đặc biệt kể từ 1991 khi bình thường hóa quan hệ đến nay, về tổng thể, quan hệ Việt - Trung khôi phục nhanh, phát triển mạnh. Nhất là việc năm 2008, hai nước chính thức thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Chú trọng đẩy mạnh hợp tác giữa hai Đảng, Hà Nội và Bắc Kinh những năm qua luôn duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu. Hai bên duy trì cơ chế tiếp xúc cấp cao thường xuyên với nhiều hình thức, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác thiết thực, tạo điều kiện để hai bên từng bước giải quyết tranh chấp, bất đồng. Hợp tác địa phương cũng là một điểm nhấn giúp tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai bên.
Việt Nam có những lợi ích trong quan hệ kinh tế, thương mại với TQ - nền kinh tế lớn của thế giới ở sát ngay cạnh. Và ngược lại, TQ hưởng lợi từ nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa, hội nhập đa dạng vào các cơ chế kinh tế quốc tế và khu vực.

Ông Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
 trong chuyến thăm Việt 
Nam hồi tháng 12/2011
(khi đó ông Tập Cận Bình là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch TQ).
                                                                               Ảnh: Getty images
           Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại Việt - Trung có mức độ tăng ấn tượng, với hơn 1.500 lần, từ 32 triệu USD năm 1991 đến nay lên tới 58,87 tỷ USD. TQ là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong suốt 10 năm qua, trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, sau Mỹ.
Về đầu tư, đến hết năm ngoái, TQ có 1.082 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký là 7,94 tỷ USD, đứng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, TQ đã cho Việt Nam vay 1,6 tỷ USD tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất?.
Không thể không nhắc lại bản Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012-2016 được ký nhân dịp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm TQ tháng 10/2011. Và năm 2013, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với mức độ tham vọng hơn. Đáng kể là hoàn thành trước thời hạn mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 60 tỷ USD năm 2015, đặt mục tiêu 100 tỷ USD năm 2017, xây dựng một số dự án tiêu biểu có quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông...
Nghị trình Biển Đông
Khó có thể né tránh những tranh chấp Biển Đông trong quan hệ giữa hai nước khi vấn đề này sẽ được đề cập trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tháng 10/2011, trong chuyến thăm chính thức TQ của Tổng bí thư, hai bên đã ký một bản thỏa thuận quan trọng: Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Trên cơ sở Thỏa thuận, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Đến nay, sau các vòng đàm phán, hai bên đã đạt được một số kết quả ban đầu.
Đó là nhất trí thành lập tổ chuyên gia kỹ thuật khảo sát chung phục vụ công tác phân định và hợp tác cùng phát triển tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nhất trí chọn ra 3 dự án trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển để ưu tiên nghiên cứu và triển khai thí điểm.
Đáng chú ý, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường hồi tháng 10/2013, hai bên cũng đã nhất trí thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, nhằm cụ thể hóa thêm một bước nhận thức chung quan trọng, thể hiện trong các tuyên bố chung giữa hai nước những năm qua về việc nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Ở góc độ đa phương, ASEAN (trong đó có Việt Nam) và TQ đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và Tuyên bố chung ASEAN - TQ kỷ niệm 10 năm ký kết DOC. ASEAN đang tích cực thúc đẩy đàm phán với phía TQ về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Vấn đề Biển Đông vẫn đang là một trở ngại lớn, ảnh hưởng cục diện chung quan hệ Việt - Trung, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp những năm gần đây. Tranh chấp trên biển là vấn đề lịch sử phức tạp nhất, lớn nhất còn tồn đọng trong quan hệ giữa hai nước. Việt Nam trước sau như một quán triệt nhận thức lớn: kiên trì giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông với TQ trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và tinh thần DOC. Đặc biệt là tôn trọng Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của Thỏa thuận nêu trên là lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Xuân Linh/VnN
-----------------

14 nhận xét:

  1. Làm THÂN CON CHO CHUI DAU VO CAI XICH MA VINH DU CAI GI? Dat nuoc này con tut hau mãi,doi con cháu chúng ta còn thê tham nữa với chính sách NGU HEN CUA CSVN

    Trả lờiXóa
  2. Tôi ước mình đang là dân Mông Cổ. Tuy là láng giềng với Trung Cộng, nhưng họ chẳng coi Trung Cộng là láng giềng tốt.

    Trả lờiXóa
  3. Bac Bông nho nguoi đua thang Xuân Linh nay sang Trâu quy xem no co bi ĐIÊN không .Tôi xin chiu moi phi tôn

    Trả lờiXóa
  4. XUÂN LINH SUA LUNG TUNG .ĐA BI ĐIÊN CHUA ĐÂY ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết sao bây giờ, khi đã cam chịu làm "lũ viết thuê"?

      Xóa
  5. Mong co tu lau da coi tau cong va nga cong doc tai la cai dit, khi ho tuyen bo da nguyen da dang, choi voi phuong tay. Ho dau co so cai thang tau nhu csVN ngu hen ban nuoc?
    Chim bao bao xin thong bao:
    Toi 10h45; ngay 7/4/2015, đã có 18.395 người đăng ký tham gia chiến dịch đấu tranh vì tự do-dân chủ-nhân quyền cho người dân VN2015
    kinh moi cac quy vi vao trang :
    https://www.google.com/search?...
    để đăng ký tham gia.

    Trả lờiXóa
  6. Càng ngày càng thấy lão này Lú nghiêm trọng. Làm mất thể diên quốc gia

    Trả lờiXóa
  7. Chưa biết ông Tổng Trọng ăn nói như thế nào ở Bắc kinh.Nếu vẫn lú văn ớ như 2011 thì vứt.
    Có khả năng Tàu sẽ hạ giọng để tránh bị lên án.Chắc họ sẽ mớm
    cho Trọng những quan điểmđể đi Mỹ.Rắp tâm phục vụ thiên triều thì sẽ phản bội lợi ích Dân tộc.Đi sứ mà không nhục mệnh vua mới có công.Nhà vua bây giờ chính laRiên bài bình luận chuyến đi của Trong đúng rặt giọng tuyên huấn. nhân dân và dân tộc Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  8. Để xem cụ Tổng nhà ta xử lí ra sao khi 2 Tổng bí thư CS gặp nhau.Liệu cụ có nhớ cái giàn khoan năm ngoái, vụ Gạc ma,rồi vụ mở rộng các đảo mà đảng CS Tung quốc đã chiếm đóng trái phép,hay vụ tấn công biên giới năm 1979 lúc đó mọi người sẽ rõ.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi đè nghị Cuốc hội cắt khẩu của chọng Lú xuất sang vê nê zu ê la vì ở đấy có tòng chí cha vét đang rất cần cái ní nuân của ông chọng để hoàn thành cái tiến sĩ xd đảng và xây dựng cái xã hội xã hội chủ nghĩa - không làm mà có ăn.

    Trả lờiXóa
  10. Ô hay cái ông này , ông quảng cáo cho thằng bành trướng dữ quá ! Ông biến một thằng giặc dã man thành ân nhân . Những hành động xâm lược trắng trợn ở BĐ như vậy mà bây giờ ông lại công nhận là " tranh chấp " ? Nó đang xây dựng nhiều công trình quân sự ở Hoàng Sa , Trường Sa biến chúng thành kho thuốc súng khổng lồ nằm sát nách VN mà ông lại mơ hòa bình , hữu nghị , hợp tác ? hợp tác 2 bên cùng có lợi thì hoan nghênh , nhưng hợp tác kiểu đại Hán là không thể chấp nhận . Là nhà văn nhà báo phải dũng cảm viết sự thật chớ đừng " báo cáo thành tích đội bạn " như thế này thì rất nhạt và vô cùng cũ ! Nếu bài này chỉ thay đổi số liệu và ngày tháng thì cam đoan là tôi đã đọc nó từ cái thời còn ma ông Duẩn ông Đồng !!! Xin nhắc tác giả một điều và đừng bao giờ quên : Người đọc đang ngồi trước máy vi tính chứ không phải đọc công văn của chú bé liên lạc mang đến !

    Trả lờiXóa
  11. Đúng ra các cơ quan truyền thông của cái đảng CSVN đừng rêu rao cái thông tin ông tổng Trọng sẽ sang Mỹ trong tháng 5 tới đây , cứ để tổng Trọng đi sang " chầu thiên triều " về rồi hãy tính tiếp . Cách đây cả tháng trời , báo chí loan tin tổng Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ ( vào đầu tháng 5/2015 ) theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ ? rồi lải nhải rằng tổng Trọng sẽ đàm phán những gì với TT Obama và chính phủ HK ... Thiên hạ đang lo rằng không biết chính phủ HK sẽ tiếp đón ông " đảng trưởng " theo kiểu gì đây , ai sẽ là người tiếp ông , và ông cùng các " đồng chí " cùng đi sẽ nói gì bàn gì với CP MỸ , và rồi liệu TT Mỹ có tiếp ông một cách trọng thị không ? ... nôm na là mọi người sợ thay cho ông tổng Trọng ! Rồi sau chuyến đi Mỹ về liệu ông tổng có định " nói phét " như kiểu " mình có thế nào thì họ mới mời mình chứ " ??? Ấy thế mà đùng một cái , cách đây mới có mấy ngày báo chí lại loan tin tổng Trọng sẽ sang thăm Trung cộng bắt đầu từ ngày 7/4 theo lời mời của " thiên triều " Tập cận Bình ( nói cho nó oai , cho đỡ tủi thân là họ Tập mời , chứ thực ra " thiên triều " gọi sang để hỏi : chúng mày sang Mỹ định nói gì , làm gì , có định làm trái " chỉ thị " của ngộ không ... Thế rồi họ Tập sẽ dặn " đoàn đại biểu của đảng ta " phải nói gì , làm gì với phía Mỹ ... mà cũng có thể trước khi đi Mỹ " đảng ta " phải xin được sang để xin chỉ thị của " thiên triều " ... ) , thế mới lạ chứ ! Thật khổ cho đám " lãnh đạo đảng ta " và cả dân tộc Việt , nhục không để đâu cho hết ! Bây giờ là thế kỷ thứ 21 rồi , nước Việt này " dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng , đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ " rồi nào là " thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp hơn , đàng hoàng hơn " ... ấy thế mà cái đám lãnh đạo " đảng CSVN " vẫn còn cảnh phải " đi sứ sang Tàu " là thế nào ấy nhỉ ? Không lẽ nước Việt này lại quay về thời kỳ " một ngàn năm đô hộ giặc Tàu " hả các vị lãnh đạo " thiên tài , quang vinh " của cái đảng CSVN khốn khổ này ? Nhục , nhục quá con... ! Cô bé Phương Uyên hét lên " đảng công sản VN đi chết hết đi " thật vô cùng đúng . Các bạn nghĩ sao về sự kiện lịch sử này ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu chuyến thăm TQ trong bối cảnh khác, thì chắc cũng ít tai tiếng, ít có sự nhạy cảm. Nhưng thành quy luật rồi, lãnh đạo VN trước khi đi Mỹ đều sang TQ như là để "xin chỉ thị", "xin ý kiến chỉ đạo" trước!

      Xóa
  12. Nguyến Tất Thànhlúc 18:39 7 tháng 4, 2015

    Chắc chuyến đi này để "hợp lý hóa" việc xây các đảo nhân tạo đây!

    Trả lờiXóa