Trang BVB1

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Đề xuất 4 thẩm quyền mới của Thủ tướng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã thảo luận và cho ý kiến về 4 thẩm quyền mới của Thủ tướng...
Bốn thẩm quyền mới của Thủ tướng
Cụ thể, bốn thẩm quyền mới của Thủ tướng Chính phủ được đề xuất, bao gồm: Thứ nhất, Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ QH phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Thứ hai, Thủ tướng tạm thời giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Thứ ba, Thủ tướng quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân. Thứ tư, Thủ tướng có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu Phó Chủ tịch tỉnh; phê chuẩn, phê duyệt danh sách nhân sự trước khi giới thiệu bầu vào chức danh chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, việc bổ sung một số quyền hạn của Thủ tướng tại dự thảo luật xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng trong thời gian qua, bảo đảm nền hành chính thông suốt, hiệu lực, hiệu quả…
Cho ý kiến về việc đề xuất kể trên, nhiều đại biểu cho rằng việc bổ sung bốn thẩm quyền đó là điều cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến băn khoăn. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu quan điểm: “Thẩm quyền của các thiết chế trong bộ máy Nhà nước, bao gồm cả Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều đã được Hiến định cụ thể. Nếu mở rộng bổ sung mới một số thẩm quyền sẽ không bảo đảm phù hợp với Hiến pháp”.
Trong khi đó, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đồng tình với việc bổ sung thêm thẩm quyền thứ nhất và thứ hai. Với thẩm quyền thứ ba, Chủ tịch QH lưu ý cần cân nhắc kỹ, nếu bổ sung thì phải quy định cụ thể. “Khi thi hành tổng động viên, trong trường hợp đó Thủ tướng được quyền gì, biện pháp nào chứ không thể nói chung chung”, Chủ tịch QH góp ý.
Quy định “cứng” số lượng cấp phó
Liên quan đến số lượng cấp phó ở Bộ và các cơ quan ngang Bộ, và các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, có một số đại biểu đề nghị quy định rõ trong Luật. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị không quy định cứng về nội dung này. Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đánh giá, việc Chính phủ cho rằng không quy định cụ thể số lượng cấp phó của người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ trong Luật nhằm bảo đảm được tính năng động, chủ động của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là “khó thuyết phục được QH”.
Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Số lượng cấp phó giờ phải quy định vào luật. Quy định không quá 5 là được rồi, vì có Bộ chỉ cần ba, có Bộ cần 5 và với Bộ đa ngành thì số lượng đó cũng là đủ, trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng”.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước nhận định, quy định về số lượng cấp phó, có những Bộ nhập từ nhiều bộ, nếu khống chế chỉ có 5 Thứ trưởng thì cũng “căng”. Vì vậy, ông Phước đề nghị cân nhắc thêm, với những trường hợp vượt quá 5 phó thì QH có thể cân nhắc, linh động, còn nếu quy định "cứng" chỉ 5 cấp phó thì hơi khó cho một số Bộ.
Trong phần kết luận, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết, các ý kiến đều thống nhất quan điểm việc quy định trong Luật số lượng cấp phó ở Bộ, cơ quan ngang Bộ là cần thiết. Theo đó, Ủy ban TVQH sẽ trình QH theo hướng xác định rõ số lượng tối đa Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là năm, trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không quá 6; số lượng cấp phó của tổng cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ tối đa là bốn; số lượng cấp phó của cục, văn phòng, thanh tra và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ không quá ba.
Hai phương án tổ chức mô hình chính quyền địa phương
Cùng ngày 9/4, Ủy ban Thường vụ QH cũng thảo luận Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ QH nhất trí sẽ trình ra QH hai phương án. Phương án 1: Tất cả các đơn vị hành chính đều tổ chức cấp chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND) nhưng làm rõ trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương những điểm khác biệt về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị và hải đảo… Phương án 2: Các đơn vị hành chính như tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, thị trấn đều tổ chức cấp chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND). Riêng phường, do đặc điểm đô thị, không tổ chức cấp chính quyền địa phương, chỉ tổ chức UBND. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, hiện tại đa số ý kiến tán thành với phương án 1 và Dự thảo luật cũng đang được thể hiện theo hướng này.
Hoài Thu/Theo Báo Giao Thông/Thư viện pháp luật
 
-----------------

8 nhận xét:

  1. Chán như con gián!
    À, Uông Chu Lưu nghe như lên TQ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  2. Đề xuất 4 thẩm quyền mới của Thủ Tướng sẽ do Quốc hội biểu quyết và Chủ tịch nhà nước phê chuẩn là đúng với tinh thần dân chủ . Dầu cho đây mang tính chất GIẢ TẠO DÂN CHỦ nhưng xác định một điều ĐẢNG CHỈ CÓ KHẢ NĂNG GIẬT DÂY LÃNH ĐẠO , đảng chỉ được phép đứng sau lưng chứ không được phép ra mặt quyết định về chuyện nhà nước .

    Tiếc thay , những nhà trí thức thích dân chủ góp ý kiến phản biện vì thói quen tiềm ẩn , thường hay quên mất yếu tố ĐẢNG KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN RA MẶT LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC . Một yếu tố rất quan trọng để vực dậy một xã hội dân chủ trong một chế độ độc quyền đảng trị .

    Cái thói quen thường gọi là Đảng lãnh đạo do bị nhồi sọ , đã không tách rời được quyền hạng của đảng và sức mạnh của chính quyền được hợp thức hoá do đảng cử dân bầu . Chính Đảng cũng biết né tránh , nhưng ý thức dân chủ của người dân lại yếu kém vô tình nhập chung lãnh đạo đảng và nhà nước , đã tạo điều kiện cho Đảng tuyên truyền lợi dụng , tạo thuận lợi cho đảng xâm phạm tiếm quyền nhà nước .

    Chẳng hạn như chuyện chặt cây xanh tại Hà nội , nếu mọi người đồng lòng phản biện lên tiếng với các ông Phó ban tuyên giáo Thành phố , phó bí thư thành phố , cho rằng các ông này không có nhiệm vụ và quyền hạng trong việc chặt cây xanh vẫn tốt hơn phải phản biện lòng vòng . Vì người có trách nhiệm chính phải là ông chủ tịch thành phố hà Nội Nguyễn thế Thảo , chứ cũng không phải là ông bí thư thành phố Phạm quang Nghị .

    Một ý kiến nhỏ về tính chất dân chủ của xã hội , chính quyền và bản thân để tất cả chúng ta thấy được sợi dây liên kết trách nhiệm về dân chủ , trong xã hội dân cử bằng lá phiếu đi bầu . Người dân không có trách nhiệm chấp hành các nghị quyết của đảng , không có trách nhiệm phục vụ cho đảng vì bản thân không phải là đảng viên ,

    Các cấp bí thư từ trung ương xuống tận chi bộ không có thẩm quyền chỉ thị để người dân chấp hành . Tất cả các bí thư không được một quyền hạng nào , dù nhỏ nhoi nhất , để giải quyết mọi vấn đề liên hệ giữa nhân dân và chính quyền nhà nước .

    Ông bí thư nào xâm phạm quyền dân chủ này tức là phạm pháp , điều mà chính Trung ương Đảng , bộ chính trị cũng phải né tránh khi can dự vào tổ chức phân quyền của chính phủ tối cao .

    Khi nào mọi người hiểu rõ giá trị lá phiếu của mình bầu cho ông chủ tịch , không bầu cho ông bí thư , xác định ông bí thư không có quyền hạng đại diện cho chính quyền , ông bí thư muốn gì phải qua chủ tịch , giám đốc hoặc thủ trưởng của mình để truyền đạt lại . Lúc ấy là lúc xã hội bắt đầu có bước tiến vào xã hội dân chủ , đặt Đảng đúng vào VỊ TRÍ GIẬT DÂY LÃNH ĐẠO .

    Ông TBT Trọng cũng như Trung ương ĐẢNG CSVN biết rõ mình chỉ có thể đứng ở cương vị GIẬT DÂY LÃNH ĐẠO trong thể chế giả tạo dân chủ bầu cử chính quyền nhà nước CHXHCNVN hiện nay . Tiếc rằng tinh thần này những nhà trí thức , những ngòi bút đấu tranh dân chủ nhân quyền không biết phát huy , vẫn đặt nặng từ ĐẢNG LÃNH ĐẠO để phản biện , vô tình tạo điều kiện cho ĐẢNG tuyên truyền ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN VÀ NHÀ NƯỚC khiến đi đến nhập nhằng giữa Đảng trị và dân chủ .

    Nếu tất cả những hành động chỉ thị , nghị quyết nào của đảng chen chân trực tiếp vào chính quyền , tất cả mọi người cùng đồng thanh lên án là tiếm quyền dân cử , là phạm pháp trước khi phản biện đúng sai . Làm được việc này sẽ đưa Đảng về đúng vị trí của Đảng là GIẬT DÂY LÃNH ĐẠO , mới hy vọng tiến lên xây dựng một xã hội dân chủ thật sự

    Bài học từ việc đề xuất 4 thẩm quyền thủ tướng trước quốc hội , sẽ do chủ tịc nước phê chuẩn , chứ không phải do ông Tổng bí thư phê chuẩn , là bài học chung cho đảng viên cũng như mọi người trong xã hội CHXHCNVN hiện nay nhớ rõ " ĐẢNG CHỈ CÓ QUYỀN ĐỨNG SAU GIẬT DÂY LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN " . Cũng là đồng nghĩa ĐẢNG chỉ có khả năng giật dây lãnh đạo , không được phép chính danh lãnh đạo , chính danh giải quyết lãnh đạo là phạm pháp vì dân không bầu cho đảng nên đảng không thể đại diện cho dân .

    Trả lờiXóa
  3. Tiền thuế của dân chỉ nuôi bộ máy nhà nước. Tiền thuế của dân không nuôi bộ máy đảng và các đoàn thể. Nếu làm được như thế mọi việc sẽ ổn định rất nhanh theo hướng một nhà nước pháp quyền do dân và vì dân, khỏi tranh luận nhiều. Cứ làm thế mà xem tôi nói có đúng không !

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét đúng ! Tiền thuế dân đóng góp để điều hành việc nước , mọi chi tiêu của đảng phái chính trị thì do đảng viên đóng góp hoặc vận động các nhà tài trợ . Không thể đồng hoá đảng phái chính trị với nhà nước dù là đảng cầm quyền ! Thực sự không bao nhiêu là đủ niếu không tách bạch vấn đề này . Ý kiến này không phải là suy thoái ... Mà là góp ý chân thành để đảng csvn nâng cao vị thế trước mắt người dân hiện đã ...

    Trả lờiXóa
  5. Lại vi hiến!
    Vi hiến và chật đường rày rồi các cha ơi.
    Thủ tướng là cơ quan hành pháp, cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương sao mà mở rộng quyền thế. Hãy học lại lý thuyết về tổ chức nhà nườc và quản trị quốc gia. Đừng làm ẩu như mấy năm qua, Thủ tướng phong Tướng Công an. Thật lạ với thế giới!
    Trình độ lãnh đạo quốc gia hiện nay thế này ư ?
    Lạ quá ta!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi!
      Cho ghi lại đúng là "trật đường ray". Đêm qua viết ẩu là "chật".
      Vì đêm khuyê một tích tắc mơ màng, nên nhầm "chính tả"!. Quí vị cho qua!

      Xóa
    2. "trật đường ray" hay "đường ray chật" (đường ray 1m của TK19) cũng như nhau thôi. Không sao.

      Xóa
  6. Vi hiến là thói quen của đảng lãnh đạo xứ này. Họ chỉ cần điều 4 quên tất những điều còn lại. CHính xác là họ sợ banh chân rồi mới nghỉ tới phân quyền cho chính phủ.

    Trả lờiXóa