* PGs.Ts NGUYỄN THÁI PHÚC
Quy định này tạo điều kiện cho kẻ tham nhũng dùng
chính ngay số tiền tham nhũng của dân, của nước để đổi lại mạng sống của mình.
Dự thảo BLHS (sửa đổi) vẫn duy trì hình phạt tử hình
cho hai tội tham ô và nhận hối lộ (thuộc nhóm tội tham nhũng). Tuy nhiên, dự
luật lại cho phép người bị kết án tử hình đã chủ động khắc phục hậu quả của tội
phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất 1/2 số tiền, tài
sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát
hiện, điều tra xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể được chuyển hình
phạt tử hình xuống chung thân.
Đây quả là thông tin rất đáng chú ý. Nhiều người sẽ
đặt câu hỏi thế này là thế nào? Kẻ tham nhũng dùng chính ngay số tiền tham
nhũng bất chính (mà đáng ra phải được cơ quan điều tra (CQĐT) phát hiện, thu
hồi vào ngân sách nhà nước) để đổi lại mạng sống của mình? Thế có khác gì
khuyến khích người ta tham nhũng, vì cứ tham nhũng đi chắc gì đã bị phát hiện,
nếu phát hiện chắc gì đã bị tòa tuyên án tử hình, nếu có bị tuyên án tử hình
thì chắc gì đã phải bị thi hành án!
Từ chế định
“thỏa thuận nhận tội” của Mỹ
Thực ra ý tưởng này không phải là mới mà chỉ là
sự tham khảo, tiếp thu chế định “thỏa thuận nhận tội” (plea bargaining) trong
pháp luật tố tụng hình sự Mỹ. Theo đó, bị cáo có thể thỏa thuận với tòa án về
việc bị cáo sẽ nhận tội nhẹ hơn và sẽ phải chịu hình phạt nhẹ nhất so với truy
tố của viện công tố và tòa án sẽ không xét xử bị cáo theo các truy tố nặng hơn
đó của viện công tố.
Đây là cách tiếp cận đầy tính thực dụng trong đấu
tranh chống tội phạm của pháp luật Mỹ. Bởi người ta cho rằng trong trường hợp
này các bên đều có lợi: Viện công tố đỡ được gánh nặng chứng minh tội phạm theo
truy tố ban đầu của mình mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ (vì ít nhất thì tội phạm
cũng đã được phát hiện và kẻ phạm tội cũng đã bị trừng phạt); tòa án thì không
phải tiếp tục phiên tòa nữa, Nhà nước tiết kiệm được khoản kinh phí cho hoạt
động của guồng máy tư pháp; còn bị cáo thì tránh được trách nhiệm hình sự theo
tội nặng hơn mà viện công tố đã truy tố lúc đầu.
Thực
chất của “thỏa thuận nhận tội” là định lại tội danh theo hướng nhẹ hơn cho bị
cáo. Ý tưởng trong dự thảo BLHS sửa đổi cũng theo logic “các bên cùng có lợi”
vì CQĐT, VKS về hình thức được xem là hoàn thành nhiệm vụ thu hồi tài sản tham
nhũng (trên thực tế Nhà nước sẽ nhận lại được tài sản của mình bị kẻ tham nhũng
chiếm đoạt), kẻ phạm tội thì tránh được hình phạt tử hình, chỉ chịu hình phạt tù
chung thân.
Trừng trị
tham nhũng quan trọng hơn thu hồi tài sản
Bản chất câu chuyện ở đây là thay đổi hình phạt nhẹ
hơn cho người bị kết án tử hình trên cơ sở kẻ phạm tội tự nguyện giao nộp lại
cho Nhà nước 1/2 số tài sản tham nhũng đã không bị phát hiện và bị thu hồi
trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Nếu như mục đích chủ yếu trong
“thỏa thuận nhận tội” là phá án, phát hiện tội phạm thì ý tưởng trong dự thảo
BLHS sửa đổi lại là vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng cho Nhà nước.
Mặc dù thu hồi tài sản tham nhũng cũng là vấn đề quan
trọng và nan giải trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhưng theo tôi, trong
bối cảnh hiện nay ở nước ta, vấn đề phát hiện tội phạm tham nhũng, trừng phạt
kẻ phạm tội tham nhũng quan trọng hơn vấn đề thu hồi tài sản.
Có thể lấy vụ án tham nhũng của Lã Thị Kim Oanh làm
thí dụ: Tài sản tham nhũng hơn 4.000 tỉ đồng nhưng thu hồi không được bao
nhiêu. Tuy nhiên, việc phát hiện vụ án tham nhũng và trừng phạt kẻ tham nhũng
theo pháp luật đã đáp ứng được yêu cầu bức xúc của xã hội. Mặt khác, nhiệm vụ
phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng không dừng lại cùng với việc kết thúc
điều tra vụ án hoặc tuyên án. Vào bất kỳ thời điểm nào có thông tin về tài sản
tham nhũng thì Nhà nước vẫn có quyền thu hồi tài sản tham nhũng đó.
Làm tăng ý
chí của quan tham
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng cần được nhìn nhận
ở cả hai góc độ: mặt tích cực và mặt hạn chế. Hạn chế của ý tưởng này trong dự
thảo BLHS sửa đổi là càng làm sâu sắc thêm ý chí phạm tội tham nhũng. Thủ đoạn
che giấu tài sản tham nhũng sẽ ngày càng tinh vi hơn bởi lẽ tài sản tham nhũng
không bị phát hiện, không bị thu hồi trong quá trình điều tra vụ án tham nhũng
sẽ được xem như là phao cứu sinh cho kẻ phạm tội. Còn đối với CQĐT, VKS thì quy
định này sẽ làm nhẹ hơn nghĩa vụ của họ về phát hiện và thu hồi tài sản tham
nhũng, tăng thêm cơ hội cho các hiện tượng trục lợi, tiêu cực và lạm quyền
trong quá trình điều tra, truy tố vụ án. (Các nghiên cứu về “thỏa thuận nhận
tội” trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ cũng đưa ra nhận định như vậy).
Ngoài ra, nếu ý tưởng này thành hiện thực thì sẽ phát
sinh thêm thủ tục tố tụng xem xét thay đổi hình phạt từ tử hình xuống chung
thân.
Một lưu ý nữa trong học tập, áp dụng kinh nghiệm nước
ngoài là phải tính đến các điều kiện lịch sử - xã hội, kinh tế, truyền thống
văn hóa pháp lý ở mỗi quốc gia… Trong một hội thảo quốc tế về tố tụng hình sự
tổ chức ở Hà Nội năm 2012, một học giả Trung Quốc khi giới thiệu về việc tham
khảo kinh nghiệm nước ngoài (trong quá trình cải cách pháp luật hình sự - tố
tụng hình sự ở nước họ) đã nói: Trung Quốc không tiếp nhận quy định “thỏa thuận
nhận tội” vì nó xa lạ với truyền thống văn hóa pháp lý của Trung Quốc.
N.T.Ph (Giám đốc Học
viện Tư pháp)/ PL-TpHCN
-------------
chính vì vậy các quan chức của ta thích chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản là vì vậy
Trả lờiXóaCác nhà làm luật mà cho tội tham nhũng , dùng tiền tham nhũng ( chính xác là những kẻ có chức , có quyền đã ăn cắp tiền thuế của nhân dân , công quĩ quốc gia ) để chuộc tính mạng , hoặc không phải chịu hình thức tù giam . Vậy có phải quan lại bênh quan hay không , dân vi phạm PL thì sử theo lý , quan thì sử theo tình . Như vậy rõ ràng nhà nước đã khuyến khích cho tham nhũng tồn tại và phát triển . Trước khi công luận và nhân dân lên tiếng , mọi người chờ câu trả lời của : Ban nội chính , các cơ quan tố tụng trung ương , ủy ban pháp luật của Quốc Hội , là sửa luật để chống tội phạm tham nhũng , hay thỏa hiệp với nhóm tội phạm tham nhũng ?
Trả lờiXóaluật của của đảng cộng sản luôn bảo vệ người của đảng tham nhũng nên nhóm làm luật cũng người của đảng .......không phải luật của dân .....luật này chỉ là luật ....đểu mà thôi..../
Trả lờiXóaLogic của bọn quyền lực (có khuynh hướng tha hoá)
Trả lờiXóalà như vậy,bởi vì chính họ biết cái thể chế độc đảng
độc tài (không tam quyền phân lập) này không tài nào
trừ được THAM NHŨNG.do đó đành phải sống chung
và thoả hiệp với tham nhũng để 2 bên (chính quyền và
thủ phạm) đều có lợi !
Đó cũng là một lá bài LẬT NGỬA cho dân thấy nhưng
dân không biết đánh thì thua bài là đúng,là logic rồi ?
Vậy là Tà, chứ Chính cái gì!
XóaHọ vô hiệu hóa sự trừng phạt cao nhất với tội tham nhũng của họ! Đểu giả!
Trả lờiXóaThôi, nói mẹ "Tham nhũng có thưởng" cho nó vuông!
Cho đến giờ nầy thì không còn ai tin Đảng thật lòng chống tham nhũng. Ai lại đi chống mình bao giờ.
Trả lờiXóa