Lại một chương khác thăng trầm của các cường quốc, lần
này là Mỹ, Trung Quốc và Nga, đang mở ra. Tác giả bài viết là Huiyun Feng, một nhà nghiên cứu
cấp cao tại Viện nghiên cứu quốc tế Đan Mạch và là GS khoa học chính trị Đại
học bang Utah ,
Mỹ.
Căng thẳng đang gia tăng giữa Nga và phương Tây, nhất
là với Mỹ về vấn đề Ukraine đã gợi nhắc lại bối cảnh thời Chiến tranh Lạnh khi
hai siêu cường lao vào những cuộc xung đột để tranh giành phạm vi ảnh hưởng.
Một câu hỏi quan trọng đặt ra trong cuộc chơi hiện tại của nền chính trị siêu
cường là liệu TQ và Nga có hình thành một liên minh chống lại Mỹ?
Trong bài viết "Châu Á của người châu Á: Tại
sao mối hữu nghị Trung-Nga tồn tại" đăng trên tờ Foreign Affairs, tác
giả Gilbert Rozman đã liệt kê ra 6 lý do tại sao quan hệ đối tác hai nước lại
bền bỉ. Tuy nhiên, tác giả Joseph Nye trong bài viết đăng trên Project
Syndicate với tiêu đề"Một liên minh mới Trung-Nga?" lại chỉ ra
những vấn đề sâu xa của liên minh này trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự và
nhân khẩu học.
Thực tế là, cả Rozman và Nye đều đang nhìn vào hai mặt
khác nhau của một đồng xu. Tuy nhiên, có vẻ như họ đang bỏ lỡ một vài thứ.
Tương lai của mối quan hệ Trung-Nga phụ thuộc lớn vào mối quan hệ giữa hai nước
này với phương Tây, nhất là Mỹ.
Nếu Washington đẩy giá dầu tiếp tục lao dốc, đẩy vấn
đề Ukraine lên cao hơn, và NATO mở rộng hướng về phía Nga, và nếu chiến lược
tái cân bằng của Mỹ đi quá xa trong nỗ lực chống lại Trung Quốc ở Thái Bình
Dương, thì Bắc Kinh và Moscow có thể thực sự tiến tới một liên minh chính thức,
thậm chí điều đó không hẳn như những gì ban đầu họ mong muốn.
Một núi hai
hổ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga
Putin đều là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, với khát vọng giành lại vinh quang
trong quá khứ.
Chính sách ngoại giao mới của ông Tập Cận Bình đưa ra
những quan điểm cứng rắn về tranh chấp ở Hoa Đông (với Nhật Bản) và Biển Đông
(với các nước Đông Nam Á). Trong khi đó, cả thế giới đã được chứng kiến Putin
quyết đoán thế nào trong việc sáp nhập Crimea và xử lý cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine . Cả hai
đều tin rằng, đất nước của họ không được đối xử công bằng trong quá khứ và đều
không tán thành trật tự quốc tế hiện tại.
Tuy nhiên, những điểm tương đồng không khẳng định
rằng, hai nhà lãnh đạo này sẽ đơn giản sát cánh với nhau. Như người Trung Quốc
thường nói, một núi không thể có hai hổ. Cả ông Tập Cận Bình và Putin đều đang
theo đuổi sứ mệnh phục hưng quốc gia, nhưng hai dân tộc không cùng chung chiều
dài lịch sử. Dù cả hai đều không thích trật tự thế giới kiểu phương Tây do Mỹ
dẫn dắt, nhưng họ lại không chia sẻ tầm nhìn chung về cái gọi là trật tự thế
giới mới.
Bắc Kinh từng không "khuất phục" Moscow thời Chiến tranh
Lạnh dù cả hai chung ý thức hệ tư tưởng. Về phần mình, mặc dù đối mặt với những
khó khăn to lớn về kinh tế do các biện pháp trừng phạt của phương Tây sau cuộc
khủng hoảng Ukraine thì người Nga cũng thể hiện rõ ràng rằng, những gì họ cần
là sự ủng hộ về mặt ngoại giao của TQ chứ không phải là viện trợ kinh tế. Mặc
dù cả hai nước phải đối mặt với những thách thức về mặt sắc tộc tại Chechnya và
Tân Cương, nhưng nhìn nhận của TQ về Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng cũng khiến
một số người Nga không tán thành.
Nghĩa là có thể nói, ông Tập Cận Bình và Putin là hai
người "đồng sàng dị mộng" cùng chung mục tiêu chống phương Tây nhưng
giấc mơ lại khác hẳn nhau.
Mất cân bằng
thương mại và khác biệt chiến lược
Quan hệ kinh tế là nhân tố chìa khóa trong mối quan hệ
Trung - Nga.
Thương mại song phương đã gia tăng đáng kể, đạt 95 tỉ
USD năm 2014, nghĩa là đã rất gần với mục tiêu 100 tỉ USD năm 2015. Trong năm
2014, Nga đã ký kết thỏa thuận năng lượng 30 năm trị giá 400 tỉ USD với TQ.
Tuy nhiên, ngay cả khi mối quan hệ đang thắt chặt thì
hai nước vẫn có những vấn đề tồn tại trong bản chất. Đầu tiên, thương mại Trung
- Nga vẫn ở thế mất cân bằng, do hạn chế chủ yếu ở ba địa hạt dầu, khí đốt và
vũ khí. EU vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Nga trong khi Mỹ là đối tác
thương mại hàng đầu của Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai
của Nga, nhưng Nga lại chỉ đứng thứ 8 với Trung Quốc và chỉ chiếm 2% tổng khối
lượng thương mại của Trung Quốc. Nói một cách khác, mặc dù Bắc Kinh và Moscow có thể không ưa
phương Tây nhưng Trung Quốc không thể hy sinh thị trường Mỹ, còn Nga không thể
từ bỏ châu Âu.
Thứ hai, các thỏa thuận năng lượng giữa hai nước không
thực sự ở thế "cùng có lợi" vì những mối quan tâm chung dựa trên các
lợi ích tương ứng. Cả hai nước hiểu rõ sự phụ thuộc thái quá sẽ kèm theo những
tổn thương rủi ro tiềm năng.
Trung Quốc vẫn nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng
lương bằng cách thắt chặt hợp tác kinh tế với Trung Á - sân sau truyền thống
của Nga. Trong khi đó, Nga cũng tăng cường mở rộng thị trường năng lượng sang
các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Hàn Quốc và thậm chí là
cả Triều Tiên. Dù cố ý hay không, thì sự hợp tác năng lượng của Nga với một số
nước châu Á cũng khiến Trung Quốc cảm thấy không thoải mái về mặt chiến lược.
Nga cũng rất lo ngại "vành đai kinh tế con đường tơ lụa" của Trung
Quốc xuyên qua Trung Á sẽ làm suy yếu ảnh hưởng địa chính trị của Nga ở khu vực
này.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là giao dịch
vũ khí của Nga với Trung Quốc. Chắc chắn Nga là nhà cung cấp vũ khí và công
nghệ quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc, nhưng Moscow khá miễn cương trong
việc chuyển giao công nghệ hiện đại cho Trung Quốc - một đối thủ cạnh tranh
tiềm năng. Thỏa thuận hệ thống tên lửa S-400 vào cuối năm 2014 được coi là một
quyết định thiên về hướng tài chính hơn là chiến lược. Hợp tác quân sự của Nga
với các nước láng giềng Trung Quốc giống như một sự răn đe, hay nỗ lực cân bằng
ảnh hưởng.
Khó hòa hợp
Trung Quốc là một cường quốc châu Á với các tham vọng
toàn cầu. Nga về mặt lịch sử tự coi mình là một cường quốc châu Âu dù gần đây
đã khởi động trục xoay hướng về châu Á. Cả hai nước đã có một lịch sử khá chua
chát. Tuy nhiên, sau Chiến tranh Lạnh, họ dường như tìm được động lực để liên
kết chống lại bá quyền Mỹ.
Trung Quốc và Nga thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
vào cuối những năm 1990 khi Mỹ duy trì hệ thống đơn cực. Tuy nhiên, mối quan hệ
đối tác này chỉ được coi là "trục tiện ích" trong lúc cả hai nước đều
hướng tới việc cải thiện quan hệ với Mỹ kể cả lúc công khai tuyên bố chống bá
quyền.
Nói một cách khác, cái gọi là quan hệ đối tác chiến
lược giữa Nga và Trung Quốc đơn giản chỉ là công cụ ngoại giao của cả hai nước
trong cuộc cạnh tranh thu hút sự chú ý từ Mỹ sau Chiến tranh Lạnh.
Thời hậu đơn cực, là một cường quốc trỗi dậy, Bắc Kinh
đang giành nhiều tiếng nói quốc tế và ảnh hưởng lớn hơn trong khi Moscow có vẻ lại bị mất
đi, thể hiện qua các cuộc họp APEC và G20 2014. Hiện tại, cả hai nước đều có
vấn đề với phương Tây, nhưng quan hệ không mấy thoải mái của họ trong Tổ chức
Hợp tác Thượng Hải cho thấy khả năng cạnh tranh chiến lược và kinh tế sẽ diễn
ra ở Trung Á, và thậm chí khó hòa giải về lợi ích của hai bên trong nỗ lực
khẳng định sức mạnh ở khu vực.
Lại một chương khác thăng trầm của các cường quốc, lần
này là Mỹ, Trung Quốc và Nga, đang mở ra. Còn quá sớm để định nghĩa về mối quan
hệ Trung - Nga là "đối tác" hay "liên minh" bởi không có
bạn bè vĩnh cửu trong thế giới chính trị, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu.
Quan hệ Nga-Trung vẫn thiếu nền tảng vững chắc là sự
tin cậy lẫn nhau. Chỉ khi có một mối đe dọa chung từ phương Tây mới có thể đẩy hai
nước tiến gần nhau hơn trong quan hệ kinh tế, quân sự. Điều này nằm trong các
nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Minh Tâm (Theo Diplomat)/Tvn/TTHN)
---------------
TQ chẳng bao giờ đem lại cảm giác an toàn cho các nước khác.
Trả lờiXóaThằng Putin đã sát hại nhiều nhà trí thức lỗi lạc của nước Nga chỉ vì nó sợ rằng những người này làm lung lay quyền lực thống trị của nó ! Thủ đoạn chính của thằng khốn này LÀ NÉM ĐÁ DẤU TAY !
Trả lờiXóaCùng hội cùng thuyền nên bọn họ bắt tay nhau ! Tội nghiệp đảng csvn bây giờ không biết tính sao cho vẹn cả đôi đường : chủ quyền đất nước và lòng dân ?! Bọn nga đâm sau lưng ta rồi ??!
Trả lờiXóaHai thằng đại đểu liên minh với nhau thì sớm hay muộn cũng gây họa cho nhân loại !
Trả lờiXóaÔi cũng chỉ là Một Giấc MƠ HOA - HOA MƠ !! !
***********************************
"We must make persistent efforts, press ahead with indomitable
will, continue to push forward the great cause of socialism with
Chinese characteristics, and strive to achieve the Chinese
dream of great rejuvenation of the Chinese nation.. ..To
realise the Chinese road, we must spread the Chinese spirit, which
combines the spirit of the nation with patriotism as the core and the
spirit of the time with reform and innovation as the core"
Xi Jinping
Chỉ là Giấc MƠ HOA - HOA MƠ ? ? ?
Trên đà suy đổ xuống vực bên bờ ! ! !
Quảng trường Thiên An Môn : Ác mộng
Cơ chế đã trên bờ suy vong vật vờ
Dấu xe Tử Cấm Thành lưu Trung Sử
Hồng đế Tập Cận Bình hạ bệ bất ngờ
Cú đảo chính cung đình giành quyền đấu đá
Vỏ cứng ruột mềm đành tan Giấc HOA MƠ ! !
Chân trong chân ngoài Thiên đường mù Hoa Lục
Giới tinh hoa kinh tế Tàu đang sẵn rời bỏ chờ
Gửi con du học đang di cư di tản
Cali hàng vạn sản phụ xẩm trẻ sinh sơ
Sinh tại Hoa Kỳ con thành công dân Mỹ
Tinh hoa đang bỏ Trung Quốc Tổ quốc vu vơ !
Dấu hiệu mất lòng tin vào Tương lai + Chế độ
Làn sóng trấn áp chính trị như Sóng Thần bất ngờ
Dẹp Giá trị phổ quát Phương Tây - xã hội dân sự
Triệu chứng bất an lo sợ Chóp bu lãnh đạo cờ bờ
Hội thảo về Giấc mơ Trung Hoa liên tu bất tận
Tham luận thuyết vô cảm loạn ngôn bộ mặt giả vờ ! !
Nhai lại đọc thuộc lòng kho thần chú hô khẩu hiệu
Quốc nạn tham nhũng vẫn hoành hành đến nguy cơ
Chiến dịch chống hối lộ chỉ nhằm thanh trừng thanh lọc
Truy quét mạng lưới đối thủ chính trị bị nghi ngờ
Dân Tàu đang nguyền rủa công khai bọn Thái tử Đỏ
Cỗ xe kinh tế Khựa như Vạn lý Trường thành vây cõi bờ
Cuồng tín diễu khủng khiếp khắp nước Tàu cán chết
Đi đến đâu gây ô nhiễm môi sinh đến đó thật không ngờ
Nhà máy Thế giới đang sa lầy trong chuỗi ngàn cái bẫy
Đã đang chết yểu Giấc MƠ HOA - HOA MƠ ? ? ?
Ác mộng Đế quốc Liên Xô tan rã đang ám ảnh
Số phận Tập Cận Bình đang phải đối mặt đón chờ
Con bệnh Nước Tề đang Ung thư máu hấp hối
Giấc mơ Trung Hoa khó tránh cơn Ác mộng Liên Xô .. ..
TỶ LƯƠNG DÂN
nhân đọc " China Goes Global: The Partial Power Trung Quốc
đi vào Toàn cầu hóa: Chỉ là một thế lực cục bộ "của Giáo sư
David Shambaugh tốt nghiệp Văn bằng Ph.D. về Khoa học Chính trị
tại Đại học Michigan.
đang là Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học
George Washington và Học giả tại Viện Brooking
China Goes Global: The Partial Power
30.01.2013
http://www.amo.cz/events/lecture-of-david-shambaugh-china-goes-global-the-partial-power.html?lang=en#.VP03Zvl5N8H
David Shambaugh - China Goes Global: The Partial Power
https://vimeo.com/59885312
Shambaugh, Professor of political science and international affairs at
the George Washington University in Washington DC, as well as a
Non-resident Senior Fellow at the Brookings Institution
Đả đảo 2 tên tân phát-xit Tập cận Bình & Vlamir Putin,chúng đang khủng bố nhân loại !
Trả lờiXóaTHằng Putin giết người,rồi vờ vỉnh lập ủy ban điều tra do chính nó làm chủ tịch,đã bắt 5,7 nghi phạm gì đó - 5,7 người này chắc chắn là những người vô tội nằm trong danh sách bị nó giết,nhân cơ hội này,nó sẽ kết tội những nghi phạm này và chắc sẽ chết trong tù // trò lừa đảo quá sức quen thuộc với lũ súc sinh này ! than ôi,con người ơi ! làm người khổ lắm ai ơi!
Trả lờiXóa