Trang BVB1

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Chánh án TAND tối cao: 'Chưa đủ căn cứ nói Hồ Duy Hải vô tội'

Chánh án TAND tối cao khẳng định chưa có căn cứ để kháng nghị vụ án của Hồ Duy Hải.
Sáng 13/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan sai theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Chánh án TAND tối cao: 'Chưa đủ căn cứ  nói Hồ Duy Hải vô tội'
Đại biểu Đỗ Văn Đương 
Đặt câu hỏi về vấn đề này, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đã nêu ra 5 vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua.
Trong đó, đại biểu Đỗ Văn Đương tập trung nêu vấn đề: “Bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội giết người cướp tài sản xảy ra tại bưu điện Cầu Voi, Long an từ 2008 có oan hay không? Chủ tịch nước bác đơn xin giảm án và bị cáo cũng có đơn xin thi hành án sớm. Tại sao đến nay hoãn thi hành án?”.
Chánh án TAND tối cao: 'Chưa đủ căn cứ  nói Hồ Duy Hải vô tội'
Chánh án TANDTC Trương Hoà Bình 
Trả lời về vấn đề này, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình cho biết  đối với các vụ án nghiêm trọng, hiện nay các cơ quan tố tụng đang phối hợp giải quyết, xem xét thận trọng, để giải quyết hậu quả. 
“Cơ quan tố tụng sẽ phải khẳng định vụ nào là xét xử đúng. Nếu oan phải kết luận và giải oan. Nếu có tội phải xác định rõ căn cứ buộc tội đúng pháp luậtđể không bỏ lọt tội phạm”, ông Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình cũng cho biết vụ án Hồ Duy Hải phạm tội giết 2 nhân viên bưu điện Cầu Voi Long An gây ra sự bức xúc lớn trong xã hội. Gia đình người bị nạn cũng yêu cầu phải làm rõ. 
Quá trình này cơ quan điều tra đã tiến hành truy xét. Quá trình thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn không bắt quả tang. 
“Điều tra phát hiện ra nghi can Hồ Duy Hải. Hồ Duy Hải cũng nhận tội có giết người. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác minh một số chứng cứ khác để chứng minh lời nhận tội của Hồ Duy Hải. Sau đó, Viện Kiếm sát tiến hành truy tố và đưa ra tòa án xét xử. Tại tòa sơ thẩm bị cáo vẫn nhận tội và bị cáo nhận không có bức cung, nhục hình. Sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có tội”, ông Trương Hòa Bình cho biết.
Tuy nhiên, trong quá trình xét xử phúc thẩm bị cáo Hồ Duy Hải cho rằng mình không phạm tội nhưng không đưa ra được căn cứ để chứng minh. 

Chánh án TAND tối cao: 'Chưa đủ căn cứ  nói Hồ Duy Hải vô tội'Quá trình điều tra tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi vụ án vì vậy tòa vẫn nguyên bản án tử hình.Chánh án TAND tối cao: 'Chưa đủ căn cứ  nói Hồ Duy Hải vô tội'

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình
Chánh án TAND tối cao khẳng định: “Quá trình điều tra tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi vụ án vì vậy tòa vẫn nguyên bản án tử hình”.Chủ tịch nước cũng có quyết định bác đơn đề nghị ân xá, giảm án tử hình của bị cáo Hồ Duy Hải. 
“Bây giờ bản án đã có hiệu lực pháp luật. Chưa phát hiện ra căn cứ để kháng nghị”, ông Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi về thời điểm thi hành án đối với Hồ Duy Hải, ông Trương Hòa Bình cho biết đây là vấn đề pháp lý, tôn trọng nguyện vọng của gia đình bị cáo và công luận. Mẹ bị cáo đến TAND Long An xin tạm hoãn thi hành án và có đơn với Chủ tịch nước.
“Sau đó, Chủ tịch nước xem xét và có yêu cầu Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND xem lại có oan hay không. Theo nguyện vọng của gia đình, TAND Long An đã tạm hoãn thi hành án. Chúng tôi lập đoàn liên ngành xem xét lại vụ án một cách thận trọng”, Chánh án Trương Hòa Bình thông tin.
Tổ liên ngành đã phúc tra lại lời cung của Hồ Duy Hải. Khi đoàn liên ngành vào hỏi, Hồ Duy Hải vẫn nhận tội. Đơn của Hồ Duy Hải chỉ xin giảm án tử hình hoặc xin thi hành án ngay.
Chánh án TAND tối cao: 'Chưa đủ căn cứ  nói Hồ Duy Hải vô tội'
Hồ Duy Hải 
Đoàn liên ngành cũng có một số nhận định. Sau đó, đoàn liên ngành đánh giá khách quan, kết hợp với việc giám sát của Quốc hội để đi đến việc xử lý thật đúng đắn.
Chánh án TAND tối cao khẳng định: “Chưa có căn cứ Hồ Duy Hải vô tội. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ rất thận trọng khi có kết quả giám sát. Nếu có đủ căn cứ thì chúng tôi sẽ tiến hành kháng nghị. Nếu không có đủ căn cứ kháng nghị thì phải thực thi đúng pháp luật”.
Chánh án TAND tối cao: 'Chưa đủ căn cứ  nói Hồ Duy Hải vô tội'
Đại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội 
Tuy nhiên, đại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đề nghị cho biết bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ pháp luật không?
Đại biểu Lê Thị Nga cho biết đã thay mặt đoàn giám sát của Quốc hội vào trại làm việc với Hồ Duy Hải, nghe ý kiến luật sư tham gia bào chữa vụ án. Đoàn giám sát của Quốc hội cũng đã tiếp xúc với mẹ và dì của Hồ Duy Hải. 
“Tuy nhiên với tư cách cá nhân đại biểu Quốc hội, tôi thấy bản án kết tội Hồ Duy Hải chưa có đủ căn cứ vững chắc. Tôi đã có bản kiến nghị 10 trang chỉ ra hàng chục điểm sai sót trong bản án này. Tôi đã gửi bản kiến nghị đến Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao. Tôi mong các cơ quan xem xét thận trọng để trả lời gia đình bị cáo. Đảm bảo chúng ta trước khi thi hành tử hình một con người phải xem xét hết sức thận trọng”, đại biểu Lê Thị Nga nêu ý kiến.(VTCnews)
--------------

37 nhận xét:

  1. Còn phải "căn cứ" nào nữa, ông Bình? Ông có ý định hay động cơ nào bênh che cho quan tòa cấp dưới và những liên quan không đấy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, báo chí, rồi thông tin mạng ngồn ngộn cả ra đấy, đến người dân thường cũng tháy Hồ Duy Hải bị oan sai.
      Vậy, phải "căn cứ" nào mới lay chuyển, động lòng, thuyết phục được ông Chánh Tối?

      Xóa
    2. Đã có Ng Thanh Chấn rồi, bây giờ lại nhận thêm Hồ Duy Hải thì các Chánh án (và cả ngành tòa án+...) phải đeo mo vào mặt à?.
      Cầu mong trời phật cứu giúp HDH.

      Xóa
  2. Chỉ có hai trường hợp :

    1. ĐỦ CHỨNG CỨ KẾT TỘI, NGHI PHẠM LÀ NGƯỜI CÓ TỘI.

    2. KHÔNG ĐỦ CHỨNG CỨ KẾT TỘI, NGHI PHẠM LÀ NGƯỜI VÔ TỘI.

    Ông chánh án nói : CHƯA ĐỦ CĂN CỨ NÓI NGHI PHẠM LÀ VÔ TỘI. Dân gian gọi cách nói của ông chánh án là NÓI LÔN LÈO !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm chứng minh Hải có tội. Nếu không chứng minh được thì Hải vô tội. Chứ làm gì có kiểu ngược đời là phải chứng minh vô tội? Nói như ông Chánh Án thì mặc nhiên muốn kết tội cho ai cũng được à? Nếu không muốn bị kết tội thì phải chứng minh mình vô tội a?

      Xóa
    2. Đêm xảy ra án mạng ông Chánh án ở đâu?
      Không nhớ ra được à.... vậy là không có bằng chứng ngoại phạm.

      Xóa
  3. 10 trang viết của bà Nga là không có căn cứ nào sao ông Bình????

    Trả lờiXóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 10:42 14 tháng 3, 2015

    Gì kỳ vậy ?-Đúng ra là "chưa đủ căn cứ nói Hồ Duy Hải có tội chứ".
    Bộ tất cả mọi người phải chứng minh mình vô tội.Còn không thì cả nước có tội hết sao?.Xử án quái đản quá !.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa đủ căn cứ khẳng định ông Trương Hòa Bình là tiến sĩ luật sao Quốc hội vẩn bầu là chánh án? Tiến sĩ thì biết nói thứ tiếng gì ngoài tiếng Việt? Tiến sĩ luật gì mà nói về luật sai be bét thế? Nói sai như thế, một chuyên viên thì không ai chấp, chứ một chánh án tòa án tối cao thì là sự sỉ nhục đến nền tư pháp nước nhà!

      Xóa
    2. Ông ta biết "ngoại ngữ" là tiếng Đan Mạch!

      Xóa
  5. Chánh án TAND sáng cao: "Chưa đủ căn cứ nói Hồ Duy Hải có tội!"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TAND tối cao-sáng thấp?

      Xóa
    2. Phải rồi. Tối thì nó ngỏng cao, sáng nó xìu...

      Xóa
  6. Hình như có ý gì đàng sau đó mà ông Chánh Tối không muốn minh oan cho HDH, chắc HDH phải chết oan? Còn bọn điều tra bậy, xử bậy thì hí hửng!

    Trả lờiXóa
  7. "Chúng mày cứ giết người vô tội đi! Chúng mày sẽ bị chúng tao hại cho chết dần chết mòn đấy! Chúng tao đã xử lý mấy đứa rồi!"
    (2 hồn oan nữ Cầu Voi)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn thêm 4 cái "đột tử" mới chịu thả anh Hải hả?

      Xóa
  8. Bọn này không sợ Trời, không sợ Đất nữa à?! Gánh họa tức thì đấy!

    Trả lờiXóa
  9. "Khi đoàn liên ngành vào hỏi, Hồ Duy Hải vẫn nhận tội. Đơn của Hồ Duy Hải chỉ xin giảm án tử hình hoặc xin thi hành án ngay."??????????
    Khối gì người vô tội do bị CA đánh đau quá phải nhận "tội" đấy cha! Bằng chứng đầy rẫy! Đơn cử là dân oan Chấn. Ngay cả bản thân tôi nhiều khi cũng muốn chết quách cho rồi khi phải sống trong 1 xã hội ngột ngạt, huống chi trong hoàn cảnh của Hồ Duy Hải.
    Nói thật, Trương Hòa Bình mà địch tra tấn cũng có thể khai mình giết người đấy! Ông có còn là người không???!!!

    Trả lờiXóa
  10. Luật pháp tư bản giãy chết:" Trước pháp luật, mọi nghi can đều vô tội, cho tới khi phía công tố chứng minh được là nghi can đã phạm pháp, và toà án phán quyết là nghi can có tội !"
    Luật pháp Xuống Hố Cả Nút ( mà ông Trương hoà Bình là đại diện):" Trước pháp luật, mọi nghi can đều bị xem là đã có tội, cho tới khi nào nghi can đó chứng minh được là mình vô tội !"
    Luật rừng so với luật văn minh có khác !
    Với một chánh án cắc ké ở huyện, người ta còn có thể tha thứ, với cương vị một Chánh án của toà án tối cao nước Việt Nam như Trương hoà Bình, người ta thật tình không hiểu nổi, là ông nầy học ở trường luật nào ra mà lại phát ngôn "được" như vậy ?
    Thế mà cũng áo mũ cân đai " chánh án tối cao" như nước người ta đấy chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đ/c chánh án ni có học hành chi cho ra hồn đâu. năm 1977 mới tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3, rồi vào học bách khoa ngành xây dựng. Khi đó có phải thi cử gì đâu, con cán bộ CM thì cứ tốt nghiệp cấp 3 là vô học. Học bách khoa xong thi vô công an, học bổ túc an ninh rồi ra làm sếp luôn. cứ thế thăng tiến. Còn cái bằng thạc sĩ lịch sử, tiến sĩ luật học khi mô, thi cử ra răng thì chỉ có ma mới biết. Là con cán bộ, đưa vào rừng để CM nuôi cơm, cho học chữ thế là coi như tham gia CM từ năm 13 tuổi. Huân chương kháng chiến thì thời đó ai vô rừng mà chẳng có. Đến thầy giáo, cô giáo ở Quảng Bình, Nghệ An không có chiến đấu chi hết, chỉ có dạy học cũng còn có huân chướng kháng chiến chống mỹ nữa là trong nam vô rừng, dù vô để người ta nuôi chứ đánh đấm cái chi. Lỗi ni cũng không phải của ông Bình, mà cái thời thế nó thế! Còn bằng cấp thì khỏi nói. Do cơ chế nó tạo ra cái giả về nội dung, thật về hình thức. Nó làm cho người ta trở thành dối trá. Kiến thức là cái khó dối trá nhất thì người ta cũng làm giả được. Nhưng những cái giả đó người ta không phô ra thì không ai biết. Còn những vị có chức sắc, bị QH chất vấn thì nó lòi ra cái kiến thức zỏm, chắp vá liền!

      Xóa
  11. Một nền tư pháp đúng nghĩa luôn lấy suy đoán có lợi cho bị can làm căn bản (nếu chưa có bằng chứng 100%).
    Các phóng viên báo giấy đều đã thực nghiệm (chẳng hạn báo “TT và PL”) chứng tỏ về yếu tố thời gian Hải không thể hành động gây tội án ở Bưu điện Cầu Voi.
    Chỉ có thể là kẻ khác! Là ai?
    Trương Hòa Bình nên hành xử cho đúng đắn trong khi chờ đợi sự thật! Đừng vì lý do nào đó mà đem một người chưa chắc chắn 100% là kẻ giết người ra xử tử!
    Gieo gió gặt bão! Quả báo nhãn tiền!

    Trả lờiXóa
  12. 1. NÓI "TÔI VÔ TỘI!" CHO TỚI LÚC CHẾT!

    Câu nói "tôi vô tội" của Troy Davis đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người trong vụ án giết hại cảnh sát Mark MacPhail trong một vụ xô xát tại Savannah, bang Georgia.
    Vào năm 1989, Troy Davis, một người Mỹ gốc Phi bị bắt vì được cho là liên quan tới vụ giết cảnh sát Mark MacPhail. Đến năm 1991, tại tòa án xét xử mình, Troy Davis vẫn một mực khẳng định "tôi vô tội" nhưng những lời nói này không thể thuyết phục tòa án.
    Được biết, trong vụ việc này có tới 7 nhân chứng, trong đó có 2 nhân chứng "khẳng định" rằng Troy đã thú nhận với họ vì hành vi của mình.
    Thời điểm ấy, vụ án dành được sự quan tâm của rất nhiều người vì tính chất nhạy cảm và đặc biệt của nó. Những tình tiết uẩn khúc của vụ án khiến nhiều người nghi ngờ về quyết định của tòa án. Mặc dù cựu tổng thống Jimmy Carter, Giáo hoàng Benedict XVI, cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) William Sessions lên tiếng về việc xét xử lại thì Troy vẫn bị tiêm thuốc độc vào ngày 21/9/2011.
    Câu nói "Tôi vô tội!" đã ám ảnh rất nhiều người vào thời điểm đó. Sau cái chết của Troy, rất nhiều nhà báo, hội bảo vệ nhân quyền, chống phân biệt chủng tộc... đã lên tiếng đòi lại sự vô tội cho Troy Davis.
    Với nỗ lực không ngừng nghỉ, mặc dù đã phải đánh đổi bằng cái chết của mình nhưng cuối cùng Troy Davis cũng đã được công nhận vô tội.
    Vụ án này cũng thổi bùng lên phong trào chống tử hình trên toàn thế giới!

    Trả lờiXóa
  13. 2.
    Ông Bùi Minh Hải là cán bộ thống kê xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Chiều tối 24/1/1998, ông ra thị trấn Long Thành đi dự tiệc tất niên với bạn nên mang luôn chiếc đồng hồ hiệu Seiko của con đi sửa. Trên đường quay về nơi làm thêm buổi tối ở Công ty Halin, trong khu công nghiệp Nhơn Trạch, do say rượu nên ông té ngã và làm rơi chiếc đồng hồ bên vệ đường sát vườn điều ở xã Phước Tiền.
    Sáng hôm sau, ông quay lại tìm chiếc đồng hồ nhưng không thấy. Cũng trong thời điểm ấy, người dân phát hiện thi thể của chị Dung bị giết hại trong tình trạng trên người có nhiều vết đâm, áo bị vén lên ngực. Gần hiện trường vụ án, cơ quan điều tra thu giữ được chiếc đồng hồ Seiko. Chiều cùng ngày, ông Hải bị cảnh sát bắt giữ vì bị tình nghi là thủ phạm giết chị Dung và giấu xác nạn nhân gần nơi chiếc đồng hồ bị đánh rơi.
    Suốt quá trình điều tra và xét xử, ông Hải một mực kêu oan và đưa ra các bằng chứng ngoại phạm. Nhưng đến tháng 11/1998, trong phiên xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai, VKSND cùng cấp khẳng định ông Hải chính là thủ phạm trong vụ giết người, cướp của, hiếp dâm và đề nghị mức án tử hình với bị cáo. Tuy nhiên, tòa đã tuyên phạt ông Hải mức án tù chung thân.
    Gia đình ông Hải tiếp tục kêu oan vì có nhiều nhân chứng xác định thời điểm xảy ra vụ án ông này đang đi nhậu cùng bạn bè. Thời gian ông chờ xử phúc thẩm, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tiếp tục xảy ra vụ án giết người hiếp dâm mà nạn nhân là một bé gái. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng bắt giữ thủ phạm Nguyễn Văn Tèo. Người này còn thừa nhận là hung thủ hãm hại chị Dung hồi tháng 1 năm 1998.

    Trả lờiXóa
  14. 3.
    Ông Trần Văn Chiến (quê Tiền Giang) đã phải ngậm đắng nuốt cay chấp hành bản án chung thân về tội Giết người. Cho đến khi được mãn hạn trở về thì hung thủ thực sự của vụ án mới lộ diện.
    Tai họa bỗng dưng ập xuống gia đình ông Chiến vào một ngày giữa tháng 5/1979, khi vị trưởng công an xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bị giết. Hôm đó, ông Chiến đang ở cùng người thân thì nghe tiếng kêu thất thanh bên ngoài rồi thấy Trần Văn U, người cùng xã, chạy qua nói “tao vừa giết thằng Sên” rồi vụt mất. Tuy nhiên, 2 ngày sau ông Chiến cùng một số người khác trong xóm bị bắt với cáo buộc phạm tội giết người.
    Cũng như quá trình điều tra, trong phiên xử sơ thẩm ngày 20/3/1980 của TAND tỉnh Tiền Giang, ông Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ của vụ án chính là Trần Văn U. Tuy nhiên, tên này bỏ đi biệt tích và không có cách nào chứng minh mình bị oan nên ông Chiến vẫn bị tòa tuyên mức án chung thân. Sau hơn 16 năm ngồi tù, đến tháng 8/1995 ông được tại ngoại.
    Hai năm sau ngày ông Chiến ra tù, Trần Văn U - kẻ sát hại vị công an xã của gần 20 năm trước mới xuất hiện và bị bắt. Tại phiên tòa ngày 5/7/2001, U khai chỉ một mình gây án, không liên quan gì đến ông Chiến.

    Trả lờiXóa
  15. NHữNG Vụ ÁN OAN: KHI QUAN TÒA CŨNG...CHốI TộI

    Không ít vụ án oan sai, hoặc những "vụ án bỏ túi" công khai diễn ra ở nơi tố tụng cung đình bất chấp pháp luật bắt đầu từ chính những vị quan tòa vô lương tâm!
    Mới đây cơ quan tố tụng đã ra quyết định khởi tố nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Phạm Tuấn Chiêm người đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao phán xét quy tội giết người đối với ông Nguyễn Thanh Chấn dẫn đến cuộc đời của một công dân vô tội đã phải chịu biết bao cay đắng tủi nhục trong đằng đẵng lao tù. Vậy hơn 10 năm trước thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm người cầm cân nẩy mực đại diện cho công lý đã phạm sai lầm gì trong xét xử vụ án Nguyễn Thanh Chấn?
    Xin hãy nghe ông quan tòa một thời đầy quyền uy kia trả lời báo chí thanh minh cho sự tuyên sai bản án của mình:
    “Khi xét xử mặc dù tôi đã làm hết trách nhiệm, công tâm, nhưng vì trước đó một số cơ quan đã dùng nghiệp vụ làm sai lệch hồ sơ nên dẫn đến kết quả xét xử không đúng. Điều kiện tiên quyết để xét xử đúng là các cơ quan điều tra khởi tố, viện kiểm sát truy tố đúng tội. Chúng tôi không có chức năng điều tra. Chúng tôi chỉ căn cứ vào kết quả điều tra của các cơ quan khác trên cơ sở cơ quan tố tụng. Nhưng họ đã có những thủ đoạn bức cung, dùng nhục hình, bây giờ mới phát lộ đã làm!”???
    (Báo Sức khỏe và Đời sống. 9/10/2014)

    Trả lờiXóa
  16. Nếu Hồ Duy Hải bị giết oan, chế độ này thật khốn nạn!

    Trả lờiXóa
  17. Vụ giết 2 cô gái ở BĐ Cầu Voi liên quan đến ông To nào thế nhỉ, mà cố tình lập Hồ sơ vụ án sai, truy tố xét xử sai người, nay cứ dây dưa, từ Chánh Tối trở xuống cũng không dám nói mạnh!?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe phong phanh là cháu của bà bự "Truong Mẽo Bông".

      Xóa
  18. Hôm qua xem và nghe thời sự trên VTV1, nghe ông chánh án Trương Hòa Bình trả lời chất vấn nhiều người cùng nhau bàn luận và thấy hoàn toàn thất vọng về một ông chánh án TANDTC của nước CHXHCNVN. Nội dung trả lời của ông đã toát lên sự vô tâm, vô cảm, bất tài, bảo thủ và độc đoán! Đảng đã sai lầm khi bố trí ông vào ghế chánh án tòa án tối cao. Bản án sai rõ như thế, các luật sư như luật sư Trần Thanh Phong đã phân tích rất kỹ những vi phạm nghiêm trong của hồ sơ và bản án mà ông nói không có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm thì chẳng còn gì để nói. Bà Lê Thị Nga, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có hẳn một kiến nghị dài 10 trang nói về những sai phạm trong vụ án Hồ Duy Hải mà ông vẫn nói là không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Thế mới biết, người hiểu biết và giỏi pháp luật như bà Nga cũng phí lời với một con người kém hiểu biết. Việc này Chủ tịch nước chắc chắn sẽ có quyết định rút lại QĐ bác đơn xin ân xá của phạm nhân để giao lại cho viện kiểm sát và tòa án tối cao kháng nghị GĐT. Kháng nghị GĐT để hủy án điều tra lại chứ không phải GĐT là đã khẳng định HDH vô tội. Nếu điều tra lại mà có đủ căn cứ thì vẫn xử, ngay cả xử tử hình. Nhưng phải đúng pháp luật chứ không thể vi phạm pháp luật để xử tử hình. Tử hình một con người thông qua một bản án vi phạm pháp luật mà không thấy lương tâm cắn rứt thì có còn là người công sản vì dân vì nước không? Khi nghe thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ công an giải trình người ta thấy ông là người cầu thị, nó toát lên cái tâm và cái tài trong việc đánh giá sự việc, Nếu có được cái tâm cái tài như thế thì chắc ông chánh án không phát biểu vô trách nhiệm như ông đã trả lời chất vấn. Cùng là tướng công an, nhưng tướng Trương Hòa Bình quá kém so với tướng Lê Quý Vương.

    Trả lờiXóa
  19. Hiện nay ở VN có 2 phe. Một phe hằm hè "Chúng mày là bọn... sắp có tội!". Phe kia cười gằn "Chúng mà là bọn đã có tội với đất nước!"

    Trả lờiXóa
  20. Trao quyền lực cho kẻ ác thì người lương hiện sẽ thành tội nhân!

    Trả lờiXóa
  21. Vào trang mạng "Chân dung quyền lực" xem thì biết vị chánh án Trương Hoà Bình là ngừơi như thế nào sẽ biết. Miễn bàn.

    Trả lờiXóa
  22. Kết "tội" người vô tội chính là có tội!
    "Tôi là một thẩm phán. Tôi được quốc gia trao trọng trách cầm cân nảy mực - xử đúng người, đúng tội, không để hàm oan, và không để kẻ có tội có thể tránh khỏi sự trừng phạt của công lý, luật pháp.
    Khi ngồi trên ghế xử án, tôi suy xét kỹ càng nhân chứng, vật chứng của các bên đưa ra. Trước lúc tuyên án, tôi luôn tâm niệm rằng, toàn bộ những người đang ngồi hay đứng trước mặt tôi chưa phải là đúng hay sai. Tôi sẽ không bị tác động từ bất kỳ ai, bất kỳ bên nào.
    Bởi chứng cứ rõ ràng 100%, tôi mới được tuyên án.
    Khi tôi cảm thấy mọi thứ không rõ, tôi cần sự tuyên án trợ giúp của bồi thẩm đoàn - bởi vì 12 con người đó sẽ có quyết định đa số khá chính xác.
    Nếu họ cũng chưa thể phán quyết sơ bộ; vụ án phải được tạm ngưng để điều tra lại, tránh oan sai.
    Không ai đứng trên, hay ngoài pháp luật!"
    (Thẩm phán Thomas Jefferson)

    Trả lờiXóa
  23. Vụ này lớn chuyện đây...

    Trả lờiXóa
  24. Ông Trương Hòa Bình nên từ chức cho dân nhờ. Nghe đâu lại đang chay đua vào BCT cơ đấy. Đất nước này hiếm người tài đức đến thế sao mà phải đưa người như ông THB lên đè đầu cưỡi cổ dân?

    Trả lờiXóa
  25. Xem chan dung quyen luc se thay tai san va duc do cua ten truong hoa binh nay.moi hieu tai sao co nhieu vu an oan nhu vay quy vi a

    Trả lờiXóa
  26. Thiếu Tim & Óc!
    Buồn cho một Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình con chưa thành người thiếu Tim Óc.Ăn nói hàm hồ, thiếu nhân tính và nhân cách làm người. Thật buồn và thất vọng!
    1.Những năm chống Mỹ, các trường học phải sơ tán về nông thôn đồng bằng Sông Hồng. Trường tôi sơ tán về một làng ven sông, trong làng có anh Thêu, chuyên đi buôn chó thịt (mua, bán).Nhưng có điều rất lấy làm lạ chưa lý giả được. Sáng nào cũng như ngày nào, anh dậy sớm, ra đi bằng chiếc xe đạp, chở một chiếc lồng sắt đi mua chó. Anh đi từ rất sớm, khi trời mờ mờ sáng. Đêm nào anh cũng về rất khuyê. Điều rât lạ! Mỗi khi anh Thêu về thì dọc đường, những gia đình nuôi, chó bắt đầu sủa từ đầu làng, đến khi anh Thêu vào sân nhà mình thì cho thôi sủa.
    Thế mới biết! Loài chó rất nhậy cảm, thính tai và mẫn hơi. Biết phân biệt người tốt và kẻ xâu. Phân biệt ai là kẻ thù ác và mưu hại đồng loại mình! Đừng coi thường chó!
    2.Sáng 13/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp để chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan sai theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Nhìn qua thành phần những con người trả lời chất vấn, người dân thấy thất vọng. Vì biết chắt cả ba cơ quan này sẽ bao che cho nhau. Vì toàn là tướng nghiệp vụ công an (một) nắm trong cả ba (3) cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát. Thật lạ kỳ và khôi hài. Việt Nam luôn luôn tự xưng là nhà nước của dân, do dân và vì dân thế mà 100% tướng công an nắm trong cơ quan Tư pháp. Đó là Trung tướng Trương Hòa Bình-Chánh án TANDTC,Trung tướng Nguyễn Hòa Bình-Viện trưởng VKSNDTC. Một hệ thống nhân sự Tư pháp như thế, làm sao mà thoát khỏi án oan sai. Một hệ thống tư pháp như thế làm sao mà có được dân chủ trong xã hội và sự công lý trong xét xử. Bắt cũng công an, công tố cũng công an và kết tội cũng công an. Tư pháp Việt Nam thuộc hệ thống gì đây? Đó mọi nguwoif biết!
    3. Dân tôi nghe trả lời chất vấn của Trương Hòa Bình mà thấy xấu hổ cho nền tư pháp Việt Nam và những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật (kể cả lãnh đạo). Làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao của một Quốc gia gần 90 triệu dân mà ăn nói lươn lẹo như kẻ không học, thiểu năng trí tuệ và buôn bán giết mổ động vật. Buồn và bực! .
    Thái độ trước sinh mạng những người đã có đơn kêu oan liện tục trong nhiều năm nay thế mà Trương Hòa Bình-Chánh án Tòa án NDTC mặt căng, trán bóng, thản nhiên như kẻ thiếu Tim Óc,khua môi, bẻm mép, miệng nhem nhẻm, trả lời theo bản năng con chưa thành người là xét xử đúng người, đúng tội, không oan! Thật lố bịch và mất tính ngươi!
    Nhân nghĩa làm người Trương Hòa Bình như rứa chăng ?

    Trả lờiXóa