* BÙI VĂN
BỒNG
Áo dài trắng. Tóc buông xòa. Tay
cắp cặp. Dáng uyển chuyển. Mắt mơ màng. Cười duyên dáng... Đó là những nét đẹp
nữ sinh. Trên những con đường hàng ngày học sinh đến trường, ta thường thấy
những nữ sinh duyên dáng như thế. Nét đẹp nữ sinh có gì thanh khiết, tinh khôi,
vừa trẻ trung vừa nhuần nhị trong mỗi dáng đi, ánh nhìn, nụ cười và sự vô tư.
Tôi đã đọc một bài thơ viết về áo trắng nữ sinh: Anh muốn gửi tình anh vào
nắng / Ấm áp thân thương áo trắng sân trường / Em duyên dáng tuổi xuân thì vừa
chớm / Cho lòng anh rạo rực nhớ thương…Đúng thế! Tuổi thanh xuân thật đẹp,
trong trắng, như màu áo trắng tinh khôi…
Tôi
vặn lại: “ Ông nói thế nào ấy chứ. Sân trường là để học sinh vui chơi, làm gì
có chuyện trồng cải. Hơn nữa, ông đừng có mà lừa tôi đấy nhé! Đang giữa mùa khô
nắng gắt, thiếu nước, ai đi trồng cải vào mùa này?
Ông bạn cứ khăng khăng:
-
Thì có mà. Có thì tôi mới nói.
-
Xạo hoài – tôi cự lại - tôi không giỡn với ông, sao ông giỡn với tôi?
Ông
bạn xịch cái ghế đến ngồi cạnh tôi:
-
Không hiểu à? Tiếng Việt kém thế. “Cải quý” nói lái theo kiểu Nam bộ là “quỷ
cái” đấy! Ông không biết thì tôi nói cho nghe. Nhà tôi đây gần trường, tôi biết
hết. Nữ sinh mặc áo dài trắng yểu điệu, thướt tha, mơn mởn vậy, ông tưởng là
đáng yêu à? Tưởng là đẹp à? Ông bạn vô tư thật như đếm ạ! Câu hát ngày trước
rất hay và trữ tình: “Áo bay sân trường tựa cánh chim câu”.Nhưng nay “cải
cách” ròi, phải hát là “Áo tung sân trường như canh diều hâu”, mới là
phản ánh trung thực cuộc sống.
-
Thì sao?
-
Lại chậm hiểu rồi. Chúng nó thời nay sống lạ lắm, học không lo học, đến trường
là đánh nhau, hò hét ầm xì, rồi quay vidiôclip, rồi mở laptop, đưa vào máy tính
phóng lên, xúm lại xem, cười nói vỗ tay loạn xì ngầu. Đánh nhau, đánh nhau
suốt. mặc áo dài trắng mà cũng đá nhau, giằng xé nhau, có đứa cao hứng nổi máu
tam bành còn cao hứng nhảy cẫng lên như là thế võ đá song phi trên phim võ lâm
của Tàu.
Đến lúc này tôi mới hiểu. Thì ra là “bạo lực học đường”. Nhưng lạ thật. Lâu nay
tôi chỉ “mục sở thị” chuyện học sinh nam đánh nhau. Nam tính mà, khí dương, nóng, lại
nghịch ngợm, háo thắng, cậy khỏe, cậy “võ vẽ nam nhi”, đánh lộn là chuyện không
lạ gì. Còn như nữ sinh, người ta thường nói thân gái “ liễu yếu đào tơ” sao lại
có chuyện bạo lưc dữ dằn như vậy? Loạn rồi, ngược đời rồi. Thế thì đúng là cái
thứ “cải quỷ cái rồi còn gì?...
Tôi
ôm theo nỗi day dứt về nhà. Lạ thật, chẳng lẽ đây là thứ “mốt”, là một lối sống
cho là bình thường của giới trẻ đương thời chăng?
Quá 7 giờ tối, mở TV xem thời sự. Nghĩ chắc
lúc đó có ai nhìn sẽ thấy tôi có bộ mặt kỳ quặc lắm: Mắt tròn xoe, miệng há
hốc. Ông VTV đưa tin kèm đoạn vidiô clip vụ việc mới xảy ra đầu tháng 3-2015: >> Nữ sinh Trà Vinh đánh nhau …
>> Nữ sinh đánh nhau bằng ghế nhựa
>> Nữ sinh đánh nhau bằng ghế nhựa
Ngày … một clip được tung lên làm
xôn xao cư dân mạng với hơn 500.000 phản hồi. Nhân vật chính là bốn nữ sinh
đang theo học tại lớp 11A7 và 11A5 của trường THPT Phố Mới (Quế Võ, Bắc Ninh)
vừa đánh đập vừa dùng dao lam rạch áo một thiếu nữ. Đáng chú ý, trong số này có
một nữ sinh vừa bị đình chỉ học trước đó vì liên quan tới một vụ đánh nhau với
nhóm nữ sinh khác. Điều kỳ lạ là dường như các cô bé lại rất lấy làm thích thú
khi thực hiện những hành vi bạo lực và được ghi hình như thế.
Vài hôm sau, cũng xem TV, tôi lại thêm tá hỏa: Công an
huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã bắt khẩn cấp Trần Thị Cẩm Thu (15 tuổi, học
sinh lớp 10A7 trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, huyện Châu Thành) về hành vi cố ý
gây thương tích dẫn đến chết người. Trong giờ ra chơi buổi sáng, Thu và Lê Thị
Thu Thảo (lớp 10A3) có lời qua tiếng lại. Thu dùng dao đâm hai nhát làm Thảo
chết trên đường đi cấp cứu do đứt động mạch đùi. Hành động của Thu có là bột
phát không khi cô bé mang sẵn con dao theo mình đến lớp?
Bạo lực học đường đã trở thành ”hội chứng” đáng báo
động. Bạo lực học đườngđược nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm
trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ
khí như súng hay dao được sử dụng tùy tiện, bày bán vô tư mà không ai quản lý.
Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong trường cũng như những vụ tấn công
thể xác bởi học sinh vào giáo viên của trường. Tại Việt Nam , gần đây
cũng xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như một thứ dịch hại có sức phát tán. Kể
cả nữ sinh cũng hung hăng và ham hố với tệ nạn bạo lực học đường. Điều này đã
làm mất đi cái nền nếp của nhà trường, nơi trồng người, giáo dục, đào luyện con
người cho tương lai. Thật đáng lo cho tương lai khi có một thế hệ sính bạo lực
đến mức như thế. Nhà trường và phụ huynh học sinh vẫn chưa có biện pháp giải
quyết tình trạng đáng báo động này. Nhiều phụ huynh học sinh phải gắng nhịn vì
không muốn con mình bị trả thù, có một số học sinh cũng không dám kể với ai khi
bị bạn đánh vì sợ sẽ bị đánh nhiều hơn. Nhà trường cũng không thể làm gì được.
Thầy, cô giáo sợ đụng đến chúng nó, chúng nó đánh mình trước. Mất mặt, thiệt
thân, không khéo phụ huynh lại kéo đến gây sự thêm phiền. Tốt nhất, thấy học
sinh đánh nhau cứ tảng lờ như không có chuyện gì.
Xưa nay, nữ sinh vốn được coi là hình ảnh đẹp, trắng
trong, “áo trắng sân trường như hoa xuống phố”, thì nay đã đổi khác. Vẻ đẹp nữ
tính của tuổi hoa đang bị bào mòn để nhường chỗ cho thói côn đồ thô bạo. Điều
đáng lo ngại là hầu hết các vidiôclip bạo hành được tung lên mạng lại do nữ
sinh gây ra. Phải chăng đấy là ý muốn thể hiện mình của các cô gái vừa chớm xuân
thì? Có thể gọi là “quỷ cái” như ông bạn tôi ở gần trường học cũng không ngoa
ngoắt gì. Nữ sinh đánh nhau, nữ sinh mà cũng bạo lực, đúng là thứ “quỷ
cái” rồi. Những pha đấm đá, đâm chém bạn đồng môn chẳng khác gì những cảnh nóng
trên phim hành động, trong các trò chơi bạo lực. Không chỉ dừng lại ở hành vi
đánh đập, gây thương tích, thậm chí chết người, họ còn cố ý quay vidiôclip tung
lên mạng, xem như một việc làm bình thường, như một yêng hùng đương đại, một
chiến công đáng khích lệ (!?). Nữ sinh mặc áo dài trắng trông đi ngoài đường,
đi xe đạp, xe máy duyên dáng "bắt mắt", dễ thương, nhưng gặp những
cảnh này, kể cả xem vidiôclíp thì quả là "không thể ai thương". Cái
thân "liễu yếu đào tơ" mà cũng "xòe cánh diều hâu trắng"
thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì khác nào du côn, giang hồ. Gọi là quỷ cái có
khi còn là nhẹ. Nhà giáo Bùi Công Thuấn ở thị xã Long Khảnh, tỉnh Đồng
Nai, đã lâu năm đứng lớp nói: "Hay nhà trường đang bị thống trị bởi quy
luật kinh tế thị trường? đó là tiền và những thủ đoạn lọc lừa? Giáo dục đã trở
thành thành thị trường béo bở cho các ông lớn. Nhà trường không dạy các em
những phẩm chất nhân bản, không dạy cái đẹp, không dạy lòng nhân ái, không dạy
ý thức nhân phẩm và ý thức về tha nhân, không dạy lối sống tình nghĩa Việt Nam
mà thay vào đó là chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, thực dụng". Đúng thế, phim ảnh,
game chỉ là tác động, chưa phải tác nhân. Tác nhân trước hết là chính bản thân
những HS đó không được rèn dạy đúng cách từ nhỏ, sinh tự do quá trơn, sống quá
buông thả, hư hỏng, thực dung và cá nhân chủ nghĩa đến mức cạn khô lòng
nhân. Còn tác nhân nữa rât quan trọng là do gia đình và nhà trương. Gia đình
biết cách dạy và dạy nghiêm khắc từ tuổi nhỏ, nhà trường và xã hội sẽ được nhẹ
gánh. Gia đình biết cách dạy bảo, khuyên răn, hướng dẫn con cái "làm việc
tốt, nói lòi hay", và chỉ cho phép con cái "ăn" những món ăn
tinh thần lánh mạnh, cấm chỉ không cho xem nhiều phim bạo lực, phim kiếm hiệp,
kích động, phim kích dục..., không cho nghe nhạc, chơi game phản tác dụng,
thì những tác động đó cũng không gây hại đến mức như vậy. Dường như đó
đang là “lối sống thời thượng” của giới trẻ trong nhà trường hiện nay?
Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ
TP Hồ Chí Minh, nêu: Những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra khắp nơi, khắp các
lĩnh vực, bạo lực sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ
động viên choảng nhau; bạo lực kinh doanh đâm chém để tranh giành thị phần.
Ngoài đường phố thì xe taxi húc vào xe cảnh sát, đánh trả lại cảnh sát. Rồi bạo
lực gia đình, con cái hù dọa cha mẹ, mẹ đánh đập con gây thương tích, con hành
hạ cha đến ngất xỉu… và rất nhiều hành vi bạo lực khác, không riêng gì bạo lực
học đường. Vấn đề đặt ra là tại sao các loại bạo lực này vẫn diễn ra hằng ngày
ở xã hội ta đang sống, tại sao chúng ta không hạn chế được mà thực trạng đau
lòng này đang có chiều hướng gia tăng.
Khi bạo lực xảy ra trong nhà trường, đôi khi thầy cô cũng cảm
thấy không an toàn khi phải giải quyết một vụ nào đó thì làm sao tình hình bạo
lực học đường sáng sủa hơn được. Lên mạng, vào google chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm
dòng chữ “clip nữ sinh bạo hành” là cho ra hàng trăm ngàn kết quả, một sự thật
không thể tưởng tượng nổi. Tôi còn nhớ, trên VTV đã từng có cuộc mổ xẻ của các
nhà tâm lý học về vấn đề này nhưng không hiểu tại sao ngành giáo dục vẫn chưa
lên tiếng một cách mạnh mẽ và có biện pháp ngăn chặn hiệu quả ? Chúng ta đang
định hướng cho học sinh đi đến đâu trên con đường giáo dục đào tạo họ trở thành
những công dân làm chủ đất nước, những con người Việt Nam XHCN ?!
Than ôi! Hỡi các nhà giáo THPT siêng năng và yêu lao
động: Các ông có rảnh thì tính làm gì đi chứ? Ví dụ như đọc sách, lên mạng, xem
TV, chới game, xem bóng đá, đi du ngoạn đâu đó, hay là đi uống cà phê nói
chuyện tào lao tầm phào với nhau cho vui cũng được, nhưng đừng trồng hoặc bỏ
mặc cho các thứ “cải quý” mọc như nấm trắng trong sân trường. Đành rằng nó
vướng ở cái quy định do sáng kiến “cải cách giáo dục” thầy không được dạy
nghiêm, không được phạt, càng không được đánh học trò để răn đe, cảnh cáo như
trước đây. Nhưng học sinh là của các ông dạy, các ông quản, mà không kết hợp
được “Tiên học lễ, hậu học văn”, nỡ để xảy ra chuyện đau lòng và đáng báo động
vậy sao?
Bạo lực học đường là hiện trang báo động sự xuống cấp của giáo dục đạo đức, lối
sống, mối quan hệ cộng đồng, suy giảm sự lành mạnh của văn hóa xã hội. Tuổi trẻ
thường hoạt động theo tính cách chưa định hình hoặc bốc đồng, thiếu cân
nhắc suy nghhĩ chưa sâu, lứa tuổi thường có những hành vi bột phát. Người phải
chịu trách nhiệm chính ở đây là cha mẹ học sinh. Gia đình là nơi biết rõ tính
cách con em của mình. Gia đình buông lỏng, để con em sống như “ngựa hoang đồng
cỏ” rất nguy hại. Nhà trường cũng có trách nhiêm không nhỏ, ngoài dạy chữ
phải dạy cho HS sớm trưởng thành nên người. Chính quyền các địa
phương, các đoàn thể quần chúng nơi HS cư trú, cũng như các cơ quan pháp luật
cũng có trách nhiệm không nhỏ trong chuyện này. Họ đã không xử lý triệt để và
nghiêm minh các vụ việc tương tự để răn đe. Hệ thống pháp luật cùng những quy
định “cải cách giáo dục” tưởng như văn minh, khoa học nhưng thực chất vẫn còn
nhiều kẽ hở, bất cập, chồng chéo, khó áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Do những mặt còn thiếu đồng bộ đó, cho nên không thể
hiện được tính xã hội hóa, chuẩn mực hóa và sức mạnh tổng hợp từ gia đình, nhà
trường đến xã hội. Phương châm, phương pháp giáo dục theo truyền thống đã
đúc kết "Tiên học lễ, hậu học văn" một cách thường xuyên, có kiểm tra
đôn đốc, tích cực từ nhiều phía, bằng nhiều cách, nghiêm minh trong xử lý
thì có thể tin rằng hiện trạng này sẽ được ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất
những nguy cơ lan rộng. Có như thế, ta mới có một thế hệ tương lai đầy
tin cậy, gánh vác một cách vững vàng và hiệu quả sự nghiệp xây dựng đất nước
ngày càng mạnh giàu, văn minh, tiến bộ.
BVB
------------
Đến "ông Nội" "ông Ngoại" còn đấm nhau vỡ cả mặt, trách chi mấy cháu nhỏ bác Bồng ơi!
Trả lờiXóaChúng ta thật tự hào có nền giáo dục mới XHCN, đào tạo nên Con người mới XHCN, mở ra tương lai tươi sáng cho nước Việt Nam ta, sánh vai các cường quốc trên thế giới....Ha...ha...
Xóatất cả do "thượng bất chính, hạ tắc loạn"
Xóanền giáo dục truyền thống bị băng hoại, do cái tư tưởng mác lê dao nó nhồi vào, con người vn sống dẫm đạp lên nhau để sống chứ không biết tôn trọng người để sống.
Ha ha ha ! Đó là hậu quả của: "Giết giết mãi, bàn tay không ngừng nghĩ !" đó mà.
XóaCái bạo lực cắt mạng định hướng nầy sẽ có "đảng và nhà nước lo" các bác chớ có bận tâm.
XóaThêm nữa đảng và nhà rất bận vì đang hocj và làm theo tư tưởng hcm Rồi.
Híc, híc
ÔI ! TRẺ EM HÔM NAY THẾ GIỚI NGÀY MAI.
XóaHậu họa của nền giáo dục suy đồi, một xã hội bất an ở khắp mọi nơi.
Trả lờiXóaĐúng như tác giả viết: " Hệ thống pháp luật cùng những quy định “cải cách giáo dục” tưởng như văn minh, khoa học nhưng thực chất vẫn còn nhiều kẽ hở, bất cập, chồng chéo, khó áp dụng trong từng trường hợp cụ thể".
Ở phổ thông học đạo đức công dân, chủ yếu tuân thủ răm rắp chính trị và đảng như cái máy.
Cao đẳng, đại học, sinh viên phải căng óc học Triết học Mác-Lê, học đường lối đảng ...phát điên đầu!
Giáo dục vẫn suy đồi, văn hóa mạt hạng dần, đạo đức xã hội xuống cấp!
Cái 'trào lưu' giáo dục còn chạy theo thành tích, chạy theo đồng tiền, mua bán bằng cấp, thì hậu họa sẽ còn truyền thấm tai hại đời này sang đời khác. Bức xúc nhất là học sinh rồi đến phụ huynh, do ai lãnh đạo?
Trả lờiXóaĐọc bài viết của anh tôi rất đồng cảm với những gì anh đã viết về những vấn nạn học đường . " Chuyên mục " mà anh đề cập trong bài viết có lẽ đối với nhiều người trong chúng ta không còn là " chuyện lạ " mà phải gọi là " chuyện thường ngày ở huyện " ! Câu hỏi được đặt ra là : tại sao lại sảy ra tình trạng như vậy , nguyên nhân và cách giải quyết ? Với câu hỏi này thì ai cũng có thể trả lời được một cách trôi chảy , nhất là với các quan chức ngành giáo dục , quan chức chính quyền các cấp ... Nhưng khổ nỗi nó lại không đơn giản như các quan chức tuyên bố này nọ trên các phương tiên truyền thông và hầu như chưa có một cấp chính quyền nào , quan chức nào " xắn tay áo lên " để giải quyết một cách cụ thể ( vì chính ngay các quan chức nhà nước cũng " nhậu vào rồi oánh nhau " kia mà ! ) . Thôi thế này đại tá Bồng ạ , ta hãy cứ coi như đây là " bệnh xã hội " , nó do chế độ xã hội tạo nên như bà con ta hay nói " thượng bất chính hạ tắc loạn " ! Các cháu học sinh bị " lây nhiễm " thói côn đồ , bạo lực ... cũng chính từ " nguồn bệnh " ông , bà , cha mẹ , các chú các bác , các thày cô giáo , các quan chức nhà nước ... Vậy hãy giải quyết cái " gốc của vấn đề " đó là : hãy dạy dỗ những người lớn biết sống TỬ TẾ ! Chỉ có như vậy thì những vấn nạn xã hội nói chung và tệ nạn " cải quý " sẽ dần được triệt tiêu . Xin phép được tham gia một vài ý kiến như vậy với bài viết của đại tá Bùi văn Bồng .
Trả lờiXóa( một Bs đã nghỉ hưu )
"Cải quý" - Quỷ cái, hay! Chính xác. Nhưng có quỷ cái phải có quỷ đực, quỷ đực là bọn quan tham đã làm gương cho dân về đạo đức xã hội, là kỷ cương phép nước không nghiêm. Là học 'chạy điểm' chứ không chú tâm đạo đức, lối sống, cách sống!
Trả lờiXóaHọc đường là một phần của xã-hội.Cũng giống như gia-đình,công sở,tư sở......kể cả nhà chùa,tu-viện v.v.....
Trả lờiXóaKhi xã-hội xuống cấp thì tất cả mọi thứ đều xuống theo.Vì cái nầy là một phần của cái kia.
Năm 1976,ở rạp Quốc Thanh cũ (gần chợ Thái Bình),trước mấy ngàn sinh-viên thuộc nhiều phân khoa Đại Học Saigon,báo cáo viên (từ Hà-Nội vào) dành một tiếng đồng hồ để mạt sát câu "Tiên Học Lễ Hậu Học Văn".Cho rằng đó là mưu đồ của Đế Quốc Phong Kiến nhằm làm thui chột ý chí phấn đấu của nhân dân cho dễ bề cai trị.Họ khuyến khích học-sinh phải đặt Đảng lên trên hết.Phải thoát ly gia-đình.Thậm chí phải tố cáo nếu cha mẹ "ăn thịt gà mà không xin phép phường xã".
Thưa Quý Vị,
Không cần phải đợi 100 năm.Chĩ cần 40 năm mà "Đảng" đang gặt những "con người XHCN" mà Đảng đã trồng.Bội thu.Trúng lớn.
Tội ác Cải cách Ruộng Đất,Tết Mậu Thân,Đánh Tư Sản,Học Tập Cải Tạo v.v...là chuyện nhỏ.Cái nầy mới ghê gớm.Vì nếu như bây giờ không còn CS,thì phải mất ngần ấy thời gian,VN mới lấy lại cái Đạo Nghĩa Dân Tộc.
Một số người không trải qua câu chuyện mà thầy
XóaTịnh kể ở trên nên cứ tưởng thật là câu "Tiên học
lễ,hậu học văn" cũng có treo trên tường trong các
trường học ở miển Bắc để ba hoa khoác lác rằng
miền nào cũng dạy học sinh học lễ phép trước đã,
chứ không phải chỉ ở miền Nam.
Đó là một ngộ nhận mà một số người mắc phải và
họ nên điều chỉnh lại cho đúng với sự thực,trước khi
"lên lớp" dạy dỗ học sinh phải thế này thế nọ !
Nếu còn định hướng XHCN vào giáo dục và áp đặt tư tưởng mác lê làm kim chỉ nam thì đất nước còn nhiều suy đồi nữa. Giáo dục 40 năm qua nó tạo ra một lớp người mới XHCN không muốn lao động tích cực mà chỉ muốn ăn trên ngồi trốc, nói dối và ăn cắp, mua quan bán chức ở tất cả các chỗ có thể mua được. Ông tổng Trọng bức xúc vì chạy chức chạy quyền nhiều tỉ và đặt câu hỏi chạy ở đâu, phải tìm cho ra, thưa với ông là: chạy ở nơi các ông, không phải các ông nhận tiền chạy ấy mà là vợ các ông nhận.
Trả lờiXóaCòn là HS, SV thì mua điểm, tiền học thêm cũng là thứ 'hối lộ thầy', bài kém, nhưng có học thêm với thầy, thầy cho điểm khá. Sau này có biên chế: Mua chức quyền. Đó là điển hình phổ biến của "cong người mới XHCN"!
Trả lờiXóaĐồng ý 100% với phát biểu của Trương minh Tịnh 12:15 ! Tội nghiệp quá cho VN tôi !
Trả lờiXóaMột đất nước mà Quốc Phụ, Quốc Sư có lối sống, phong cách như thế, thì loạn văn hóa, họa cho giáo dục cũng phải thôi! Ôi, đảng ta "vĩ đại thật"!
Trả lờiXóa"Muốn có XHCN phải có con người CNXH" Đó là hình ảnh con người CNXH đấy! Mạt pháp!
Trả lờiXóaQUỶ CÁI
Trả lờiXóaCụ Nguyễn Du từng nói
Là cái chữ Tâm kia
Nó bằng ba chữ tài
Có gì đâu người ơi
Làm người nếu không học
Không học không biết gì
Không biết làm việc gì
Lấy cái gì để ăn
Vốn đã là con người
Ai không ăn không uống
Ai không đi vệ sinh
Hay toàn là ở nhộng
Nếu ai biết người vậy
Biết đi biết nói cười
Chỉ cho tôi biết nhà
Xin đảnh lễ trước nghe
TIÊN HỌC LỄ - HẬU HỌC VĂN
Xin mạo phép chia sẻ
Phật, thánh hiền hay tiên
Ở trong khắp mười phương
Hay ở cùng con người
Cũng ở đây cả thôi
Phật thấy nói ít có
Trong lịch sử loài người
Hình như năm, bẩy người
Còn những vị thánh hiền
Hình như luôn xuất hiện
Có gia đoạn rất nhiều
Thánh với phàm như nhau
Nếu khác là không đúng
Khác cụ Nguyễn Du nói
Còn các vị chư tiên
Là do học mà có
Học không phân biệt tuổi
Cũng như không giới tính
Nếu muốn sớm thành tiên
Thì cần học từ nhỏ
Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Vật chất kinh tế đủ
Ăn nói đi nhẹ nhàng
Tướng đoan trang mạch lạc
Đó là tiên đấy thôi
Người Đời Có Câu
Hữu Duyên Thiên Lý Năng Tương Ngộ
Vô Duyên Đối Diện Bất Tương Phùng
Đại Khái là:
Đã có duyên thế nào cũng gập
Vô duyên rồi trước mặt không hay
Thân Ái
Năm 1950 má tui đả nói: "Sau này tụi bay sống với quỷ!". Đương nhiên phải có quỷ cái chứ! Rồi là Chúa Quỷ, Quỷ lâu la, v.v... Ôi cha! Chúng đông nghìn nghịt!
Trả lờiXóaTôi cũng thấy việc dạy đạo đức hiện nay mang tính hình thức , lướt qua mà chẳng đi đôi hành là mấy .Trong nhà trường là vậy, xã hội thì đầy rẫy vấn nạn không lành mạnh nên những trẻ không được quan tâm kèm cặp đã thành quỷ như vậy.
Trả lờiXóaMột ngộ nhận về quan điểm dẫn tới sai lầm trong Giáo dục đạo đức (công dân) cho học sinh là cố tình nhồi nhét chính trị. Sai cả về nội dung, chương trình, phương pháp! Người ta coi trong cái gọi là "đạo đức cách mạng", ít chú ý dạy cái cơ bản là đạo làm người, lối sống, cách sống, phẩm giá con người.
XóaLỗi hệ thống các bác ạ !!!
Trả lờiXóaThoi phap chiem nuoc ta,ho da dao tao nen mot the he tri thuc van nghe sy tai nang nhu VAN CAO, PHAM DUY, ......thoi VNCH cung san sinh ra cac van nghe sy tai nang .......den thoi cong san sinh ra mot cai quai thai,mot cai ung nhot cho xa hoi,lam bang hoai ca mot the he VN.
Trả lờiXóaXưa nói “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Câu này có lẽ chỉ đúng với người nói và với ít ai đó thôi.
Trả lờiXóaMà phải là, nhất là ngày nay:”Nhân chi sơ tính bần tiện”. Năm sáu mươi năm trước, nhìn hình ảnh đứa bé bú mẹ đã ngẫm ra điều này. Khi đang bú mà thấy “thằng bố” hắng giọng lại gần là đứa bé quay nhìn với thái độ khó chịu và đưa tay nắm giữ lấy bầu sữa còn lại vì sợ “thằng bố” tranh cướp.
Ngày nay chắc còn dữ hơn. Vì tính cách được giáo dục từ trong bào thai. Vậy khi đám “cải quý” này mang thai sẽ dạy cho đứa con trong bụng sau này cố mà hơn mẹ nó, phải là cha bố của “cải quý” mới mong sống được.
Và đúng thế. Vào lớp 1 đã phải đưa phong bì chạy trường, đi học luôn phải phong bì chạy điểm, thi vào ĐH, CH … luôn phải tìm chỗ để “gửi” phong bì.
Nay học ĐH được chọn môn, chọn thầy thì lớp sau hỏi lớp trước: để tìm thầy nào chấp nhận chạy thì chờ thầy có lịch dạy mới học.
Có người theo học mà thực tế thì con học – cha chạy.
Đến lúc có bằng TS, ThS thì ắt là “mù” kiến thức tầm mình nhận.
Rồi ra được xếp chỗ cao quý và chèo lái nhân loại. Họ sẽ đưa nhân loại đến đâu?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là đúng rồi. Hoa hậu chân dài đẹp như tiên mà nói năng rành hàng tôm hàng cá khắp mọi “diến đàn”. Không chỉ nói năng và cả hành vi nữa: trộm cắp đẳng cấp quốc tế…
“Cải quý” ai trồng ?
Chính là các giáo viên nhân dân trồng và chăm bón đấy mà!
Bài hát nay tuyệt cú mèo:
Ngày đầu tiên đến lớp
Thấy cô như mẹ mìn
Dù em chưa khôn lớn
Vẫn nghĩ là cô điên!
(có thầy cô đọc đoạn này ấm ức khó chịu. May ra xã hội còn có người ấm ức, nhưng số đó nay quá ít rồi, không còn là đối trọng của giá trị đạo đức của thời mạt kiếp nữa)
Đừng đổ tất cho các thày cô mà mang tội!!!
XóaSuy cho cùng: Thầy cô cũng là nạn nhân của những chủ trương, là 'người cùng khổ' trong nền giáo dục suy đồi và thiếu khoa học. Thầy cô đối phó với thay đổi nội dung, chương trình, đối phó với cải cách cãi cọ đã phát điên đầu lên rồi!
XóaTại học trò giờ ăn nhiều hóa chất tẩm ướp thịt thối cá ươn, bữa ăn không đủ chất, giáo dục không ra giáo dục nên hung dữ vậy đó. Đại tá nhiều thời gian thì thử tìm hiểu, nhiều vấn đề lắm mà hầu như ai cũng biết. Rồi đây bệnh viện còn phải xây thêm dài dài nữa mới đủ chỗ
Trả lờiXóaGieo gì gặt nấy ! Lời ông cha dạy vậy !
Trả lờiXóa" Vì ai gây dựng cho nên nổi này "
Trả lờiXóaỞ miền Nam trước năm 75 , nền giáo dục rất tốt không hề thua kém các nước Á ̣Đông khác như Đài Loan , Nam Hàn . Nhiều trường có những tự hào riêng về truyền thống tốt đẹp lâu đời , nổi tiếng . Nhân ,lể , nghĩa , trí , tín và đào tạo thành những công dân tốt . Ví dụ như trường Đồng Khánh ở Huế ,
(trích ):
Trong suốt khoảng thời gian từ khi thành lập đến năm 1975, đây là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn: Văn-Thể-Mỹ-Hạnh và lao động kỹ thuật. Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh (may vá, thêu thùa, làm bánh, làm mứt...), nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách người con gái có học thức, có giáo dục, giản dị, trang nhã, lịch sự, khiêm tốn, tế nhị trong giao tiếp và một số môn học cơ bản về cứu thương...,
các nữ sinh Đồng Khánh, bình thường với vẻ bề ngoài duyên dáng, có khi rụt rè e lệ trong chiếc áo dài màu tím, màu xanh và màu trắng. Nhưng đến khi cần có thể trở nên những con người cân quắc gan dạ
Đã đào tạo những phụ nữ sáng giá, làm mẹ hiền, làm vợ kiểu mẫu và làm công dân xứng đáng, góp phần không nhỏ cho đất nước và xã hội " .
Cũng vì sống trong 1 thể chế lạc hậu mà thế giới văn minh ̣của loài người đã vứt bỏ hơn phần tư thế kỹ rồi , cho nên thế hệ trẽ rường cột của quốc gia mới trở thành như thế , đúng là " Trồng người " trong " Thuở trời đất nổi cơn gió bụi " .
Nặc danh14:20 ơi, bi giờ thì quốc học Huế, quốc học HN hay quốc học Thiên đình cũng đều không dạy các môn xưa nữa mà dạy 'tiền là tiên là phật" lâu nay rồi. Thi cử bi giờ là thi xem ai "biết điều". Bằng ThS mà vẫn trượt môn thi công chức. Đương nhiên cho dù bẳng giả mà "đặt" trong phong bì nặng hơn người khác thì vẫn không rớt.
XóaMạt kiếp Văn Hoá Phong Bì lên ngôi.
Thấy còn "Lạc Quan" là dịp tết vừa qua cái ban bệ gì gì đó cao cao đánh giá là Tết này không phát hiện trường hợp nào tặng quà không đúng quy định.
Tôi chưa được đọc kĩ lời này và cũng chưa được đọc Quy định tặng quà.
Tôi hiểu không bít đúng sai: Lạc là lệch lạc, Quan là đường vậy có phải Lạc Quan là Sai đường không nhẩy? Chắc ta lâu nay Lạch Quan đó!
"Vì lợi ích trăm năm trồng người" - đường lối, chỉ đạo điều hành và quản lý GD của đảng Cs đang trồng cải quý giữa sân trường để mong thu lợi ích...trước mắt!
Trả lờiXóaGà đẻ gà cục tác.
Trả lờiXóaĐáp àn là: Tầng lớp hạ sỹ quan. Tiếng Nga từ Hạ sỹ quan là danh từ giống cái (старщина), cho nên gọi vui là "giặc cái".
NGUYÊN NHÂN Ư? DO ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHẢI KHÔNG BÁC B
Trả lờiXóaBạo lực học đường ngày càng nhiều là do HS liên tục bị nhồi sọ "Chuyên chính vô sản" - đảng, nhà nước có quyền trong tay rồi thì chỉ lo 'chuyên chính với g/c vô sản', và g/c vô sản chuyên chính với nhau!
Trả lờiXóaAi trồng 'cải quý' sân trường?
Trả lờiXóaÔng Nhân bất lực, bà Bình bó tay
Ông Quân, ông Luận thấy gay
Ông Tứ, ông Hiển: Hỏi thầy Bửu xem...
Tại sao Giáo dục lem nhem
Tại sao các cháu các em hư nhiều
Tại sao đào tạo bao nhiêu
Vẫn thiếu người giỏi, vẫn nhiều thằng gian
Thị trường bằng cáp tràn lan
Chịu chi, nhanh chóng có ngàn giáo sư
Còn như Tiến sĩ khó gì
"Chục chai" là có bằng ghi...đỏ lòm
Giáo dục-đào tạo lom nhom
Giáo sư Phú Trọng đứng nhòm..."Rất gay!
"Tao đây bằng cấp hơn mày
"Mà khi ăn nói còn đầy vấp ngang"!
Thôi, chờ 'Lịch sử sang trang'...
Bác Bồng Comment bằng thơ hay và đúng quá. Bài này cũng dễ thuộc, tôi sẽ đọc cho nhiều người nghe! Cảm ơn bác BVB!
Xóa/"Ông Nhân bất lực, bà Bình bó tay
XóaÔng Quân, ông Luận thấy gay
Ông Tứ, ông Hiển: Hỏi thầy Bửu xem...
Tại sao Giáo dục lem nhem
Tại sao các cháu các em hư nhiều
Tại sao đào tạo bao nhiêu
Vẫn thiếu người giỏi, vẫn nhiều thằng gian"...
- Hay lắm, bác Bồng ơi, cảm ơn Bác đã đi từ 'gốc' vấn đề!
Bác Bồng cho em tham gia mấy câu:
XóaÔng Luận mới hỏi ông Nhân
"Hai không" năm ấy ông khuân đâu rồi
Ông Nhân giật thót: "Thôi rồi...
"Hai không" năm ấy ...lên đồi hái sim
Nay ông đừng có đi tìm
'Mười không' cho chắc, vững tin mà làm"...
Câu cuối quá là hay ,nhưng mong mong cho lẹ lẹ lên để dân tộc còn ngẩn cao đầu với thế giới ,người VN thông minh đâu có tệ , gần đây thấy tin đăng ở Nhật hay Thái Lan..có nơi viết tiếng Việt coi chừng ăn cắp, có người lại nói ra nước ngoài cầm hộ chiếu VN thấy hổ thẹn .Đọc tin thấy mà buồn .
Xóa"Tao đây bằng cấp hơn mày!
XóaMà khi ăn nói còn đầy vấp ngang"!
"Vậy thì hãy cùng chúng em
Đi nhậu một chuyến, gác tay xuôi buồm?"
"Tao đây cảnh giác bằng mười
ông 'bét nhốt hết'. Không nhậu phòng xa (phóng xạ)!"
Nền giáo dục của xã hội Việt Nam cơ bản đã làm hỏng một thế hệ người. Buồn quá bác Bồng ơi.
Trả lờiXóaAi đó (hình như) đã nói: "...Làm chính trị mà sai thì đổ cả một triều đại, làm giáo dục mà sai thì tiêu cả một dân tộc!"
Xóa