Trang BVB1

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Cái mới và sự 'chống đối'!

* KỲ DUYÊN
Cải cách thể chế kinh tế, cũng đòi hỏi nền tảng lý luận vững chãi, đầy minh triết, mang hơi thở sức sống của những tư tưởng và giá trị văn minh của thời đại, chứ không thể là những câu chữ xơ cứng, thể hiện tư duy áp đặt, duy ý chí cuả một thời … xa vắng
Như một quy luật tất yếu, xã hội nào cũng luôn có sự vận động, mà sự kích thích phát triển chính là những cái mới nảy sinh giữa muôn vàn cái cũ. Cho dù khởi đầu nó nhỏ nhoi yếu ớt. Và cũng như một quy luật tất yếu, đối lập với cái mới, là cái cũ luôn có sức ì, trì trệ chống lại cái mới tươi non xuân sắc.
Sự chống đối, đối kháng đó, tiếc thay nhiều khi chính là cái già cỗi, xơ cứng trong tự thân tư duy, nhận thức con người.
Lý thuyết màu xám, cỏ tươi non?
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vào thời điểm ông Tony Blair cựu Thủ tướng nước Anh sang thăm VN những ngày gần đây, trao đổi và chia sẻ những vấn đề quan trọng của sự phát triển một quốc gia - cải cách thể chế kinh tế- thì trên mạng truyền thông, cũng liên tiếp thông tin về cuộc tọa đàm và gửi đi thông điệp cho XH, hứa hẹn “nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Hơn 30 năm đổi mới, từ cơ chế quản lý bao cấp sang kinh tế thị trường “có định hướng XHCN”, không thể phủ nhận diện mạo kinh tế đất nước, cùng chất lượng cuộc sống vật chất của người dân Việt có những thay đổi mạnh mẽ, đáng kể. Từ ăn no- mặc ấm, sang ăn ngon- mặc đẹp. Rồi XH giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Cho dù vẫn luôn có sự phân hóa giàu- nghèo sâu sắc, vẫn luôn có khoảng cách phát triển giữa đô thị- nông thôn- miền núi; thì phải nói rằng mỗi thay đổi trong đời sống, dù đã đạt hoặc chưa, đều đánh dấu từng nấc thang của sự phát triển thời cuộc mới.
Thực tiễn đó lại đặt trong bối cảnh, kinh tế thị trường nước Việt nảy nở vào lúc hệ thống XHCN khủng hoảng trầm trọng. Trong bối cảnh, lý luận về kinh tế thị trường của các nhà nghiên cứu, lý luận khai mở của nước Việt còn rất mỏng, gắn với đặc thù- cả nền tảng triết học lẫn lý luận luôn … bấy bớt. Sự phát triển thực tiễn, dù xanh tươi đến mấy cũng vẫn là “vừa mần vừa run”. Thậm chí ở mảng doanh nghiệp Nhà nước, xương sống nền kinh tế, cơ chế quản lý vẫn nặng tính bao cấp, xin- cho. Khuyết tật là không tránh khỏi.
Sự hội nhập của đất nước với thế giới hiện đại buộc nước Việt phải hoàn thiện cả lý luận lẫn thể chế kinh tế của mình. Con đường cải cách thể chế kinh tế là con đường duy nhất đúng, để đi tới mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Tuy nhiên xây dựng nền tảng lý luận thế nào để cả XH tâm phục, khẩu phục là thách thức cực lớn của đời sống đầy những biến động, bởi có những cáihôm qua hay nay đã lại dở rồi.
Cũng tại một phiên họp về vấn đề kinh tế thị trường, người đứng đầu CP đã thẳng thắn: Tất cả phải đi vào kinh tế thị trường và đã là thị trường phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực. Và đã thị trường thì phải công khai, minhbạch, bình đẳng (VietNamNet, ngày 09/3).
Làm sao không phải là thách thức, khi mà Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật?(TTXVN, ngày 28/02).
Vậy thế nào là chủ đạo, và thế nào là bình đẳng? Liệu có thể tồn tại một nền kinh tế với môi trường cạnh tranh lành mạnh, mà vừa chủ đạo, lại vừa…bình đẳng?
Làm sao không phải là thách thức, nếu vẫn luôn có nhiều băn khoăn ngay chính những người có trách nhiệm: Không biết đến hết thế kỷ này đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa?
Làm sao không phải là thách thức, ngay chính Bộ trưởng KH& ĐT đã từng day dứt, lật đi lật lại một câu hỏi không ít người từng đặt: Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình (XHCN)  đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà tìm?
Trước đó, năm 2013, cũng ông nhận xét: Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng XNCN. Không sai, nhưng bây giờ phải rạch ròi, thị trường là thế nào và định hướng XHNC là thế nào? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới. Bởi “kinh tế thị trường” là cái tinh hoa của nhân loại rồi, còn “định hướng XHCN ” là nói về vai trò của Nhà nước (TBKTSG, ngày 26/01) v.v.  và v..v..
Từng ấy những vấn đề của kinh tế thị trường nước Việt còn quá non trẻ và nhiều khiếm khuyết, giữa bao thành tựu của nhân loại, có nhiều quốc gia kinh tế thị trường đã trải qua 5-6 thế kỷ, với những giá trị kinh tế- văn hóa bất biến, vững chãi và được sàng lọc bởi những thăng trầm dâu bể. Điều đó, càng đòi hỏi phải có lý luận, bởi thực tiễn phát triển nếu không có lý luận, tư tưởng làm nền tảng, cũng sẽ giống như ngụ ngôn xa xưa Đẽo cày giữa đường
Rõ ràng, các nhà lý luận VN cần đưa ra được lý thuyết về mô hình kinh tế thị trường của VN tiệm cận với những giá trị văn minh nhân loại, phù hợp quy luật phát triển của thời đại, chứ không thể là sự minh họa, “ăn theo” các văn bản đến từng câu chữ. Cũng không thể đi tìm sự khác biệt- đặc thù đến mức ngụy biện, đồng nghĩa với tự loại mình ra khỏi cuộc chơi của nhân loại
Đó cũng không thuần túy là chuyện khái niệm, mà chính là sự giải quyết về… niềm tin.
Mặt khác, sự cải cách thể chế kinh tế, không chỉ đòi hỏi hoàn thiện lý luận, mà còn cần có con người, trong đó có đội ngũ xây dựng các chính sách phát triển đất nước. Con người vốn là nhân tố đóng vai trò quyết định, có sức mạnh lớn đến mức, Bộ trưởng KH& ĐT từng cho rằng 'Đổi mới không cần bao tỉ đô la mà cần con người'
Có điều, câu trả lời từ thực tiễn đời sống hiện tại lại khiến tâm lý người Việt bất an.
Bạn đọc sẽ nghĩ gì khi đọc thông tin, có tới 30% công chức làm việc kiểu có cô thì chợ cũng đông/ cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui?
Sẽ nghĩ gì khi đọc thông tin, chỉ trong vòng 10 tháng của năm 2014, có hơn 9.000 văn bản pháp luật có dấu hiệu vi hiến, trái luật được các bộ ngành, cơ quan địa phương kiểm tra phát hiện. Và đâu chỉ có 10 tháng của năm 2014? Còn những năm tháng trước đây?
Văn bản pháp luật là cơ sở để người dân, các cơ sở kinh doanh thực hiện theo những quy định của hiến pháp, pháp luật. Nhưng bản thân hàng nghìn văn bản có dấu hiệu vi hiến, trái luật, ốc không mang nổi mình ốc, lại đòi mang cọc cho rêu, thì người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ được gì? Hay hàng nghìn văn bản trái luật đó chỉ gây thiệt hại cho lợi ích của người dân, của cộng đồng.
Vì sao? Vì kém cỏi năng lực, hay còn vì những tính toán kiểu thợ may ăn vải, thợ giấy ăn hồ?
Và hiện tượng mỗi tháng có gần 1000 văn bản vi hiến được ban hành liệu có nói được gì về sự quan liêu, tắc trách và non kém ngay trong nghiệp vụ tư pháp? Từ chất lượng nguồn đào tạo, tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, nâng bậc, cho đến việc kiểm duyệt của cơ quan chức năng trước khi ban hành?
Chính vì thế, đã có ý kiến cần kỷ luật những quan chức có trách nhiệm nếu để “lọt” những văn bản vi hiến, trái pháp luật.
Quan trọng hơn, cải cách thể chế kinh tế không chỉ có xây dựng và hoàn thiện lý luận, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị các doanh nghiệp. Cùng lúc bản thân ngành GD- ngành hành chính, dịch vụ công, cũng phải được cải cách mạnh mẽ. Vì đó là ngành tạo ra đội ngũ tiếp nhận cải cách thể chế kinh tế. Thành hay bại một phần rất lớn là ở đội ngũ này.
Đó là tính tương hỗ, tương đồng của bước phát triển XH nước Việt thời hội nhập.
Chống đối – vì sao?
Đơn giản- vì đụng chạm lợi ích
Tại hội thảo “Vai trò kinh tế mới của DNNN” do Bộ KH& ĐT tổ chức, ông cựu Thủ tướng Anh Tony Blair có một nhận xét về vai trò nhà nước, thị trường- tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn kinh tế thị trường nhiều quốc gia, trong đó có nước Anh, mà ông từng làm Thủ tướng:
Nhà nước có tầm quan trọng chiến lược trong một số lĩnh vực, cần có để đảm bảo phúc lợi xã hội, lợi ích quốc gia, đặt ra khuôn khổ cho nền kinh tế. Nhưng nhà nước không giỏi điều hành các tổ chức kinh doanh, và không giỏi trong đổi mới, sáng tạo.
Thị trường thì ngược lại. Nó có những vấn đề, có thể bị khủng hoảng, nhưng thị trường lại giỏi trong vận hành và quản lý DN, và trong đổi mới, sáng tạo.
Quan trọng hơn, ông cựu TT nước Anh chia sẻ một hiện tượng phổ biến:Mọi cuộc cải cách đều khó khăn, càng gặp kháng cự, càng cho thấy cuộc cải cách đó là cải cách thực sự.
Đó là quy luật thường tình của đời sống nhân loại, của mọi quốc gia, mỗi quốc gia, không riêng gì ở nước Việt.
Bởi mỗi tổ chức có đặc thù và chức năng riêng của nó. Sự nhầm lẫn “vườn rau” sẽ khiến cho sự phát triển thành luẩn quẩn. Mặt khác, cái mới- cải cách bao giờ cũng đụng chạm tới cái cũ, đương nhiên gặp phải sự ngáng trở của cái cũ,  đó là lợi ích, thói trì trệ, ngại thay đổi, tâm lý cố hữu và dễ thỏa mãn của tư duy “văn minh lúa nước”. Chính đó mà tái cơ cấu kinh tế của nước Việt, dù mục đích đúng đắn, bỗng giống như người đẹp… ế chồng.
Cải cách không chỉ đòi hỏi có tư tưởng, có lý luận, có đội ngũ, mà nó còn đòi hỏi sự hiểu biết và nắm vững bản chất các mô hình kinh tế. Chính sự mù mờ thiếu lý luận, mà trong thực tiễn việc thực hiện cải cách nhiều khi trở thành hình thức,bình mới rượu cũ. Đây cũng là thực tế được Bộ trưởng KH và ĐT chỉ ra ngay tại hội thảo:
Trong 20 năm qua cải cách DNNN về số lượng là thành công nhưng tỷ trọng CPH trong DNNN còn thấp. Có những tập đoàn đã CPH nhưng 90% vốn vẫn của… nhà nước. Nếu coi CPH như vậy là xong thì các DN này có gì thay đổi đâu, vẫn nhân sự, quản trị cũ, nhà nước từ đầu đến chân… Trong khi, CPH là phải thay đổi quản trị dân chủ, có kiểm soát hơn. Rõ ràng hiệu quả CPH phải xem lại. Chưa kể, mới 5-10% đã được coi là CPH xong, được hoạt động như mô hình doanh nghiệp cổ phần, sẽ tạo kẽ hở trong quản lý, quyền cao lên mà kiểm soát thấp đi, rất nguy hiểm cho nền kinh tế.
Trước đó, tháng 7/2014, khi sang thăm và làm việc với VN, ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB đã dự đoán với cái nhìn của một chyên gia kinh tế tầm cỡ: “Khu vực tư nhân là chìa khóa tương lai tăng trưởng kinh tế VN” (Kinhtesaigon Online, ngày 17/7/2014)
Nhưng có lẽ đó cũng vẫn là thì tương lai, còn trong thì hiện tại, đến thời điểm này, kinh tế tư nhân của nước Việt vẫn… bên trời lận đận.
Báo VietNamNet, ngày 7/3 cho biết, tuy tỷ trọng đầu tư của khu vực DNNN chiếm trên 40% tổng số vốn đầu tư, nhưng tỷ trọng của khu vực này trong GDP chỉ chiếm 32%. Trong khi đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tuy tỷ trọng vốn đầu tư chỉ khoảng 38% GDP, nhưng tỷ trọng giá trị gia tăng trong GDP lên đến 49%, riêng tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực kinh tế cá thể chiếm đến 33%. Một thực tế buồn, khu vực kinh tế này tạo ra nhiều việc làm nhất, nhưng lại là khu vực kinh tế khó tiếp cận nguồn vốn nhất, và bị nhiều chèn ép. Trong khi khu vực kinh tế FDI và DNNN lại được hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
Chính vì vậy, mà bản chất nền kinh tế Việt Nam không chỉ là nền kinh tế gia công mà còn rất manh mún. Bởi không một nước nào có thể phát triển nếu nền kinh tế dựa vào sản xuất gia công và cá thể nhỏ lẻ.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù đóng góp đáng kể cho XH, nhưng khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể cũng vẫn mang đầy đủ nhược điểm của tư duy và cung cách kinh doanh “mì ăn liền”, ít có nhân tố sáng tạo, cạnh tranh. Đến thời điểm này, khu vực DN tư nhân cũng bắt đầu có xu hướng teo nhỏ…
Như vậy, nếu nhìn vào năng lực sản xuất kinh doanh của các khu vực kinh tế có thể thấy một sự bất bình đẳng kéo dài và không thể nói là vững mạnh:
Khu vực DNNN được đầu tư lớn, ưu đãi với nhiều chính sách đáng kể, nhưng đóng góp cho XH không tương xứng với sự đầu tư hệt kiểu y phục… không xứng kỳ đức.
Khu vực CPH các DNNN, đã tiến hành cải cách, tái cơ cấu kinh tế, vẫn không thật hiệu quả. Đến thời điểm này, còn hơn 430 DNNN phải CPH, thì lại làm vội vã, sợ trách nhiệm. Hai trạng thái trái ngược chỉ cho thấy động cơ vụ lợi.
Khu vực DN tư nhân, kinh tế cá thể trong một môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng, cho dù nỗ lực, tài năng, cũng khó có thể khẳng định được chính mình.
Rõ ràng, cải cách thể chế kinh tế là giải pháp tất yếu. Việc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực, không chỉ kích thích sức sáng tạo, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, mà còn là một giải pháp kinh tế hữu hiệu giảm bớt tệ nạn tham nhũng tiền chùa, do bản chất của DNNN vẫn là cơ chế ban phát xin- cho, mảnh đất mỡ màu của sâu mọt và lợi ích nhóm.
Nhưng cải cách thể chế kinh tế, cũng đòi hỏi nền tảng lý luận vững chãi, đầy minh triết, mang hơi thở sức sống của những tư tưởng và giá trị văn minh của thời đại, chứ không thể là những câu chữ xơ cứng, thể hiện tư duy áp đặt, duy ý chí của một thời … xa vắng.
K.D/ tuanvietnam
--------------

10 nhận xét:

  1. "Đổi mới": "Hội nhập" -ở VN ngày nay còn có các nghĩa phụ là "Bất lực"; "Đĩ miệng"; "Tung hỏa mù"...

    Trả lờiXóa
  2. Mới có 10 tháng của năm 2014 mà đã có tới 9000 văn bản của các bộ , ngành và địa phương vi Hiến . Suy xét đến cùng là ,
    trong máy công quyền hiện nay đang tồn tại 30% cán bộ công chức cắp ô , và những loại cán bộ ( bằng thật nhưng học giả ) . Sớm loại bỏ nhóm cán bộ ăn không , ngồi rồi lại còn phá hoại , thì nhân dân mới có lòng tin vào chế độ , đất nước mới phát triển. Đó là bài toán cải cách thể chế hiệu quả nhất .

    Trả lờiXóa
  3. TRÍCH BÁO ĐẢNG CỘNG SẢN
    Quảng Bình: Khẩn trương phân bổ hơn 1.200 tấn gạo hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho người dân
    20:16 | 15/03/2015
    Tỉnh Quảng Bình đang khẩn trương phân bổ hơn 1.200 tấn gạo được Chính phủ hỗ trợ cứu đói trong thời kỳ giáp hạt năm 2015, để người dân trong tỉnh ổn định cuộc sống, đẩy mạnh phát triển sản xuất.
    Số lượng gạo hỗ trợ của Chính phủ sẽ được tỉnh Quảng Bình phân bổ cho huyện Lệ Thủy 160 tấn, huyện Quảng Ninh 60 tấn, thành phố Đồng Hới 60 tấn, huyện Bố Trạch 200 tấn, huyện Quảng Trạch 180 tấn, huyện miền núi Tuyên Hóa 190 tấn, huyện miền núi Minh Hóa 209 tấn..
    CÁI ĐÀ NÀY THI CÒN NHIỀU TỈNH THIẾU ĐÓI : CÁN BỘ GIẦU LÊN, NHÀ NƯỚC THÌ XA HOA LÃNG PHÍ : ĐÓ LÀ CÁI TÀI CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG ?

    Trả lờiXóa
  4. TRÍCH BÁO ĐẢNG CỘNG SẢN
    Quảng Bình: Khẩn trương phân bổ hơn 1.200 tấn gạo hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho người dân
    20:16 | 15/03/2015
    Tỉnh Quảng Bình đang khẩn trương phân bổ hơn 1.200 tấn gạo được Chính phủ hỗ trợ cứu đói trong thời kỳ giáp hạt năm 2015, để người dân trong tỉnh ổn định cuộc sống, đẩy mạnh phát triển sản xuất.
    Số lượng gạo hỗ trợ của Chính phủ sẽ được tỉnh Quảng Bình phân bổ cho huyện Lệ Thủy 160 tấn, huyện Quảng Ninh 60 tấn, thành phố Đồng Hới 60 tấn, huyện Bố Trạch 200 tấn, huyện Quảng Trạch 180 tấn, huyện miền núi Tuyên Hóa 190 tấn, huyện miền núi Minh Hóa 209 tấn..
    CÁI ĐÀ NÀY THI CÒN NHIỀU TỈNH THIẾU ĐÓI : CÁN BỘ GIẦU LÊN, NHÀ NƯỚC THÌ XA HOA LÃNG PHÍ : ĐÓ LÀ CÁI TÀI CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đừng đổ oan cho y tá
      đó là tài của Bct va đảng mà khối ng ko dám bỏ dù biét nó thối nát

      Xóa
    2. Tất cả bọn chúng phải chịu trách nhiệm! nd0911 ạ. Y tá y tủng cũng vậy!

      Xóa
  5. Bài của Kỳ Duyên phản ánh được phần nào bức tranh KTXHVN hiện nay tuy nhiên viết lan man, không có trọng tâm trọng điểm.
    Trước hết Kỳ Duyên không hiểu nội dung câu nói của ông bộ trưởng KH-ĐT, ông đã nói đúng: đổi mới trước hết là con người chứ không phải cần bao nhiêu tỷ đô la.
    Vấn đề là sai từ gốc, từ thượng tầng, cái kiểu cấp ủy giới thiệu (đảng cử, họp trù bị trước) người đứng đầu chính quyền từ cấp xã lên tận TU thì làm sao tránh khỏi nạn bè phái, dẫn đến cử người theo cảm tính thiếu năng lực, nạn mua quan, bán mua công chức NN, CÔCC, thiếu công khai minh bạch từ đấy mà ra chứ đâu? (vì toàn 1 lũ dốt), dẫn đến những văn bản ra trái luật, vi hiến, thiếu thực tiễn cuộc sống là kết quả cuối cùng của đảng cử mà có.
    Đảng không đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đảng không dám làm từ trên xuống dưới, thì hãy mạnh dạn làm từ dưới lên trên: dân bầu trực tiếp người đứng đầu chính quyền cấp xã, huyện, tỉnh, người được dân bầu cấp nào thì cũng đương nhiên đứng đầu đảng cấp đó (không tính tuổi đảng ở đây), anh làm tốt thì được lòng dân, được dân ủng hộ anh làm tiếp khóa nữa, anh làm sai cấp trên trực tiếp cách chức, bổ nhiệm tam thời đến kỳ bầu cử tiếp theo bầu lại, thì tệ nạn mua quan bán chức không còn, không có chỗ cho những nhân viên dưới quyền kém năng lực, càng không có chỗ cho CCCCC, mọi cái đều dần bỉnh đẳng, công bằng, người tài đức có đất dụng võ, thì đấy là vấn đề con người mà ông bộ trưởng KH-ĐT nói chứ đâu, chứ bỏ hàng tỷ đô la vào cái thằng dốt nát cũng như không.
    Đảng còn chỉ đạo KTNN đóng vai trò chủ đạo, KTTN đóng vai trò quan trọng, CPH chỉ hữu danh vô thực, thì còn những số liệu thống kê tỷ lệ % đóng góp vốn và % góp vào GDP nó ngược nhau, KTVN mãi tụt hậu so với các nước xung quanh.

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta nên nói thẳng và nói thật và ngắn gọn như thế này ( vì người dân bây giờ họ rất sợ sự dài dòng văn tự nhưng lại chẳng nói lên cái gì cụ thể ...) : Đảng CSVN mà cụ thể ở đây là các quan chức - đảng viên không hề muốn có sự đổi mới , cải cách nào hết , nếu có chăng là đổi mới chỉ có ở " lỗ mồm " và bằng các văn bản " nghị quyết , nghị định , thông tư ..." mà thôi ! Cái gọi là " hội đồng lý luận trung ương " họ là những ai ? họ đã từng " thụ hưởng " những bổng lộc gì từ cái chế độ " đảng trị " này ? không kể ra đây nhưng chắc chúng ta đều biết họ là ai và rồi họ ngồi " hội thảo , hội nghị ..." để đưa ra những luận thuyết " giáo điều , bảo thủ " kiểu : kinh tế thị trường ...định hướng XHCN , CN Mác - Lê nin bách chiến bách thắng ... DNNN là " chủ đạo , quả đấm thép " ... ! Một lũ khọm già theo kiểu " ông giáo làng " , điên điên dở dở , " bỏ thì thương mà vương thì tội " ! Đảng CSVN không muốn cải cách đổi mới trên tất cả các lĩnh vực ( không riêng gì kinh tế ) , bởi nếu như vậy thì " điều 4 hiến pháp " sẽ khó tồn tại , lũ quan chức - đảng viên lấy gì để " vinh thân phì gia " , lợi ích nhóm , để " ăn của dân không từ một thứ gì " ... Đấy , chúng ta chỉ giải thích đơn giản như vậy thôi , nhưng chắc chắn không " sai đường lối " và cũng rất " biện chứng " ! Có phải như vậy không thưa nhà báo Kỳ Duyên và đại tá Bùi văn Bồng ?

    Trả lờiXóa
  7. Chuyện có một ông sĩ quan quân đội về nhà hỏi lũ trẻ đã cơm cháo gì chưa , tất cả im lặng , ông xuống bếp mở vung nồi cơm , bên trong có một đống huân huy chương của ông ! Như vậy đã rõ , chính trị nếu thiếu kinh tế thì cũng như canh không muối . Họ biết hết cả đấy , nhưng nếu nền kinh tế rơi vào tay bọn " giãy chết " thì ĐCS lấy gì nuôi thân ? cả một bộ máy khổng lồ khoác bị đi ăn xin ? chính vì thế mà nền kinh tế VN được ĐCS " trợ lực " để thời gian hấp hối kéo dài bằng nợ mới trả nợ cũ và bằng thần dược " định hướng XHCN " ! Đổi mới , phương pháp , lý luận , phong trào . . . đều là thứ tào lao hết ! Có thực mới vực được đạo !!!

    Trả lờiXóa