Trang BVB1

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Quyền tự do trên không gian mạng

internet-622.jpg
                                                           Ảnh minh họa
Ngoài việc mỗi công dân có quyền tự do trong đời sống xã hội thường nhật, chúng ta còn có các quyền tự do, riêng tư trên không gian mạng – một xã hội khác đã và sẽ hiện hữu song hành. Tuy nhiên, vì cũng giống như những quyền tự do ngoài đời thực, người dân cũng phải đấu tranh để giành được các quyền tự do trên mạng, đặc biệt là tại các nước độc tài, toàn trị - điển hình là Việt nam.
Vậy thực tế các quyền tự do trên không gian mạng tại Việt Nam đối với giới trẻ ra sao, đó là chủ đề cho Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng với phần tham gia chia sẻ của các bạn khách mời Katherine Lê, Thảo Teresa và Hồ Huy Khang.
Những quy định mang tính độc tài?
Chân Như: Trước tiên Chân Như muốn đưa ra một ví dụ đó là mới đây trường Lương Thế Vinh ở Hà nội mới đưa ra quy định nêu rõ 4 điểm cấm kỵ tuyệt đối khi sử dụng facebook. Ý kiến của các bạn khi biết về quy định này?
Thảo Teresa: Quan điểm của mình thì thật sự nhà nước Việt Nam mình các bạn đều biết là nhà nước cộng sản, thì họ độc tài họ sẽ đưa ra rất nhiều quy định. Nhưng mình nghĩ chuyện facebook mà cấm là việc của họ còn việc gì mình muốn bày tỏ quản điểm của mình mình vẫn bày tỏ bình thường.
Huy Khang: Theo em việc trường Lương Thế Vinh đưa ra quy định, không nói tục chửi bậy, không dùng facebook để nói xấu ai, đó là khuynh hướng tốt cho các bạn học sinh; Nhưng chỉ hợp lý khi nhà trường dùng kỹ năng mềm để khuyên răn dạy bảo thôi chứ không phải ra bảng thông cáo cấm kỵ như thế. Đặc biệt trên trang mạng facebook thì càng thấy việc cấm đó cực kỳ vô lý, vốn dĩ các bạn trẻ hiện nay buông thả nhiều về lời ăn tiếng nói rồi, đời thời họ còn nhan nhản trên facebook thì chuyện ấy làm sao cấm được.
Phải biết đấu tranh bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh” thì em nghĩ cái này là quyền tự do của mỗi con người cho dù tốt hay xấu thì đó cũng là cái ý của mỗi cá nhân thôi, có thể là xấu với người này nhưng tốt với người khác, nên quy định này mang tính độc tài. 
-Katherine Lê
Katherine Lê: Ý kiến của em cũng giống như anh Khang nói. Internet là mạng 3 chiều liên kết mọi người trong thế giới. Khi trường đưa ra 4 điều cấm kỵ thì em đồng ý được điều thứ nhất và thứ tư vì em thấy cũng có khuynh hướng ok, nhưng kiểu họ đưa ra nội quy để ép buộc, đưa vào khuôn khổ thì không được. Nếu như người ta biết cách đưa cho học sinh giới thiệu cho học sinh hội nhập chấp nhận được theo khuynh hướng mềm như anh Khang nói thì ok. Còn như điều 2 và 3 em thấy không cần thiết “chỉ like status đọc kỹ nội dung, nếu like status những nội dung xấu chủ nhân facebook sẽ bị quy trách nhiệm, bởi vậy phải biết đấu tranh bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh” thì em nghĩ cái này là quyền tự do của mỗi con người cho dù tốt hay xấu thì đó cũng là cái ý của mỗi cá nhân thôi, có thể là xấu với người này nhưng tốt với người khác, nên quy định này mang tính độc tài.
Chân Như: Từ ví dụ trên, các bạn nhìn nhận như thế nào về quyền tự do trên không gian mạng của người trẻ tại Việt Nam – đặc biệt là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt…
Thảo Teresa: Thực ra tự do ngôn luận tự do trên mạng thật sự nói chung người Việt Nam mình họ ít khi lên tiếng về những bất công của xã hội hoặc là những điều luật của thể chế này ban ra. Mình nghĩ nếu nói tự do ngôn luận thì Việt Nam mình cực kỳ kém vấn đề đó. Thứ nhất là do thể chế độc tài thứ hai là do quan niệm của người Việt Nam mình bất kể vấn đề gì mà nói đến chính quyền thì sẽ là vấn đề nhậy cảm. Chứ biểu đạt ý kiến thì tất nhiên là mỗi người đều có một ý kiến một quan điểm riêng, nhưng ít nhất nó cũng phải theo một khuynh hướng hoặc một giá trị đạo đức chung. Nhưng ở Việt Nam mình nghĩ số người mà dám biểu đạt hoặc để nói tự do ngôn luận thì hầu như là không có, đấy là quan điểm của mình, mình nhìn nhận vấn đề nó là như thế.
000_Hkg4992973(1)-600.jpg
            Chống Trung Quốc và xác nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN trên facebook
Katherine Lê: Về quyền tự do ngôn luận biểu đạt ở đây. Việt Nam là nước độc tài nhưng hầu hết không được biết đến bởi xã hội này. Có nhiều người họ biết họ muốn nói nhưng không dám nói, bởi vì nói ra thì sợ người này sợ người kia hay sợ những công an bắt mình, bởi vì mình lỡ phát ngôn ra gì đó chống lại với pháp luật. Trái với lại xã hội được cộng sản bao bọc không có quyền tự do ngôn luận không được phép biểu đạt.
Huy Khang: Theo em từ trường hợp của trường Lương Thế Vinh thì nhiều bạn trẻ đã có những phản ứng rất mạnh mẽ và gay gắt cho rằng những điều cấm kỵ đó là không nên. Thì điều đó cho ta thấy con người khát khạo tự do ngôn luận, tự do biểu đạt khi bị cấm đoán như thế. Thực trạng quyền tự do ngôn luận hay biểu đạt ở Việt Nam thì như các anh chị đã biết có thể là một lời nói, một phát ngôn không vừa ý chế độ này thì có thể là bỏ tù, bị xử phạt, bị thế này thế khác. Nhưng quyền ấy là một trong những quyền căn bản của con người ở Việt Nam mà Việt Nam đã ký với hội đồng nhân quyền quốc tế. Trong khi thực tế các blogger facebooker lên tiếng cho sự thật cho công lý thì bị bắt bớ chà đạp sách nhiễu, quyền tự do thực ra ở Việt Nam này nó luôn luôn bị kiềm hãm bởi những bắt bớ đánh đập điều đấy làm cho các bạn trẻ cảm thấy sợ xệt khi phải phát ngôn ra một chứng kiến và điều này ở Việt Nam là một điều cực kỳ mơ tưởng.
Có ngăn cản sự phát triển của internet?
Chân Như: Trong nhiều năm qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều quy định về quản lý, sử dụng internet, cũng như đã bắt, xử tù nhiều bloggers theo luật hình sự vì các bài viết trên internet. Theo các bạn thì những quy định và hành xử này của nhà nước có đủ sức mạnh để ngăn cản sự phát triển của internet không?
Katherine Lê: Theo như em thấy nhà nước Việt Nam mình không bao giờ có đủ khả năng để ngăn chặn sự phát triển internet, không thể nào kiểm soát hết được internet, những blogger mà họ bắt chủ yếu là những người có ảnh hưởng rất mạnh lên công chúng cả trong và ngoài nước họ bắt một vài người để hăm dọa người còn lại những thiểu số nhỏ, những người góp tiếng nói dân chủ. Nhưng với sức mạnh công nghệ thông tin ai cũng biết ngày càng mạnh, số người dùng facebook, twitter rất nhiều và đó là điểm kết nối mọi người lại với nhau, sức mạnh để biểu đạt quyền công dân và tự do ngôn luận thì ngay những việc làm của nhà nước Việt Nam bắt những blogger đó thì chỉ khiến cho người dân nhận ra bộ mặt xảo trá của họ, khiến cho nhiều người dùng internet để chống lại họ lật mặt họ nhiều hơn. Hơn nữa xu thế dân chủ hoá và internet ngày càng phát triển ngay từ bây giờ lẫn tương lai. Nên khi nhà nước không tôn trọng quyền tự do công dân chính là họ đang đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới cũng như của thời đại này thì việc họ kiểm soát và ngăn chặn internet chính là sự bóp chết cái quyền tự do ngôn luận và hiểu biết của mỗi người công dân Việt Nam.
Thực ra để ngăn chặn quyền tự do internet thì mình nghĩ kể cả một nhà nước độc tài nhất cũng không thể nào ngăn chặn nổi. Tất nhiên họ bắt những facebooker, blogger là để họ dằn mặt những người còn lại, những người vẫn tất tật chiến đấu.
-Thảo Teresa
Thảo Teresa: Mình quan điểm cũng như Katherine. Thực ra để ngăn chặn quyền tự do internet thì mình nghĩ kể cả một nhà nước độc tài nhất cũng không thể nào ngăn chặn nổi. Tất nhiên họ bắt những facebooker, blogger là để họ dằn mặt những người còn lại, những người vẫn tất tật chiến đấu. Nhưng mình nghĩ thực sự cái công nghệ thông tin nó có sức lan toả kinh khủng, mình vẫn nói đấy là kẻ thù của cộng sản, nên đấy là điều tất yếu thôi vẫn có biểu đạt, cái chính kiến thì như là những người yêu tự do yêu sự thật và dân chủ thì kiểu gì họ cũng vẫn lên tiếng, bất kể mình nghĩ những người nào đã có tâm, yêu dân chủ thì không thể nào họ bịt miệng được. Cái vấn đề tất yếu phải xảy ra còn những người đã đi tù những người bị bắt thực sự đấy chỉ làm thêm ngòi nổ thôi. Họ tiếp tục điên cuồng bắt bớ thì chỉ làm chất xúc tắc mạnh để cho những người còn lại tiếp tục đương đầu. Họ không thể nào ngăn chặn được công nghệ thông tin internet cả.
Huy Khang: Em cũng đồng ý của chị Katherine và chị Thảo nhưng em cũng nghĩ thế này. Thì nhà nước cũng quy định quản lý như thế, nhưng nói chung các blogger bị xử phạt thế này thế kia vì một số bài nhưng em thấy sự phát triển nó thật sự rõ rệt bình thường ta vẫn thấy tức là càng bắt thì rất nhiều các facebooker khác cứ hiện lên rồi dần dần giới trẻ sẽ dám lên tiếng cho vấn đề đấy, cho nên việc bắt bớ hay quy định này kia chẳng ngăn cản nổi việc phát triển internet đâu, tại vì bây giờ thực sự internet quá phổ biến và riêng chế độ độc tài này thì không có cách nào để ngăn triệt để tất cả các nguồn thông tin trên mạng.
Chân Như: Tại buổi họp của văn phòng chính phủ chỉ đạo nhiệm vụ trong năm 2015, TT Nguyễn Tấn Dũng cho rằng “ngăn cấm các trang mạng xã hội là điều không thể thực hiện” Theo các bạn, các quyền tự do trên không gian mạng được tôn trọng và bảo đảm thì có lợi hay có hại? Vì sao?
Huy Khang: Ông thủ tướng cho rằng trong cuộc hộp hội nghị 10 ông bảo “việc ngăn cấm các thông tin trên mạng là không thể” thì trước sự ủng hộ của thế giới về tự do ngôn luận báo chí cách đây mấy ngày thì cái tầm quan trọng của tự do ngôn luận nó như thế nào rồi. Thứ hai việc tôn trọng và đảm bảo tự do ngôn luận trên không gian mạng là rất cần thiết và nên áp dụng rộng rãi hơn tại vì đó là quyền căn bản và thứ hai nữa như chúng ta thấy những sự oan khuất, những sự oan sai chết oan, nếu không có những tiếng nói của những con người yêu mến tự do dân chủ thì nó không được minh bạch chẳng hạn như của Hồ Duy Hải hay của Nguyễn Văn Trưởng thì nhờ tiếng nói truyền thông những tiếng nói của phía lề trái mới được như thế cho nên việc tôn trọng và đảm bảo trên không gian mạng như thế thì hoàn toàn có lợi.
Katherine Lê: Em thì cũng có một phần giống như anh Khang và em xin nói thêm. Theo như em thấy thì quyền tự do trên không gian mạng được ông thủ tướng nói thì quyền tự do không gian mạng được tôn trọng và đảm bảo thì rất có lợi vì khi đó người dùng facebook có thể nói lên được chính kiến bất đồng của mình mà không sợ bị bắt hay bị khủng bố. ở các quốc gia phương tây thì người dùng internet luôn dùng nó để bày tỏ một vấn đề mà họ bất mãn với chính phủ mà không hề sợ hãi bị bắt thì đó là cái quyền tự do của họ. ở một quốc gia khi mà các quyền tự do được chính phủ tôn trọng thì cũng giống như chính phủ trân trọng chính người dân của mình. Em hy vọng trong tương lai đây ĐCSVN cũng sẽ làm được những điều đó cho dân của họ.
Thảo Teresa: Quan điểm của mình thế này. Thực ra ông Nguyễn Tấn Dũng ít nhất vào thời điểm này vẫn được cho là người cấp tiến ông nói quyền tự do không gian mạng đó thì tất nhiên mình ủng hộ thôi nhưng quan trọng là ông ấy nói nhưng có đi đôi với làm không? Thật sự để mà miệng những người cộng sản nói ra với mình mình không tin tất phải nhìn những việc họ làm. Tất nhiên mình ủng hộ quan điểm và ý kiến của ông nói thế nhưng phải xem hành xử. Như mình đã nói đó là quy luật tất yếu, cái dòng chảy của thế giới không như thế thì không thể hội nhập được cái tiến trình dân chủ, bởi vì có những tiếng nói trái chiều thì những mặt trái của xã hội người ta mới biết đến. Như Khang nói rất nhiều oan sai mà dẫn đến cái chết đó thì không có tiếng nói trái chiều thì những oan ức một cách kinh khủng ấy vẫn xảy ra đều đều thôi đó là quan điểm của mình.
Chân Như: Vâng xin cám ơn phần chia sẻ của ba bạn Thảo Teresa, Katherine Lê và Huy Khang, cầu chúc các bạn luôn bình an.

Chân Như/(RFA)/TTHN

7 nhận xét:

  1. "Con dân" là chỉ một người chỉ chịu sự cai quản của Trời Đất. Mà Trời Đất thì không bao giờ bắt thiên hạ làm bậy.
    Tự giác (tích cực) là nền tảng cơ bản của tính người.
    Đừng mong "quản chặt" cái bóng của người khác.

    Trả lờiXóa
  2. " Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng,tạo hóa cho họ những quyền mà không ai co thể xâm phạm được . Trong những quyền ấy , có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc " cả người Tây và người ta nói giống nhâu và họ đả hành xử với dân đen như nhâu .bây giờ biết tin ai ???

    Trả lờiXóa
  3. Họ luôn vu cáo Cộng sản là độc tài,cấm cản ngôn luận.
    Sự thật là không phải thế,một vài cá nhân làm biếng không chịu đấu tranh trên nghị trường,trên các mạng thông tin lại vẽ ra những điều cấm là vô lí,đó là chấp nhận thua,nói cách khác là đầu hàng.Ngày xưa có vậy đâu,trên làn sóng trên báo chí TA đấu tranh công khai làm cho đối phương đo ván,nhân dân lại yeu TA hơn gần như yêu thần thánh vậy.
    Nếu họ nêu ra cái xấu của TA thì đúng là thầy ta,nếu họ xuyên tạc ta,vu cáo ta...TA làm rõ ra thì họ lại về với ta chứ.
    Thực tế chỉ rõ,chỉ mấy chị và mẹ các sĩ quan sư đoàn 2 VNCH được chở vào Phan Rang,mấy chị nói thế nào mà cả cái sư đoàn đó mang súng ra giao cho Cộng Sản lên xe cộng sản về quê sạch,tướng Trần Văn Nhựt sư trưởng thì lên máy bay chuồn.
    Đó là đấu tranh thông tin đấy và thắng lợi mà chả có viên đạn nào...Hay cả sư 3 VNCH cũng vậy,sau khi giao khu kho quân khu 1 xong là giải tán,đón xe về nhà.
    Nộ máy thông tin tuyên truyền của MỸ và Sài Gòn ghê gớm vậy mà ta thì còn thô sơ mà đập cho rã rời,dập te tua....
    Nếu thiếu năng lực hay làm bậy quá thì nghỉ,cấm là dốt,dốt nhiều lắm.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Sơn nên là người nghỉ đầu tiên.

      Xóa
    2. Người MN mà tin cọng sản thì khác nào trời sập . Cho dù sau 40 sống với cọng sản nhưng vẫn đồng sàn dị mộng , bị o ép một chiều chưa kể luôn luôn bị hăm doạ phản động .

      Nói thật , nếu cho lựa chọn tự do e rằng chỉ có người miền bắc vào nam sau 75 , chứ chẳng ai từ nam lội ngược ra bắc . Cũng như chẳng. ai ở MN lại thích cái chế độ cọng sản .

      Và bác Công Sơn nên nhớ thông tin tuyên truyền về sự thật , khác với bịt lại để tuyên truyền . Sợ mà theo khác với khai sáng tự nguyện .

      Đảng không được lòng dân vì đảng không thành thực , sai từ lý luận Mác Lê ! Đảng bám vào dân mà sống giống như một loại ký sinh trùng .

      Sợ đảng mà phải làm theo đảng thì không thể gọi là thắng lợi , gọi là thành công trong lãnh vực tuyên truyền . Cái hành động này chẳng khác chi kẻ bị cướp sợ ăn cướp .

      Xóa
  4. Bốn mươi năm độc lập nhưng người Việt vẫn chưa cảm nhận được tự do và hạnh phúc , vì đảng sợ dân và dân ngại đảng bắt bớ tù đày .

    Đảng sợ dân phản động chống đối về những sự thật tội ác mà đảng đã gây ra . Như độc đảng , độc tài , tham quyền cố vị , đàn áp những người nói lên sự thật bất công trong xã hội ...vvv ... Chứng tỏ Đảng biết rõ việc mình làm là không đúng , không phù hợp với lịch sử tiến hoá của nhân loại .

    Chính vì vậy , Đảng tự tách rời quần chúng , đặt tư cách ưu tiên lãnh đạo quần chúng . Đảng và nhân dân biến thành hai thái cực , thành phần thống trị và bị trị .

    Đảng không hoà hợp được cùng quần chúng sau khi độc lập . Mục tiêu trong chiến tranh Đảng Và nhân dân phải hoà hợp chiến đấu với mục tiêu chung vì tổ quốc . Nhưng bốn mươi năm sau thống nhất đảng vì đảng , buộc nhân dân phải chấp nhận mọi yêu cầu của đảng . Nên cuộc sống xã hội thực chất giữa đảng và nhân dân không hoà hợp . Nên cuộc sống xã hội không cảm nhận được hoà bình dầu chẳng có chiến tranh , không hoà bình ắt chẳng có tự do và hạnh phúc , vì luôn luôn phải sống trong nghi kỵ và sợ hãi lẫn nhau .

    Không gian mạng phơi bày những xấu xa của đảng bảo sao đảng không sợ , không tìm cách cấm đoán . Biết mình xấu , mình sai , mình yếu kém . Nhưng vẫn muốn ôm quyền lãnh đạo đời đời nên Internet trở thành kẻ thù phương tiện gián tiếp của đảng . Đảng muốn cấm cản chẳng được , đành phải răn đe bắt bớ tù đày những tiếng nói đối lập phản biện trên blog , trên facbook ..vv...

    Nhưng càng bịt càng bung , bung từ đảng bung ra , bể từ đảng bể ra . Đảng như cá nằm trên thớt , lưỡi dao chính là không gian mạng , người chặt con cá đảng , có thể là đảng viên bị lừa dối , cũng có thể là nhân dân !

    Trả lờiXóa
  5. Nhân nghĩa làm người!
    Tự do ngôn luân, tự do báo chí và tư do trên không gian cũng bắt nguồn từ nhân cách, văn hóa làm người mà ra. Các cụ xưa thường nói đại ý là "con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh". Dù sao thì cũng là người Việt Nam, ăn nói sao cho mọi người lắng nghe. Không nên dùng ngôn ngữ tục tĩu trên mạng xã hội, để xoi mói đời tư.
    Người được học tập đến nơi đến chốn, được đào tạo cơ bản, sống có nền nếp gia giáo thì ở bất cứ trong hoàn cảnh, điều kiện sống nào vân luôn luôn là một người đàng hoàng, chính trực,việc ăn, lời nói phải từ tốn và có lễ độ, lựa lời mà nói cho lọt lỗ tai người nghe.
    Ngược lại, những kẻ thiểu năng trí tuệ, kém hiểu biết, vô học, không có hiểu biết văn hóa, nền nếp gia phong của dòng họ và gia đình thì thường ăn nói hồ đồ, tục tĩu, xúc phạm, thóa mạ người khác.
    Trong thời đại hiện nay một khi mạng xã hội phát triển (không cấm được) thì việc trao đổi, phát biểu trên các blogger facebooker là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trên internet, trên facebook....mọi cư dân mạng trên toàn thế giới đều đọc được, nên cần thận trọng. Vì, là nếp ăn, tiếng nói của tuổi tre Việt Nam thế kỷ 21 làm sao thể hiện là những con người có văn hóa; đừng để cho nhân loại trên thế giới cho là chúng ta là một lũ ăn tục, nói khoác lắc tục tĩu, kém văn minh, chưa thoát con để thành người.
    Vì thế, Trường Lương Thế Vinh nào đó có đưa ra quy định nêu rõ 4 điểm cấm kỵ tuyệt đối khi sử dụng facebook khi trao đổi cũng là lời khuyên, chú ý lời lẽ sao cho đừng dung tục và thiếu văn hóa. Đây không phải là qui định "cấm" hay "hạn chế" quyền tự do "trên không gian mạng". Chúng ta tự do vào mạng, nhưng chú ý lời lẽ khi trao đổi sao cho lọt lỗ tai người nghe; rất không nên chửi thể, văng tục...Thế mà, có gì đâu mà sơ!
    Vấn đề là dùng báo viết, báo hình, hay báo nói...đều phải dùng ngôn ngữ trong sáng !.

    Trả lờiXóa