Trang BVB1

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Những nguy cơ của đảng cầm quyền

* TRẦN ĐĂNG TUẤN
Lợi ích nhóm là sự biến tướng hay phát triển của chủ nghĩa cá nhân. Nguy hiểm của lợi ích nhóm cao hơn hẳn chủ nghĩa cá nhân vì nó dám nhân danh tổ chức, nhân danh tập thể để "làm quan phát tài".
Các ông vua ngày xưa hiểu rất rõ sức mạnh "đẩy thuyền và lật thuyền cũng là dân" nên thường "tìm kế sâu rễ bền gốc" đó là "khoan thư sức dân". Nhiều quan tham bị phát hiện và xử rất nghiêm, rất nhanh chóng chứ không phải báo cáo qua các cấp, không bị "bẻ cong" hay "nén bạc đâm toạc tờ giấy".
Bác Hồ đặt DÂN trong mọi mối quan tâm của Người. Suốt cuộc đời, tư tưởng ấy luôn thường trực trong suy nghĩ và hành động. Bác cho rằng Đảng không phải là tổ chức để "làm quan phát tài" mà để phục vụ dân.
Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Bác đã chỉ ra một loạt những căn bệnh làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng. Một trong những căn bệnh đó là quan liêu, xa dân và sự tha hóa của một bộ phận cán bộ đảng viên.
Chưa đến được với đồng bào
Bệnh của đảng cầm quyền như Bác cảnh báo chính là bệnh quan liêu, xa dân, là đứng trên quần chúng, khi gian khổ thì được dân đùm bọc khi hưởng thụ thì không nghĩ đến dân.
Đánh giá về vai trò của quần chúng, Bác viết: "Ta phải liên lạc mật thiết với dân chúng. Không được rời xa dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại". Và "Nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết". Bởi vì: So với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên.
Bác khuyên cán bộ là phải học hỏi quần chúng, gần gũi quần chúng. Những điều Bác dặn nhiều cán bộ đã không làm được. Họ mới đến được với đồng chí mà... chưa đến được với đồng bào.
Khi về một nhà máy hay xí nghiệp nào, Bác không báo trước, không cho đón rước linh đình, treo khẩu hiệu long trọng. Bác đến thăm thực chất là về với dân. Nơi đầu tiên Người thường ghé thăm là bếp ăn tập thể. Người xem từng suất ăn, nhắc nhở lãnh đạo phải quan tâm đến bữa ăn của người lao động.
Có lần xuống một địa phương, mặc dù được mời cơm nhưng Bác từ chối, trên đường về ăn cơm nắm cùng với những người phục vụ. Hình ảnh ấy được chính quyền tỉnh Quảng Ninh ghi nhớ, xây thành nơi lưu niệm như bài học quý giá.
Về với đồng bào, Bác trực tiếp đi tát nước cùng dân, đi thăm từng cánh đồng, thửa ruộng, hỏi han và chỉ đạo cụ thể "trồng cây gì nuôi con gì".
Người phê bình một số cán bộ thường ngộ nhận cho là dân dốt nên không thèm học hỏi dân, hoặc khi làm được một số việc thành công đã vội cho mình là tài giỏi, và cảnh báo: "Từ xưa đến nay, quần chúng không bao giờ tin cậy và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, những kẻ có óc lãnh tụ, tự xưng ta đây là anh hùng".
Gần dân là truyền thống và cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Các ông vua ngày xưa hiểu rất rõ sức mạnh "đẩy thuyền và lật thuyền cũng là dân" nên thường "tìm kế sâu rễ bền gốc" đó là "khoan thư sức dân". Nhiều quan tham bị phát hiện và xử rất nghiêm, rất nhanh chóng chứ không phải báo cáo qua các cấp, không bị "bẻ cong" hay "nén bạc đâm toạc tờ giấy".
Cán bộ đến địa phương thì nhiều nhưng đó là những chuyến đi "tìm hiểu", nắm tình hình. Ít có những quyết sách nhanh chóng vì phải qua rất nhiều công đoạn. Nhiều trường hợp "nóng" nhưng đến khi có giải pháp thì đã nguội, thời cơ đã qua, chưa kể đến chuyện đùn đẩy, ỷ lại. Chuyện địa phương, bộ ngành lại được đẩy lên trên...
Căn bệnh "tha hóa"
Trong bốn nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ,  có nguy cơ tham nhũng như Đảng đã nhận định. Tham nhũng đã làm băng hoại đạo đức lối sống, làm suy yếu tổ chức Đảng. Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 11) một lần nữa Đảng lại cảnh báo về nguy cơ trên.
Về vấn đề này, Bác đã chỉ ra nguyên nhân từ rất sớm, đó chính là căn bệnh tha hóa. Tha hóa của một bộ phận cán bộ đảng viên xuất phát từ bệnh hẹp hòi, chủ nghĩa cá nhân, từ đó làm suy yếu đến sức mạnh chiến đấu của Đảng. Họ coi tổ chức Đảng như một tổ chức để "làm quan, phát tài", để lôi kéo bè phái, "cánh hẩu" với nhau.
Trong tác phẩm "Sửa đổi lề lối làm việc" Bác phê phán gay gắt những cán bộ, đảng viên mắc phải bệnh trên, từ đó sinh ra các thứ bệnh nguy hiểm như:
- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài
- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.
- Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình.
Ngày nay đó chính là những căn bệnh rất phổ biến mà như Người phân tích sâu sắc: "Nhiều thứ bệnh, như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa, v.v... đều do bệnh hẹp hòi mà ra!...
Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách đẩy ra..."
Chúng ta bây giờ thường hay nói đến lợi ích nhóm, đấy là xuất phát từ những căn bệnh trên mà ra.
Hệ lụy của bệnh đó trong công tác cán bộ là không tìm được, hay không muốn sử người tài, người giỏi hơn mình, không bố trí được người phù hợp với công việc "ham dùng những cán bộ hợp với mình", "ưa ai thì kéo vào, không ưa ai thì đẩy ra".
Chúng ta đã có nhiều bài học khi sáp nhập hoặc chia tách tỉnh, huyện hoặc các công ty, xí nghiệp thời gian vừa qua. Chính những căn bệnh trên đã ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Tệ nạn bè phái nhóm nọ nhóm kia tranh giành vị trí, quyền lực dẫn đến đấu đá nhau quyết liệt. Ở một vài địa phương thì lôi kéo con em dòng họ hợp thành bè phái.
Trong xã hội hệ lụy đó là những nguy cơ làm suy yếu sức mạnh của nền kinh tế. Họ đặt lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân nặng hơn lợi ích tập thể, lợi ích đất nước. Đất đai, tài nguyên nhiều khi chưa phục vụ cho phát triển đất nước mà vào những mục đích khác nhau của nhóm lợi ích.
Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ của lợi ích nhóm dẫn đến chi phối cả chủ trương chính sách. Điều này nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh: Sự tồn tại của cái gọi là dây lợi ích quyền lực, của nhóm lợi ích, của mối quan hệ quyền lực và đồng tiền chi phối dẫn đến tình trạng lạm quyền, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, cục bộ.
Trong chuyện "nóng" về đất đai hiện nay cũng là hệ lụy của những căn bệnh trên. Nhiều vụ giải phóng, cưỡng chế đã nhân danh chính quyền để thu hồi đất của dân trái luật. Vụ Đoàn Văn Vươn là một ví vụ cho việc xa rời dân, không tin dân và hơn hết phải chăng là lợi ích nhóm?
Bác phê phán rất nặng chủ nghĩa cá nhân coi đó là nguy cơ của mọi nguy cơ làm suy yếu Đảng, làm giảm lòng tin của quần chúng với dân. Lợi ích nhóm là sự biến tướng hay phát triển của chủ nghĩa cá nhân. Nguy hiểm của lợi ích nhóm cao hơn hẳn chủ nghĩa cá nhân vì nó dám nhân danh tổ chức, nhân danh tập thể để "làm quan phát tài".
Nếu như chỉ vì cá nhân thì dễ phát hiện dễ bị lôi ra ánh sáng nhưng nhân danh tổ chức, tập thể thì có thể lẩn trốn, che đậy.
Những cảnh báo trên của Người cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn nguyên giá trị. Nguy cơ quan liêu, xa dân, tha hóa của một bộ phận cán bộ đảng viên là những lực cản trên con đường thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng, văn minh" mà cả dân tộc đang hướng tới.
Học tập Bác chúng ta cần nhìn thẳng vào thực trạng hiện nay để có giải pháp. Và điều quan trọng là nói phải đi đôi với làm, "nói và làm" như chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát động.
T.Đ.T/ Tuần Việt Nam/Reds.vn
-------------

18 nhận xét:

  1. Cám ơn nhà báo Trần Đăng Tuấn ! Nhưng vẫn là "Khổ lắm, biết rồi, nói mãi".
    Cán bộ của ta ai nói cũng hay cả, cái "năng khiếu nói" được đào tạo, còn cái năng khiếu làm (như ông bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Kim Ngọc) thì ít thấy phát lộ ! Phải chăng cái chủ nghĩa cá nhân chưa "đào tận gốc, trốc tận rễ" mà cứ âm ỷ nảy mầm ngầm nên khó thấy?
    Cán bộ ta đều tốt, chỉ hiềm vợ con, anh em, họ hàng, bạn bè, đồng chí của họ chưa tốt ?

    Trả lờiXóa
  2. Cán bộ hư hỏng là vì có chỗ dựa vững chắc vào lợi ích nhóm có tên là đảng
    đảng CS luôn nhân danh "dẫn dắt dân tộc qua 2 cuộc chiến tranh (ko cần có)" để độc quyền lãnh đạo, độc quyền chính trị
    từ đó mới sinh ra những lợi ích nhóm nhỏ khác

    cho nên nhóm lợi ích lớn nhất và nguy hiểm nhất cần phải dẹp bỏ chính là đảng cộng sản

    Trả lờiXóa
  3. Virus độc hại đã cắn sâu trong đầu chúng ta. Mọi người đang luôn dùng "Đảng", "Đảng ta". Gần như chấp nhận việc độc đảng.
    Muốn đa đảng, hãy bắt đầu từ việc đơn giản - gọi cho đầy đủ "đảng csVN" mỗi khi nhắc đến nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý!

      Xóa
    2. Tôi chả thấy đảng cs VN lo lắng gì cả vì:
      1- Rất nhiều người, kể cả người trẻ đều thừa nhận: "Không có đảng cs vn, không có ngày hôm nay", bởi họ bị nhồi sọ từ lúc mới đẻ.
      2- Việc làm gì cũng phải mất tiền bôi trơn được toàn xã hội từ ông Nghi, ông Trọng, bà Doan đến dân thường công nhận một cách triệt để và áp dung rất linh hoạt.
      3- Nhà tù và côn đồ sẵn sàng nuốt trửng những ai có ý định nói sự thật.
      4- Quân đội sẵn sang qui hang anh bạn China và sẵn sang đàn áp dân để bào vệ đảng cộng sản.
      5- Tham nhũng ngày càng tinh vi và càng ở cấp cao hơn, vậy ai chống tham nhũng mà lo.
      Vậy đảng cộng sản sẽ trường tồn.
      Nhưng hình như đảng cộng sản hơi lo thì phải, trong các hội trường bây giờ bỏ chữ "muôn năm" rồi, chỉ còn "đảng cộng sản việt nam quang vinh" thôi.

      Xóa
    3. "đảng cộng sản sẽ trường tồn"? Đúng nhể?
      (đảng cộng sản Liên Xô)

      Xóa
  4. Nói thì phải coi lại chứ.
    Họ có thích làm một mình đâu.Bỏ ghế đi xuất dương làm giàu thì họ phải vào ngồi chứ,bỏ trống sao được.
    Đa đảng thì quá tốt,tốt lắm,nhưng có ai chịu bỏ tiền ra lập đảng đâu,các đảng cũ thì dại gì ở trong nước,ra nước ngoài lâu quá rồi,bám theo chủ phát lương tháng. Nay thì nhập khẩu cũng được,tuy nhiên nó tẩm hóa chất quá độc hại,nên nhập vào không nên.
    Nói vậy chứ nhân dân chỉ có con một cũng buồn,con một thì cũng dễ bị hư hỏng,do vậy cứ phải răng dạy mãi.
    Dẫu sao thì ĐCSVN vẫn duy nhất lo cho cha mẹ Tổ Quốc,nó có hiếu nhiều chứ.

    Trả lờiXóa
  5. lưởng nhãn bất đồng lương tâm bất chính.
    Anh đưa chú Sao qua đây,
    Anh tháo cửa lồng cho chú tự do.
    Quê hương chú,giờ ấm no,
    Chú thôi than thở,hãy lo thân mình.
    Hoa Kỳ là xứ tự lo,
    không xài hết date,vứt kho lâu rồi.
    Tiền vay bạc mượn qua ngày,
    Làm chi có chuyện ngày ngày nuôi chim..

    Trả lờiXóa
  6. Loi dung nhan danh De thu Loi ,

    Trả lờiXóa
  7. Trần đăng Tuấn nên kêu gọi để ủng hộ quỹ " cơm có thịt" thì thuyết phục hơn là bài viết này!

    Trả lờiXóa
  8. Trong lúc nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu đã từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin (CNML), trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc bên ngoài vẫn treo ảnh của Mác và Mao nhưng bên trong đã bỏ lý thuyết của các ông và chủ trương “đảng của ba đại diện” với “mèo trắng, mèo đen”, trong lúc Cuba lặng lẽ, từ từ rời xa chủ nghĩa xã hội và bắt tay thân thiện với Mỹ thì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố kiên trì CNML. Tôi nghĩ đó là một sự nhầm lẫn tai hại và đây chính là nguy cơ lớn nhất vì đảng đang không biết mình đang ở đâu mà chỉ biết chia nhau tham nhũng tiền thuế của dân.

    Trả lờiXóa
  9. Nhớ lại, vào năm 1943 đến 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh rất muốn nhận được sự ủng hộ của Mỹ và đội Tuyên truyền giải phóng của Võ Nguyên Giáp đã nhận được viện trợ về vũ khí và huấn luyện, liên quân Việt Mỹ đã được thành lập và hoạt động một thời gian. Chủ tịch đã ba lần gửi thư cho Tổng thống Mỹ mà không được trả lời. Tôi đoán Hồ Chí Minh cho giải tán Đảng Cộng sản vào tháng 11 năm 1945 là nhằm tranh thủ Mỹ vì ông biết là trong hội nghị tam cường (Liên Xô, Mỹ, Anh) năm 1943 tổng thống Roosevelt tỏ ý ủng hộ các nước thuộc địa của Pháp giành độc lập, mà Mỹ hồi đó không ưa gì cộng sản. Việc năm 1943 Stalin cho giải tán tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) chắc cũng nhằm mục đích tranh thủ sự ủng hộ của Anh, Mỹ. Việc Stalin giải tán Quốc tế Cộng sản là thật, nhưng việc Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán là không thật mà chỉ rút vào hoạt động bí mật. Đó là một nước cờ, tưởng là cao nhưng hóa ra quá thấp vì không đánh lừa được tình báo Mỹ. Nếu hồi ấy không làm việc đánh lừa, vẫn giữ nguyên tổ chức mà đổi tên đảng, chỉ tập trung vào mục tiêu độc lập dân tộc, từ bỏ đường lối cộng sản, thì chưa biết lịch sử sẽ như thế nào. Tôi đoán là Tổng thống Mỹ biết Cộng sản Việt Nam đánh lừa nên không trả lời các thư của Hồ Chí Minh và rồi chúng ta đã bị Mao Trạch Đông lừa, quy Mỹ thành kẻ thù số một, kẻ thù lâu dài. Chúng ta quy kết Mỹ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng Mỹ chưa bao giờ công nhận điều đó mà cho là họ chỉ giúp đồng minh ngăn chặn họa cộng sản.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không có điều gì hoàn hảo . Một quốc gia cũng vậy , tuy nhiên trong trường hợp trên Hoa kỳ đã đúng .khi ngừng ủng hộ vm .họ đã phát hiện ra động cơ .

      Xóa
    2. Ở đây, HCM và các đ/c của ông không lường được việc "Thật thà là cha (hơn) quỷ quái".
      Làm sao lừa người giỏi? Chỉ có thể lừa NDVN ngây thơ.

      Xóa
  10. Chúng ta tưởng nhầm là nhờ CNML mà đã thắng lợi trong cách mạng và chiến tranh, nhưng nghĩ cho thật kỹ thì không phải thế, mà cứ mỗi lần cố vận dụng CNML là một lần thất bại, làm đẩy lùi nền kinh tế và làm suy đồi đạo đức. Tôi cho rằng trong lúc Liên Xô và Đông Âu từ bỏ CNML mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm theo đến cùng là do bị mắc lừa tập đoàn cộng sản Trung Quốc. Họ lừa cho Việt Nam kiên trì đường lối cộng sản để rồi bị lệ thuộc hoàn toàn vào họ. Chúng ta tuy có quan hệ ngoại giao và kinh tế với nhiều nước nhưng xét ra đó chỉ là quan hệ bè bạn bình thường theo kiểu “ Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai”. Hiện tại trong số các nước lớn chúng ta không có bạn thân thiết cùng chí hướng

    Trả lờiXóa
  11. Hiện tại toàn Đảng, toàn dân đang trông chờ vào sự chuyển biến tích cực của lãnh đạo Đảng trong việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội 12 theo hướng đặt quyền lợi của dân tộc lên trên chủ thuyết đã lỗi thời. Tôi nghĩ, chỉ có việc Đảng quyết tâm từ bỏ sự toàn trị, xây dựng một thể chế chính trị thật sự dân chủ với tam quyền phân lập, với các tổ chức xã hội dân sự thì mới mong có đủ sức mạnh để chống lại nạn tham nhũng (nguyên nhân gần, trực tiếp gây ra nhiều tệ nạn khác của xã hội), để phát triển đất nước đúng hướng. Muốn thế Đảng phải dựa vào ba lực lượng chủ yếu của xã hội là đội ngũ công chức, trí thức và doanh nhân. Đối với công chức thì quan trọng nhất là loại bỏ triệt để nạn mua bán quan tước, nạn chạy chức chạy quyền, đề cao trình độ, trách nhiệm và liêm chính. Đối với trí thức và doanh nhân thì tạo ra môi trường tự do dân chủ để họ phát huy năng lực.

    Đảng có thật sự đặt quyền lợi dân tộc lên trên thì mới giữ được lòng tin của nhân dân và mới giữ được sự lãnh đạo lâu dài

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng tôi chán cái đảng của ông lắm rồi! Bản chất nó vậy, ở đó mà thay với chả đổi!
      "Giang san khó dời
      Bản tính khó đổi!"

      Xóa
  12. Chính cơ chế độc quyền , độc đảng là mảnh đất mầu mỡ cho chủ nghĩa cá nhân nẩy nở sinh sôi với tốc độ nhanh nhất. Từ độc quyền , độc đảng đến độc tài , chuyên chế...khoảng cách cực kỳ nhỏ bé. Nhận thức được như thế để mạnh dạn-kiên quyết thực hiện cải cách thể chế mới hòng cứu vãn được sự tan vỡ hệ thống. Tôi đã từng ở Đông Âu những năm 84-91 nên khá hiểu những diễn biến : ban đầu mọi việc rất êm lặng , vẫn ca ngợi sự sáng suốt , sự tài tình...nhưng rồi chỉ vì một nguyên nhân rất bình thường đã nảy sinh ra những biến cố cách mạng, lúc đó thì đã xong rồi : đ/c Ceausescu đã bị ra rìa. Nên nhớ Đông âu lúc đó chế độ kiểm duyệt -giám sát ngặt nghèo hơn VN bây giờ nhiều.

    Trả lờiXóa