Trang BVB1

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Không nên đặt cành vàng, lá ngọc xin ở chùa lên bàn thờ


Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên ban thờ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, nhà nghiên cứu Phật học (Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người), không nên tùy tiện mang các thứ được coi là “lộc” sau khi cúng bái về bày lên bàn thờ. Trước khi đặt lên bàn thờ bất cứ vật gì cũng nên suy xét.
Bày “đồ giả” liệu có tốt?
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, đa phần người dân sau khi đi lễ mang lộc về cắm ở nhà mình, coi đấy là lộc. Nhưng tốt nhất mọi người không nên mang về vì ở những nơi đó có thể có vong, rồi đủ thứ bám vào… Nếu tới di tích mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, công đức sẽ được bề trên chứng giám thì nên hóa đi, không nên mang về nhà.
Ông Nguyễn Quang (chuyên gia trang Tử vi lý số Việt) cũng cho rằng, bàn thờ là nơi tâm linh, thanh tịnh nên những cành vàng lá ngọc không nên đặt lên. Những thứ cành vàng lá ngọc có nhiều điều khó nói như: Bày bán chỗ có sạch không, cất giữ thế nào, có bị ô uế hay không… “Không nên đi bất cứ đến chùa chiền, đền phủ nào cũng xin lộc về đặt lên bàn thờ, cũng không nên tùy tiện đặt các thứ đó lên bàn thờ. Muốn trưng thì cần biết rõ gốc tích của nó”, ông Quang nói.
Theo Đại đức Thích Thanh Hải – Trụ trì chùa Nghi Khê (Hải Dương), bày cành vàng lá ngọc lên bàn thờ cúng là theo triết lý dân gian, còn theo nhà Phật thì không có điều này. Trước đây, những ngày đầu xuân người dân đi hái lộc thường là những chồi non, nhưng giờ họ thay bằng hình thức mua những cành vàng lá ngọc, hoa… cầu sự phú quý. Đó có thể coi là lấy may đầu xuân chứ không phải vật để thờ cúng. Mọi người có thể bày lên bàn thờ nhưng khi tới ngày Rằm tháng Giêng thì hóa luôn. Ngay cả hoa giả cũng chỉ là phần trang trí chứ không thuộc vào lễ nghi thờ cúng. Bàn thờ cúng là phải sạch sẽ, thanh tịnh, không nên đặt những cái đó vào sẽ làm bàn thờ trông không được thông thoáng. Việc cắm cành vàng, lá ngọc cài ngược cài xuôi nhằm mong phú quý nó thuộc về tâm tà, mê tín. Chính tín là đồ thờ trên bàn thờ phải là đồ thật, thanh tịnh.
Có nhiều người cho rằng, bày  “đồ giả” lên bàn thờ sẽ mang tội bất kính. Tuy nhiên, theo Đại đức Thích Thanh Hải, việc bày biện các đồ giả trên thì không có gì là bất kính hay có lỗi cả. Có lỗi hay không là ở nơi tâm ý, thái độ và việc làm của chúng ta chứ không phải ở nơi đồ vật. Điều quan trọng là ở nơi tấm lòng thành kính của Phật tử. Nếu như Phật tử dâng cúng những phẩm vật sang trọng, đẹp đẽ, giá trị mà không có lòng chí thành thì đó mới là mất trang nghiêm, bất kính. Tuy vậy, trong việc thờ phụng thì giả tạo cũng không nên. Những đồ bày trên bàn thờ là biểu hiện của tấm lòng nên sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật.
Không tùy tiện cắm chân hương vòng vào bát hương
Từ bao đời nay, ở các nơi thờ tự chùa chiền, đình đền, phủ đều có que sắt cắm trong bát hương để thắp hương vòng. Nhưng trong gia đình thì có nên đặt những que hương sắt vào bát hương để thắp hương vòng hay không?
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, theo các nhà tâm linh, bát hương thể hiện cho cái đầu của gia chủ, khi bốc bát hương mà không lèn chặt, thì sau một thời gian tro hương sẽ chắc lại, dân gian cho là có thể làm gia chủ đau đầu. Bàn thờ nếu có đủ ngũ hành là tốt. Nhưng các đồ kim loại như đỉnh đồng, lư đồng, bát hương đồng, hạc đồng, đỉnh đồng, chân nến… những đồ cúng lễ bằng kim loại cũng không nên đặt nhiều. Bởi theo nhiều nhà tâm linh, nếu đặt đồ kim loại đồng nặng và lớn sẽ không tốt cho sức khỏe gia chủ. “Người dân nếu muốn thắp hương vòng trong những ngày lễ Tết thì hãy đốt ở ngoài bát hương, như đặt trong đĩa, vừa không động bát hương, vừa dễ làm sạch bàn thờ”, ông Cường tư vấn.
Đại đức Thích Thanh Hải cho biết, trên bàn thờ ngày Tết cần phải có hoa tươi. Người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa dơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết... Song trên bàn thờ không nên kết hợp nhiều loại hoa sẽ giảm sự thanh thoát, mất thẩm mỹ. Trên bàn thờ lúc nào hoa trái cũng tươi tốt, nhang đèn sáng và bàn thờ sạch sẽ là điều lý tưởng.  “Ngoài ra, nhiều gia đình có thói quen bày tiền vàng lưu trên bàn thờ cả năm là không nên. Năm mới bước sang một công việc mới, những đồ trên bàn thờ cần đốt hóa để mọi thứ đều mới. Cần phải hóa số tiền vàng đó vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm giúp cho gia chủ có sự luân chuyển về tiền bạc dồi dào, năm sau nhiều hơn năm trước. Theo quan niệm dân gian, nếu để quên không hóa vào cuối năm, việc làm ăn của năm tới sẽ bị ngưng trệ, gặp nhiều khó khăn”, Đại đức Thích Thanh Hải cho hay.
Bàn thờ cần luôn thanh tịnh, đồ cúng lễ chỉ nên bày hương, hoa, trà, quả, bánh kẹo, xôi oản… chay tịnh. Muốn bày mâm cỗ mặn nên đặt riêng ở mâm dưới phía trước bàn thờ, rồi cắm nén hương vào đó để báo và mời các cụ thụ hưởng.
Hà Dương – Hà My /(Gia đình & Xã hội)/Infonet
------------

9 nhận xét:

  1. Tôi không thích tục lệ của người Việt là thờ hình ảnh người đã khuất to và vị trí đập vào mắt mọi người làm căn nhà có nhiều âm khí: Người đã khuất ,hãy để họ được siêu thoát,tâm hồn con cháu tử tế thương yêu đùm bọc lẫn nhau hay có lòng từ bi với nhân gian đều được tổ tiên yêu quí có khi gặp hồn ở ngoài đuờng giúp đỡ.

    Trả lờiXóa
  2. nếu đã nói là
    Có lỗi hay không là ở nơi tâm ý, thái độ và việc làm của chúng ta chứ không phải ở nơi đồ vật. Điều quan trọng là ở nơi tấm lòng thành kính của Phật tử

    thi thắc mắc gì chuyện nhiều hoa với ít hoa, đồ thật đồ giả ... hương vòngn với hương không vòng

    miễn sao bàn thờ sạch sẽ trang nghiêm là được thôi ...
    chưa kể nếu bàn thờ chỉ thờ ông bà thì khác với bàn thờ Phật ...

    Trả lờiXóa
  3. Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người? Nghe bóng bảy nhỉ? Nhưng manh tính... ngoại cảm ra phết.
    Nhưng bàn về tâm linh đừng đưa ra tính áp đặt. Chừng nào qua thế giới bên kia chúng ta mới biết chuyện của thế giới bên kia. Lúc ấy chắc khối người ngượng ngùng vì đã huyên thuyên khi còn "tại chức" dương gian.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viện Nghiên cứu về tiềm năng con người thật ra có tính cách ngoại cảm! Nhưng nước Mỹ có nhiều nhà ngoại cảm mà trời đất đưa ra chỉ là đem lại nhiều khám phá mà người khác không ai làm được! Như Edison ,Bill Gate. Hiện tại Việt Nam có nhiều âm hồn nên họ bị bức súc họ nổi loan! Tôi là người sinh ra ở Bắc Ninh nhưng di cư vào Nam nên tôi có cái ngoại cảm khác : Năm 1968 được tin Nixon được Mao mời sang Bắc Kinh chơi nằm 1972,tôi biết ngay khối Cộng Sản mất Trung Hoa.Bây giờ tôi ở Mỹ nên tôi thúc dục ông Obama gởi quân sang Việt Nam vừa giúp nước Việt tránh được sự bắt nạt của Trung Hoa ,vừa giúp Mỹ giữ được hòa bình trong vùng biển Ðông,nên ở đây mọi người thấy ngoại cảm chỉ là thế giới bên kia muốn giúp hay làm hại thế giới bên này, : Họ đưa vào đầu người thế giới bên này những ý tưởng rất lạ , ai là người may mắn có ý tốt ,ai là người xui sẻo có toàn ý tưởng làm hại nhân gian.

      Xóa
  4. Tết ông Công ông Táo
    Lời này đưa vào trang Tễu thì không được đăng, xin bác BVB cho vào đây.
    Ngày Tết ông Công ông Táo là ngày để tín chủ dâng hương hoa tấu trình về gia cảnh sau 1 năm làm ăn sinh sống, và trình xin các thần độ mệnh cho gia nhân trong năm mới.
    Tết ông Công ông Táo cúng vào ngày 22 để ngày 23 các Thần thăng thiên.
    Nếu cúng ngày 23 và khấn Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân là cúng ma tàu. Các anh đọc sách tàu rồi dạy dân cúng ma tàu. Cùng như sách Thọ Mai gia lễ thì “Thọ Mai gia lễ sách ta/ Thực ra thì cũng sáo qua sách tàu”.
    Còn chuyện 2 ông 1 bà hay 2 bà 1 ông là do các “thầy” chẳng biết lí giải thế nào về cái bếp nên nói vậy. Còn đã là Thần Thánh thì làn gì có chuyện chung chạ vợ chồng. Cái bếp có ở mọi nhà, nó thường là cái kiềng 3 chân, hoặc kê 3 cục gạch, 3 nắm đất đắp lên gọi là 3 ông đầu rau. Từ con số3 này mà bịa ra chuyện 2 ông 1 bà đó thôi.
    Thánh Thần luôn ngự nhà mình sao lại cúng ngoài hè, dưới bếp … Xin có đôi lời vậy rồi sau này sẽ bàn thêm.
    Cảm ơn ĐT BVB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Táo được Việt hóa rồi bạn ơi.
      Cái "bất cập" là chúng ta tẩy chay TC nhưng vẫn hăng hái ăn Tết Tàu đấy. Không có dũng khí bỏ Tết Tàu như người Nhật. Thành ra ta là 1 trong 2 nước ăn Tết Tàu! (Nước kia là... Trung Hoa). Chẳng còn nước thứ ba nào ăn Tết Tàu như nhiều người lầm tưởng (chỉ trong cộng đồng người Hoa tại nước đó thôi).

      Xóa
    2. Xin chớ vội nghĩ như Nặc danh05:39, kẻo rồi tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Theo lịch Tây thì cái gì cũng nghịch thiên, từ cái đồng hồ, cái tay lái ô tô và cả định vị trái đất nữa. nhiều ...Xin nói là khi chưa có lịch Tây thì đông lịch làm ra mỗi năm sai có 5-7 phút, còn khi lịch Tây ra đời thì lịch Tây mỗi năm sai 7 ngày. Cho dù ngày nay khoa học tiến nhanh như vũ bão, nhưng xem ra cổ nhân đang ngồi trên đỉnh núi còn các nhà khoa học thì đang mon men dưới chân núi. Chưa có thông tin về kiếp con người và hết kiếp con người thì không vội xoá cái đang có. Tất nhiên dân VN bị nô dịch cõi âm nhiều hơn cõi trần đấy. Nhưng bỏ Tết ta chưa phải là thoát nô dịch cõi âm đâu. Dân ta có gần một nửa đang bị “sa lầy” chưa cứu vớt lên được. Đây là một việc rất lớn, lớn hơn cả việc bị nô dịch. Bởi vì “sa lầy” là tự mình cam tâm chịu nô dịch. Thế thì khó thoát hơn khi bị người khác nô dịch. Chuyện này lớn và dài lắm, đòi hỏi có dũng khí nữa đây. Tạm biết vậy. Chào!

      Xóa
  5. 3 ông đầu rau trở thành huyễn truyền 2 ông 1 bà:
    Nước ta một đất nước thuần phương Đông, thuần nông nghiệp. Bất kì nhà ai cũng có cái bếp đó là tính từ khi phát hiện ra Lửa. Bếp ban đầu chỉ là một ít củi nhóm lửa lên để nướng thức ăn. Đến khi con người biết làm đồ đất nung thì làm ra cái nồi để nấu thức ăn, còn ban đầu nấu thức ăn là dùng thân cây như cơm lam ngày nay. Cái thuở xa xưa con người nấu canh, kho cá thịt đều dùng thân cây rỗng làm “nồi”. Việt Nam thì dùng cây tre. Dùng ống tre làm “nồi” vẫn truyền lại cho đến ngày nay. Cho đến nay, người miền núi đi rừng thường nấu cơm, canh, kho cá thịt bằng “nồi” tre. Cơm lam và cơm nếp lam là loại cơm dễ ăn và rất ngon miệng. Cái bếp của người đi nương, đi rừng thường là vài ba hòn đá xếp lại, dựng kê “nồi” ống tre bên cạnh để nhóm lửa bên dưới. Những khi có nồi thì đặt 3 hòn đá 3 vị trí thành tam giác và đặt nồi lên, rồi đưa củi vào dưới. Loại bếp này phổ biến ở đồng bằng là 3 hòn đã cuội, rồi sau đó là 3 viên gạch, rồi khi có đồ sắt thì hàn/đánh cái kiềng 3 chân.
    Tại sao lại 3 mà không phải là 4?
    Thứ nhất, 3 chân là thế vững chãi; 2 thì không kê được, 4,5… thì quá chật hết chỗ đưa củi vào. Do đó 3 chân là vừa thoáng lại vừa chắc.
    Thứ hai, khi dùng củi để đun thổi thì chỉ đưa vào từ một phía gọi là mặt/cửa bếp, các phía còn lại đôi khi phải che chắn gió khỏi bị mất nhiệt hoặc tắt lửa. Do đó cửa bếp phải đủ rộng để đưa củi vào, nhất là dùng đá, gạch làm chân bếp (ông đầu ra) mà đặt nhiều ông đầu ra thì còn đâu cửa để đưa củi vào.
    Từ 3 ông đầu rau đến 3 chân kiềng rồi huyễn hoặc hoá thành chuyện 2 ông 1 bà là vậy.
    Thổ công và các thần linh và Thành hoàng làng cai quản các nhà là rất linh thiêng. Hàng năm đều phải kính lễ vào ngày 22 tháng Chạp, sớm hơn người Tàu 1 ngày. Mọi Thánh Thần đều ngự trên bàn thờ. Thánh Thần đâu có ngồi bệt mà cúng vỉa hè, xó bếp. Vàng mã, cá chép là chuyện bịa ra. Nay đừng làm vậy nữa. Sẽ bàn tiếp chuyện này.
    Cảm ơn ĐT BVB!

    Trả lờiXóa
  6. bây giờ là thời đại cuả "cô hồn các Đảng"

    Trả lờiXóa