Trang BVB1

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

DÂN CHỦ LÀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN

Hội thảo quốc tế “kinh tế thị trường hiện đại và sự hội nhập của Việt Nam
 
* ThS. ĐỖ THỊ KIM HOA
Trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, một đòi hỏi cấp bách đặt ra là phải có những nhận thức cụ thể, đầy đủ và toàn diện về các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới, nắm bắt được thành tựu và những hạn chế của các mô hình kinh tế ấy để có được những nhận thức mới, đúc rút được kinh nghiệm quốc tế, học hỏi và áp dụng những bài học cho phát triển ở Việt Nam.
Theo đó, việc tiếp thu và giao lưu học thuật quốc tế là hết sức cần thiết. Được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học phối hợp với Viện Friedrich Ebert Stiftung Việt Nam (FES), cơ quan thuộc Đảng dân chủ - xã hội, Cộng hòa liên bang Đức (SPD) đã tiến hành tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Kinh tế thị trường hiện đại và sự hội nhập của Việt Nam” trong hai ngày 6 và 7 tháng 5 năm 2014, tại Hà Nội.
Hội thảo được đông đảo các học giả quốc tế và học giả trong nước quan tâm. Phía học giả nước ngoài có: Ngài Erwin Schweisshelm - giám đốc Viện FES văn phòng Việt Nam; ngài Thorsten Schaefer Guembel - Phó chủ tịch Đảng Dân chủ - xã hội (SPD), Cộng hòa liên bang Đức; ngài Donald Low - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore; GS,TS. Deng Xiang (Đặng Tường) - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế thuộc Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc; GS,TS. Hiroki Sumizawa - giảng viên Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế xã hội và Gia đình, Đại học Phụ nữ, Nhật Bản; Khamphone Bounady - Phó Chủ tịch Viện Khoa học Quốc gia Lào.
Phía học giả Việt Nam có: GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS,TS. Phạm Văn Đức - Viện trưởng Viện Triết học; Ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại; PGS,TSKH. Lương Đình Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người; TS. Trần Minh Tuấn - Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Nguyễn Bùi Nam - Chánh văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó ban Ban Quản lý khoa học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; GS,TS. Dương Phú Hiệp - nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam á; GS,TS. Vũ Tuấn Huy - nguyên Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng; TS. Nguyễn Chí Hiếu - thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng An Bình; TS. Huỳnh Thế Du - giảng viên Đại học Fullbright, Hoa Kỳ... cùng đông đảo các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tham gia Hội thảo.
Với tinh thần làm việc nghiêm túc và khoa học, Hội thảo đã thực hiện 4 phiên và 3 tiểu ban World Café, trong đó có 2 phiên thảo luận chính trong ngày 6-5-2014 và 3 phiên tiểu ban World Cafe ngày 7-5-2014, với 30 báo cáo được gửi đến Hội thảo. Ngoài 2 phiên khai mạc và bế mạc, các phiên còn lại tập trung thảo luận những vấn đề kinh tế thị trường và dân chủ: Việt Nam và quốc tế. Trong phiên khai mạc, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng đã phát biểu chào mừng và nêu lên 5 vấn đề cần phải thảo luận trong Hội thảo, tiếp đó là bài phát biểu khai mạc của ngài Erwin Schweisshelm. Trong báo cáo đề dẫn, PGS,TS. Phạm Văn Đức cũng nhấn mạnh Hội thảo sẽ là diễn đàn quốc tế quan trọng, nơi các diễn giả trong và ngoài nước cùng nhau trao đổi, chia sẻ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc xây dựng kinh tế thị trường và phát huy dân chủ trong xã hội.
              Trong ngày làm việc đầu tiên, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng đã chủ trì phiên thứ nhất với chủ đề Kinh tế thị trường và dân chủ trong 30 năm đổi mới ở Việt Nam: Kinh nghiệm và những thách thức đặt ra; ngài Erwin Schweisshelm và PGS,TSKH. Lương Đình Hải chủ trì phiên thứ hai Dân chủ và kinh tế thị trường: Một cách tiếp cận từ quan điểm dân chủ xã hội Đức; Kinh tế thị trường và dân chủ: Kinh nghiệm quốc tế. Các tham luận của GS,TS. Dương Phú Hiệp: Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam; TS. Huỳnh Thế Du: Luận giải về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Ông Thorsten Schaefer Guembel: Dân chủ và kinh tế thị trường: Một cách tiếp cận từ quan điểm dân chủ xã hội của Đức;... đã lần lượt được trình bày. Qua các bài tham luận, các học giả đã khẳng định sự đa dạng của các mô hình kinh tế thị trường hiện đại, cho rằng, trong mỗi một mô hình đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Một điểm quan trọng được các học giả nhất trí là không thể dập khuôn máy móc một mô hình kinh tế hiện đại của nước này áp dụng cho nước khác. Hay, trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, thì sự can thiệp của nhà nước cũng phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, thời điểm và cả nghệ thuật can thiệp. Do đó, khó có thể nói sự can thiệp của nhà nước ở nước nào là đúng, là tối ưu hay chứa đựng những rủi ro, mà chỉ có thực tiễn mới có thể trả lời được vấn đề này.


Ngày 7-5-2014, với 3 tiểu ban World Café, đã có một loạt vấn đề được đưa ra bàn thảo như: Quá trình hình thành xã hội dân sự nói chung và sự hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam; Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường với chính sách “Cây gậy và củ cà rốt”; So sánh 3 trụ cột của Việt Nam và Nhật Bản; Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và thực hiện tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản và Việt Nam; Những chính sách thực hiện quyền dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc; Đặc trưng của nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc có gì là tối ưu; ...
          Trước khi bước vào phiên bế mạc, một buổi tọa đàm bàn tròn diễn ra sau khi các thư ký tổng hợp những vấn đề nổi trội ở 3 World Café. Tại phiên bế mạc Hội thảo, ngài Erwin Schweisshelm kết luận: Trong một ngày rưỡi làm việc, Hội thảo đã có những trao đổi kinh nghiệm của mình, thảo luận rất tích cực về hướng đi cho Việt Nam. Các học giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về phát triển kinh tế thị trường, dân chủ và nhà nước, có sự đối chiếu, so sánh những mô hình tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia, nhờ đó, mang lại những ý tưởng mới cho Việt Nam, giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa về phát triển kinh tế và phát triển nền dân chủ. Việc đảm bảo an sinh xã hội, công bằng xã hội, dân chủ không chỉ là trách nhiệm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, mà còn là của nhân dân Việt Nam. Sau bài phát biểu của ngài Erwin Schweisshelm, thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo cũng như với vai trò là Viện trưởng Viện triết học - cơ quan chủ trì Hội thảo, PGS,TS. Phạm Văn Đức đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sự quan tâm nhiệt tình, chu đáo của Quỹ FES và khẳng định rằng, trong Hội thảo này, phía Viện Triết học đã có sự chuẩn bị rất cẩn thận, đặc biệt, trong việc mời học giả tham gia Hội thảo; đồng thời, đánh giá rất cao sự tham gia của ngài Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội, Cộng hòa liên bang Đức.
             Tổng kết Hội thảo, PGS,TS. Phạm Văn Đức khẳng định, Hội thảo đã thành công tốt đẹp và thu được một số kết quả cơ bản sau:
Thứ nhất, Hội thảo đều nhất trí cao rằng phát triển kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu. Lịch sử phát triển loài người đều đi đến kinh tế thị trường, tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm mà có các mô hình khác nhau. Việt Nam đã tham khảo các nước đi trước để xây dựng mô hình kinh tế thị trường của mình, để phát triển mục tiêu đất nước là dân giàu, nước mạnh...
Thứ hai, Hội thảo đã thống nhất quan điểm dân chủ đóng vai trò quan trọng. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là quá trình phát triển lâu dài ở Việt Nam. Để thực hiện dân chủ chúng ta cần phải phấn đấu rất nhiều. Mỗi nước thực hành dân chủ khác nhau, xuất phải từ nhiều cách hiểu khác nhau. Dân chủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường. Và ngược lại kinh tế thị trường cũng là nền tảng quan trọng cho phát triển dân chủ.
Theo PGS,TS. Phạm Văn Đức, những kết quả đạt được sẽ là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác và tạo đà cho những nghiên cứu tiếp theo giữa Viện Triết học và Quỹ FES. Các bài tham luận của Hội thảo sẽ lần lượt được đăng tải trên Tạp chí Triết học và kỷ yếu của Hội thảo sẽ được xuất bản sách.

ĐTKH/Viện Triết học
-------------

5 nhận xét:

  1. Phịa ra hội thảo tốn tiền quá,tiền của dân è cổ ra làm mà góp đấy !!!
    Dân chủ là Điều quan trọng nhất của cả dân tộc và đất nước,phải có ngay,chứ mục tiêu là sao,xa quá bao giờ tới,cho chết hết à ?
    Dân chủ trên nước ta có rồi,nó sờ sờ ra đó,không dùng thì thôi,học vài ba cái chữ cứ vọng dân chủ ở đâu xa lơ xa lắc.
    Ở Mỹ làm gì có dân chủ mà cứ vọng cái xứ đó,họ cố tạo ra cái phạm trù dân chủ cho ra vẽ thôi.Ở câu ÂU mà có dân chủ thì em xin chịu,tầng lớp trên là tầng lớp trên,tầng lớ dưới thì chỉ mãi là tầng dưới.
    Họ có câu chí lí,ai có tiền thì có tự do,càng giàu thì giá trị và địa vị càng cao.AI không có tài sản và tiền thì ...hơn nô lệ một chút.
    Đấy nó đưa tiền và pháo bắn lung tung vào người anh em,chết bị thương hơn cả vạn....Tức quá,chú làng giềng nghĩ dân tộc mình bị giết quá tay,đưa máy bay ném thứ bom tấn ra bay lòng vòng,đưa tàu ngầm chạy lung tung...rồi cũng sợ chết chứ,thế là thôi bắn tạm thời.
    Động lực phát triển đất nước có nhiều yếu tố,dân chủ chỉ là một,đúng thiếu dân chủ nên tự pịa ra đủ thứ bằng giả,học giả,chức tước mà cũng giả lại giành nhau mà hổng xấu hổ...nhưng đó là các chú cùng phá nền dân chủ ,nhưng phá sao được.
    Không sáng tạo từ mỗi người thì ngay cái thân anh cũng là thứ ăn bám,khong tao ra của cải mà bắm ăn của lồi thì dần cũng chết thôi.
    Quá nhiều nhà khoa học mà chưa tạo ra công nghệ cho săn xuất mà nhập công nghệ họ vứt,vì chưa ai dại đưa bán cho anh công nghệ mới cả,vì họ khôn.Vậy thì chịu khó làm cong kiếm cơm cho họ thôi.
    Nhật ,Hàn họ bỏ lắm tiền và thứ gì cần là đi mua công nghệ,vì chưa thể sáng tạo,nên họ nay giàu,bên cạnh họ cũng sáng tạo ra nền dân chủ riêng chứ chả thèm ba cái thứ dân chủ vớ vẫn,không hề ai dám nhập thứ dân chủ lạ của dân tộc họ.
    Còn Trung Quốc,nghèo quá lấy gì mà mua và hổng bán...nên nó nịnh sát đất,nó chiêu dụ đủ kiểu cách,nay thì nó có chút ít rồi và nó phất lên.Nó lừa nó giàu,thằng bị lừa nay mạt và là con nợ của nó .Nó mua tàu sân bay bỏ,đúng nhưng sai,nó mua 40 tấn giấy là hồ sơ thiết kế chế tạo con tàu sân bay.
    Dân chủ có đấy,sử dụng lại là việc khác,dốt thì nói phát triển hơi khó hổng làm được đâu.Học dân Do Thái cho phân tán khắp nơi may ra nước ta mới theo sau họ một bước được, nay thì xa quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy bạn quen quen? Hình như tớ chưa gặp bạn bao giờ?
      (Em Hà Hà, Kiên Giang)

      Xóa
  2. cái đã có sẳn dân chủ vốn đã có tại sao phải họp !!! kẻo là dân chủ cuội ?

    Trả lờiXóa
  3. Nước mình nó thế!
    Kể cũng lạ về trình độ nhận thức và hiểu biết của những người có trách nhiệm ở Việt Nam. Chỉ riêng sự tự hào về nền văn hiến Việt Nam có bề dày hàng hơn 4 ngàn năm, thì cũng đủ cho nhân loại trên trái đất này mở to mắt và miệng trầm trồ khen ngợi dân tộc Việt là một dân tộc thông minh, có trình độ, thông kinh sử địa và nhân văn (!) Ai dzè, cái nhân loại trên trái đất này thực thi thành công, nhưng những người có trách nhiệm với dân nước Việt (lãnh đạo) vẫn còn mơ màng, hư hư, thực thực, cảnh giác, thù địch,
    Có lẽ cái mắt xích quan trọng là quân vương. Quân vương ở nước ta không phải là người luôn có suy nghĩ làm cho đất nước và dân tộc hưng thịnh. Quân vương ở nước ta ỷ nại vào bộ hạ.Quân vương chỉ là kẻ ngồi làm vì, là hình thức ngôi cao, chức trọng cho có Ngôi và Vị. Còn tất cả, do "bộ hạ" theo thuyết "Thần thiêng cốt bộ hạ" suy nghĩ và kiến tạo ra kế sách. Thế là người có nghĩ,viết ra kế sách cho kẻ không phải nghĩ (không có tâm) nhưng có quyền (ngôi cao, chức trọng) thực thi hời hợt (thiếu trách nhiệm) nên không có kết quả đem lại lợi ích với thần dân..Cho nên kế sách rất hay mà thực thi không đến nơi, đến chốn là dzậy.
    Vì thế, mới có câu vè:
    Phó ơi, lại đây ta bảo câu này
    Chon mày làm phó để mày thay tao
    Việc ăn là việc của toa,
    Việc suy, việc nghĩ tao giao cho mày,
    Việc tao là ký suốt ngày
    Thực thi việc ấy là mày thay tao....!
    Sự đời, cuộc sống hiện tại cung như rứa! Các cụ ngâm xem!
    Trở lại bài viết "DÂN CHỦ LÀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN" nói về Hội thảo quốc tế “Kinh tế thị trường hiện đại và sự hội nhập của Việt Nam” Xin có mấy nhời, thứ nhất, thuần thúy khoa học, Hội thảo sẽ là sự thu hút, qui tụ trí tuệ và kinh nghiệm hay và giở, đảm bảo cho người làm sau thành đạt tốt hơn. Thứ nhì, tiêu tiền dự án nên tổ chức Hội thảo. Việt Nam Hội thảo loại này nhiều. Có tiền triển khai đề tài, dự án, chương trình là có Hội thảo và chủ yếu triển khai dự án là Hội thảo Khi xưa là Hội thảo về 327, về 5 triệu ha rừng, về đóng tàu thuyền đánh bắt xa bờ, Hội thảo cứu cây đa Tân Trào, cuuws 7 cây di sản ở Đền Linh Lang (Thụy Khê)....Này nay thì Hội thảo về vai trò và hoạt động các đoàn thể trong giám sát, về an toàn giao thông, về nông thôn mới, về lợi ích nhóm, về xây dựng đảng, về báo chí với kinh tế thị trường...Tóm lại dự án hay chương trình có tiền (ngân sách, viện trợ) là có Hội thảo triển khai thực hiên, còn thực tế đến được người dân hay không sẽ tính sau. Người viết dự án, chương trình không liên quan và chịu trách nhiệm. Thế mới hay, đúng là nước mình nó thế!
    Vì thế, Hội thảo là một căn bệnh (cách tiêu tiền dự án) khó chữa ở nước mình.
    Các cụ xưa nói chí phải: "Thớt có tanh tao ruồi mới đậu
    Mâm không mật mỡ, kiến bò chi"?

    Trả lờiXóa
  4. ' DÂN CHỦ LÀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ' VA LA HIEM HOA CHO SU TON VONG CUA CHE DO. Thay mat cac dang vien toi xin noi them

    Trả lờiXóa