Trang BVB1

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Cuộc trùng phùng của Tướng công an và nhà báo đi tù thời “hậu PMU18”

* NGUYỄN VIỆT CHIẾN
Sau 4 năm, chúng tối mới gặp lại nhau. Vị tướng già tưởng chừng đầu không thể bạc thêm được nữa sau vụ án PMU18, đón khách vào thăm ngôi nhà nhỏ của ông nằm trong vườn cây trái xum xuê của xứ vải Thanh Hà, Hải Dương xưa.

Ngày gặp lại
Lâu rồi, mới đây, tôi và một số nhà báo về thăm tướng Phạm Xuân Quắc- người hùng khét tiếng một thời từng vào Nam ra Bắc truy quét các băng nhóm xã hội đen lớn nhất đất nước cách đây hơn chục năm về trước. Sau vụ án “hậu PMU18” xảy ra vào năm 2008, liên quan đến tướng Quắc và một số nhà báo, trong đó có tôi, giờ đây dư luận đã yên ắng trở lại. Năm tháng và thời gian dường như đã làm xong cái chức năng hàn gắn và làm se lại vết thương nơi hồn người. Sau thời gian hoạn nạn ấy, tôi trở về công tác ở Báo Thanh Niên và lại ngập đầu trong công việc thường nhật cùa báo chí, văn chương. Còn tướng Quắc thì về quê ở ẩn tại Thanh Hà, Hải Dương, quanh quẩn với cháu con và vườn tược. Tuy từ Hà Nội tới Hải Dương chỉ cách nhau có một thôi đường dăm giờ xe chạy, nhưng cũng phải mất tới 4 năm... tôi mới đi hết quãng đường ấy để tới gặp ông,  vẫn biết là ông đã gửi lời trách cứ qua bạn bè: “Thằng Việt Chiến từ vài năm nay hẹn về thăm mình mấy lần mà lần nào cũng lỡ hẹn..."
Hôm ấy, qua liên lạc điện thoại, biết chúng tôi đang chạy xe từ Hà Nội về chơi, tướng Quắc ngồi chờ đợi cả buổi sáng trên thềm nhà, hướng mặt ra cổng ngóng bạn. Ông trải chiếu sẵn trên hè, pha chè chờ khách. Vẫn cái vóc dáng cao to, lực lưỡng của một “lão nông tri điền” đeo hàm cấp tướng, ông Quắc luôn là một ấn tượng đẹp trong nhiều ông tướng thời nay. Ngôi làng nơi ông sinh ra và lớn lên có lẽ là một trong những ngôi làng đẹp và sạch nhất của xứ Thanh Hà, Hải Dương. Trong màu xanh mát lành của thôn dã, vẻ yên bình thanh khiết nơi quê kiểng đã làm hồn người trở nên thư thái và tĩnh tại lạ thường.
Khi chúng tôi xuống xe, tiếng cười ấm áp rước chúng tôi vào nhà. Buổi trưa hôm ấy, mới thật tay bắt, mặt mừng trong vòng tay bè bạn ấm áp. Cuộc đời mới thật thú vị làm sao khi chúng tôi bỏ lại sau lưng mọi nỗi niềm thế sự trước đó để được vui vẻ bên nhau trọn buổi. Chẳng ai bảo ai trong ngày gặp lại, tôi và tướng Quắc hôm ấy dường như rất ít khi gợi lại quá khứ và cũng không muốn khơi lại nỗi đau đã qua. Bốn năm mới gặp lại nhau, bạn bè một thuở hoạn nạn, cay đắng có biết bao điều muốn nói, nhưng không hiểu vì sao hôm ấy, chúng tôi cười cợt nhiều hơn tự lự, u ẩn và vui vẻ, hồn nhiên nhiều hơn là đăm chiêu, trăn trở. Mấy nhà báo đi cùng hôm ấy, chắc cũng không hiểu vì sao tôi và tướng Quắc lại cười nhiều đến thế, có lẽ đấy là niềm vui của ngày gặp mặt.
Sau đó, trong lúc mọi người chuyện trò, tôi lặng lẽ ngắm ông, ngắm cái thần sắc ngày nào của một vị tướng cầm quân đánh Nam, dẹp Bắc rồi bị lâm trận vào cuối đời. Cũng vẫn như thế, thần thái chẳng có gì khác xưa là mấy. Nếu có khác, đấy là vẻ yên bình thanh thản sau một thời trận mạc dữ dội còn đọng lại trên gương mặt ông. Chỉ có mái tóc bạc đến lạ lùng mang phong cách riêng của ông. Nó cứ phất dựng lên như những ngọn lau bạc xóa, heo hút nơi đầu nguồn sông dữ, nơi con người phải đối mặt với thiên nhiên hiểm trở và hoang dại. Tôi thích những ngọn lau ấy, những ngọn lau đã cùng Đinh Bộ Lĩnh phất cờ dựng nên một triều đại huy hoàng cách đây cả ngàn năm.
Một độc giả thơ đặc biệt
Trong lúc hàn huyên với nhau, tôi thấy tướng Quắc rất kính trọng khi nói về danh tướng Nguyễn Hữu Cầu (tức Quận He) vang bóng cách đây gần 300 năm. Quê của tướng Quắc cũng là quê của Nguyễn Hữu Cầu, thủ lĩnh của một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Theo Wikipedia tiếng Việt, Nguyễn Hữu Cầu là người làng Lôi Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, có tài cả văn kiêm võ, lại bơi lội rất giỏi và hùng dũng nên được gọi là Quận He (tên một loài cá ở biển Đông). Cuộc khởi nghĩa nông dân của Quận He đã làm chấn động xứ Bắc Hà thời vua Lê, chúa Trịnh.
Theo dân gian truyền miệng ở Đồ Sơn, hội chọi trâu có liên quan đến khởi nghĩa quận He. Tương truyền khi Nguyễn Hữu Cầu mang quân về đây, dân trong vùng mang 3 con trâu ra khao quân. Quận He định làm thịt 3 con trâu để khao quân thì bất ngờ chúng xông vào húc nhau. Quân sĩ của ông và nhân dân kéo nhau tới xem. Từ đó hằng năm nhân dân vùng Đồ Sơn thường mở hội chọi trâu để tưởng nhớ Nguyễn Hữu Cầu.
Ngày nay, tại quê hương của Quận He, giữa cánh đồng Chàng làng Đồng Nổi, gần sông Ngựa Lồng (Tân An, Thanh Hà, Hải Dương), có miếu Quận đây chính là mộ của cha ông, nơi phát tích của quận He, trong miếu cố bia ghi: "Tiên triều Ninh Đông vương phát tích mộ". Đình Lôi Động thờ tam vị thành hoàng trong đó có quận He, hằng năm vào ngày 11-13/3 Ám lịch tổ chức lễ hội. Kể lại câu chuyện về Quận He trên chính quê hương ông, tướng Quắc rất tâm đắc với hình ảnh vị danh tướng nông dân lừng lẫy thuở nào.
Dẫn chúng tôi ra thăm gần chục sào vườn trồng vải, trồng nhãn, đào ao thả cá của gia đình ông, tướng Quắc cho biết: Tuy hằng ngày ở cùng con cháu ở thành phố Hải Dương, nhưng tuần nào ông cũng về Thanh Hà chăm chút vườn tược. Mùa vải chín, ông trở thành một lão nông thực sự, suốt ngày tất bật làm lụng cùng con cháu, ông cho biết, vải vườn nhà mỗi kỳ thu hoạch dăm tấn quả, đều dành phần ngon nhất bán cho anh em ở các đơn vị công an trước đây ông từng công tác, họ đánh xe về lấy, cổ lần vài tạ vải. Vậy là trong thú vui điền viên cuối đời của tướng Quắc có niềm vui của một lão nông thanh sạch. Trong buổi gặp mặt hôm ấy, có một người, phụ nữ lặng lẽ, khiêm nhường đứng sau mọi chuyện, đó là bà vợ của ông. Ông khen vợ: “Thời trẻ bà ấy là hoa hậu của làng, còn những năm tháng bất trắc vừa qua, bà ấy là điểm tựa che chở vững chãi của đời tôi!”.
Trong bữa cơm trưa thân mật hôm ấy, ông bảo con cháu ra vườn đào mấy gốc củ chuối lên để làm món đặc sản “lươn om chuối đậu” của quê ông cho chúng tôi ăn. Bữa cơm quê với rượu nếp quê ngâm thuốc làm mọi người hứng khởi hẳn lên. Tôi thật bất ngờ khi thấy tướng Quắc hào hứng nói về bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của tôi có tới 5 nhạc sĩ phổ nhạc. Ông bảo: “Mình rất tự hào khi xem Đài truyền hình VTV1 phát hình ảnh Việt Chiến đọc bài thơ ấy cùng với bản nhạc phổ thơ Tổ quốc nhìn từ biển. Đây không phải chỉ là ý kiến của riêng mình đâu nhé! Rất nhiều người thích bài thơ ấy của cậu. Một bài thơ tuyệt hay. Có lẽ thơ về đề tài bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nưđc hôm nay, đấy là một trong những bài hay nhất”.
Lúc ấy, tôi thật sự xúc động nhưng muốn giấu đi nỗi niềm này. Sau bữa cơm, mọi người ra hiên nhà uống nước. Tôi lẳng lặng lấy trong túi xách tập thơ mới in của mình, đề tặng tướng Quắc và gia đình. Cầm tập thơ của tôi trên tay, ông lần giở ngay trang thơ in bài Tổ quốc nhìn từ biển đọc lên cho mọi người cùng nghe. Thật lạ lùng, trong âm sắc hào sảng thường thấy của giọng nói ông, tôi chợt nghe thấy sự ngâm nga, đồng điệu của một người yêu thi ca thật sự. Có lẽ đây một độc giả thơ đặc biệt tôi được gặp trong đời thơ của mình. Tôi đã từng đọc bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của mình trước nhiều ngàn độc giả khắp trong Nam ngoài Bắc, nhưng chưa bao giờ tôi có được cái cảm xúc như buổi trưa hôm ấy khi cùng đọc lại bài thơ này với tướng Phạm Xuân Quắc trên chính quê hương ông. Tôi tâm sự với ông, đây là bài thơ đầu tiên tôi viết sau chuỗi ngày hoạn nạn, và chính tôi cũng không ngờ tình yêu Tổ quốc trong bài thơ này đã nhận được sự đồng cảm tri ân của hàng triệu độc giả trong và ngoài nước.
Buổi trưa hôm đó, tôi còn đọc cho tướng Quắc nghe một số bài thơ khác, nhưng tôi biết âm vang của những câu thơ: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không” trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển vẫn đang còn dậy sóng trong tâm hồn những người dân yêu nước như ông.
Chia tay với mấy nhà báo, tướng Quắc dặn: “Thôi đừng viết gì nhé, thi thoảng nhớ nhau về đây chơi là quý hóa lắm rồi!”. Tôi ra về, mang theo nụ cười hồn nhiên trên gương mặt hồn hậu, dân dã của ông và hình ảnh mái tóc bạc xóa như ngàn lau đầu nguồn sông cả.
N.V.C (Công lý & Trái tim/Motthegioi)
--------------

27 nhận xét:

  1. Trong lực lượng công an vẫn có người tốt. Như anh công an khu vực của tôi, gặp nhau là uống cà phê nói chuyện tiếu lâm. Tôi mà nói chuyện chính trị là anh ta gạt phắt. Còn bà đại tá công an hưu trí thẳng tính gần nhà thì rất trực tính và có cuộc sống liêm khiết lúc còn công tác. Bà cực kỳ ghét bọn tham nhũng. Bà giận chúng đến mức không thèm treo cờ các ngày "lể", thậm chí không nhận phiếu bầu - "bầu bì gì!".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ lâu, dân Hà nội có câu:
      "những người đảng ghét, dân yêu
      Ngẫm ra cũng lắm bậc siêu anh tài.
      Những người đảng tới vỗ vai,
      Xem ra phần lớn là loài bất nhân."

      Xóa
  2. Những người như tướng Phạm Xuân Quắc,tướng Nguyễn Việt Thành,ông Nguyễn Bá Thanh, Kim Quốc Hoa... không thể tồn tại lâu trong chế độ này được mà phải ra đi theo nhiều cách khác nhau để nhường chổ cho Trần Văn Truyền,Lê Thanh Cung,Nguyễn Trường Tô,Hồ Xuân Mãn...xây dựng CNXH
    Đúng là quái thai của thế kỉ 20

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lệ Thủy nói quá đúng.Nỗi đau là chỗ ấy, Lệ Thủy ạ !
      Biết chắc, ông nguyễn Bá Thanh không còn tồn tại là vật cản "lợi ích nhóm". Nên bọn chúng ra tay (cứng rắn) đàn áp Báo Người Cao Tuổi và bỏ định Kim Quốc Hoa rất đồng bộ và nhịp nhàng. Mục đích chính của "lợi ích nhóm" là để dằn mặt và bịt miệng các cụ Người Cao Tuổi (cựu lãnh đạo đảng, nhà nước, các đoàn thể, quân đội, công an; văn nghẹ sỹ, trí thức...) đừng có mà "góp ý", "kiến nghị"...gì ảnh hưởng đến "lợi ích nhóm" của thế hệ lãnh đạo hiện nay.
      Cái nham hiểm và độc ắc của "lợi ích nhóm" là bọn chúng luôn dựa và vận dung danh nghĩa bảo vệ chế độ (chúng đang đực ruỗng), nhân danh tổ chức (chúng đang thao túng) nhân danh pháp luật (chúng đang nắm giữ) để bắt bí và chèn ép, trà đạp lên nghị quyết đảng và luật pháp những rất to môm (dùng cơ quan tuyên truyền) để buộc tội những người đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và lãng phí trong các cơ quan, cán bộ, đảng viên có chức quyền đang chức hiên nay.
      Tiền và quyền nắm trong tay nên (Nguyễn Bá Thanh chết) biến Phải thành Trái; biến Đen thành trắng; Dân đúng thành Sai....!
      Đau là ở chỗ đó. Các cụ ngẫm xem, đúng hay sai ?

      Xóa
    2. Tôi bổ xung thêm: hiệu trưởng Sầm đức Xương, tướng CA Đỗ hữu Ca. Xem hình các vị lãnh đạo cấp cao đảng, nhà nước, chính phủ đăng trên báo tuổi trẻ đến viếng ông Nguyễn Bá Thanh thì thấy đúng là các diễn viên chuyên đóng kịch. Trước tình cảm tự nhiên của nhân dân, đặc biệt là dân Đà Nẵng đến viếng nhiều như vậy, nên các vị đành phải có mặt: đầu tiên là anh Sang, mặt mũi trơn láng, tóc đen luôn bóng mượt, đôi mắt sau cặp kính trắng, cái miệng thường thấy trên TV, chẳng gây 1 ấn tượng tích cực nào, anh chuyên làm ít nói nhiều, đánh bóng cá nhân. Tiếp theo là anh Dũng, nhìn điệu bộ anh này tôi nhớ đến đám ma ông Võ văn Kiệt, anh ta làm bộ khóc nức nở, 1 tay đóng kịch có hạng. Tiếp đến là anh Trọng, anh đến viếng mà như là đang thăm quan một nơi nào đó, không biết anh đang nghĩ gì, nhìn khuôn mặt anh sao thanh thản đến thế, cái miệng, đôi mắt, thể hiện sự giáo điều, lực bất trọng tâm, bất lực. Anh Nguyễn xuân Phúc với cái đầu hói cá trê chả ra trê, trạch không ra trạch, đôi mắt hùm hụp, cúi đầu, liếc chéo kiểu nhìn trộm, thường có ở những kẻ gian giảo, phản trắc, ăn cháo đá bát. Đinh thế Huynh thành trì của sự bảo thủ giáo điều, Lê thanh Hải thể hiện bộ mặt của những ông quan già nua lụ khụ tham quyền cố vị.

      Xóa
    3. Trương Minh Tịnhlúc 02:29 16 tháng 2, 2015

      Đúng ra thì nhân dân có thể diệt được những tên nầy.Ngặt một nỗi là phía sau họ có Trung Quốc.Thành ra khó mà thôi.

      Xóa
    4. Tôi bổ sung thêm:
      Thấy đám người đến "viếng", mà cái chết của mình cũng bị đám đó tung hỏa mù, cố làm cho dân chúng bị "đơ" não; ông Thanh từ cõi bên kia bực dọc: "Tau vẫn khỏe, có bệnh chi mô! Đúng là đám:
      Già thì già tóc già tai
      Già răng già lợi, 'đồ chơi' không già!
      (A grey beard, but a lusty heart.
      No sinner like a hoary sinner)"

      Xóa
  3. Trong khái niệm về con người chỉ có hai loại: người tốt và người xấu. Trong tâm thức trẻ em cũng vậy, nhất là các nước văn minh, trẻ em luôn hỏi: chú ấy là người tốt hay người xấu?
    Vậy có thơ rằng:
    Người tốt lui về với non sông.
    Kẻ xấu nghênh ngang chạy lông nhông.
    Cậy thế cậy quyền hơn ác bá
    Ăn chặn của dân, cướp của công.
    Đẩy dân đến chỗ không đường sống
    Ắt sẽ có ngày ống cống chui.

    Trả lờiXóa
  4. Nhường chỗ cho cả bác em nữa. Tết này, bà vợ ông (em gọi là bác gái) đang tỏ ra rất buồn vì quà tết nhận được ít hơn năm ngoái. Năm ngoái với chức chủ tịch UBND huyện (lại là huyện miền núi nghèo), ông nhận được hơn 3 tỉ đồng mừng xuân mới, nhưng năm nay nhận được chưa đầy 2 tỉ đồng. Lý do vì sang năm 2015, hết tháng 3/2015 bác em đến tuổi nghỉ hưu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huyện miền núi nghèo mà cũng thế a! Vậy vùng giầu thì kinh khủng lắm sao?

      Xóa
  5. Đề nghị anh Bùi Văn Bồng dẫn đường linh bài thơ: “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, cho mọi người được thưởng thức. Đã từ lâu rồi, tôi rất thích thơ của Nguyễn Việt Chiến. Được biết, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến từng từ chối giải thưởng do tạp chí “Văn nghệ quân đội” trao cho trường ca “Tổ quốc nhìn từ biển”. Quả là một con người can trường và khí phách. Xin chúc nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và đại tá Bùi Văn Bồng năm mới sức khỏe, thành công và nhất là an bình. Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lin 1: http://tamnhin.net/den-voi-bai-tho-to-quoc-nhin-tu-bien-nguyen-viet-chien.html

      Link 2: http://www.nguoiduatin.vn/toi-da-viet-to-quoc-nhin-tu-bien-bang-mau-va-nuoc-mat-a133267.html

      Xóa
    2. Mong trang mạng BB cho biết khi vào được các trang 'dân chủ' đang đọc thì cứ bị gây nhiễu ,kể cả trang của BB ... nhất là trang DLB ! Một độc giả' CTMB ,TKTCS' khá thường xuyên của BB nhưng kém về ITN! Mà tại sao Trang BB khiêm tốn về bài cái chết của NBT thế???
      NGLUY

      Xóa
  6. Đọc bài viết rất cảm động về một ông tướng và một nhà báo cùng chung số phận bởi những kẻ nhiều quyền lực.

    Trả lờiXóa
  7. Thời đại ngày nay là thời đại của cường quyền và bạo lực (hoặc kẻ cướp của dân nên có rất nhiều tiền - xem CDQL). Thời đại trẻ con không nghe lời người lớn, bạn bè không tin cậy lẫn nhau, cố nhiên cái thiện vẫn còn nhưng cái ác đã chiến thắng.

    Trả lờiXóa
  8. Thời suy tàn của đất nước,Kẻ ngay mắc nạn lao tù,để cho thăng nịnh võng dù nghênh
    ngang

    Trả lờiXóa
  9. Có nhiều người như Tướng Quắc thì QUÝ HOÁ quá-ôi nước Việt ta ơi bao giờ cho đến ngày xưa!!!
    Anh Bồng xin cho biết bác Phạm viết Đào đâu nhỉ?mấy ngày nay tìm quá, xin cho 1 cái linh thì quý hoá quá,
    cảm ơn anh nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NVphamvietdao.blogspot.com
      Nhưng đòi tài khoản.

      Xóa
  10. Tướng Quắc khét tiếng đi tù
    Ngay sau cái vụ mờ u lùm xùm

    Bá Thanh, nội chính động tay
    Tự nhiên suy tủy lăn quay giữa chừng

    Nhớ xưa Quang vũ Xuân Quỳnh
    Sau nhiều vở kịch, thình lình chết tươi

    Lão truyền chắc đã được cười
    Cái thằng chọc ngoáy bị người cất kho

    Nói ngon, nói ngọt thơm tho
    Ngần ấy cái chết phân gio đầy mồm

    Trả lờiXóa
  11. De nghi bac Quac lam trung ban noi chinh thay bac Thanh vua bi ....om chet.

    Trả lờiXóa
  12. Cùng ăn cùng hưởng cùng chơi
    Bởi anh sai nhịp nền đời đỗi thay

    Trả lờiXóa
  13. Ồ, chào anh Xuân Quắc
    Đã mười năm có lẻ
    Nhìn hình anh em nhớ
    Khi luận bàn tội phạm
    Lúc nhàn hạ đọc thơ
    Hứng lên thì cùng cạch
    Ly rượu đượm tình người
    Có nhớ không anh Quắc
    Khi hội thảo với Tây
    Anh cũng căng ruột ngựa
    Có chi mà giấu diếm
    Mình dở thì nhận dở
    Tây giỏi thì mình khen
    Học cái hay của nó
    Anh không sợ "nhạy cảm"
    Chỉ lo việc không tròn
    Là lỗi với người dân





    Trả lờiXóa
  14. Đại tá Bùi văn Bồng thân mến , không biết tác giả bức ảnh chụp hai con người ( một là nhà báo Nguyễn việt Chiến , một là tướng CA Phạm xuân Quắc và cũng là hai " nạn nhân " của cuộc chiến chống các quan chức tham nhũng -ăn cắp , tệ nạn xã hội ...) đó là ai ? nhưng có lẽ không quan trọng cho lắm phải không đại tá ? Nhưng đối với tôi đây mới chính là bức ảnh với tựa đề : NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG ! Không thể khác được . Vụ án PMU 18 , vụ án Năm Cam ... là những nỗi đau của cả một dân tộc , nếu không nói là nỗi nhục , nỗi ê chề của sự lãnh đạo yếu kém , bất lực , trì trệ ... của đảng CSVN ! Qua đây để nói rằng : cái ÁC đã thắng cái THIỆN , sự gian tà đã thắng cái chính trực , sự giả dối đang ngự trị trong xã hội ngày nay ! Thật đúng khi nói ĐẤU TRANH - TRÁNH ĐÂU !!!???
    ( một BS đã nghỉ hưu )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 02:31 16 tháng 2, 2015

      Bạn nói hay.

      Xóa
    2. cảm ơn Bạn đã cho tôi địa chỉ của bác Đào.
      Quý hóa quá.
      Chu Văn

      Xóa



  15. Nhìn Hoạt cảnh Chiến dịch Săn cáo : Quan tham quan dâm Quan
    đỏ LẠI XƯƠNG TINH (Lai Changting) được dẫn độ từ Canada về Bắc Kinh


    http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/laichangxing.jpg


    Lão Tập đánh hổ vừa đập ruồi
    Trong ngoài xứ Tề khó lọt đuôi !
    Chiến dịch Săn cáo tung ra dẫn độ
    Hai trăm quan tham hạ cánh nước ngoài
    Ôm cả ngàn tỷ đô Na lẫn gái nhí
    Đào tẩu lẩn trốn tha hồ tiêu xài
    Mỹ Úc .. .. ngày đêm cơm no bò cỡi
    Cú này xuống huyệt « đạp mái » Liêu Trai ! ! !


    TỶ LƯƠNG DÂN



    Theo tổ chức phi chính phủ Global Financial Integrity, quan chức TÀU
    KHỰA tham nhũng và tội phạm kinh tế Trung Quốc cất dấu 1.008
    tỷ đô la ở nước ngoài và chính quyền Trung Quốc tìm cách thu hồi
    bằng mọi giá.



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão Tập đánh hổ vừa đập ruồi
      Trong ngoài xứ Tề khó lọt đuôi !
      Chiến dịch Săn cáo tung ra dẫn độ
      Hai trăm quan tham hạ cánh nước ngoài
      Ôm cả ngàn tỷ đô Na lẫn gái nhí
      Đào tẩu lẩn trốn tha hồ tiêu xài
      Máu Tào Tháo ký sinh trùng vô loại
      Lợi dụng Lòng tốt cấp Tiền già sống lai ….rai
      Ăn bám cả Tiền trợ cấp ăn uống nhà cửa
      Quen thói quan đỏ quan dâm Dzua không ngai :

      Mỹ Úc .. .. ngày đêm cơm no bò cỡi
      Cú này xuống huyệt « đạp mái » cả Liêu Trai ! ! !

      TỶ LƯƠNG DÂN

      Xóa