Cảnh sát biển Việt |
Việt Nam
phản đối các chuỗi hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và một lần nữa
lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường
Sa-Hoàng Sa.
Tại cuộc họp báo ngày 8/1, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao
Việt Nam tuyên bố việc Bắc Kinh vừa công bố hình ảnh các hoạt động quân sự trên
đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa là ‘vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên
ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia, không có lợi cho việc duy
trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại biển Đông.’
Truyền thông nhà nước dẫn lời bà Phạm Thu Hằng nhấn
mạnh hành động của Trung Quốc ‘không thay đổi được thực tế là Việt Nam có chủ
quyền không tranh cãi’ đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Đại diện phát ngôn của Bộ Ngoại giao nhắc lại Việt Nam có
đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền tại 2 quần đảo vừa kể.
Hôm 3/1, Trung Quốc lần đầu tiên công khai hình ảnh
các hoạt động diễn tập quân sự trên bãi đá Chữ Thập bao gồm một buổi lễ thượng
kỳ và các buổi tập bắn. Việt Nam
nói bãi đá này thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái
phép từ năm 1988.
Các hình ảnh vệ tinh trước đó cho thấy Bắc Kinh đang
xúc tiến các hoạt động xây dựng doanh trại, cải thiện cơ sở hạ tầng trên bãi
Chữ Thập có thể là để thiết lập căn cứ và phát triển hệ thống thông tin liên
lạc để chia sẻ tin tức thu thập và tiến hành công tác đào tạo trực tuyến cho
các binh sĩ trú đóng ở đây.
Trung
Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà
Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền
với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Việt Nam trước nay nhiều lần phản đối các hoạt động
của Trung Quốc ở bãi Chữ Thập, gọi đó là việc làm ‘phi pháp’, ‘xâm phạm chủ
quyền Việt Nam’, và ‘vi phạm luật pháp quốc tế.’
Ngoài bãi đá Chữ Thập, Bắc Kinh còn tiến hành xây cất,
khai hoang ở đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven trên quần đảo Trường Sa trong chiến
lược hiện thực hóa bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn, bành trướng chủ quyền của Trung
Quốc gần như trọn vẹn Biển Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc loan báo bắt đầu từ ngày 1/1
cho giàn khoan Hải Dương 981 rời đảo Hải Nam , tiến ra Biển Đông để tác
nghiệp. Khi xuất hiện gần quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 5 năm ngoái, giàn khoan
này đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng Việt Nam, dẫn tới các cuộc biểu
tình bài Trung gây chết người chưa từng có trước nay.
Tại cuộc họp báo hôm qua, Phó phát ngôn nhân Phạm Thu
Hằng xác nhận thông tin giàn khoan Hải Dương đang di chuyển trên Biển Đông và
nói rằng Việt Nam ‘sẽ kiên quyết đấu tranh đối với các hoạt động xâm phạm chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.’
Vẫn theo lời bà Hằng, Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ mọi quyền
lợi và nghĩa vụ dựa trên luật pháp quốc tế vì hòa bình, an ninh, an toàn hàng
hải trên vùng biển này.
Bà Hằng nhắc lại Việt Nam trước sau theo đuổi phương
thức giải quyết tranh chấp Biển Đông ôn hòa, tuân thủ luật quốc tế, nhất là
Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố Ứng xử của các các bên ở
Biển Đông.
Đáp câu hỏi phóng viên về việc Trung Quốc ngày 6/1
thành lập 4 Ban vũ trang nhân dân ở quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam
không cho biết các biện pháp ứng phó của Hà Nội thế nào ngoài việc mô tả hành
động của Trung Quốc là ‘vô giá trị.’
Bà Hằng tuyên bố: ‘Một lần nữa chúng tôi xin khẳng
định mạnh mẽ chủ quyền của mình tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt
động của các bên ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là bất hợp
pháp và vô giá trị.’
Các
diễn tiến này xảy ra giữa bối cảnh quan hệ Việt-Trung bị tuột dốc trầm trọng
sau vụ giàn khoan 981.
Các diễn tiến này xảy ra giữa bối cảnh quan hệ
Việt-Trung bị tuột dốc trầm trọng sau vụ giàn khoan 981 và đôi bên năm nay đánh
dấu 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Bất chấp những tranh chấp gay gắt về vấn đề chủ quyền
biển đảo, hai nước cộng sản anh em dự kiến tổ chức các hoạt động kỷ niệm để
củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa lúc tinh thần ‘phản đối
Trung Quốc xâm lược’ đang ngày càng dâng cao trong dân chúng Việt Nam.
Truyền thông trong nước trích lời bà Phạm Thu Hằng cho
hay Việt Nam và Trung Quốc ‘nhất trí duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh
đạo cấp cao hai đảng, hai nhà nước, tăng cường các cơ chế giao lưu hợp tác giữa
hai đảng’ ‘và đặc biệt là thúc đẩy giao lưu nhân dân, tiếp tục thúc đẩy quan hệ
hợp tác kinh tế thương mại cùng có lợi, cân bằng, bền vững.’
Một chuyên gia quốc tế nổi tiếng về Biển Đông, trong
cuộc phỏng vấn mới đây với VOA Việt ngữ, nhận xét rằng trong vấn đề Biển Đông
và quan hệ Việt-Trung, ‘ý đảng-lòng dân’ hoàn toàn tỷ lệ nghịch với nhau.
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nói: ‘Về phía dân chúng Việt Nam
thì khác hẳn với những gì giới lãnh đạo muốn làm.’
Trà Mi/(VOA)
---------------
Duy nhất ĐÚNG - Hoàng Sa / Trường Sa là của Việt Nam ! Giặc Tàu cộng xâm lược phải cút đi !
Trả lờiXóanhất trí duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nhà nước, tăng cường các cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai đảng
Trả lờiXóabo tay
89 triêu nguoi dan ViêtKIÊN QUYÊT CHOONG TÂU CÔNG.Co chua đên1trêu tên CS Bam đit Tau công kiên tri se bi xu li nhu o Nam han '.nhu oIN ĐÔ mong sao mootngay gân đây không con môt mông CS trên đât nuoc VN ta MO UOC DUY NHÂT CUA DAN VIÊT TA ĐÂY
Trả lờiXóaTôi là người có tài ngoại cảm về vấn đề chính trị nên tôi có thể giúp Việt Nam thắng Trung hoa nhanh chóng, mà không cần tốn tiền mua khí giới,cũng như tổ chức quân đội hùng mạnh : Hãy dẹp chế độ hiện hành để tổ chức đất nước thành một xứ dân chủ tự do,điều này làm chính quyền Tập Cận Bình rung gân,muốn tránh bị xâm lấn hay mời một it quân đội Mỹ vào đóng tại Cam Ranh hay Vũng Tàu.200 đại biểu của quốc hội Việt Nam họp ngày đêm mà chả làm nên cái gì ,thật là tốn tiền để nuôi bọn người này! Trong khi quân thù đi dạo ngoài ngõ!
Trả lờiXóa