Trang BVB1

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Vẫn chỉ là HÔ TO ‘QUYẾT TÂM’ (!?)

GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo không hề đơn giản và chính ngành giáo dục cũng chưa biết bắt đầu từ đâu.
Hội nghị Trung ương 10 đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong những năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.
Bình luận về khả năng hoàn thành nhiệm vụ này, GS.TSKH Vũ Minh GiangNguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng.
- Theo ông chúng ta có những cơ sở nào để hoàn thành nhiệm vụ trên?
- Hiện tại, chưa thể nói liệu chúng ta có hoàn thành được nhiệm vụ trên hay không. Thế nhưng, nhìn vào những động thái triển khai có thể thấy có vẻ như chúng ta đang gặp khó khăn ở đâu đó.
Gs.Ts. Vũ Minh Giang
Ngành giáo dục đang ở trong trạng thái xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết, không phải chỉ là khắc phục các điểm còn hạn chế hay các khuyết tật…mà dường như nó còn đang đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản. Tuy nhiên, người ta mới chỉ thể hiện quyết tâm chứ chưa có quyết tâm cao và chưa thể hiện bằng hành động cụ thể.
Hơn nữa, họ cũng chưa hiểu, chưa xác định được một cách rõ ràng rằng muốn thay đổi toàn diện và căn bản, chúng ta phải bắt đầu từ đâu, phải làm những gì…Ngành giáo dục đã hiện thực hóa quyết tâm trên bằng việc thay đổi sách giáo khoa hay đổi mới hình thức thi…, nhưng tôi nghĩ làm thế chưa chắc đã đúng. Cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng.
- Chúng ta nên bắt đầu từ đâu, phải làm những gì để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên trong 5 năm tới thưa ông?
- Xin cho tôi hỏi không chỉ những người làm ở lĩnh vực giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diện nghĩa là thế nào? Thế nào là căn bản, thế nào là toàn diện? Tôi hỏi như vậy không phải để đánh đố mà tôi tin rằng bất cứ ai cũng nhận thấy khó để trả lời câu hỏi trên chứ không chỉ các thầy cô giáo.
Họ cứ nói chung chung như thế mà không xác định được rằng để làm được điều đó không hề đơn giản. Muốn hiện thực hóa được quyết tâm đó cần có sự tham gia của nhiều tầng lớp, trước hết là những người làm trong ngành giáo dục. Nếu những đối tượng này cũng không hiểu chúng ta nên bắt đầu từ đâu và phải làm những gì thì sẽ rất khó để thực hiện nhiệm vụ này. Còn nếu ai cũng cứ đổ dồn hết trách nhiệm đó cho ngành giáo dục, cho những người làm chuyên môn, cấp dưới nghĩ đó là nhiệm vụ của cấp trên thì còn khó hơn nữa.
Tôi nghĩ ta nên bắt đầu từ việc rà soát lại chương trình đào tạo từ cấp dưới lên cấp trên. Trên cơ sở đó mới tính đến chuyện đổi mới chương trình và có lộ trình đổi mới những người thực hiện chương trình đó.
Hiện tôi thấy những việc cần làm như trên họ chưa làm, thậm chí họ đang đi ngược quy trình.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận từng hứa trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước rằng sẽ khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính. Theo ông đây có phải là một trong những hành động góp phần hiện thực hóa quyết tâm trên?
- Việc dạy thêm, học thêm đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đó cũng là việc khiến ngành giáo dục tạo ra sự phản cảm đối với các phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, đó cũng là nỗi hãi hùng với nhiều thế hệ học trò.
Thế nhưng, đây không phải là hiện tượng mà ta nói chống hay cấm mà được. Trước khi cấm hay chống, ta phải biết vì sao nó xuất hiện, nó từ đâu ra? Hình như nhiều người vẫn chưa xác định được điều đó. Cá nhân tôi cho rằng đó là một trong muôn muôn vàn hiện tượng “đẻ ra” từ một nền giáo dục cũ, lạc hậu – nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung là chủ đạo, tức là họ hay dạy những kiến thức cụ thể cho người học từ mẫu giáo đến đại học.
Phương pháp dạy đó đã trở thành “đồ cổ”, đã trở nên lỗi thời với thế giới nhất là với sự bùng nổ của kiến thức, của khoa học công nghệ như hiện nay. Cứ dạy và học như thế làm sao tiếp thu xuể các kiến thức mới? Cũng chính vì thế nên năm nào Bộ Giáo dục cũng nghĩ đến chuyện thay đổi chương trình sách giáo khoa và nội dung giảng dạy bao giờ cũng quá tải. Do không học xuể nên học trò phải “nhồi thêm” bằng cách học thêm.
Tôi không trách ai trong việc dạy thêm – học thêm mà tôi muốn nói đến một thực thể giáo dục duy trì quá lâu tình trạng lạc hậu như thế.
- Thế còn việc thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập…, ông có nghĩ đó là một hành động cụ thể góp phần hoàn thành nhiệm vụ “đổi mới căn bản và toàn diện” đã đặt ra?
- Tôi xin nói thẳng là riêng với thực trạng đó càng cấm càng bị. Muốn chấm dứt chỉ có cách là bỏ nền giáo dục tiếp cận nội dung cụ thể hiện nay đi. Khi có quá nhiều kiến thức người ta không học được hoặc do lười, học sinh sẽ học tủ hoặc nếu gian dối, học sinh sẽ quay cóp. Tiêu cực chính là từ nền giáo dục đó mà ra.
Vậy có nên tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giảm; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tập trung đổi mới phương pháp dạy và học không thưa ông?
Người ta cứ nói rầm rầm về chuyện thay đổi phương pháp dạy và học, nhưng tôi xin hỏi thay đổi cái gì ở phương pháp trong khi ta còn chưa biết dạy cái gì? Phải hiểu về chương trình, cơ cấu của cái ta muốn truyền thụ thì mới có thể nói tới chuyện phương pháp.
- Tức là theo ông chúng ta nên thay đổi nội dung sách giáo khoa?
- Không hẳn. Nội dung sách giáo khoa chỉ là cái vỏ, cái thể hiện còn việc thay đổi chương trình học mới là quan trọng. Hiện nay chúng ta đang chưa xác định được cần phải đưa cái gì vào trong sách giáo khoa.
Chúng ta nên dạy cho học trò cách xử lý thông tin chứ không phải các thông tin cụ thể. Chẳng hạn với môn lịch sử, thay vì giới thiệu, “nhồi” vào đầu học sinh một khối lượng khổng lồ các mốc thời gian diễn ra sự kiện rồi ý nghĩa của chúng… – những thứ mà lên mạng tìm kiếm người ta có thể dễ dàng tìm thấy khi cần, tại sao người ta không dạy cho học sinh những điều căn cốt trong lịch sử, rồi cách xử lý thông tin để tìm ra sự thật, chân lý từ nhiều nguồn thông tin khác nhau? Làm thế chắc chắn học sinh sẽ thấy hấp dẫn hơn thay vì bị nhồi vào đầu đủ thứ kiến thức mà chắc gì thầy nói đã đúng?!
- Thời gian qua, các bậc phụ huynh cũng cảm thấy bất an hơn khi liên tiếp lộ diện những cuốn sách in sai, bài toán kiểu đánh đố thiếu thực tế, thiếu nhân văn, thậm chí là ghê rợn. Ông nghĩ sao về thực trạng này?
- Đó lại là chuyện khác. Các nội dung quái đản xuất hiện trong sách tham khảo có thể là do sự cẩu thả hay quan niệm sai của một số người biên soạn.
Gần 100.000 sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn thất nghiệp. Theo ông đó có phải là hệ lụy của phương pháp giáo dục hiện nay?
Nhiều khi người ta đổ lỗi cho giáo dục vì điều đó là đúng, nhưng theo tôi chưa đủ. Vấn đề còn nằm ở chỗ thị trường lao động đã bị lấp đầy hay chưa. Chưa nói đến chuyện đào tạo không đúng, cái chính là không có chỗ làm việc. Rõ ràng chúng ta đang rất thiếu chỗ làm việc do nền kinh tế chưa phát triển và có những tiêu cực trong cách bố trí lực lượng lao động.
           - Xin trân trọng cảm ơn ông!
(Theo Giáo Dục)
----------------

15 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 10:37 16 tháng 1, 2015

    Tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh và đã dạy học 4 năm.Tôi thấy rất rõ vấn đề:
    1/-Bỏ chũ trương "hồng hơn chuyên" đi. Bỏ cái "sợi chỉ đỏ xuyên suốt" đi. Đứa nào giỏi thì giỏi,đứa nào dỡ thĩ dỡ.Chẵng có Đảng,Đoàn gì trong nầy cả.
    2/-Tự do tìm hiểu.Tự do phát biễu.Tự do chọn lựa con đường cho mình.Người học-sinh đươc tự do nói những gì mình nghĩ.Không phải ngó trước ngó sau.
    3/-Xã hội là một trường học thứ 2.Xã hội phải trong sạch.Phải tự do dân chủ.Cạnh tranh lành mạnh.Không có chuyện con ông cháu cha...... rồi nó mới yên tâm mà học chứ !. Nếu nó thấy học cho giỏi mà không thần không thế thì học ra cũng như không. Thế thì học làm gì.
    Tóm lại:Phải dẹp cái chế độ độc tài CS này đi.Thay bằng một xã hội Dân Chủ.
    Còn không,thì nói cho vui chứ chẵng giải quyết được cái gì cả.

    Trả lờiXóa
  2. Cứ theo kiểu dạy và học thời Pháp thuộc mà sửa đổi và điều chỉnh chút ít là ô là là Mercy!

    Trả lờiXóa
  3. kinh tế miền nam VN hôi xưa đang "thị trường", đỉnh cao trí tệ đã duy ý chí biến thành ... bao cấp chết đói ... đổi mới = trở lại kinh tế thị trường

    giáo dục miền nam VN trò kính thầy, chẳng thấy ai nói chuyện học thêm dạy thêm ... chắc đỉnh cao trí "TỆ" phải đổi mới nữa .... bằng cách quay lại như cách hồi xưa

    Trả lờiXóa

  4. Trương Minh Tịnh10:37 Ngày 16 tháng 01 năm 2015 diễn đạt ý được
    Nhưng làm thầy mà sao lỗi chính tả nhiều thế ?
    Đừng giận nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bỡi thế đừng trê học trò cũa tui nhe.

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 08:42 17 tháng 1, 2015

      Tôi dạy Trường Công Nhân Kỹ Thuật Dầu Khí Bà-Rịa (nghe nói sau nầy đã đổi thành Đại Học Dầu Khí). Không tốt nghiệp môn Văn và không dạy môn Văn nên tiếng Việt của "thầy" cũng lạng quạng lắm hahaha !!!!!-Xin lỗi quý vị.

      Xóa
    3. Theo tôi thì TMT.có sở trường kinh doanh
      và là một doanh gia thứ thiệt ở Úc nhưng
      xem ra chỉ viết SAI chính tả,tức là lầm lẫn
      dấu Hỏi Ngã,chứ văn phạm thì OK.

      Xóa
    4. Lỗi phải gì thầy Tịnh. Chính quyền còn bậy bạ, chính tả là cái gì chứ? Miễn sao người ta hiểu là được rồi. Chứ còn chính tả đúng mà ý tứ đần độn như "Tuyên dáo", cũng chả ra làm sao!
      Ấy, tiếng Việt cao siêu lắm đấy. Có khi còn là nguồn của các ngôn ngữ khác. Có bố Giáo "xư" còn khẳng định, từ "convoi" (công-voa, đoàn xe tải) của Pháp bắt nguồn từ "con voi" (thồ hàng); hay "cut" tiếng Anh là từ "cắt" của VN.
      Ôi, đỉnh cao trí tệ!

      Xóa
    5. Trương Minh Tịnhlúc 19:55 19 tháng 1, 2015

      Cám ơn các Bạn. Có Dân Chủ tôi sẽ về thăm lại Trường Làng.Học lại dấu hỏi ngã năm nào. Mà học trong thoải mái vui tươi (không có bóng dáng công an).

      Xóa
  5. Bệnh hô khẩu hiệu:
    Thùng rỗng kêu to; Dốt hay nói chữ. - Empty vessels make the greatest sound; Shallow streams make most din.

    Trả lờiXóa
  6. Ơ tỉnh tôi (Miền Bắc XHCN) các nhà quản lý giáo dục mà tôi biết
    chữ của họ rất xấu và sai chính tả trong nói và viết rất nhiều.
    Nói chuyện thật sự nghiêm túc tí nhé :
    Ở VN hiện nay, kết nạp càng nhiều đảng viên, Bổ nhiệm càng nhiều cán bộ lãnh đạo thì quần chúng ngày càng trong sạch vững mạnh

    Nhưng chúng tài nịnh trên nạt dưới
    Chúng tài rình cắn GV nênai cũng ngán

    Trả lờiXóa
  7. Ở VN hiện nay, nữ muốn làm cán bộ, muốn thăng quan tiến chức
    thì nhất thiết phải ẻo lả, trăng hoa hối lộ tình dục

    Cán bộ giúp việc văn phòng Đảng ủy của xã tôi mới được thay bằng 1 cô trẻ, đẹp, chân dài
    Từ đó nhân dân thấy hết giờ hành chính đã lâu mà họ vẫn còn cố tình ở lại

    Trả lờiXóa
  8. Không có công của người Tàu và người Pháp thì VN Ghi chép bằng cái gì
    ĐCS VN Có lòng tự hào dân tôc và yêu nước sâu sắc
    ; Sao không lấy chữ NÔM ra mà ghi các văn khiện của ĐCS VN
    Không có TQ làm gì có chiến thắng ĐBP 1954
    Không có TQ làm gì có chiến thắng NÚI ĐẤT 1984

    Không có TQ thì nhân dân VN biết bán lá điều, bán đỉa cho ai
    Không có TQ thì lấy ai chỉ đạo, dàn xếp nhân sự của đại hội ĐCS VN đây ???

    Trả lờiXóa
  9. Ơ tỉnh tôi (Miền Bắc XHCN) các nhà quản lý giáo dục mà tôi biết
    chữ của họ rất xấu và sai chính tả trong nói và viết rất nhiều.
    Nói chuyện thật sự nghiêm túc tí nhé :
    Ở VN hiện nay, kết nạp càng nhiều đảng viên, Bổ nhiệm càng nhiều cán bộ lãnh đạo thì quần chúng ngày càng trong sạch vững mạnh

    Trả lờiXóa
  10. Nhắc "chiến thắng NÚI ĐẤT 1984" LÃO SƠN hàng Giang là nhắc đến nỗi buồn của nhân dân VN và nỗi nhục của ĐCS VN
    Đó là chiến thắng của TÀU. Là nổi đau xé lòng với những ai thực sự yêu nước Việt
    Hơn 4000 người con của Tổ quốc VN yêu dấu đã được Đại tướng Văn Tiến Dũng cho yên nghỉ tại đó
    Cho tôi được vài phút im lặng tưởng niệm tới các anh
    CCB từng chiến đấu tại VỊ XUYÊN HG

    Trả lờiXóa