Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Vài suy ngẫm về nhân quyền và tra tấn

* JONATHAN LONDON
Cái tổ chức gọi là nhà nước nắm những yếu tố hết sức quan trọng và độc nhất. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền đặt ra và thực hiện luật lệ; được đặc quyền sử dụng các biện pháp bạo lực một cách chính đáng (liệu sự chính đáng đó dựa vào sự ưng thuận dân chủ hay không). Nhà nước có chủ quyền tối cao trên một lãnh thổ nhất định. Những quyền hạn được dành riêng cho nhà nước biến nó thành một tổ chức hết sức quan trọng và có khả năng làm những gì thực tốt. Vấn đề là nhà nước phức vụ lợi ích của ai?
Vấn đề là nhà nước phức vụ lợi ích của ai? Ai là chủ? Và có những cơ chế nào để đam bảo nhà nước sẽ “thực hiện tốt” những trách nghiệm của “chủ” đó?
Rõ ràng lịch sử cho thấy dù nó quan trọng cách mấy, nhà nước vẫn là một tổ chức phải luôn luôn nằm dưới sự kiểm soát của người dân, dựa theo một số nguyên tắc cụ thể. Vấn đề là ‘dân thường’ ít khi có đủ quyền để làm điều đó.
Đối với vấn đề này thì đã có những ‘giải pháp’ thế chế. Các chế độ ‘dân chủ gián tiếp’ (hay dân chủ tư sản) tạo điều kiện cho dân chủ để chọn những đại biểu của họ dưới những điều kiện canh tranh. Trong các chế độ ‘một đảng’ vai trò của đảng là thực hiện những nguyên vọng của dân. Về nguyên tắc, nhiều nhàn nước đã cam kết tôn trọng các quyền con người. Nhưng, trong bất cứ chế độ nào, nếu mất sự kiểm soát tối thiểu của dân thì nhà nước rất rễ thành một tổ chức nguy hiểm cho nhân loại. Vấn đề này là đặc biệt rõ khi một nhà nước có hành động qua biên giới – rất dễ mất kiểm soát.
Trong lịch sử Hoa Kỳ, nhà nước liên bang Mỹ đã mắc phải không ít chuyện đáng buồn về nhân quyền. Từ chế độ nô lệ và những chính sách đàn áp các nhóm người da ‘không trắng’ trong những thế kỳ 18, 19 và 20, cho đến những vi phạm ở ngoài nước, trong đó tất nhiên có cả Việt Nam. Lịch sử nhân quyền của Mỹ có quá nhiều mâu thuẫn. Đơn giản, dân chủ kiểu tư bản của Mỹ dù mạnh về nhiều mặt nhưng cũng đã và đang có những điểm yếu của nó.
Là một nhà nước đã được thiết lập trong những nguyên tắc cao quý nhất, vì sao nhà nước Mỹ đến nay đã liên tục có nhiều chuyện xấu về nhân quyền? Chúng ta có thể bàn về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng hôm nay tôi đang nghĩ đến những hành vi ở nước ngoài. Cụ thể, tôi đặt câu hỏi này trong tuần lễ thượng viện Mỹ công bố bảng tóm tắt một bài báo cáo về hành vi tra tấn của CIA trong những năm từ 2001 cho đến 2008.
Rất tiếc hôm này tôi không có nhiều thời giờ để dành cho bài này. Nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ một nhận xét và phân tích như sau:
Ở bất cứ nước nào, nhà nước luôn luôn phải phục vụ người dân. Quyền lực của nhà nước phải luôn luôn có những hạn chế nhất định của nó. Những hành động của một nhà nước phải luôn luôn minh bạch. Muốn được như vậy phải có những cơ chế hữu hiệu để đảm bảo luật pháp được thực thi một cách toàn diện và  công bằng. Phải có những cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình — như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin… đó chỉ là những cơ chế trong nước. Còn khi nhà nước có những hành động quân sự ở các nước khác thì sao?
Những người rành lịch sử Hoa Kỳ đều biết về những tội lỗi nước Mỹ đã gây ra trong các cuộc ‘phiêu lưu quân sự’. Dù mục đích của những phiêu lưu đó là rất khác nhau (chống Hitler là tốt, vào Iraq là ngu xuẩn) thì quyền hành của nhà nước Mỹ vẫn phải được kiểm soát chứ. Và cũng cần đảm bảo các nguyên tắc căn bản về nhân quyền, nhưng trên chiến trường điều đó không dễ làm. Tuy nhiên, bỏ nó qua một bên sẽ rất dễ đưa đến những kết quả tàn ác.
Vì vậy, tôi xem báo cáo của thượng viện về những hành vi của CIA là một sự kiện hứa hẹn–thậm chí tốt, dù đã mới có sau một thất bại nghiêm trọng của bộ máy nhà nước. Không có nhà nước nào được phép vi phạm nhân quyền của ai cả. Khi Bà Diane Feinstein nói rằng những hành động của CIA là một “vết bẩn trong những giá trị văn hoá và lịch sử của chúng ta”, điều này quá đúng. (Thật ra đã có quá nhiều vết bẩn!).
Trong một tuần lễ mà nước Mỹ đang bàn về những vi phạm của CIA, và nước Việt Nam đang bàn về việc những người blogger bị công an bắt, tôi xin chia sẻ một ý tưởng cuối cùng. Một nhà nước hoạt động hiệu quả là một nhà nước có thể phục vụ và bảo đảm các quyền con người của dân chúng, và thực sự nỗ lực để năng cao phúc lợi của mọi người. Vai trò của nhân loại — tức, chúng ta — là đảm bảo tất cả các chính quyền trên thế giới đều không coi nhẹ những nguyên tắc đó dù hành động trong bất cứ lãnh thổ nào.

JL
Thêm ý: Bình thường đáng lẽ tôi đã gửi một bài như vầy cho ông Nguyễn Quang Lập. Tôi hy vọng ông ấy sẽ được thả ra sớm để nhận và đăng bài này trong trang blog của Ông. Tôi không bao giờ gặp ông ấy và không rõ anh bị bắt vì sao. Nhưng, nhìn một cách khách quan tôi có ý như thế này: Nếu mục tiêu là một Việt Nam dân chủ thì bắt những người như ông rất khó có thể mang lại những nguyên vọng dân chủ ấy.
Jonathan London (Blog Xin Lỗi Ông)
---------------

12 nhận xét:

  1. Những người bản chất hung dữ thường khát máu. Kiểu thú đội lốt người. Thấy thú lành vô tội là nhào vào cắn xé, ăn thịt, uống máu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con thú ăn thịt các con vật khác là do phản xạ tự nhiên , những hành động tàn bạo của con người là do sự suy nghĩ chứ kh̀ông phải phản xạ tự nhiên . Con người là dã man nhất trong tất cả các loài động vật !

      Xóa
  2. Mẽo là nơi hội tụ từ cái tinh hoa nhất đến thứ cặn bã nhất trên địa cầu
    ng Mẽo cũng thừa nhận nhưu vậy
    thế mà nghịch lý lại xảy ra
    nhiều thằng ghét mẽo, dưng yêu tiền của mẽo

    Trả lờiXóa
  3. "DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY'
    Bọ Lập bị nhập kho vì dám chê TBT, ngồi trong kho, Bọ vẫn lẩm bẩm : Dù sao thì TBT cũng dở ẹc. Bên ngoài, rất nhiều người cũng lẩm bẩm như Bọ.
    Mong lại gặp JL trên Quê choa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cổng thông tin điện tử CA TPHCM đưa tin Bọ lập khoẻ mạnh, nhận vi phạm, xin khocan hồng.
      Ừa, có tội thì xin khoan hồng cũng được. Nhưng tọi gì nhể. Đã xử đâu mà xin khioan hồng?
      "Gặp thời thế thé thời phải thế". Bọ lập cần cho đọc giả. Năm nhà giam thế thì viết lách chi được. Mấy hôm nữa ra rồi, xả hơi Bọ sẽ có truyện ngắn hay ra phết. Cố giữ sức khoẻ đẻ viết tiểu thuyết.

      Xóa
  4. luật là tao, tao là luật, tao nói mày có tội là mày có tội, còn mày không nhận thì được thôi cứ trăng trối đi con. Vào đến đây mà dám nói nhân quyền với tao hả, cho mày nếm thử dùi cui trước đã

    Trả lờiXóa
  5. "Nhập gia tùy tục" - "ăn to nói lớn":
    Tân đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius tại VN vừa tuyên thệ nhậm chức với cam kết " tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa"!
    Ted Osius hùng biện: ""Truyền thuyết kể rằng người Việt là con cháu của hai sinh vật có cánh: rồng từ dưới biển và tiên từ trên núi. [Cái này hiếm có lắm à nhe]. Vì vậy ... chúng tôi sẵn tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa!"
    Ted Osius là người đồng tính, có "chồng" và một con.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Tiếp thêm sức mạnh cho NDVN bay cao " chứ không phải tiếp thêm sức mạnh cho lãnh đạo VN , theo tôi thì lời phát biểu của ông đại sứ là tuyệt vời vì các nhà ngoại giao họ học ăn học nói chứ để đến lúc mấy ông quần áo rằn ri , mặc áo giáp , đeo kính nhìn đêm , cưỡi M1A2 hoặc F22 thì trong lời phát biểu của họ có thép và bốc mùi khen khét ! Không biết ai sẽ thắng ai nhưng có một chân lý : Mỹ và CS là không đội trời chung !!!

      Xóa
    2. Không nói gì thật, đặc biệt là cả khi lên tiếng trong những buổi lễ quan trọng, đó là một nửa của nghệ thuật ngoại giao.
      (Will Durant)

      Xóa
  6. Tôi có xem đoạn phim tử hình Nguyễn Văn Trỗi. Khôn có chuyện anh giật băng đen hay hô khẩu hiệu nhiều lần. Nhưng tư thế của anh cũng không ươn hèn như 1 số tử tù thường phạm (đại tiện ra quần).
    Nước mình sao cứ lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn vì lý tưởng cộng sản giả hiệu (tham nhũng thật sự)?! Rất buồn...
    Đa số các quốc gia đã bỏ hình phạt tử hình.

    Trả lờiXóa
  7. Dần rà thì lực lượng an ninh cũng nhận ra những người như Bọ Lập chẳng bao giờ làm phương hại đến an ninh quốc gia. Họ cũng thấy rằng lao động của họ nhằm giữ ổn định chính trị cũng cần phải xem lại. Cách thức bắt những người như Bo Lập thực chất có tác dụng ngược. Anh em cũng nhộ ra rằng tham nhũng thì quá nhẹ tay, đàn áp phản biện khác nào bảo vệ cho tham nhũng. Nếu như một bộ phận cán bộ được chuyển qua điều tra tội phạm tham nhũng thì hay biết mấy. Anh em đều có trình độ, học hành bài bản mà cứ phải làm hoài cái việc chẳng dính chi đến trí tuệ thì thật uổng phí. Tham nhũng rất tinh vi nên chống tham nhũng phải là những người có nghiệp vụ điều tra giỏi. Một bộ phận lớn anh em AN giỏi đang bị lãng phí. Tất nhiên vẫn phải có lực lượng thường trực bảo vệ AN QG, nhưng đâu cần nhiều quá mức, trong khi lực lượng chống tham nhũng thì quá mỏng. Ngay Thanh tra chính phủ, sau những vụ lình xình v/v bổ nhiệm 60 trường hợp của ông Truyền trước khi về hưu cần phải được chính phủ sàng lọc lại. Nên bổ sunig những sĩ quan CA, AN có năng lực qua thanh tra, loại bỏ những người được ông Truyền vội vàng bổ nhiệm trước khi nghi hưu.

    Trả lờiXóa
  8. Bắt bọ Lập là một hạ sách dốt nát của ngành CA . Bọ Lập là nhà văn , một trí thức có tài ,có tâm ,có đức đã từng bị bệnh não liệt nửa người nhưng luôn nghĩ về vận mệnh đất nước , thương những người chân lấm tay bùn bị xô đẩy đến chỗ cùng cực mà đấu tranh với cường quyền tham lam .Mấy năm nay tôi liên tục theo dõi các bài viết trên các trang BLOG của bọ lập tôi nhận tháy Bọ LẬP không chống ai mà chỉ phê phán những bất công trong xã hội . Trang Blogl của bọ LẬP có uy tín trong xã hội được nhiều bạn đọc quý mến, vì vậy việc bắt bọ Lập chỉ mang lại sự phản kháng trong xã hội ở trong và ngoài nước mà thôi...

    Trả lờiXóa