Trang BVB1

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Tinh thần cầu học: Sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều chung không gian văn hóa Đông Bắc Á, đều có hàng ngàn năm coi Trung Hoa như trung tâm văn minh thế giới. Nhưng sự khác biệt về tinh thần cầu học đã đem lại số phận khác nhau cho hai quốc gia, hai dân tộc.
Góc quay lịch sử bắt đầu từ thời cận đại khi gió Tây thổi bạt Đông(1).
Bản tính dân tộc
Người Nhật là một dân tộc kiêu ngạo, quật cường và hãnh tiến. Bốn hòn đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu) mà họ sinh sống giàu có đủ tính biệt lập, bão biển, động đất, … Yếu tố tự nhiên như thế hun đúc nên bản tính người Nhật “vừa nghiêm khắc vừa mơ mộng”, tuân thủ kỷ luật xã hội và bảo vệ đến cùng các giá trị Nhật Bản.
Là quốc gia trơ trọi giữa biển khơi nên người Nhật thực dụng và ham mạo hiểm. Họ học hỏi rất nhiều từ Trung Hoa nhưng không chịu ràng buộc và không biết “sợ” Trung Hoa.
Vua Trung Hoa xưng Thiên tử, Vua Nhật xưng Thiên hoàng. Khi hùng mạnh lên, người Nhật sẵn sàng viễn chinh thẳng đến Trung Hoa lục địa, tướng Toyotomi Hideyoshi từng xâm lược Triều Tiên (cuộc chiến 1592 -1598) công khai nhắm tới nhà Minh, Lữ Chân (tiền thân của nhà Thanh sau này), Ấn Độ. Năm 1895, Minh Trị Thiên Hoàng cử quân đánh bại Bắc Dương quân cùng hạm đội Bắc Dương hùng mạnh của nhà Thanh (2), sáp nhập Đài Loan; Nhật Bản xâm lược Trung Hoa trong những năm 1937 – 1945; tranh bá Thái Bình Dương với Hoa Kỳ. Bại trận trong Thế chiến II, những samurai cúi đầu đưa thanh gươm vào bao để mấy thập kỷ sau Nhật Bản thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.
Tất cả đã thể hiện phần nào đặc tính Nhật Bản quyết liệt và ham chinh phục.
Trong khi đó người Việt sở hữu vùng châu thổ và trung du Bắc Bộ, mở mang lãnh thổ xuống phương Nam. Được thiên nhiên ưu đãi, người Việt chỉ cần cày cấy, làm lụng thì ăn mặc không phải lo lâu dần hình thành tâm tính an phận thủ thường, “dĩ thực vi thiên” (3), óc khám phá, ham chinh phục ngày một suy yếu (xem thêm Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược).
Người Việt nhìn chung cần cù, chuộng hòa bình thích thanh nhàn, không có tham vọng lớn, không có lòng chinh phục và óc mạo hiểm. Còn người Nhật thì dám vượt lên áp lực của quá khứ, cầu học để phát triển quốc gia thịnh vượng.
Câu chuyện trăm năm
Vì tâm tính như vậy nên người Nhật cầu học, vượt sóng gió, mạo hiểm sinh mạng để tìm lấy những giá trị văn hóa văn minh vun trồng thêm cho cốt cách của dân nước “mặt trời mọc”. Còn người Việt chỉ biết ngồi nhà chờ người ta mang tới.
Từ cải cách TaiKa năm 646 đến thời Nara (710 – 794), người Nhật tới Trung Hoa du học. Phố Đường được hình thành ở Nhật Bản, kinh thành Naran được xây dựng theo lối Trường An (kinh đô Đế quốc Đường). Các du học sinh Nhật Bản học và làm quan cho Nhà Đường mấy chục năm đưa về tổ quốc các kiến thức về văn hóa (bao gồm cả tôn giáo) học thuật, kỹ nghệ Trung Hoa.
Bước vào khúc quanh của lịch sử của thời cận đại, để bảo vệ và xây dựng quốc gia hùng cường người Nhật lại vượt trùng dương đến Tây Âu, Hoa Kỳ học hỏi kỹ nghệ, triết học, chính trị, tổ chức và trang bị quân đội… Điều gì cần cho quốc gia phú cường thì họ đều học lấy và đem về ứng dụng.
Bên cạnh những nhà chính trị và ngoại giao xuất chúng, họ có nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901). Ông không hoạt động chính trị, xây dựng Keio nghĩa thục (sau là đại học Keio nổi tiếng), cổ vũ cho tư tưởng "thoát Á", nói rằng người Nhật muốn hùng mạnh phải thoát ra khỏi cái không gian bí bách "cổ lai hi" Á châu. Fukuzawa Yukichi kêu gọi người Nhật chung số mệnh với nền văn minh phương Tây, hãy "cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?". Quyến luyến với những gì xưa cũ, chung vai sát cánh với Trung hoa - Triều Tiên (khi đó) đồng nghĩa với việc bị phương Tây khinh rẻ và tạo nên một "đại bất hạnh với người Nhật Bản".
Từ thoát Á, dứt khoát đoạn tuyệt cái cũ kỹ mà chưa đầy 30 năm sau khi Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi, Nhật Bản đã sánh vai với các cường quốc phương Tây.
Còn Việt Nam ta thì khác hẳn. Theo guồng quay lịch sử cứ cái gì người Việt cần thì rồi sẽ tới, không theo chân các đoàn quân xâm lược thì cũng theo những đoàn thuyền buôn, nhà truyền giáo. Người Việt ngồi nhà đợi người ta đem đến rồi tiếp nhận tất thẩy theo lối cưỡng bách, thụ động.
Tâm lý trông chờ, thụ động khiến cho nền triết học của người Việt không có được tư tưởng đặc sắc, Đông – Tây mỗi thứ đều có chút ít, không chịu học đến nơi đến chốn. Thời cận đại trong khi người Nhật đạp sóng gió cầu học khắp phương Tây thì Đại Nam (quốc hiệu Việt Nam từ thời Minh Mạng) coi Tây Dương là thứ rợ bạch quỷ, di mọi.
Khi đó với Đại Nam với sự cai trị của Nguyễn Triều những giáo điều cũ kỹ hằn sâu trong tư duy mỗi cá nhân rồi gông cùm tư duy xã hội bằng những mỹ từ đạo đức của Nho gia; cái đẹp giả lỗi thời bao phủ lên một nội hàm già cỗi và không còn sức sáng tạo, sức làm mới. Những nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch… đã không biết cách để có thể dấy lên một tinh thần cầu học, cổ vũ giới trí thức "cùng bơi trên biển văn minh" phương Tây, quanh đi quẩn lại chỉ biết kiến nghị, kiến nghị và kiến nghị.
Không đủ cơ tầng về giai cấp, về động lực xã hội cuối cùng đành "Nhất thất túc thành thiên cổ hận/Tái hồi đầu thị bách niên cơ" (4). Vèn vẹn 30 năm (kể từ 1858), Đại Nam mất nước, chung số phận với những quốc gia không thể "thoát Á".
Cho đến ngày Phan Chu Trinh xướng “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh”; Phan Bội Châu lãnh đạo Đông du thì cũng chỉ là cầu học đánh trả lại những ông thầy, học để thoát khỏi kiếp người dân thuộc địa.
Nói đến Nhật Bản là nói đến sự khác biệt hẳn về tinh thần cầu học. Người Nhật thì cầu học, chủ động học; người Việt thì sẵn có, bị buộc phải học theo. Người Nhật học là vì tự cường quốc gia, người Việt học là để đánh trả lại “những ông thầy”. Người Nhật học là để trở thành cường quốc, người Việt học là để thoát khỏi kiếp bị trị hay những nghèo hèn cá nhân. Người Nhật xuất dương là để du học, để chinh phục (thời trước 1945 là bằng võ lực, giờ là để làm giàu), người Việt xuất dương là để kiếm việc làm thuê, thoát khổ cho riêng mình.
Cho tới tận sau năm 1945 tinh thần cầu học, vượt lên những áp lực lịch sử lại một lần nữa đưa đến những kết quả khác nhau cho cả hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Người Nhật thất bại để rồi thức tỉnh, còn người Việt? Tương lai thịnh vượng sẽ đến với mảnh đất chữ S này nếu chúng ta dấy lên và vun trồng một khát vọng cầu học vì thịnh vượng quốc gia!
------------------------------------------
Chú thích:
1. Gió Tây thổi bạt gió Đông: Vào thời Cận Đại văn minh phương Tây đã lấn át văn minh phương Đông, Tư Bản phương Tây xâm lược và biến các quốc gia phương Đông thành thuộc địa.
2. Hạm Đội Bắc Dương là thành quả của phong trào Dương Vụ, trước thời điểm 1895 đây là Hạm đội mạnh nhất Á Châu và đứng hàng thứ 8 thế giới.
3. "Dân dĩ thực vi thiên": Dân coi cái ăn như trời.
4. "Nhất thất túc thành thiên cổ hận/Tái hồi đầu thị bách niên cơ" nghĩa là: "Một bước lỡ, thành mối hận ngàn thu/Ngoảnh đầu nhìn lại cơ đồ trăm năm" Hai câu thơ tuyệt mệnh của Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách bậc nhất Việt Nam thời cận đại.
Theo VĂN HÓA DOANH NHÂN
-------------

9 nhận xét:

  1. Nước CHXHCN VN hiện đại đang là hình ảnh tái sinh của nước An nam thời Minh Mạng. Tư tưởng học theo Liên Xô ( Nga) , Trung quốc và CN Max -Lê - Mao đang là gông cùm trên các não bộ của tầng lớp quan chức nắm quyền sinh , sát XH VN. Riêng người Dân cho con em đi học là để chờ cơ hội thoát khỏi nhà tù XHCN, tìm con đường sống cho bản thân và gia đình. Quan chức đang cầm quyền thì tìm cách trì kéo tồn tai chế độ mà ở đó là bổng lộc, quyền hành của họ. Họ đâu phải là những bậc hào kiệt, xuất chúng kinh bang tế thế, tâm thế của họ rất tầm thường, chỉ lo cho bản thân và gia tộc.. Người dân Việt đang bất hạn chính trên quê hương của mình. Thoát khỏi ách nô lệ của phong kiến thực dân, lại tròng vào cổ nhà nước XHCN quái thai không tưởng. Tham nhũng từ đó mà ra, nhà nướccảnh sát từ đó mà ra cả.

    Trả lờiXóa
  2. Cơ quan giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị có hình thức kỷ luật cảnh cáo với "đại ca" Trần Văn Truyền mà thôi?!
    Cái "bình lú" vẫn thối, khả năng sắp tới còn thối hơn!

    Trả lờiXóa
  3. xứ lừa việc chóa gề phải học
    lọt vô quy hoạch cứ tuần tự mà tiến....không phải nghĩ

    Trả lờiXóa
  4. Vậy thì "truyền thống tốt đẹp" của dân tộc Việt là gì? Bây chừ giáo dục thanh thiếu niên VN học tập "truyền thống" của dân tộc Nhật ah?
    Bài viết hay và cũng có lý, nhưng "nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào..."
    ...Nhưng chả so với người Nhật có bề dày lịch sử dài ngang ngửa với TQ làm gì, so với mấy anh hàng xóm Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Tân Gia Ba mới ...cú chứ, mỗi lần nghe bà con mình đi du lịch (đông nghịt) về, cứ xuýt xoa "khen" họ hoài mà thấy xấu hổ, họ mới lập nước thậm chí chỉ có mấy chục năm chứ mấy!

    Trả lờiXóa
  5. Các triều đại trong lịch sử VN đều có mục đích mở mang bờ cõi , khi đến đời nhà CỘNG thì diện tích VN bị thu hẹp , Mang VN ra so với Nhật như phấn bì vôi .

    Trả lờiXóa
  6. Trong lễ tiếp khách nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh , vị lãnh đạo VN hãnh diện hỏi Tổng thống một cường quốc : Nước ngài có nhiều ngày kỷ niệm chiến thắng không ?
    - Không , hoàn toàn không vì chúng tôi ở bên thua cuộc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Không! Vì chúng tôi chẳng phải đánh thắng thằng cha căng chú kiết nào đó.

      Xóa
  7. Nhà Văn VƯƠNG TRÍ NHÀN đã có cái nhìn sâu sắc như Chí sĩ Phan Bội Châu về Nước Nhật mến yêu .... cái nhìn có phân tích đầy nhân văn không mặc cảm nhưng đầy nhận xét chua chát ....Theo tôi Dân tộc ta đã đổ vỡ vô cùng lơn về Đạo đức và Nhân cách Từ ấy có Mùa Đông bất tận của Bác và Đảng ....

    https://www.youtube.com/watch?v=3IdolO05M9I

    THEO TÔI lỗi lớn là do GÍAO DỤC ...nên Tuổi trẻ đa số hôm nay NHƯ VẬY ĐÓ... số Chân chính Lý tưởng quá ít lại thành TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM khi thao thức vận Nước chống Tàu ....

    Nhìn từ Paris Hội Hoa Anh Đào Hà Nội và Hội Hoa Anh Đào Washington
    ******************************






    Lễ hội hoa Anh đào Hà Nội

    Nhìn từ Ba Lê thầm khóc thôi

    Nhân nghĩa đâu rồi Đất Văn vật

    Bề dày Việt Sử lại thả trôi ?

    Anh đào Linh hồn Hiệp sĩ đạo

    Mai Đào nhớ Tổ Tiên xa xôi

    Cha Ông hào hùng sống bất khuất

    Đau lòng cảnh bẻ cành cướp hoa côi !




    * * *



    Lễ hội Anh đào Hoa Thịnh Đốn

    Hữu nghị Mỹ - Nhật thấm sâu Hồn

    Xưa Tử thù - nay Đồng minh Chiến lược

    Việt sĩ đạo ơi ! Cơn mê hôn !

    Thảm họa bẻ Hoa chuông cảnh tử !

    Báo động tối hậu hủy Việt Hồn ! ! !

    Bản chất cơ chế suy đồi trụy

    Dũng cảm đoạn tuyệt chúng đem chôn .. ..





    Nguyễn Hữu Viện




    Báo trong nước đưa tin chính quyền Hà Nội phải huy động 500 cảnh sát để bảo vệ cho 6 cây hoa anh đào, ghép từ 400 cành hoa mang từ Nhật sang cho Lễ hội hoa anh đào.

    Lễ hội này, năm nay diễn ra lần thứ ba, được nói là để thúc đẩy quan hệ song phương và giao lưu văn hóa Nhật - Việt.

    Tuy vậy, sự kiện lại được nhớ nhiều hơn với cảnh nhiều khách ở Hà Nội chen lấn, bẻ cành cướp hoa gây ra bất bình và tranh cãi sau hai lần tổ chức.

    Năm nay, lễ hội diễn ra từ 10 đến 12.4.2009 và chính quyền TP. Hà Nội nói sẽ huy động 500 cảnh sát bảo vệ để không tái diễn cảnh bè cành cướp hoa.

    Báo Tuổi Trẻ nói có đến 200.000 người tham gia lễ hội. Lễ hội hoa anh đào thu hút nhiều người ở Hà Nội






    Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai)
    ************************************



    Cảm tác nhân xem phim Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai) (0) phim màu là một tác phẩm vó câu rộn ràng, hoành tráng ấn tượng rực rỡ. Phim bản Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng tổng hợp lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng



    (IN MYTHOLOGY:) Old gods dipped a coral blade into the Ocean

    And they pulled it out

    Four perfect drops fell back into the Sea

    They became the Islands of Japan

    (I SAY:) Japan was made by a handful of brave men

    Warriors are willing to give their lives for what seems to have become an honour

    (Prologue of The Last Samurai)



    Để tưởng nhớ Nhất Linh & Mishima MỘT LIỀU THUỐC ĐỘC & MỘT NHÁT KIẾM VÀO BỤNG .... sống & chết với khí phách của một NHÀ VĂN ....




    Bảo kiếm Thiêng gắn chặt Hồn Hiệp sĩ

    Hiện đại nối liền Truyền thống Sử thi (1)

    (Câu thơ khắc trên kiếm báu Hiệp sĩ Samurai - Nathan Algren trên đường ra trận)




    Minh Trị Thiên Hoàng khi nhận Gươm:

    «Khanh kể Trẫm nghe «Thầy» (2) thân thương

    Quốc sư chết như thế nào giữa chiến trường ? »

    (Nathan Algren trả lời:)

    «Thưa Ngài ! Không biết nói sao -- Người chết như thế nào !

    Nhưng hạ thần mong kể với Ngài vì sao

    Người đã sống như thế nào ! »


    XEM CHI TIẾT TẠI


    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=11

    Trả lờiXóa