Việc kiểm duyệt các thông tin
liên quan đến tình dục, bạo lực hoặc chính trị thường được biện minh bởi các nhà cầm quyền “vì muốn tốt cho xã hội”. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kiểm duyệt (Ashmore,
Ramchandra, & Johns, 1971, Wicklund
and Brehm, 1974, Worchel & Armold, 1973, Workchel, 1992) đều cho thấy phản ứng của con người trước các thông tin bị kiểm duyệt là muốn được tiếp cận thông tin đó hơn, hoặc ủng hộ thông tin bị kiểm duyệt hơn so với trước khi nó bị cấm.
Hơn thế nữa, khi một thông tin bị kiểm duyệt người dân không những “thèm muốn” có thông tin đó
hơn mà họ còn tin vào thông tin đó hơn, cho dù họ chưa biết thông tin đó.
Nghiên cứu của Worchel, Arnold và Baker cho thấy khi sinh viên ở trường North Carolina biết các bài nói chuyện phản đối ý tưởng xây dựng các khu ký túc
cho phép cả nam và nữ sinh viên ở chung thì họ trở nên thông cảm với lý lẽ của những người phản đối hơn. Như vậy, những ai có lý lẽ yếu hoặc không được thuyết phục có thể thu được sự ủng hộ cao hơn bằng cách làm cho
các bài nói chuyện của họ bị cấm. Nói cách khác, thay vì cố gắng truyền tải thông điệp của mình rộng rãi họ chỉ cần làm thông điệp của mình bị chính thức kiểm duyệt, và sau đó công
bố sự kiểm duyệt để nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn.
Việc kiểm duyệt các thông tin
liên quan đến tình dục cũng thường có tác dụng ngược. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các quốc gia có những cấm đoán về tình dục, bao gồm cả Việt Nam, thì có số người tìm kiếm từ khóa “tình dục” trên internet
nhiều nhất. Các quốc gia châu Phi cấm quan hệ tình dục cùng giới thì đứng đầu bảng về việc tìm kiếm phim khiêu dâm đồng tính. Rõ ràng,
việc kiểm duyệt chính thức đã thúc đẩy ham muốn có được thông tin về tình dục tăng lên.
Một nghiên cứu bởi Zellinger,
Fromkin, Speller và Kohn ở trường đại học Purdue (Hoa Kỳ) với sinh viên đại học cho kết quả khá thú vị. Sinh viên được chia làm hai
nhóm. Nhóm một được cho xem mẩu quảng cáo về một cuốn tiểu thuyết kèm dòng chữ “sách chỉ cho người lớn từ 21 tuổi trở lên”. Nhóm hai được xem mẩu quảng cáo tương tự nhưng không có dòng chữ hạn chế độ tuổi. Kết quả cho thấy nhóm một có tỉ lệ muốn đọc sách và có cảm giác thích cuốn sách hơn nhóm hai. Rõ
ràng, việc giới hạn tiếp cận đã làm cho sinh viên có cảm giác tích cực về cuốn sách hơn. Điều này làm những người cổ vũ cho việc kiểm duyệt cần phải suy nghĩ, liệu việc cấm có làm tăng khát
vọng của học sinh với những chất liệu về tình dục, và họ có thể nghĩ mình thích chủ đề tình dục hơn.
Một nghiên cứu nổi tiếng về tác động của việc khan hiếm thông tin được thực hiện bởi Knishinsky. Thí
nghiệm được thực hiện bởi các sinh viên marketing phục vụ ở một cửa hàng bán thịt bò. Sinh viên được chia ngẫu nhiên làm ba
nhóm để nói chuyện với khách hàng. Nhóm một sử dụng phần trình bày tiêu chuẩn, sau đó hỏi khách hàng muốn mua bao nhiêu thịt bò. Nhóm hai sử dụng phần trình bày tiêu
chuẩn, sau đó cung cấp thêm thông tin là trong vài tháng tới thịt bò sẽ trở nên khan hiếm. Nhóm ba, ngoài
bài trình bày tiêu chuẩn, thông tin về khả năng khan hiếm, khách hàng còn được cho biết tin này đến từ một nguồn tin đặc quyền của riêng cửa hàng.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khách hàng ở nhóm hai được tiếp nhận thông tin về sự khan hiếm đã mua nhiều hơn gấp đôi nhóm một. Khách hàng ở nhóm ba khi biết thêm tin có được từ nguồn độc quyền đã mua nhiều gấp sáu lần so với nhóm một, nhóm chỉ tiếp nhận lời chào bán hàng
tiêu chuẩn. Chính sự “khan hiếm” thông tin đã tăng độ thuyết phục lên nhiều lần.
Như vậy, việc kiểm duyệt thông tin nhiều khi có tác dụng ngược vì nó tăng sự mong muốn được tiếp cận thông tin, tăng
cảm tình với lý lẽ của thông tin bị kiểm duyệt, và đặc biệt tăng độ thuyết phục của nguồn tin khan hiếm. Đây chính là lý
do ở những quốc gia có nền báo chí chính thống bị kiểm duyệt, độc giả thường tìm đến những nguồn tin bị cấm và họ thường tin các nguồn tin này hơn. Khi đó, các nguồn tin “chính thống” thường ít có tính thuyết phục, thậm chí bị nghi ngờ mang tính tuyên
truyền khiến người đọc không còn quan tâm dẫn đến cả hai mục đích “kiểm duyệt” và “tuyên truyền” đều thất bại.
Càng cấm, càng kích thích tò mò - Một thuộc tính của con người.
Trả lờiXóavầy kết luận
Xóathàng nào ra lệnh cấm là thàng pản động
kích động dân chúng chống phá CM
Công tác xử lí của Đảng ta chỉ có DUY NHẤT MỘT TÁC DỤNG là làm cho những tác phẩm bị cấm, bị tiêu hủy nổi tiếng hơn, càng được người ta tìm đọc và trân trọng hơn
Trả lờiXóaXin nêu các ví dụ
Bây giờ đọc lại toàn bộ các tác phẩm của nhân văn giai phẩm thấy chả có gì phải cấm đoán mà cũng không hay. Nhưng vì ta cấm, bắt tù họ. thành ra họ nổi tiếng dến mức những người có tài gấp bội cũng không so được cả trong và ngoài nước. Và csc vị NVGP đáng lẽ phải cúi đầu lậy tạ đảng đã ban phúc cho họ lại đi nói xấu Đảng trên khắp thế giới đến tận bây gì, sau khi họ đã chết hết cả rồi, tiếng xấu vẫn lan truyền. Phải nói là ta rất DẠI chứ và LỖ VỐN TO sau mỗi lần như thế
Rồi các cuốn gần đây như Kể chuyện năm 2000, Thời của Thánh thần... cũng có gì đâu. Cũng có hay đâu. Cứ để lặng im thì người ta sẽ quên. Đem cấm và tiêu hủy, thế là nó nổi tiếng đến mức ông Nguyễn Khoa Điềm cấm Kể chuyện năm 2000 rồi chính ông Điềm lại phải xuống tận HP gặp ông tác giả của nó mà vuốt ve, bợ đỡ rồi sau đó Hội nhà văn phải trao giải thưởng tập sau cho tác giả và cử luôn ông ấy đi nước ngoài. Toàn là vuốt đuôi mà ông tác giả chỉ vì được cấm và đốt sách mà nổi tiếng khắp nước và trên thế giới,
Tóm lại đề nghị đảng xem xét lại việc làm trái khoáy này mà theo tôi càng làm càng có hại cho đảng, cáng làn cho cái Đảng không muốn thành cái phổ cập trong nước vè trên thế giới
Tôi rất mong một vị có trách nhiệm nào đó của Đảng chuyển được ý kiến này tới BCT và TBT để xem xét điều chỉnh lại đi. Đừng tự làm hại mình như thế và sau đó lại tạo ra các giá trị giả nhân danh nhà nước ta
Dau lòng lắm thay, đảng ơi
"Cấm" người khác là 1 dạng duy ý chí. Vế cơ bản, một người tự tiết chế mình mới là tuyệt đối.
Trả lờiXóaChúa ơi
Trả lờiXóatại sao giời đã sinh ra sản sao còn sinh in tờ nét?
Ông / bà Nặc danh 09:21 trên nói đúng. Tất cả các tác giả chủ chốt của NVGP đã được tặng giải thưởng Nhà Nước mà chủ tịch Nước lại phải làm quyết định riêng để tôn vinh họ, Những tác phảm được giải còn thua nhiều tác phẩm của các nhà văn, thậm chí là nhà văn đảng viên- không bao giờ dám nghĩ là mình sẽ được giải nhà nước. Thế có chết người không? Cũng là loại vuốt ve thôi, Ngay Phùng Quán vừa chết là được đặt tên đường luôn, trong khi đó các nhà văn giải thưởng nhà nước khác phải sau 10 năm. nếu các nhà văn này không là NVGP chắc chắn không được thế
Trả lờiXóaVậy nếu cứ để yên cho tác phẩm đó chịu sự thử thách tự nhiên của thời gian thì hầu hết các vị NVGP sẽ bị quên lãng
Vậy Đảng đã làm nhiều điều ngược và sau đó tạo ra các giá trị giả, Trong khi đó những người con của Đảng thì "xin miễn" nhé.
Vậy nên có nhà văn mới nói rằng" Chuyến này, nhất định tao sẽ cho ra mắt cuốn sách thế nào cũng bị cấm và tiêu hủy. Chỉ được thế là cuộc đời mình đã hoàn thành nhiệm vụ rồi
Lạ không, hề
Tôi có biết một trường hợp là tập tuyển thơ TRẦN DẦN, bán chẳng ai mua. bố ai đọc được, Vậy ta mới tỏ ý là sẽ cấm. Thế là họ đổ xô di mua. Tôi cũng vì tò mò mà mua 1 cuốn và tôi chứng kiến có người mua tới 20 c làm quà tặng bạn bè, Tôi hỏi sao mua nhiều thế? Trả lời: Không nó cấm
Trả lờiXóaĐến khi tuyên bố không cấm. sách lại ế, Tôi hỏi còn sách không? trả lời CÒN NHỀU. Sao họ không mua Trả lời : không cấm thì họ không mua nữa, bảo đọc chả biết ông ấy nói cái gì
Có lúc tôi lại nghĩ hay đây là chiêu của CA giúp các các cuốn sách dở đát hàng để cùng chia lợi chăng?
Dạo này không thấy các vụ bắt văn hóa phẩm đồi trụy nữa nhỉ? Có còn cấm hay là "không cấm" nữa rồi?
Trả lờiXóaRát đúng!
Trả lờiXóaTư duy là sự tồn tại. Không ai cấm được sự tự nhiên và lan truyền xã hội.
Cấm là càng phát triển. Bởi sự tò mò và hiếu kỳ, xem sao (?)
Tôn trọng và đối thoại, tìm ra cái chung là thượng sách.
Các vị ngẫm xem !
Cũng như cái tiểu thuyết "Cò hồn xã nghĩa" của ông nhà văn (gì) Thành ấy, ngẫu nhiên xem vài đoạn, thấy cũng thường (chắc chẳng mấy người quan tâm); thế mà vừa rồi lại rộ lên cái vụ thu giữ gì đó thành ra người ta tò mò tìm xem nó là cái gì? Đúng là bộ máy tuyên huấn đi làm PR không công cho một ông nhà văn cũng chẳng nổi tiếng gì cho lắm đang muốn ...đánh bóng tên tuổi!
Trả lờiXóaĐúng như vậy.Chính ông Mác cũng từn nói: mọi tác phẩm bị kiểm duyệt đều như được phong thánh và nó sẽ có nhiều tín đô.Ông nói thêm chế độ kierm duyệt là cái thây ma được tắm nước hoa,nó là biện pháp cảnh sát thậm chí là biện pháp cảnh sat tồi.Nhứng người cọng sản cầm quyền giả mù trước những tư duy tiến bộ của Mác.
Trả lờiXóaKhi còn ssoongs có lần cụ Nguyễn Khắc Viện nói vui với tôi.Bây giờ muốn để cho SVTN họ không thờ ơ với chủ nghĩa Mác , nên cấm nghiên cứu nó.Tình hình sẽ đảo ngược.