Trang BVB1

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

"Sập nguồn điện" hay cố tình 'chống sập' Dự án sân bay Long Thành?

Người đứng đầu ca trực trong vụ sập nguồn điện ở Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh và Tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC Hồ Chí Minh) vừa bị bắt sáng hôm 11/12.
Ông Lê Trí Tình bị bắt tại nhà riêng và bị khám xét nơi làm việc, báo Giao thông loan tin.
Báo Giao thông dẫn lời ông Đinh Việt Thắng, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam xác nhận sự cố hôm 20/11 là do lỗi con người: "Trong thiết kế đảm bảo 99,9% nguồn điện sẽ không bao giờ bị ngắt nếu không có sự tác động của con người."
         Những thông tin giới chức công bố cho thấy đã có hàng loạt các hành động của con người trong vụ sập nguồn toàn bộ này, tuy nhiên giới chức không nói rõ đó là những hành động có chủ đích hay do trình độ kỹ thuật yếu kém.
'Liên tiếp thao tác sai'
Chỉ ít hôm sau vụ việc, ông Đinh Việt Thắng được trang Thời báo Tài chính Việt Nam dẫn lời nói sai sót đầu tiên xảy ra do ông Lê Trí Tình "không nắm được kỹ thuật".
Cụ thể, ông Tình đã nhấn nút cắt điện nguồn của toàn bộ hệ thống lưu điện (UPS) khi một trong ba hệ thống UPS báo lỗi, trong lúc hệ thống điện lưới trước đó đã được chủ động cắt để kiểm tra định kỳ.
Việc "không nắm được kỹ thuật" dường như hơi khó biện minh cho thao tác sai của trưởng ca Lê Trí Tình, khi mà, vẫn theo lời ông Thắng, "ngay trên máy đã dán biển chữ rất lớn và rõ ràng để cảnh báo".
Dường như cũng lý do "không nắm được kỹ thuật" khiến cho nhóm kỹ thuật thay vì tiến hành đóng lại điện lưới ngay lập tức, lại đi sửa UPS trong suốt 14 phút sau khi hệ thống UPS sập.
Và có vẻ lại vì lý do "không nắm được kỹ thuật" cho nên trưởng ca Lê Trí Tình tiếp tục có thêm hành động, mà như mô tả của trang Thời báo Tài chính Việt Nam là "can thiệp sai vào UPS khiến UPS nhảy ngược lại và hệ thống lại tiếp tục mất điện".
            Sự cố sập nguồn xảy ra tại ACC Hồ Chí Minh trưa ngày 20/11 kéo dài hơn một tiếng rưỡi vào thời điểm đang có nhiều máy bay đang hoạt động trong vùng thuộc quyền kiểm soát, điều hành của trung tâm này.
           Sự cố khiến toàn bộ các thiết bị trong hệ thống điều hành bay, kể cả radar đều ngưng hoạt động.
Được biết có tổng số 92 chuyến bay bị ảnh hưởng do sân bay Tân Sơn Nhất không thể tiếp nhận các chuyến đến, đi, hoặc bay qua vùng thông báo bay Hồ Chí Minh.
Hồi đầu tháng 12, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cử cán bộ công an biệt phái sang tham gia hoạt động quản lý bay ở cương vị phó tổng giám đốc phụ trách an ninh nội chính, theo báo Người Lao động.
Trong cuộc họp hôm 3/12 về an toàn hàng không, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng được dẫn lời nói ông không loại trừ nguyên nhân phá hoại.
Cũng tại cuộc họp này, ông Thăng đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam mời Bộ Công an tham gia điều tra nguyên nhân sự cố ACC Hồ Chí Minh.
Ngoài nghi ngờ có phá hoại, ông bộ trưởng cũng không loại trừ chất lượng yếu kém của nhân viên, và đặt yêu cầu phải cho nghỉ việc những ai không đạt tiêu chuẩn công tác.
----------
Ai chỉ đạo bắt trưởng ca sân bay TSN, và mong muốn từ thủ phạm để “lần ngược” lên những nhân vật nào?
Ở Việt Nam, nếu chỉ do “lỗi kỹ thuật”, rất thường là nhiều vụ sai phạm đã được “buông”. Cũng bởi thế, vụ bắt trưởng ca trực trong vụ sập nguồn điện ở Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh và Tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC Hồ Chí Minh) vào ngày 11/12 vừa qua đã toát lên dấu hiệu bất bình thường. Đặc biệt, ngay cả “tư lệnh ngành” Bộ Giao thông vận tải cũng “không loại trừ động cơ phá hoại”.
Vậy nếu vụ sập điện trên xuất phát từ động cơ phá hoại, sự cố này nhắm đến mục tiêu gì?
Cần nhắc lại, sự cố sập nguồn xảy ra tại ACC Hồ Chí Minh trưa ngày 20/11 kéo dài hơn một tiếng rưỡi vào thời điểm đang có nhiều máy bay đang hoạt động trong vùng thuộc quyền kiểm soát, điều hành của trung tâm này. Sự cố chưa có tiền lệ này đã khiến toàn bộ các thiết bị trong hệ thống điều hành bay, kể cả radar đều ngưng hoạt động. Có đến 92 chuyến bay bị ảnh hưởng do sân bay Tân Sơn Nhất không thể tiếp nhận các chuyến đến, đi, hoặc bay qua vùng thông báo bay Hồ Chí Minh….
Thời điểm 20/11 lại trùng khớp với thời gian Quốc hội đang “ngả nghiêng” với dự án sân bay Long Thành có dự toán lên đến 18,7 tỷ USD, chiếm đến 10% GDP Việt Nam, được “thiết kế” chủ yếu từ nguồn vay ODA và vô cùng có triển vọng đổ nợ lên đầu nhiều đời con cháu.
Cũng vào thời gian trên, hàng loạt sóng PR từ mặt báo đến “vận động hành lang” nơi nghị trường cho việc thông qua dự án sân bay Long Thành đã trở nên dồn dập và hết sức lộ liễu. Nhiều lý do “lợi ích kinh tế” và kể cả “ích lợi dân sinh” được nhóm PR dàn dựng, trong đó luôn nhấn mạnh đến nguyên nhân “sân bay Tân Sơn Nhất quá tải” và do đó cần phát triển hướng mới sang sân bay Long Thành.
Cũng trong thời gian trên, sân bay TSN “vô tình” bị liệt vào 1 trong 10 sân bay tệ nhất thế giới, và được báo chí VN ồn ào lan tỏa.
Sát thời điểm Quốc hội chuẩn bị “bỏ phiếu” về dự án sân bay Long Thành, vụ sập nguồn ở sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ nổ tung. Ngay lập tức, một luồng dư luận bùng nổ, đề cập đến một âm mưu có thể đã được những bàn tay ma quái và tàn nhẫn nào đó sắp xếp nhằm biến sân bay Tân Sơn Nhất thành một hệ quả không thể không thay thế, bất chấp tai nạn hàng không tang thương hoàn toàn có thể xảy ra do sự cố mất điện.
Ngay sau đó, Việt Nam Thời Báo có bài “Sân bay Long Thành - Lợi ích nhóm và những kịch bản máu?” để phản ánh luồng dư luận vừa âm thầm vừa mang tính bùng nổ trên.
Ngược lại kỳ vọng của nhóm lợi ích ODA mà dư luận đồn đoán có vai về nhiều quan chức, dự án sân bay Long Thành đã không được thông qua khi kết thúc kỳ họp thứ 8 Quốc hội,
Trùng với thời điểm bắt trưởng ca TSN ngày 11/12/2014, một phái đoàn của Ủy ban thường vụ quốc hội cũng đang đến Đồng Nai - địa danh được dư luận xem là “rổ” địa ốc mênh mang của rất nhiều đại gia và quan chức, nơi giá đất vừa có đợt tăng nóng do tin đồn về “thông qua sân bay Long Thành” - để khảo sát về dự án sân bay quá lợi lộc này.
Hiện nay, có lẽ vụ việc truy tìm động cơ “phá hoại” chỉ mới bắt đầu. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng muốn biết ai đứng đằng sau thủ phạm của "trong thiết kế đảm bảo 99,9% nguồn điện sẽ không bao giờ bị ngắt nếu không có sự tác động của con người" - như một xác nhận của Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Đinh Việt Thắng. Và nếu quả đúng như vậy, những kẻ thuê thủ phạm hành sự chắc chắn đã phải chi ra một số tiền khó tưởng tượng! 
            Câu hỏi còn lại, dù có thể chưa ưu tiên, nhưng không phải không quan yếu trong bối ảnh chính trị rất “nhạy cảm” hiện thời: Ai chỉ đạo bắt trưởng ca sân bay TSN, và mong muốn từ thủ phạm để “lần ngược” lên những nhân vật nào?
(Theo VNTB)
---------------

32 nhận xét:

  1. Đám để tử của ông trùm Binladen cũng chỉ cướp được 2 cái máy bay để đâm vào tòa tháp đôi mà đã tạo nên cơn địa chấn kinh hoàng cho cả thế giới. Vụ ACC Tân Sơn Nhất có tới mấy trục máy bay đang bay trên trời k có sự chỉ dẫn của KS không lưu nếu xẩy ra thảm họa sẽ khủng khiếp như thế nào ? Thế mới biết sức mạnh của TIỀN còn hơn cả bom A. TIỀN-MÁU-MAFIA. Nhân dân chỉ là con tin của bọn khủng bố?

    Trả lờiXóa
  2. Để xem các ông có tồn tại nổi để xây cái sân bày, tôi nhắc lại: sân bày đặt, Long Thành không?!

    Trả lờiXóa
  3. Khủng khiếp quá!.Bất luận nguyên nhân là gì,SỰ THẬT vẫn là coi mạng người,tài sản quốc gia ...như cỏ rác.Về ông Tình ,với BỀ DẦY kinh nghiệm,và đã được CÂN NHẮC để giao đến chức trách đó,tôi hoàn toàn bác bỏ mọi khả năng khác với sự CỐ Ý!.

    Trả lờiXóa
  4. Vì lợi ích nhóm Bọn quan tham chúng thi nhau tàn phá non sông đất nước, làm cho dân tộc lụi bài hèn kém hu hu hu

    Trả lờiXóa

  5. Ngược lại kỳ vọng của nhóm lợi ích ODA mà dư luận đồn đoán có vai về nhiều quan chức, dự án sân bay Long Thành đã không được thông qua khi kết thúc kỳ họp thứ 8 Quốc hội
    Trùng với thời điểm bắt trưởng ca TSN ngày 11/12/2014, một phái đoàn của Ủy ban thường vụ quốc hội cũng đang đến Đồng Nai - địa danh được dư luận xem là “rổ” địa ốc mênh mang của rất nhiều đại gia và quan chức, nơi giá đất vừa có đợt tăng nóng do tin đồn về “thông qua sân bay Long Thành” - để khảo sát về dự án sân bay quá lợi lộc này.
    Hiện nay, có lẽ vụ việc truy tìm động cơ “phá hoại” chỉ mới bắt đầu. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng muốn biết ai đứng đằng sau thủ phạm của "trong thiết kế đảm bảo 99,9% nguồn điện sẽ không bao giờ bị ngắt nếu không có sự tác động của con người" - như một xác nhận của Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Đinh Việt Thắng. Và nếu quả đúng như vậy, những kẻ thuê thủ phạm hành sự chắc chắn đã phải chi ra một số tiền khó tưởng tượng!
    Câu hỏi còn lại, dù có thể chưa ưu tiên, nhưng không phải không quan yếu trong bối ảnh chính trị rất “nhạy cảm” hiện thời: Ai chỉ đạo bắt trưởng ca sân bay TSN, và mong muốn từ thủ phạm để “lần ngược” lên những nhân vật nào?

    Trả lờiXóa
  6. Tựa đề hay quá rất thực tiễn phù hợp với CMVN

    Trả lờiXóa
  7. Bài báo đặt nghi vấn rất loogic. Có thế lực đang cố chứng minh TSN đã quá tải, đã xuống cấp, cần xây sân bay mới ở LT.

    Trả lờiXóa
  8. Chỉ riêng vợ chồng Kiểm - Na công ty Huy Hoàng, đã có hàng ngàn nền biệt thự và sân Golf Long Thành đang chờ ăn theo sân bay quốc tế Long Thành. Nếu sân bay Long Thành được xây dựng thì Kiểm-Na sẽ trở thành người giàu nhất châu Á.Ngược lại hắn phá sản.
    Lê Văn Kiểm giống Tăng Minh Phụng, từng nợ ngân hàng 2400. Nhưng Tăng Minh Phụng chết còn Kiểm được cứu,rồi trở thành Anh hùng thời đổi mới.
    Năm 2009 , Lê Văn Kiểm lấn sông Sìa Gòn chiếm đất làm nền biệt thự,bị báo chí phanh phui, hắn liền bỏ ra 100 tỷ "làm từ thiện" để bịt dư luận.
    Nhóm lợi ích sân bay Long Thành dứt khoát có tên Lê Văn Kiểm. Cứ lôi cổ tay này ra là sẽ tóm được khối con sâu bự núp trong đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cẩu đầu đao thằng đó được rồi!

      Xóa
    2. Bác lại chỉ đường cho hươu chạy. Vấn đề là hàng đoàn, hàng lũ đứng đằng sau, cần phải lôi ra. Thí chốt cẩu đầu đao ông Tình thì chúng thích quá rồi còn gì.

      Xóa
  9. Tôi đồng tình với thông điệp của bài viết này, rằng đây là thủ thuật để thúc dục các đại biểu QH đang họp, nhằm thông qua cho được dự án sân bay Long thành (SBLT). Xâu chuỗi lại những động thái của HKVN trước khi trình QH dự án SBLT, như sau: Liên tiếp trong các năm 2010 đến 2014 , sự cố ở SB Tân Sơn Nhất diễn ra đe dọa tính mạng của người dân ở xung quanh SB : Máy bay hạ hoặc cất cánh gây tiếng ồn quá mức, tốc mái nhà , vỡ cửa kính, dự án làm sân Golf, máy bay trượt ra ngaoif đường băng, trật bánh xe. , bị đánh giá tệ nhất châu á, nay là sự cố mất điện. Bên cạnh đó PR trên nhiều báo chí TV về tương lai hoành tráng của SBLT, là nơi trung chuyển trong nước và quốc tế.. Đó thực chất là kịch bản của nhóm lợi ích này, nhằm gây ra hiệu ứng XH có lợi cho dự án SBLT . Nghe nói SBLT quy hoạch 5000ha , đã có các chạy đua bán, mua các lô đất cho người nước ngoài và trong nước. Ai chủ mưu, có lợi cho ai? ai đứng đằng sau hỗ trợ cho nhóm SBLT này? là những câu hỏi mà cử tri và nhân dân Đồng Nai, HCM và cả nước đang hỏi Bộ chính trị, QH và Chính phủ.

    Trả lờiXóa
  10. Có nhiều ý kiến cho rằng dự án sân bay Long Thành chắc chắn sẽ "long bản lề" - đi đời nhà ma khi còn trong trứng nước! Và đây là quả đấm thép ông Trời đặc biệt dành cho bọn tham lam vô độ!

    Trả lờiXóa
  11. Bài viết trí tuệ, hay quá. Xem có làm đến nơi không hay là mafia thò tay nhấn cho chìm xuồng. Nhớ cho là toàn dân và các nhà chuyên môn, nhà khoa học và quốc tế đang dõi theo, không quấy quá được đâu. Lật ra công khai như Mỹ lật trắng CIA thì mới là minh bạch.

    Trả lờiXóa
  12. Hỏi BCT ư? Hỏi đầu gối còn hơn!
    Phải hỏi nhân dân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên Trình Chí Bộ ấy... chán lắm!

      Xóa
  13. Những phi vụ làm ăn được bàn bấu hết lãnh đạo đều tin vào hiệu quả của cac dự án, vì người thuyết trình rất giỏi ...thuyết phục. Thế nên lãnh đạo rất dễ bị lừa. Rút kinh nghiệm, các đ/c lãnh đạo trước khi quyết vấn đề đại sự nên tham vấn những nhà chuyên môn về lĩnh vực đó. Cái cách giải trình trước Quốc hội như anh PQT là không thuyết phục. Cái lí làn sân golf ở sân bay TSN là để chống chim, đỡ tón công cắt cỏ thì thuyết phục dược ai? Trong khi các chuyên gia về hàng không phân tích rất cặn kẽ dựa trên các luận cứ khoa học.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sân Golf "chống chim" hay gọi chim về. Chiếm đất vàng ở khu vực này thì nói quách!

      Xóa
    2. Sao sáng kiến của tướng VN đưa ra công khai thế mà các sân bay hiện đại trên thế giới không học tập làm theo nhỉ ! Nên cấp bằng sở hữu trí tuệ, bằng sáng kiến ... để tướng phấn khởi xây thêm sân tennis, sân bóng đá, bể bơi, khu vui chơi giải trí ... vừa khỏi cỏ mọc, tránh chim, vừa đẩy mạnh thể dục thể thao nước nhà, nhất cử tam tứ tiện. Nhiều sân bay, khu quân sự còn nhiều đất lắm. Cứ làm, dân hỏi thì nói đại, chúng nó là dân đen, biết zifiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii.

      Xóa
  14. Minister of MD - Phung Quang Thanh and his son GD of 319 group.

    Trả lờiXóa
  15. Những cá nhân tổ chức lấn chiếm đất xung quanh sân bây Tân Sơn Nhất đương nhiên cùng nhóm với những cá nhân đã đầu tư mua đất xung quanh dự án sân bay Long thành và nhóm cho vay ODA,nhóm Quản lý điều hành Dự án Long thành,nhóm ghi danh thấu khoán xây dựng Long thành đều có khả năng đứng sau hành động phá hoại trạm điều hành bay ở Tân Sơn nhất vì họ có lợi ích trực tiếp,gián tiếp với việc dự án Long thành được phê duyệt xây dựng.Cũng có thể loại trừ những nghi vấn chính trị trong vụ này vì màu sắc lợi ích kinh tế,tiền bạc liên quan dự án long thành là khá đậm nét,chủ yếu liên quan đến giới đầu cơ và kinh doanh đất đai,bất động sản.

    Chỉ có vì tiền người ta mới dám trà đạp nhân đạo tạo dựng vụ phá hoại tày trời như vậy.

    Việc điều tra kết luận có hay không chuyện phá hoại trong vụ mất điện trạm điều hành bay Tân Sơn nhất đương nhiên không hề đơn giản bởi nhóm cục bộ không bao giờ ngồi im chờ chết,chúng sẽ dùng tiền kéo theo nhiều người,nhiều tổ chức thanh kiểm tra vào cuộc bênh vực che chắn cho chúng nên việc điều tra chắc chắn sẽ bị kéo dài,thậm chí là sau cả Đại hội XII Đảng CSVN mới có thể ngã ngũ .

    Nếu điều tra không ra được vụ này thì hãy hiểu rằng Pháp luật Nhà nước VN chưa vượt qua được thế lực maphia và xin hãy chờ đợi đến hồi sau nữa mới rõ được !

    Trả lờiXóa
  16. Đó mới chỉ là sự can thiệp chưa thành công của Maphia CS vào dự án SBLT. còn sự can thiệp của cái ngụy danh''CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG hoặc ''BỘ CHÍNH TRỊ ĐÃ QUYẾT'' như dao chém đá vào BOXIT -TAY NGUYÊN, XÓA XỔ HÀ TÂY ,NGHÌN NĂM TL, VŨNG ÁNG ,CỬA KHẺM ĐÈO HẢI VÂN RỒI HOÀNG SA ,TRƯỜNG SA...khi mà maphia Ta và Tàu cùng ra những đòn DỰ ÁN KHỦNG mà 2 đánh 1-dân tộc VN- thì chẳng chột cũng què???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  17. càng ngày càng kinh hoàng,như mác nói lợi nhuận 300% nhà tư bản giám treo cổ cả bố của nó thì bất động sản vn là bao nhieu lần trăm %. sb hongkong và singapore phải lấn biển được hơn ngàn ha mà họ làm sb cả trăm triệu lượt khách/năm,tại sao vn lấy 5000 ha để làm sb,5000ha là 50km2 bằng 1/12 diện tích sìngapore rồi đấy các vị tham lam ạ,

    Trả lờiXóa
  18. Chác chắn 100% là do phá hoại,một cháu bé học sinh cấp 2 đã học qua về điện cũng hiểu rõ tường tận như vậy ! Hành động này rất ngu xuẩn và lộ liễu quá !

    Trả lờiXóa
  19. Nên tập trung nguồn lực để làm hệ thống tàu điện ngầm ở 2 tp Hà Nội và Hồ chí Minh. Tiết kiệm được thời gian, xăng dầu tiền bạc, giảm tai nạn giao thông trên mặt đất, giảm kẹt xe. 9 tỷ usd là cơ bản giải quyêt gt của 2 tp lớn mà không sợ bị lỗ. Giảm được hàng triệu xe máy,.

    Trả lờiXóa
  20. Những phân tích, lập luận chặt chẽ và lô gich. Nếu không có sự hỗ trợ của đài không lưu hà nội thì thảm họa sẽ xảy ra.

    Trả lờiXóa
  21. Một sự cố quá kinh khủng, về kỹ thuật thì tương tự sự cố lưới điện QG (mất điện 26 tỉnh phía nam), nhưng hậu quả đối ngoại thì khó mà so sánh được.
    Cách giải thích của các nhà hữu trách cũng như của báo chí từ hôm đó tới nay quá hời hợt và vô lý (chỉ sợ anh Tình phải đi theo Mr. Phạm Quý Ngọ chưa biết chừng).
    Công nhận tác giả bài viết này suy luận có lý, nhưng phải ...đợi xem sao!

    Trả lờiXóa
  22. Tôi ko phản bác điều gì về bài viết .Nhưng tôi lại cho rằng vụ sập nguồn điện ya5i sân bay TSN ko chống sập dự án sân bay Long thành .Sự cố này phản ánh tình trạng tồi tệ của hệ thống điều hành kinh tế chung của chính phủ VN .Đừng có mơ về sức thu hút cũa san bay Long thành nếu có .Sự cố như một lời cảnh báo nghiêm khắc cho bất cứ dự án mới nào.Sự cố như một hồi còi báo động cho tỉnh trạng điều hành kém cỏi ở các nghành ,các cấp.

    Trả lờiXóa
  23. Hậu quả của việc "Tui đ. từ chức!"

    Trả lờiXóa
  24. Tiếng "Anh" của kiểm soát viên không lưu Vietnem:
    - Con ba ba: Three three
    - Canh gà Thọ Xương: Tho Xuong chicken soup
    - Hôi "Tao Đàn": "I play guitar" group ("Tao đánh đàn")

    Trả lờiXóa
  25. Nếu đây là án oan thì sao? Kiểu "nhiệt tình nhưng dốt nát cũng là phá hoại"? Hồi 1980's, xí nghiệp tôi có nhập máy dập thép tấm của LX, trong đó có các bu-loong bằng thép mềm, dễ đứt khi máy gặp quá tải (bảo vệ máy). "Thấy" vậy, các kỹ sư VN liền thay bằng bu-loong cứng! Kết quả là máy hư luôn! May thay, chẳng ai bị bắt. Chỉ là xí nghiệp... đi xuống...

    Trả lờiXóa
  26. Hậu quả của việc "cái gì cũng...bán" (bán chức, bán đất...=bán tuốt)

    Trả lờiXóa