Mới
đây, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã đưa ra một dự định: Sẽ kết hợp với
Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát để xây dựng những quán nhậu “Kinh doanh
bia rượu an toàn giao thông”.
Theo đó, tại các điểm kinh doanh trên, sẽ có một lực
lượng chờ sẵn, để vận động khách hàng không lái xe sau khi uống bia, rượu, có
dịch vụ trông giữ xe qua đêm và có dịch vụ đưa người đã uống bia, rượu say về
nhà, để bảo đảm an toàn giao thông.
Ý tưởng trên đã khiến không ít người bật cười vì cái tầm… trên giời, và phi thực tế của nó.
Bởi thứ nhất là Ủy ban An toàn Giao thông sẽ lấy người
đâu để thực hiện dịch vụ đó cho đủ? Chỉ nói riêng địa bàn Hà Nội thôi chẳng
hạn. Thủ đô ta có cả ngàn quán nhậu được coi là “có thương hiệu”, mỗi ngày mỗi
quán đón tiếp vài ba trăm khách. Rồi còn cả vạn quán nước vỉa hè, quán nào chả
bán bia, bán rượu?
Người nhậu có thể bị say ở bất cứ đâu. Không lẽ tại
hàng ngàn hàng vạn quán nhậu từ lớn đến vỉa hè đó, nơi nào cũng phải bố trí mấy
ông bà “dịch vụ” ngồi sẵn ở đó để chờ khách say?
Hai là những quán nhậu, quán vỉa hè đó đều chỉ kinh
doanh đến một thời gian nào đó trong ngày là nghỉ, và đều không có dịch vụ
trông giữ xe qua đêm. Nên nếu muốn mang xe của họ đến một địa điểm khác để giữ
thì phải làm rất nhiều thủ tục lôi thôi. Nào phải giám định tình trạng xe, nào
phải kiểm tra xem trong xe có tiền bạc hay có giấy tờ gì quan trọng không… Và
ai cho phép những ông bà “dịch vụ” đó giám định, kiểm tra, rồi mang phương tiện
của họ đến nơi khác để giữ khi họ mới say tại quán chứ chưa điều khiển phương
tiện giao thông của mình để tham gia giao thông. Tức là họ chưa phạm luật?
Về mặt pháp lý, muốn kết luận người ta có say hay
không, thì phải căn cứ vào lượng cồn trong hơi thở của người ta, rồi áp vào quy
định của pháp luật: Lượng cồn trong hơi thở của một người là bao nhiêu thì
người đó sẽ không còn làm chủ được hành vi của mình nữa, tức là đã say. Muốn đo
độ cồn trong hơi thở, phải có máy móc. Ngoài cảnh sát giao thông ra, ai có máy
móc? Và ai có thẩm quyền để đo nồng độ cồn của một người, khi người đó chưa vi
phạm pháp luật? Trong một nhà nước pháp quyền, mọi tổ chức, cá nhân đều phải
hành xử theo luật.
Những văn bản quy phạm pháp luật về việc xử lý những
người lái xe tham gia giao thông mà trong hơi thở có cồn, đã rất đầy đủ. Cơ
quan được giao việc xử lý đó là cảnh sát giao thông. Thế thì cứ luật mà làm.
Việc gì phải nghĩ ra những chuyện… trên giời ấy, để mua cười, mua phiền cho
thiên hạ.
Vũ Hữu Sự /(Nông Nghiệp)
-------------
- Trong cuộc họp hôm 3/12 về an toàn hàng không, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng được dẫn lời nói ông không loại trừ "nguyên nhân phá hoại" trong vụ sập nguồn điện ở Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh và Tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC Hồ Chí Minh) ngày 20/11/2014? (Chết rồi, thế lực thù địch xuất hiện khắp nơi nơi!)
Trả lờiXóa- Tiến sỹ Vannarith Chheang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hợp tác và Hòa bình, nói ngày 11/12/2014.
"Hệ thống chính trị hai nước khác nhau, ở Campuchia có hệ thống bầu cử đa đảng từ năm 1993. Từ 1993 đến nay, Campuchia về dân chủ và nhân quyền có tiến bộ và phát triển khá, so với Việt Nam thì hệ thống chính trị khác nhau.
Về tự do chính trị, tự do ngôn luận, Campuchia cao hơn nhiều so với Việt Nam, về phê phán chính phủ hay vấn đề xây dựng đất nước, như vậy đó cũng là một vấn đề, nhưng so với Việt Nam là tốt hơn, nó không nghiêm trọng bằng Việt Nam.
Hệ thống chính trị hai nước khác nhau, ở Campuchia có hệ thống bầu cử đa đảng từ năm 1993. Từ 1993 đến nay, Campuchia về dân chủ và nhân quyền có tiến bộ và phát triển khá, so với Việt Nam thì hệ thống chính trị khác nhau.
Về tự do chính trị, tự do ngôn luận, Campuchia cao hơn nhiều so với Việt Nam, về phê phán chính phủ hay vấn đề xây dựng đất nước, như vậy đó cũng là một vấn đề, nhưng so với Việt Nam là tốt hơn, nó không nghiêm trọng bằng Việt Nam".
Tự do ngôn luận là con đường tiến tới dân chủ. Một phần của con đường dẫn tới dân chủ là con đường tự do ngôn luận. Đó cũng là di sản yêu thương, nhân bản, mà chúng ta mong mỏi rằng các thế hệ tương lai cũng phải trân quý. Bóp nghẹt tự do ngôn luận chỉ làm mọi chuyện trở nên ngày càng tệ hại. Và tất cả đều phải gánh chịu hậu quả. Không một ai...
Trả lờiXóaMây mù - "mu" mày...
Trả lờiXóaChang le lam lanh dao lai ngoi khong,viec lon thi khong dam lam va cung khong lam duoc trong cai the che nay.Danh phai nghi ra nhung tro vo van de to ra la ta cung co trach nhiem day chu
Trả lờiXóapha't kien vi dai hu hu!
Trả lờiXóaTac giả Vũ Hữu Sự sai lầm rồi ! Đất nước Việt Nam anh hùng từng thắng 4 đế quốc : Tàu, pháp, Nhật , Mỹ kia mà.... Riêng tôi tin rằng khi nhà nước nói là làm đươc , không làm báo mà không thuộc câu : Chủ nghĩa Mác - Lê bách chiến, bách thắng ; Khó khăn nào cũng vượt qua, Kẽ thù nào cũng đánh thắng ... hay sao ?
Trả lờiXóaNói gì như lên đồng dzậy?
Xóanhưng đế quốc tham nhũng thì em xin thua ... vì cả 9 đời họ nhà em sống khoẻ nhờ nó
XóaThật là một giải pháp rất dở hơi, không khả thi và nếu triển khai thì chỉ là...trò cười. Nhân chuyện này chơt nhớ "sáng kiến"...Xe biển số lẻ đi ngày lẻ, số chẵn đi ngày chẵn. Xe các tỉnh không luu thông ở...thủ đô v.v... Thật rõ là tham mưu....khùng.
Trả lờiXóaChắc đang ôm mộng làm Lasvegas chăng???? Hehe
Trả lờiXóaQuan ngại cái "lực lượng chờ sẵn"
Trả lờiXóatoàn côcc
THẾ THÌ VN MÌNH VĂN MINH QUÁ...I
Trả lờiXóaNV
Rất nhiều các nghành như Giao thông , Công an , Y tế , Công nghiệp và các đơn vị liên quan phải đổ ra rất nhiều tiền vì . . . . . RƯỢU ! đến một lúc nào đó , nền kinh tế và an ninh quốc gia sẽ bị đánh sập vì một dân tộc đang . . . . SAY !!!
Trả lờiXóaVN hôm nay thua thật sự! Không còn ảo tưởng "thua trong thế thắng"...
Trả lờiXóaChính sách trên trời, cuộc đời dưới đất. Chính khách máy lạnh, chính sách máy lạnh, dân lạnh sống lưng.
Trả lờiXóaPhát huy sáng kiến này, Bộ Y tế nên phối hợp với Hiệp hội thuốc lá xây dựng những "quán thuốc lá an toàn sức khỏe và tốt phổi".
Trả lờiXóakhông có máy đo cồn thì đo ngực để biết nồng độ cồn ...
Trả lờiXóaLâu lâu lại thấy một chuyện nghe cứ như đùa mà lại không phải đùa thành ra tức như bị bóp d..i.
Trả lờiXóaThà làm trò thằng khôn hơn làm thầy thằng dai. Vậy mà lại phải làm ông chủ của mấy thằng khôn này thì tức thật. Không đọc thì không được, càng đọc càng tức mà không làm gì được dễ bị thần kinh qua.
Cứ một quán có 5 người là giải quyết hết số lao động thất nghiệp của cả nước. Tiền lương thì tính vào hóa đơn dân nhậu. Giải pháp đỉnh cao. Dân nhậu thì có tiền, nuôi người thất nghiệp giúp nhà nước. Mấy bố cũng khôn thật.
Trả lờiXóaCái tầm của bọn lãnh đạo cỡ nầy trở lên ,chắc học bổ túc cũng nhờ người thi dùm
Trả lờiXóaMèng ơi ?
Trả lờiXóaLại ý tưởng là ý tưởng. Ý tưởng làm quán nhậu cho cánh lai xe và hạn chế rượu bia, có xỉn thì có người lái đưa xe đi tiếp. Đúng là trời ơi, sao làm được.
Vấn đề ở đây là "ý thức" người tham giao thông (ô tô, xe máy, xe đạp, đi bộ) không hề có trong tiềm thức và nếp sống của Người Việt XHCN. Đồng thời trong Từ điển Việt Nam chưa có "từ nhường" nên mạnh ai người đó chen lên, kể cả trong công sở. Các nước theo chế độ không XHCN, không như thế. Trong Luật lái xe và Tham gia giao thông qui định rất cụ thể nồng độ cồn (khi thổi kiểm tra) được phép là bao nhiêu phần trăm; quá nồng độ cho phép là thu bằng lái, hoặc buộc lên xe của cảnh sát ngủ, bao giờ hết nồng độ cồn gây nguy hiểm (say rượu là tội giết người) mới cho tiếp tục tham gia giao thông. Nhiều người say rượu bị phạt suốt đời không được cấp bằng lai và lái xe.
Thế đó, họ tiến quá xa; còn ta mạnh ai, kẻ đó vượt lên. Còn khuyê mới có văn hoá giao thông. Các bác ngẫm xem nhé ?
Se co dich vu lai xe dua nguoi va xe ve tan nha cac bac a. chi can goi den trung tam nhu goi taxi la co nguoi den phuc vu, rat an toan nhung gia hoi cao vi nguoi lai thue phai di taxi 2 lan. cai nay nuoc ngoai ho lam ca chuc nam roi...
Trả lờiXóa