Trung Quốc hưởng lợi từ mối bất hòa Nga-Mỹ, sẵn sàng
dùng Nhật Bản làm vật tế thần và bất ngờ tấn công kẻ yếu hơn.
Giữa dòng
Nga-Mỹ
Nga và Mỹ hiện đều là những mục tiêu ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Thế nhưng, những rạn nứt trong quan hệ
Nga-Mỹ ngày càng gia tăng, thậm chí được đánh giá ở mức cao chưa từng thấy kể
từ sau Chiến tranh Lạnh, đang khiến Trung Quốc lâm vào tình thế khó xử.
Cả cuộc khủng hoảng Crimea
lẫn phản ứng của phương Tây đều làm Bắc Kinh thêm lo lắng. Do những quan ngại
bấy lâu về các phong trào ly khai tại Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan, Trung
Quốc không muốn việc Nga sáp nhập Crimea trở
thành một tiền lệ nữa của việc phân tách lãnh thổ sau khi một quốc gia bên
ngoài can thiệp bằng quân sự.
Thêm vào đó, việc phương Tây quyết định leo thang đối
đầu bằng cách áp đặt những lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt với Nga đã khiến
vấn đề trở nên nan giải hơn với Trung Quốc.
Với tình hình của mình, Trung Quốc hẳn không muốn
khuyến khích chủ nghĩa ly khai lan tràn trong hệ thống quốc tế. Nhưng việc Liên
Xô tan rã, liên bang Nam Tư bị chia cắt trong bạo lực, quốc gia Nam Sudan ra
đời và tương lai ngày càng rõ rệt về sự hình thành một quốc gia độc lập của
người Kurd từ các mảnh vỡ của Iraq và Syria, đều đang cho thấy xu hướng mạnh mẽ
này.
Mặt khác, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không muốn
tham gia chiến dịch của phương Tây nhằm chống lại Nga. Nga không chỉ là một đối
tác quan trọng trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), mà Bắc Kinh và Moskva
đang có nhiều lợi ích kinh tế chung quan trọng tại Trung Á và các khu vực khác
trên thế giới. Thỏa thuận khí đốt trị giá khoảng 400 tỷ USD mà hai nước mới ký
kết chính là hình ảnh tiêu biểu của mối quan hệ chiến lược này.
Trung Quốc cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác với Nga do
những vấn đề an ninh sát sườn tại Đông Á. Lo lắng trước những động thái tăng
cường liên tục của liên minh Mỹ-Nhật, quan hệ của Mỹ với Việt Nam, Philippines
và các “đối thủ” khác của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ tại Biển
Đông, Trung Quốc dù muốn cũng không mấy dễ chịu khi góp một tay làm suy yếu Nga
tại thời điểm Bắc Kinh cũng cần sự hỗ trợ của Moskva.
Cũng có những đồn đoán về việc Trung Quốc không hài
lòng khi Nga khuyến khích ly khai tại các vùng lãnh thổ tiếp giáp với Nga, thế
nhưng vì Mỹ và các đồng minh ở Đông Bắc Á, Trung Quốc chưa thể tham gia cùng
phương Tây trừng phạt chống Nga. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi
một lập trường trung gian, thận trọng, tránh xa lánh cả Nga lẫn Mỹ.
Với những sự kiện vừa qua, Trung Quốc có thể đang ngả
hơn về phía Nga bởi họ được hưởng lợi và cũng bởi một lý do khác là tham vọng
của Nga được đánh giá không “đáng sợ” bằng tham vọng của Mỹ. Dù sao, ở thời
điểm này, Nga cũng chỉ được xếp là một cường quốc đang suy yếu và chỉ có thể
tập trung vào các khu vực xung quanh biên giới của mình.
Lưỡng lự với
Nhật Bản
Trong khi khó xử trong mối quan hệ tay ba với Nga-Mỹ,
Trung Quốc cũng đang mắc kẹt trong mối quan hệ với Nhật Bản. Việc đối thoại cấp
cao Trung-Nhật được nối lại bên lề APEC tại Bắc Kinh vừa qua sau 3 năm gián
đoạn đã cho thấy bộ mặt bối rối của Trung Quốc. Bắc Kinh giống như một kẻ giận
hờn bỏ đi nhưng lại tiếc nuối và luôn ngoái đầu nhìn lại.
Hồi tháng Tám vừa qua, tại thủ đô Naypido của Myanmar,
Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hội đàm sau
hai năm gián đoạn. Trong cuộc hội đàm bí mật, Ngoại trưởng Kishida kêu gọi thực
hiện đối thoại cấp cao Nhật-Trung bên lề APEC. Đáp lại lời kêu gọi, Ngoại
trưởng Vương Nghị cho rằng “cho đến nay thì vẫn khó khăn”.
Cho tới nay, hai vấn đề lớn nhất khiến quan hệ
Trung-Nhật đóng băng là tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông và lịch sử,
trong đó có việc giới lãnh đạo Nhật Bản thăm viếng đền Yasukuni.
Không phủ nhận việc Nhật Bản là bên chủ động tổ chức
cuộc gặp giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại
lễ đường nhân dân hôm 10/11, song nó sẽ không thể diễn ra nếu Trung Quốc không
muốn. Hai nền kinh tế lớn thứ nhì và thứ ba thế giới này rõ ràng rất đang cần
nhau. Họ cũng cần nhau để giải quyết một loạt các vấn đề khu vực và quốc tế
khác có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mình, trước hết một Triều Tiên
đang ngày càng tỏ ra “bướng bỉnh”.
Chính vì cả hai đều mong muốn nên chỉ cần động thái
tích cực từ Nhật Bản, phía Trung Quốc đã đồng ý tổ chức cuộc gặp với điều kiện
Thủ tướng Abe phải cam kết rõ ràng về việc không viếng đền Yasukuni – nơi mà
Bắc Kinh cho là đền thờ tội phạm chiến tranh.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo cuộc hội đàm giữa ông
Abe và ông Tập Cận Bình sẽ dẫn tới những thay đổi “bước ngoặt” trong quan hệ
song phương. Trung Quốc đang cần một “đối thủ” thậm chí một “kẻ thù” để che mờ
những vấn đề nội bộ.
Sự
thật thì trong nhiều tháng qua, các bài chỉ trích Nhật Bản xuất hiện trên các
phương tiện truyền thông Trung Quốc hầu như hàng ngày và người tiêu dùng Trung
Quốc tẩy chay một số hàng hóa của Nhật Bản. Khi cần, Trung Quốc rất có thể lại
làm nóng lên vấn đề tranh chấp lãnh thổ và lịch sử, sẵn sàng hi sinh một số lợi
ích kinh tế để giải quyết tình hình nội bộ.
Nếu kể thêm cả Ấn Độ, thì Trung Quốc đang bất hòa với
các cường quốc chủ chốt trong khu vực và thế giới. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ
tiếp tục các bước đi chiến lược, trong đó có việc giải quyết mối quan hệ với
các nước này, để đạt được mục đích của mình (Giấc mơ Trung Hoa). Thế nhưng,
điều đáng lưu ý là theo thói quen được “binh pháp” cha ông để lại, Trung Quốc
sẽ “giả trá” để né đối thủ “hùng mạnh” rồi bất ngờ tấn công đối thủ yếu hơn.
Bảo Minh/ĐVO
----------------
Lúc đó, vùng xưa kia là Trung Quốc đã chia năm sẻ bảy, thành một số quốc gia mới. Dĩ nhiên là không còn CNCS ở đây.
Trả lờiXóa(Người đến từ tương lai)
Nói đúng rồi đấy , làm thôi , đừng giống ông Trọng TBT và ông BT bộ QP Phùng mang tượng đái , dân đen chúng tôi " tâm tư" lắm !
Trả lờiXóabản chất t/q là bành trướng,tên nước là trung hoa đã nói lên đủ ý nghĩa của nó.các nước chơi với tàu họ cũng hiểu cả nên rất cảnh giác,chỉ vn đã dại dột tự nguyện ngả vào vòng tay của tàu và đem sổ đỏ biển dảo ,đất trời thieng liêng của tổ tiên giao
Trả lờiXóacho tàu.chẳng biết khi nào mới chuộc toàn vẹn chủ quyền tổ quốc về được,hay để đời cháu chắt làm nô lệ trả nợ sao!
3 cường quốc này,thật lòng mà nói,đếch có thằng nào tốt,nhưng chân thành mà nói rằng Mỹ đàng hoàng nhất trong 3 thằng,Mỹ chưa hề lấn chiếm đất,biển của ai // trong khi đó Trung quốc là thằng hung hãn,ăn gian,xảo quyệt nhất,nó chiếm từng hòn đất từng viên đá của bất cứ nước nào yếu hơn,nó giựt từng con cá con tôm của người hàng xóm,học thuyết ăn cướp của thằng mọi này có tính cách xuyên thời gian hàng nhiều ngàn năm nay rồi // thằng Nga cũng giống như thằng Tàu nhưng đở hơn một tí,thằng Nga không có "học thuyết ăn cướp" như thằng Tàu !
Trả lờiXóaTóm lại là:
Trả lờiXóaTàu Khựa không có và không bao giờ có BẠN thực sự!
(mà hình như cái khái nhiệm "hữu nghị" giữa các quốc gia là quá xa xỉ và viển vông).
Chả lẽ công thức 4+16 của VN với Tàu là thật?
Các bác không để ý là: 4+16=20 à. Tức là năm 2020 Việt Nam sẽ là một khu tự trị của Trung Quốc theo mật ước Thành Đô phản quốc.
XóaTrung Cộng muôn đời cũng chỉ là vỏ thôi...
Trả lờiXóaThủ:
Trả lờiXóa- Tình hình Biển Đông vẫn phức tạp.
Các nguyên thủ trong Hội nghị APEC:
- Biển Nam Trung Hoa chả có gì mới...
???