Trang BVB1

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Quan hệ Việt - Nga trong thời điểm đặc biệt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
và Tổng thống Nga Putin.
                                            Ảnh: Itar-tass
Ngày 25/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến TP. Sochi - phía Tây Nam nước Nga, nơi Tổng Bí thư hội đàm với Tổng thống Nga Putin, hội kiến Thủ tướng Nga Medvedev, Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất.
Việc Tổng thống Putin và Thủ tướng Mevedev đều gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Sochi, địa điểm chỉ dành đón tiếp những nhà lãnh đạo các nước lớn và đối tác quan trọng trên thế giới; các nhà lãnh đạo nước ngoài thân thiết đối với nước Nga, cho thấy sự coi trọng và tình cảm sâu sắc mà các nhà lãnh đạo Liên bang Nga dành cho Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư - nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nội dung hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Putin tập trung đánh giá những hoạt động hợp tác song phương thời gian qua, trong đó có việc rà soát thực hiện các thoả thuận cấp cao, tiến độ triển khai các dự án lớn giữa hai nước; trao đổi ý kiến về phương hướng lớn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi phương diện, từ chính trị đến kinh tế-thương mại, đầu tư, năng lượng, dầu khí, điện hạt nhân, an ninh, quốc phòng và nhiều lĩnh vực khác; thúc đẩy sự hợp tác giữa các địa phương hai nước; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, phối hợp hành động giữa hai nước trên trường quốc tế; trao đổi về tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga và tăng cường các hoạt động giao lưu giữa nhân dân hai nước…
                                 *         *        *
Hiện nay và trong tương lai lâu dài về sau, các mối quan hệ Việt - Nga, đang đòi hỏi phải tăng tốc hơn nữa, đổi mới về hình thức, làm sâu sắc về nội dung.
Nhận lời mời của Tổng Thống Nga V. Putin, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm chính thức LB Nga. Đây là chuyến thăm LB Nga đầu tiên của ông trên cương vị là Tổng Bí Thư của Đảng.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nước Nga đang triển khai chiến lược tăng cường quan hệ trên hướng phía Đông với các nước Châu Á nhằm làm giảm thiểu sức ép của "lệnh trừng phạt" của Mỹ và Tây Âu ở phía Tây đối với Nga do vấn đề Ukraina. Đồng thời chuyến thăm được thực hiện sau khi quan hệ Việt - Nga đã được nâng lên một mức mới - quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ tháng 7/2012.
Điểm lại những mốc chính trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và LB Nga trong hơn một thập kỷ qua, thấy rằng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3/2001, Tổng thống V. Putin đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một vị Nguyên thủ Quốc gia Nga đến Việt Nam. Và cùng với việc ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt, chuyến đi đó đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển quan hệ hai nước: quan hệ của các đối tác chiến lược.
Sau hơn một thập kỷ hai nước có nhiều nỗ lực to lớn nhằm triển khai mạnh mẽ mối quan hệ song phương cả về bề rộng lẫn bề sâu, quan hệ Việt - Nga đã được nâng lên một tầm cao mới - Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, điềuđã được ghi nhận trong Tuyên bố chung do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thống V. Putin cùng ký cuối chuyến thăm của Chủ tịch  đến LB Nga vào tháng 7/2012.
Giữ gìn và phát huy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc khởi nguồn từ đầu thế kỷ 20, được thử thách và tôi luyện qua các cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - LB Nga ngày càng được củng cố và phát triển trên các nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nướcvì hòa bình, an ninh ở khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Sở dĩ có được như vậy vì mối quan hệ song phương Việt-Nga hiện nay được dựa trên những cơ sở vững chắc sau đây:
Một là, Sự tin cậy - đặc trưng quan trọng hàng đầu
Các cuộc gặp cấp cao của lãnh đạo hai nước đã thường xuyên diễn ra. Từ năm 2001 đến nay, Tổng thống V. Putin đã thăm Việt Nam tới 03 lần, cựu Tổng thống và nay là Thủ tướng D. Medvedev đã thăm nước ta 02 lần, còn các nhà lãnh đạo ở các cấp khác nhau của cả hai nước thường xuyên gặp nhau để trao đổi về tình hình hợp tác và bàn những biện pháp nhằm đẩy nhanh sự hợp tác hơn nữa. Riêng hai bộ ngoại giao của hai nước có cơ chế gặp nhau thường xuyên hàng năm ở cấp thứ trưởng ngoại giao để trao đổi về những vấn đề chiến lược và phối hợp trên trường quốc tế.
Khác với các giai đoạn trước đây, đặc điểm nổi bật của mối quan hệ song phương Việt-Nga từ sau khi Liên Xô tan rã là nó đã có sự thay đổi tổng thể,  không còn dựa trên cơ sở của ý thức hệ nữa mà là trên nguyên tắc tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi.
Nguyên Tổng thống và đương kim Thủ tướng Nga D. Medvedev đánh giá: "Nga và Việt Nam là những người bạn thân thiết và là đối tác chiến lược của nhau". Tiến sỹ Gregory Lokshin, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế người Nga nhận xét về tính chất của mối quan hệ Nga-Việt hiện nay: "Đó tuyệt nhiên không phải là liên minh quân sự. Đó là sự phối hợp hành động chung, thống nhất nỗ lực chung theo những mục tiêu xây dựng phát triển chung, tìm ra giải pháp cho những vấn đề chung, cùng đối phó với những thách thức chung của thời đại".
Quan điểm của Nga về vấn đề giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại Châu Á -TBD nói chung và Biển Đông nói riêng đã được thể hiện rõ trong Tuyên bố chung trong chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 7/2012 như sau: "Hai Bên cho rằng các tranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác tại không gian Châu Á-TBD cần được giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện hành, nhất là Hiến Chương LHQ và Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Hai Bên ủng hộ việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và tiến tới sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông".
Hai là, Cùng có lợi - nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ
Hiện nay kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Nga vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ vào khoảng gần 4 tỷ USD, nhưng đó là bước tiến lớn nếu so với khoảng 200-300 triệu USD vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Đồng thời hai bên đặt mục tiêu phấn đấu để đến năm 2015 đạt 5 tỷ và năm 2020 đạt 10 tỷ USD.
Đi sâu phân tích chúng ta có thể thấy rằng cơ chế của mối quan hệ này đã được thay đổi một cách căn bản, từ chỗ xin-cho, một chiều từ phía Liên xô/Nga trước đây, nay là bình đẳng, có đi - có lại, hai chiều cùng có lợi. Cơ chế này đã bắt đầu vận hành có kết quả, điển hình là trong lĩnh vực dầu khí, khi Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư vào khai thác một số mỏ dầu ở vùng Si-bi-ri LB Nga.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng sự hợp tác Nga-Việt còn được thể hiện trong những lĩnh vực "nhạy cảm" như an ninh, quốc phòng. Liên Xô trước đây, và nước Nga hiện nay vẫn là đối tác đáng tin cậy của chúng ta trong việc cung cấp những phương tiện cần thiết, kể cả tầu ngầm, để bảo đảm an ninh cho Việt Nam.
Đồng thời, cũng chính nước Nga sẵn sàng hợp tác với chúng ta trong các lĩnh vực khoa học-công nghệ mới như xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học Việt Nam có trình độ cao để có thể tự quản lý, điều hành những cơ sở quan trọng tầm quốc gia và quốc tế này.
Một vấn đề quan trọng nữa của  bất cứ cuộc gặp cấp cao Việt-Nga nào cũng được đề cập, đó là vấn đề cộng đồng người Việt ở LB Nga và cộng đồng người Nga ở Việt Nam. Lãnh đạo hai nước nước ghi nhận sự đóng góp to lớn của các công dân Việt Nam đang làm việc và học tập tại Nga và của công dân Nga đang làm việc và học tập tại Việt Nam vào việc duy trì và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước, hai dân tộc; thoả thuận tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nga và cộng đồng người Nga tại Việt Nam học tập, làm việc ở mỗi nước, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga.
Hiện nay và trong tương lai lâu dài về sau, các mối quan hệ Việt - Nga, đang đòi hỏi phải tăng tốc hơn nữa, đổi mới về hình thức, làm sâu sắc về nội dung để đưa mối quan hệ song phương Việt-Nga lên tầm cao mới, nhằm đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và ổn định trên thế giới.
Dưới góc độ đó, chuyến thăm LB Nga của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mang ý nghĩa hết sức to lớn: khẳng định sự tồn tại khách quan, bền chắc và hiệu quả của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga được thực hiện từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu mới của sự hợp tác này cho các giai đoạn tiếp theo, trên cơ sở đó khắc phục những khó khăn, tồn tại, nhất là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga.
Lê Thanh Vạn (Học viện Ngoại giao)/VnN
----------------

25 nhận xét:

  1. Mình cứ phọt phẹt thuộc lòng mấy câu kinh kệ , thần chú "khoa học biện chứng" giáo điều Mác - Lê , ấy thế tớ có vệ sĩ riêng , bác sĩ riêng này và trợ lý cả đống ,mà đi đâu tớ cũng có một đoàn quan chức cấp cao tháp tùng này , được vỗ tay nhiệt liệt này. Lại còn được nước bạn tiếp đón như VIP chính hiệu nữa chứ . Sướng thật !!!. Sướng thật !! Hạnh phúc thật !!!

    Tớ cứ sướng thế này là được rồi , Còn mặc kệ cái đất nước và nhân dân VN . Tớ cứ sướng thế này thì cần đếch gì phải đổi mới thể chế . Cứ hô hào xây dựng CNXH , đến 100 năm ,chứ 1000 năm nữa cũng phải theo đuổi . CNXH muôn năm !!!. CNXH muôn năm !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay,bình luận khá đắt! Thích nhất là câu: Cứ hô hào xây dựng CNXH, đến 100,chứ 1000 năm nữa cũng phải theo đuổi.

      Xóa
    2. Tớ cũng thích như thế nhưng khổ nỗi tớ là phe các thế lực thù địch nên có cơm ăn là thấy cũng may lắm rồi. Tớ cũng muốn sang nga vì nga đang bị cô lập và đang cần đến tớ, thường thì phường cơ hội du thủ du thực lại rất cần đến nhau.

      Xóa
    3. Nhưng Dân muốn biết : Những chuyến đi chơi ngông- thăm và làm việc như thế này ''TỚ'' mang lại những kết quả gì hậu quả ra sao và tiêu hết bao nhiêu VND trong khi 'Đồng Bào' còn thiếu ăn đối rét....???
      NGLUY

      Xóa
  2. Thang dan don nay di tham nga cu thay o dau co vong hoa la lao den ro ram chinh sua lam nhu ta la nguoi chu dao can than lam. Kg ai chu dao hon minh. Dung la than kinh chinh tri.doc mac mao nhieu qua bi roi loan hanh vi.roi loan cam xuc.giong nhu " Em bi than kinh.Dung gheo em".

    Trả lờiXóa
  3. Má tôi, CB miền Nam tập kết, từ những năm 1960 đã đọc sấm truyền "Giặc Tây giặc Mỹ giặc Tàu. Đuổi giặc đi rồi ta lại đánh ta". Bà còn nói: "Thế sự xoay vần. Mai sau Việt Nam và Liên Xô sẽ đánh nhau to!". Tôi cười, cho rằng bà lẩn thẩn. Bà bực mình: "Mày con nít, biết cái gì!"
    Nay thấy bà bắt đầu đúng...

    Trả lờiXóa
  4. Có thể nói chắc một điều :VÌ SỰ TỒN VONG CỦA ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP(vai trò lãnh đạo độc tôn)ĐCSVN SẴN SÀNG BẮT TAY VỚI MỌI THẾ LỰC (bất chấp là phản lại văn minh nhân loại;hay an nguy của đất nước,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia).Đó cũng là LÍ DO VN và NGA ve vãn lẫn nhau ,còn thực tế NGA không thua gì bản chất anh TQ như mọi người từng biết:Ucraina là một ví dụ!.

    Trả lờiXóa
  5. Putin đang cô đơn
    muốn có người chia sẻ
    có ai ngoài Trọng bí
    lú càng quý chứ sao
    nghe chỉ biết gật đầu
    kha ra sồ ô kệ

    Trả lờiXóa
  6. Nếu trao đổi chỉ có vậy thì 'Meo" phát được rồi, rõ là thích rình rang.

    Trả lờiXóa
  7. Toàn nguyên tắc này nọ một là hai là mà ở đâu,với ai cũng đều đúng cả ,không thấy thực tế ký kết được thỏa thuận hay hiệp ước hợp đồng nào ...Vậy là sang thăm để an ủi Nga đang bị bao vây cấm vận à?

    Trả lờiXóa
  8. Theo như tinh thần của bài viết này thì chuyến thăm Nga của ông TBT Nguyễn phú Trọng
    được Nga đánh giá rất cao ( biểu hiện qua việc TT Putin , thủ tướng Medvedep đón tiếp ông tại Sochi ) ! Thôi , có lẽ nên bỏ cái trò " tung hứng " , " ngợi ca quá đà " đi là vừa rồi . Tôi thấy các bài viết theo kiểu " tự sướng " này xuất hiện mỗi khi ông Trọng đi thăm một nước nào đó , và rồi lại rêu rao " mình có thế nào thì họ mới mời mình chứ ? " , quả thực thấy rất buồn cười . Vấn đề ở đây là ông đi thăm các nước như Nga ( hiện nay ) và một vài nước ông đi thăm trước đây đã giải quyết được vấn đề gì quan trọng cho đất nước ? ( chính trị , ngoại giao , kinh tế ) Hay là ông đi chỉ là để rao giảng về chủ nghĩa này nọ ( chủ nghĩa Mác - Lê ) ... Kể cả khi ông đã được Vatican tiếp đón thì đâu có gì gọi là thành quả của chuyến thăm ? Ở trong nước ông cũng chẳng thể hiện được " tài năng " của mình gọi là " dấu ấn " cho NƯỚC cho DÂN . Ông phát biểu lúc thì " phải " lúc thì " trái " , không có gì là rõ ràng . Ông chỉ tạo ra sự hoài nghi cho dân chúng ví như ông nói về chống tham nhũng ( nào là phải tình đồng chí anh em kẻo gây thù oán , nào là Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ , nào là đánh chuột nhưng không để vỡ bình , nào là đến cuối thế kỷ này đã chắc gì đã có CNXH hoàn thiện ở VN ... ) ! Người dân chẳng hiểu thâm chí rất hoài nghi về thái độ , tinh thần của ông qua những phát biểu cũng như việc làm của ông . Ông bày ra hai cái Ban ( nội chính TƯ và ban kinh tế TƯ ) vậy thì hai cái ban này từ khi nó được sinh ra nó đã làm được những gì , đã diệt được " bầy sâu " nào chưa ? đã kiến tạo gì cho nền kinh tế nước nhà ? Hay chỉ bày ra cho " thêm mâm thêm bát " ?
    Vì vậy , với những chuyến thăm của ông đến các nước , người dân chúng tôi chẳng mấy quan tâm thậm chí giới truyền thông cũng " hết sức kiệm lời " vì thực ra nó chẳng giải quyết được cái gì cho " ra tấm ra món " ! Xin các vị hãy bỏ bớt đi cái trò " tung hứng và tự sướng " cho dân nhờ , chán lắm rồi !

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thì nghĩ rằng Pu tin phải tiếp tổng trọng ở điện Kremlin mới là tôn trọng .Đằng này ,tôi đang nghỉ ở nhà ,anh cần gặp thì đến .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xưa nay văn học ca ngợi Mẹ Việt nam, tôi thấy rất dịu dàng, và tôi không bao gới quên hình ảnh Mẹ Việt nam cao quý, mẹ là phái nử, là con gái.Nhưng tại sao hết thằng này, thằng nọ đem bán mẹ không thương tiếc.Gái chớ lấy 2 chống cơ mà, tay phú trọng xem ra đần thấy mụ nội.Ai mà tiếp ở Kremlin, tổng thống chứ đâu phải là chuyện chơi đâu, còn cái tay phú trọng chức năng gì trời biết

      Xóa
  10. Tớ là nhất làng.

    Trả lờiXóa
  11. Tỉnh hình này,không hẹn mà nên,chủ nghiĩa CS.
    có điều kiện để đội mồ sống lại với Tàu coi như
    nhân vật chính của vở kịch,với Nga coi như đòn
    trả thù phương tây và với CsVN.coi như là chổ
    bảo kê vững chắc cho tham vọng tiếp tục "đè đầu
    cỡi cổ" nhân dân mình. .

    Trả lờiXóa
  12. Anh Vạn ơi! 12giờ 50 ngày 23/11, ông Trọng cùng 2 Phó Thủ tướng và một số Bộ trưởng đến Mát mà mãi tới tối 25 mới tiếp ở Xô-chi (bờ Biển Đen), cách Mát hàng ngàn cây số, là sao hả anh? Có cái Lễ tân nhà nước nào kì lạ như vậy? Rồi từ đó, ông Trọng và đoàn ta đi đến Bê-la-rút. Ai tiễn đoàn ta sang đó, anh Vạn?

    Trả lờiXóa
  13. rất vui và rất trớ trêu là một ông cường quốc hạt nhân lại tiếp một ông không đầu vì theo ông butin : 20 tuổi không theo cncs thì không có trái tim,mà 40 tuổi còn theo cncs là người không có cái đầu.vậy lại nói chuyenj được với nhau thì cũng lạ.nhưng dù gì cũng mong làm sao dân 2 nước đỡ khổ, 2 nước khác nhau nhưng dân còn khổ như nhau,mong khá lên lắm hai vị ơi.

    Trả lờiXóa
  14. Đây là một hành động ngoại giao dở nhất của tổng Trọng .
    -Dưới con mắt của EU : VN là tên láu cá theo voi ăn bã mía .
    -Dưới con mắt của Nga :VN là lũ tiểu nhân cố đấm ăn xôi .
    -Dưới con mắt của TQ :VN là tụi hèn nhát thấy voi đú chuột trù cũng đú .
    -Dưới con ma91t của Mỹ : VN là tên hề đần độn nhất .
    -Dưới con mắt của thế giới :VN là đất nước của xảo trá.ko thể tin cậy

    Trả lờiXóa
  15. Việt Nam ‘phản đối trừng phạt Nga’, tin từ BBC.

    Ôi, ông tổng lú. Một câu nói của ông ta thôi có thể làm hại toàn dân VN. Có khi EU và Hoa thịnh đốn thấy ức chế lại quay sang trừng phạt thêm cả VN, với những lệnh cấm vận khắc nghiệt và mạnh bạo hơn so với Nga.

    Trả lờiXóa
  16. Vẫn là cho "thằng nhỏ" vay tiền để lợi dụng thôi.
    Tư bản nó còn xóa nợ cho VN, chứ thằng Liên Xô cũ này đừng hòng trông mong gì vào "lòng tốt" của nó. Nó đòi quyết liệt thật sự!

    Trả lờiXóa
  17. Chỉ là NƯỚC CỜ TÀN của CNXH,theo "tư duy" cổ:"CHẾT MỘT ĐỐNG CÒN HƠN SỐNG MỘT NGƯỜI".Là "chùm" kế tiếp thừ 2(và có lẽ cũng là cuối cùng) sau sự kiện đông âu vào những năm cuối TK 20!?.

    Trả lờiXóa

  18. Chiến dịch "Đại Đông Á" bắt đầu với sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc nay thêm Việt Nam. Giống như thời thế chiến thứ 2 của Nhật liên kết với Đức và Ý Đại Lợi. Nhưng Việt Nam chỉ là con Châu Chấu bám vào Trung Quốc nay vào Nga. Để đất nước Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc để hai bên cùng có lợi trên tinh thần vừa hợp tác vừa đấu tranh.
    "Mất mẹ nó nước Việt Nam"

    Trả lờiXóa

  19. Chiến dịch "Đại Đông Á" bắt đầu với sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc nay thêm Việt Nam. Giống như thời thế chiến thứ 2 của Nhật liên kết với Đức và Ý Đại Lợi. Nhưng Việt Nam chỉ là con Châu Chấu bám vào Trung Quốc nay vào Nga. Để đất nước Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc để hai bên cùng có lợi trên tinh thần vừa hợp tác vừa đấu tranh.
    "Mất mẹ nó nước Việt Nam"

    Trả lờiXóa
  20. Cô đơn tìm cô đơn để tâm sự. Giấc mơ Trung Hoa vỡ vụn, tìm đến thiên đwờng bạch dương ngắm tuyết. Cũng hay. Nhưng vừa rồi ông bạn Nga bán vũ khí đắt mà chất lượng kém nên phải cho quân đi tìm nguồn của bọn giãy chết.

    Trả lờiXóa
  21. "Quan hệ Việt - Nga trong thời điểm đặc biệt "
    Có thời điểm nào mà không đặc biệt đâu? Vả lại VN "quan hệ" với tất cả các nước trên thế giới mà! Vừa hợp tác vừa chửi nhau! Có chó nó tin vẹm!

    Trả lờiXóa