Trang BVB1

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Chạy việc: “Bài ca người giáo viên nhân dân”

Nếu nghề giáo là lựa chọn của yêu thích, thì đi dạy là lựa chọn giữa giành giật cơ hội, là quỳ gối để được theo nghề.
Năm 2013, cả nước có 62 trường Đại học, Cao đẳng sư phạm. Mỗi năm cho ra hàng vạn giáo viên, chưa kể các lớp cử nhân các ngành liên quan học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để theo nghề giáo. Thế nhưng, lượng giáo viên về hưu hằng năm lại chỉ bằng 1/10, 1/20 so với con số đó, số trường mới nằm trong hệ thống tiểu học – trung học mở ra không nhiều. Dẫn đến cung hơn cầu, và từ đó đưa tới hiện tượng quen thuộc trong hệ thống giáo dục - nhà giáo tương lai buộc phải chạy việc.
Chạy việc nằm trong diện tiêu cực, tham nhũng giáo dục, so với các hình thức khác như: thu phí và các khoản đóng góp trái phép, mua bán điểm/ bằng cấp, biển thủ và sử dụng sai ngân sách giáo dục; tham nhũng trong luân chuyển/ điều chuyển giáo viên, học thêm/dạy thêm, tham nhũng cơ bản trong xây dựng trường học, in ấn sách giáo khoa hay mua sắm trang thiết bị dạy học, bệnh thành tích qua khen thưởng/ danh hiệu, ăn chặn tiền hỗ trợ cho học sinh (vùng sâu/xa/hải đảo)... thì nó mang tính nhân-quả, tạo ra cái vòng tròn khép kín trong tiêu cực và tất nhiên hệ quả là sự di hại rất lớn về sau. Chính nó (chạy việc) là cái gốc là bẩn sự liêm chính, công bằng trong giáo dục, làm suy yếu giá trị sống, nghề nghiệp của người giáo viên. Chính nó là bước đầu để biến giáo viên thành nạn nhân của cơ chế và dẫn đến việc người giáo viên sẽ là thủ phạm trong việc tiến hành các hành vi tham nhũng đối với học sinh, phụ huynh.

Hình thức này xuất hiện khi một địa phương bất kỳ không cân đối được chỉ tiêu biên chế và nhu cầu của trường, dẫn đến việc lựa chọn và tuyển dụng giáo viên không còn dựa trên cơ sở cạnh tranh và năng lực thực sự, mà phụ thuộc vào hoàn toàn vào hội đồng tuyển chọn.
Chạy việc cũng theo thời giá, ví như vùng 2 nông thôn (2NT) thì mất 70-80 triệu đồng (Việt Nam), thành phố thì mức giá trên 100 triệu đồng, còn những vùng sâu – vùng xa, hải đảo thì giá chạy còn cao hơn nhiều (do tính phụ cấp vùng miền của nó đẩy lương giáo viên lên rất cao). 
Từ hợp đồng trường 10 – 20 triệu, đến hợp đồng sở 70-80 triệu, đến biên chế trên 100 triệu. 
Chính yếu tố chạy việc này đã làm vô hiệu hóa lá chắn mang tên “hộ khẩu”, nhưng lại làm nảy sinh ra thêm việc “chạy hộ khẩu” để được hưởng quyền ưu tiên trong tuyển dụng giáo viên.
Nhà giáo vốn được học về sự trung thực, nhưng khi bước ra trường, họ đối diện với sự cô lập nếu tiếp tục giữ sự trung thực đó. Cơ chế xã hội đã dạy lại cho họ bài học về việc biết quỳ gối và dùng tiền bôi trơn quan hệ hay đúng hơn là biết cúi đầu, khụy gối luồn lách.
Những ai không tiền nhưng yêu nghề thì phải làm đủ việc để tích góp tiền chạy việc, bao gồm cả đi làm công nhân trong các khu công nghiệp, chế xuất. Nên mẫu số chung các cử nhân sư phạm khi ra trường thường phải chờ từ 1-2 năm mới chính thức được bước vào môi trường giáo dục. 
Kể cả khi có tiền rồi thì phải lo tìm các mối quen, gửi ít chỗ này, ít chỗ kia. Có tiền, thì cũng phải có người quen sơ đến quen thân để gửi gắm, nhiều cử nhân sư phạm mới ra trường, lơ ngơ tin tưởng “ông X quen với trưởng phòng giáo dục huyện, bà Y là hiệu trưởng của trường…” mà bị mất tiền, chỉ biết méo miệng mà khóc không nên lời. 
Các cử nhân sư phạm ra trường hầu hết đối diện với thực tại phũ phàng đến thế.
Ngay cả khi vào đến trường, nhưng tiết dạy không đủ (dẫn đến hệ số lương thấp, nhất là đối với diện hợp đồng) thì lại tiếp tục đút lót để được dạy, nhằm kiếm thêm phụ cấp. Hiện tượng này xảy ra phổ biến đối với giáo viên môn xã hội (Văn, Sử, Địa, Công nghệ, Giáo dục công dân, thể dục). Và một khi họ đã được ổn định trong môi trường giáo dục, thì nạn năm xưa trong tiêu cực giáo dục lại tìm cách thu hồi vốn thông qua nhận nâng điểm, ưu ái học sinh, tăng cường dạy thêm và liên kết tham nhũng trong quản lý…
Ngày xưa, những sinh viên sư phạm còn cao giọng hát vang “Bài ca về người giáo viên nhân dân” thì đến bây giờ, kẻ tủi hổ xót xa, người nhanh nhạy lo lót, cả hai đều yêu cái nghề gieo chữ, nhưng xã hội buộc họ phải lựa chọn một con đường duy nhất để theo nghề - chạy việc.
Đó là bĩ kịch nhà giáo trong cơ chế “xin-cho” này. Và đó là lý do vì sao nạn tiêu cực/ tham nhũng trong giáo dục vốn làm xói mòn niềm tin của cộng đồng đối với nền giáo dục lại không thể giải quyết triệt để, tận gốc. Dù rằng, bao năm qua, các khẩu hiệu, phong trào chống tham nhũng trong giáo dục luôn được nhấn mạnh và phát động rầm rộ.
Hòa Cầm/VNTB
 
--------------

17 nhận xét:

  1. Đọc báo thấy "Nghị quyết 29 -NQ/T.Ưthể hiện quyết tâm chính chị rất cao của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo..."
    Mà sao thấy như nghe Vẹt gào lên trong khu rừng đầy lâm tặc?!

    Trả lờiXóa
  2. không có giá dưới trăm triệu đâu!không riêng gv mà các ngành khác có tý hơi nhà nước là phải tiền yến. cũng do tâm lý dựa nhà nước tuy lương ít nhưng dạy thêm,chữa bệnh thêm,làm dịch vụ ngoài giờ hay đòi hỏi tiền trắng trợn của địa chính,csgt...nên ai cũng đua vào nhà nước.

    Trả lờiXóa
  3. Muốn dạy HS hướng tới sự tự do trong trách nhiệm với bản thân, GĐ và XH thì người GV phải là người tự do trong Công việc và nghĩa vụ. Nhiệm vụ GD quan trọng nhất là ổn định XH dưới con mắt của người quản lí XH, thì GV cũng chỉ là công cụ mà thôi. người GV giỏi là người vừa là người giảng dạy tốt HS vừa là người phải biết vâng lời quản lí. Làm người GV như vậy thật khó. Nên đừng yêu cầu người GV như là nhà khoa học quá nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi biết ở Thanh hóa,vợ bạn tôi và một số người khác là giáo viên trong biên chế rồi, từ huyện chạy về thành phố cũng mất hai trăm triệu chứ 1 trăm không xong đâu.Còn sv sư phạm ra trườngdạy hợp đồng muốn vào biên chế cũng cỡ 5 năm lương không ăn dồn lại,chờ dăm bảy năm mới có thể vào biên chế.Bộ máy quyền chức như con thuồng luồng khổng lồ nuốt hết tất cả.Đó là các đồng chí đảng viên ngồi ở những chỗ ngồi quyền cao chức trọng rất say mê vặt lông đồng loại do cơ chế ban cho họ có quyền như vậy.

    Trả lờiXóa
  5. Người đại diện cho chính phủ nói ...'đến năm 2010 người GV sống được với mức lương ??? Mà còn đánh trống bỏ rùi thì đòi hỏi GD phát triển ngang các nước Âu Mĩ là điều k tưởng? VN thời hậu CS ngành nghề nào cũng bi bét bết bát cả thàng tích danh hiệu thì kêu như chuông ? GD cũng chỉ là 1 bộ phận của XH? XH có những tốt đẹp xấu xa gì gì... GD k thể đứng ngoài!!!
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thất nghiệp đã 5 năm mà cũng không xin nổi. Đành phải bỏ nghề. Tôi thấy chán ngán cái xã hội này khủng khiếp. Thôi thì làm anh nông dân không màng danh vọng nua.

    Trả lờiXóa
  7. Cơ chế xin cho Đảng nắm quyền
    Thế quyền phân bổ mặc sức riêng
    Cha truyền con nối trong tay Đảng
    Thủ phận Dân đen đứng ở ngoài
    Thủ tục nhiêu khê thời Cộng Sản
    Dân tình thất nghiệp chớ than vang
    Vẫn còn Đảng Cộng trên Đất Việt
    Kiếp mạc Dân đen mãi cúi lòn

    ĐVK

    Trả lờiXóa
  8. Mấy anh "nhân dân": Công an nhân dân, quân đội nhân dân, giáo viên nhân dân, bây giờ anh nào cũng phải "chạy", chạy căng và tốn kém.
    Quân đội nhân dân chỉ một bộ phận phải chạy, đó là chạy vào chuyên nghiệp, vào sĩ quan.
    Công an nhân dân thì chạy tuốt. Có anh phải chạy từng công đọan, chạy vào nghĩa vụ rồi chạy tiếp đi học hạ sĩ quan, sĩ quan rất tốn kém.
    Nói chung công an bộ đội chạy tốn hơn nhiều lần, bởi lương cao, có nhiều ưu đãi, lon lên đều đều, 10 năm đã là úy tá, về hưu được hưởng nguyên lương một năm, chao ôi, giấc mơ vàng chỉ dành cho nhà có điều kiện.Con cái nông dân cu li chỉ có nằm mơ.
    Còn giáo viên nhân dân: Chạy vào trường, chạy ra trường, chạy hợp đồng, chạy biên chế, nhiều công đoạn và cực nhiêu khê.
    Tại sao lại chạy vào trường? chắc bạn hỏi thế: Xin thưa rằng, những năm gần đây, học sinh khá và giỏi ít thi vào trường sư phạm, chỉ học sinh làng nhàng cho nên muốn đậu phải chạy. Cũng may, nhờ ông Nguyễn Thiện Nhân sớm nhìn xa trông rộng, mở ra nhiều trường đại học, cao đẳng và hầu như trường nào cũng có khoa sư phạm, nên việc chạy vào trường không đến nỗi khó.
    Đang học, đã phải tích lũy, người khôn ngoan có thể chạy luôn cả kết quả học tập, làm cái bằng loại giỏi cơ may được ưu tiên; vì thế những năm gần đây tỷ lệ học sinh loại giỏi tăng đều. Nếu không tìm đường chạy hợp đồng để ra trường cơ bản lót ổ xong; nếu ai bố mẹ tài hèn sức mọn coi như học cho vui, về nhà chăn lợn. Chạy được hợp đồng lại chạy biên chế. Nếu may mắn dạy ở vùng khó khăn có ưu đãi mất khoảng 5 năm lương, nếu không phải 10 năm, mất toi 1/3 thu nhập cả đời.
    Nhưng học dốt, không đi dạy thì làm cái gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất may là giá gạo còn rẻ khoảng 10 000 đ/ kg. Người nông dân VN rất giỏi có công lớn nuôi XH này ổn định và phát triển. Nếu không thì rât đói và dẫn đến bạo loạn. Không biết sẽ xảy ra chuyện gì? Có câu nói “ Nếu anh không biết đói là ntn thì anh chưa bao giờ bị đói”. Có thể rất khủng khiếp nếu ND bị đói lần nữa và xảy ra cách mạng lần nữa.

      Xóa
  9. Ở Đồng Nai ngày 20-11 còn có 1 gói quà đặt trước cửa làm chết người khu Thầy cô giáo nội trú ở nữa kia, xã hội này loạn hết cả rồi!

    Trả lờiXóa
  10. Cảm ơn bài viết của Hòa Cầm và trang BVB.
    Tôi ở Thanh hóa đây. 200 hay 300 triệu đồmg để vào biên chế nhà nước là có thật.
    Cháu tôi công tác ở miền núi hơn 20 năm, xin chuyển về xuôi năm 2010 phải bôi trơn 60 triệu đồng
    Không có tiền và không có cửa thì các con cháu nhà ta nghỉ cho khỏe nhé
    Phải chăng đó chính là tính ưu việt của chế độ XHCN. ở VN ???


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. XHCN là thế đấy, các cụ đã 60 tuồi hoặc hơn mà còn minh mẫn bám cái ghế gắn bê tong, thế nhưng mới có gần 40 tuổi mà ngu rồi, vì vây trên báo tuyễn dụng nhan nhãn tuyển tuổi 25-30 mà chân dài càng tốt.Đừng có mơ nửa, làm cu li xe kéo khõe hơn,buồn ghê khi biết mình làm chủ, nhà nước là đầy tớ

      Xóa
  11. Nghề giáo là nghề không lương không lậu mà còn vậy. mất cả trăm triệu chạy vào biên chế mà lương có 2 triêu một tháng không đủ tiền xăng.cũng tại nhiều người quá ảo tưởng vào việc học hành trong cái chế độ này.em sinh viên năm cuối ky thuật tàu thủy bỏ về nuôi bò thấy còn khá hơn nhiều thằng ra trường bán cafê các bác ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bán cafe còn đỡ, bưng cafe cho khách bác ới

      Xóa
  12. Người giáo viên nhân dân bây giờ , chính bị những kẻ có chức , có quyền chà đạp lên danh dự người giáo viên . Vì không có tiền đút lót cho bọn quan chức sâu mọt .

    Trả lờiXóa
  13. Lãnh đạo Đảng - Nhà nước VN đã và đang giết chết nhân dân. Khi bị lộ thì lãnh đạo cũng giống Nguyễn Trường Tô, Tạ Xuân tề, Lương Quốc Dũng, Dương chí Dũng cả thôi
    Quá ngây thơ mới tin Lãnh đạo Đảng - Nhà nước VN.

    Chế độ thối nát nhân dân sẽ rất khổ. Và chế độ thối nát hiện nay nó sẽ tự tìm đến sự diệt vong
    Yêu nước hiện nay là phải ủng hộ các nhà dân chủ. Nịnh bợ, bồi bút là tội ác và tự hại mình, hại người.
    Em nói vậy đúng không bác Hữu Thỉnh ???

    Trả lờiXóa
  14. Lãnh đạo quản lý điều hành xã hội VN hiện nay đều là Đảng viên ĐCS VN
    , nhưng bọn chúng suy thóai đạo đức và hư hỏng cả rồi
    Trưởng phòng nội vụ và chủ tịch huyện tôi (ở Thanh hóa) bây giờ nó gian tham ăn hối lộ và chúng hành dân kinh khủng quá

    Trả lờiXóa