Trang BVB1

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Chẳng lẽ thơ THANH HÓA nay KÉM VẬY ?!

            Vừa qua, UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với Hội thơ Đường luật tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Cuộc thi thơ ‘Chào mừng kỷ niệm 210 năm thành lập Đô thị tỉnh lỵ, 20 mươi năm thành lập thành phố Thanh Hóa và đón nhận Quyết định công nhận Đô thị loại 1 của Thủ tướng Chính phủ’.
           Theo Ban Tổ chức cuộc thi, đã có gần ba trăm tác giả thuộc các vùng miền trong tỉnh gửi bài tham dự. Ngày 25/10/2014 Ban Tổ chức cuộc thi đã làm lễ tổng kết là “thành công tốt đẹp”! Giải nhất được trao cho tác giả Nguyễn Văn Lợi với bài thơ lục bát: “Nhớ Tản Đà”:
NHỚ TẢN ĐÀ
        Kể từ dạo ấy đến nay
Tản Đà còn ghé đất này nữa chăng
        Từ ngày vắng bóng thi nhân
Sông kia như cũng có phần thêm sâu
        Vắng người thả lưới buông câu
Điệu hò Sông Mã từ lâu thưa dần
        Trải bao sương gió phong trần
Sơn cầu như cũng có phần phôi pha
         Con tàu Nam-Bắc vào ra
Vẫn còn một chỗ trên toa đợi người
         Khúc sông bên lở bên bồi
Câu thơ nghẹn giữa một thời đạn bom
         Đất thiêng ngút lửa căm hờn
Sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm
         Nao nao trong khúc khải hoàn
Vẳng xen tiếng trống Đông Sơn thuở nào
         Chợ xưa lại họp chân cầu
Đồng xưa lúa lại một màu mướt xanh
         Làng xưa nay lại yên bình
Cây đa già cạnh mái đình rêu phong
         Phố xưa soi bóng dòng sông
Bể dâu giờ đã mấy lần đổi thay
         Người xưa đã thẳng đường mây
Tình xưa còn thắm đất này muôn năm./.

      Một bài thơ lục bát “đủ dài”, tác giả lấy cảm hứng từ bài thơ “Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng”, một trong hai bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tản Đà (sáng tác năm 1932), dành cho vùng “địa linh” Hàm Rồng, Thanh Hóa, trong đó có những câu:
“Sơn cầu còn đỏ chưa phai
Non xanh còn đối? sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa?”…
      Hẳn tác giả “Nhớ Tản Đà” muốn làm một bài thơ “đối” với bài thơ của tiền nhân, nên mới có những câu thế này:
“Từ ngày vắng bóng thi nhân
Sông kia như cũng có phần thêm sâu...
Trải bao sương gió phong trần
Sơn cầu như cũng có phần phôi pha”
        Màu sơn của cầu trải qua mưa nắng ắt phải phai rồi, chả thế mà sau vài năm lại phải sơn lại, không phải nghi hoặc như tác giả: “như cũng có phần phôi pha”. Còn nếu nhà thơ Tản Đà phân vân khi vắng mình liệu sông có “còn sâu?” như trước, thì tác giả Nguyễn Văn Lợi đã trả lời rành rọt: Từ ngày vắng bóng thi nhân thì sông còn sâu hơn là khác! Chỉ cách nhau có 3 dòng mà cụm từ “như cũng có phần”, một lời nói thường được sử dụng đến hai lần. Còn câu thơ: “Trải bao sương gió phong trần”, nếu đã dùng sương gió thì có cần thêm “phong trần” nữa không? Bạn đọc cứ phân vân hai từ “Vẳng xen…” trong câu “Vẳng xen tiếng trống Đông Sơn thuở nào”, có phải ý tác giả là “vẳng nghe” không?
        Và một điều thật bất ngờ khi đọc đến câu thơ: “Sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm”…!?  Sao lại thế?
          Là người dân Việt từ Bắc chí Nam hầu như ai cũng thuộc bốn câu ca dao về hoa sen, một loài hoa biểu trưng cho phẩm chất cao quý của người Việt Nam, đó là nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường, để giữ “vẹn hương, toàn sắc” (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn). Nếu tự mình vẩy lên “càng lấm láp bùn” thì sao còn “càng thơm”, càng sạch được? Vô hình trung tác giả bao biện và cổ vũ cho những việc làm “lấm láp, hôi tanh” mà xã hội đang lên án.
Lại nữa, câu kết có hai từ "muôn năm", cũng là từ kết bài thơ, có vẻ vô duyên, rất khẩu hiệu, đọc thấy mất cảm hứng về thơ...
           Trao giải nhất cho bài thơ lục bát không những lệch lạc về tư tưởng, mà còn non kém về nghệ thuật. Cả bài thơ có tới gần chục lỗi “ép vần” (lạc vần) mà ai đọc cũng thấy như thơm với hoàn, như sông với lần vv…, một điều mà ngay một bài thơ lục bát thường đã tối kỵ, chứ chưa nói tới một bài thơ được trao giải nhất!
            Tổ chức một cuộc thi thơ và trao giải nhất cho một bài thơ lục bát trên đây ở một vùng đất có truyền thống thơ ca và có nhiều tác giả làm thơ lục bát hay như Thanh Hóa, Ban Tổ chức và những người thẩm định, đánh giá thơ, đã làm cho dư luận thất vọng: Chẳng lẽ thơ Thanh Hóa nay kém đến vậy? Phải chăng do cách tổ chức và động viên phong trào chưa tốt và cách chọn tác phẩm trao giải đã hạ thấp chất lượng thơ lục bát, một thể thơ đang được tôn vinh, chưa nói đến làm mất thời gian của mọi người và tốn kém tiền bạc của Nhà nước.
          Thanh Hoá, ngày 31 tháng 10 năm 2014
                         Lê Bằng Quốc Công
-----------------

Bài liên quan:
Tản Đà
NHỚ CẢNH CẦU HÀM RỒNG
         Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây 
        Từ ta trở lại Sơn Tây
Con đường Nam Bắc ít ngày vãng lai 
        Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
Non xanh còn đối? sông dài còn sâu? 
       Còn thuyền đánh cá buông câu?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa? 
       Lấy ai viếng cảnh bây giờ?
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau? 
       Ước sao sông cứ còn sâu
Non xanh còn cứ giữ mầu xanh xanh! 
        Khung cầu còn cứ như tranh
Hoả xa cứ chạy, bộ hành cứ đi! 
        Xuân sang cỏ cứ xanh rì!
Thuyền ai chài lưới con chì cứ tung! 
        Sơn Tinh, Hà Bá hay cùng
Giữ nguyên phong cảnh Hàm Rồng đợi ta 
       Có ngày xe lửa đi qua
Trong xe lại có Tản Đà đứng trông 
        Lại vui cùng núi cùng sông
Người xưa cảnh cũ tương phùng còn lâu 
        Nhắn non, nhắn nước, nhắn cầu!
(An Nam tạp chí 1932)
Nguồn: Tản Đà toàn tập - Tập I, Nxb Văn học, 2002
---------------------

122 nhận xét:

  1. Xin anh Lợi chửi cho em phát?! theo em nên:
    Đất thiêng ngút lửa căm hờn
    Sen hồng bị vấy đất bùn vẫn thơm
    Nó mang khí tiết quật cường của hiện tại, của Hàm Rồng xứ Thanh và sen Hồng của đất Việt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Sen hồng đã vấy lấm bùn hết thơm" !
      > Cái "bộ phận không nhỏ" - TW 4 đánh giá- Tham nhũng, suy thóai còn gì là đảng viên chân chính, "thơm" cái gì? Thối hoắc!

      Xóa
    2. Ôi, giải nhất, thật là mang tiếng cho Thanh Hóa quê choa, tỉnh "kiểu mẫu", lại "anh hùng" ! lại là xứ thơ "vườn Thanh".

      Xóa
    3. Ban giám khảo cuộc thi này có 'hưởng lợi' gì từ tác giả NV. Lợi không nhỉ? Chắc là có, mới chấm giải như vậy!

      Xóa
    4. Chính xác,câu "sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm" rất phản cảm ,làm hỏng cả thi ca xứ Thanh khi bài thơ có câu này mà lại giải nhất .Nếu tác giả bài thơ là nguyên UVTW thì việc bài thơ được giải nhất chẳng nói nên điều gì ngoài cái hương vị nịnh ...thơ của xứ Thanh!

      Xóa
    5. "Đất thiêng ngút lửa căm hờn".
      Riêng câu này đã giết chết mạch thơ của thi sĩ Tản Đà.
      Vứt!!

      Xóa
    6. Đọc COMT của bạn Trịnh Duyên 07:49, tôi lại nhớ bài thơ "Cô gái Vườn Thanh" của nhà thơ Nguyễn Bính, tặng TTKH, có những câu liên quan đến bài thơ này của "nhà thơ" Nguyễn Văn Lợi:"

      "Gió đưa xác lá về đường
      Thu sang nhuộm cả sầu thương một trời
      Sầu thương quyện lấy hồn tôi
      Đêm qua ngồi đọc thơ người xa xăm.

      Một ngàn năm, một vạn năm
      Con tằm vẫn kiếp con tằm vương tơ
      Tặng người gọi một dòng thơ
      Hay là dòng nước mắt thừa đêm qua.

      Đường về Thanh Hoá bao xa
      Bao giờ về, nhớ rủ ta với nàng
      Bảo rằng quan chẳng cho sang
      Ai đời quan cấm đò ngang bao giờ"...
      - Cảm ơn tác giả Lê Bằng Quốc Công đã cho độc giả hiểu thêm một thực trạng thơ Thanh Hóa hiện thời.

      Xóa
  2. "Sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm" - tác giả (giải nhất !?) viết thế mà cũng viết được.
    Ca dao thì rất ý nghĩa khi dùng từ "Gần bùn mà chăng hôi tanh mùi bùn". "Gần bùn" mà không bị lấm bùn để khỏi hôi tanh, giữ cho hương sen tinh khiết như bản chất loài hoa quý đó, mới là "trong sạch". Còn như tác giả "càng lấm bùn càng thơm...". Hóa ra, càng tham nhũng càng "trong sạch vững mạnh" à ? ...Vô duyên quá! Mất hết ý nghĩa loài hoa sen !
    À... mà có khi đúng với thực trạng đảng ta hiện nay đấy! !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lương Nhất Hồnglúc 07:11 2 tháng 11, 2014

      Tác giả này chắc là Dư luận viên, bênh vực, ca ngợi tham nhũng, suy thoái - vấn đề cấp bách hiện nay, ảnh hưởng lớn đến tồn vong của đảng, của chế độ!

      Xóa
    2. Thiều Khánh Tânlúc 07:18 2 tháng 11, 2014

      Mà sao tác giả lại trùng họ tên ông Nguyễn Văn Lợi, nguyên UVTUW đảng, BÍ thư Tỉnh ủy Thanh Hóa? He...he..Ngẫu nhiên mà cũng...rất chi là ý nghĩa !

      Xóa
    3. Ô hô, "càng lấm bùn càng thơm" - ngụy lý lảng nhách và ngụy biện trớ trêu của kẻ tham nhũng!

      Xóa
  3. Trịnh Đình Hằnglúc 07:30 2 tháng 11, 2014

    Cái từ "gần bùn" của ca dao nó tài tình, sâu sắc, ý nghĩa là thế, mà tác giả lại bẻ cong ra là "lấm bùn"? Nhưng mà , như bạn Hà Văn Quang trên đây: Thật đúng với thực trạng đảng ta hiện nay. Bị lấm bùn, tắm bùn hôi tanh mà cho là thơm ngát!

    Trả lờiXóa
  4. "Đất thiêng ngút lửa căm hờn" - Tác giả rất chính xác, dân đang "ngút lửa căm hờn" bọn lãnh đạo tham nhũng,... "ăn hết của dân không từ một thứ gì" (bà Phó Doan)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đúng, thực tế đang diễn ra như vậy

      Xóa
  5. Nguyễn Hoàng Phonglúc 07:44 2 tháng 11, 2014

    Cũng giống như ca dao ngụ ngôn, khác nào lãnh đạo suy thoái lại bảo dân, CCB, hưu trí, đảng viên chân chính suy thoái:
    Chuột Chù chê Khí rằng hôi.
    Khỉ lại trả lời “Cả họ mày thơm!
    Cách trả miếng này vừa bốp chát vừa sâu sắc, bởi nó hàm ý, khi không tự thấy mình xấu, quá xấu , lại đi áp đặt nói lên cái xấu của người khác. Người nói không nhân ra cái xấu ở bản thân, không thấy được khuyết điểm của mình, không dám 'tự phê bình' (như Chuột Chù không biết mình hôi hôi như chuột chù, lại tự nhận mình "thơm" – nên đã đi chê khỉ).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Từ ngày vắng bóng thi nhân
      Sông kia như cũng có phần thêm sâu"
      > Vô duyên quá. Ý gì mà có câu lục bát này? Tản Đà có làm gì cho sông cạn mà khi Tản Đà đi sông mới "thêm sâu"??

      Xóa
  6. Bai tho cua TAN-ĐA: co bo-cuc chac che,chuyen đoan mach-lac,lam nguoi đoc co cam-giac bai tho la mot dong suoi chay lien tuc.Voi bai tho NHO TAN-DA,tac-gia chuyen doan o cau:..(khuc song ben lo ben boi..........Dong-son thuo nao)qua guong ep va vo duyen lam cho nguoi doc tat mach suy nghi........va so-đang nhat la gieo van lac van,mot dieu toi ki cho bai tho luc bat.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nao nao trong khúc khải hoàn
      Vẳng xen tiếng trống Đông Sơn thuở nào"...
      > Gieo sai luật về 'Vần lục bát'

      Xóa
    2. Cũng tương tự: "lửa căm hờn" gieo với "lấm láp bùn"
      "khải hoàn" gieo với "Đông Sơn" (vần oàn- vần ơn)

      Xóa
    3. Và nữa: "dòng sông" - gieo với "mấy lần" ?! (ông - ần)

      Xóa
    4. "Nao nao trong khúc khải hoàn
      Vẳng xen tiếng trống Đông Sơn thuở nào"?
      Nếu là tay làm thơ lục bát hạng bét, cũng phải biết làm
      "Vang vang trong khúc khải hoàn
      Nghe âm tiếng trống thuở nào... Đông Sơn"

      Xóa
  7. "Đất thiêng ngút lửa căm hờn
    Sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm"
    > Là vô hình trung tác giả "bật đèn xanh" cho tham nhũng, suy thoái đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tay anh giờ đẫ nhúng chàm
      Anh ham danh lợi chẳn màng nước non
      Sao còn điểm phấn tô son
      Vải thưa che mắt ví von sự đời
      Hoa thơm vấy bẫn hởi ơi
      Tanh hôi đem vất đợi trông nỗi gì
      Ở đời nguỵ biện hay chi
      Anh ơi anh chớ thầm thì ai tin

      ĐVK

      Xóa
  8. Tham "Bình" Trọnglúc 08:19 2 tháng 11, 2014

    “Sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm”…!? Sao lại thế?
    Tức là - cán bộ càng tham nhũng càng tốt đấy, các đồng chí ạ. Tôi làm lại nhé.
    "Cán bộ cộng sản chúng ta
    Tham nhũng quyết liệt, vừa hồng vừa chuyên!"
    Hay đấy nhỉ? Bắt tay nào? Nhớ đừng ném đá, vỡ cái bình đựng phân của chúng tớ. Gom góp từ năm 1930 đến giờ mới đầy đấy. Quý lắm...

    Trả lờiXóa
  9. Nhưng tôi thấy bài thơ có những câu tác giả cũng mạnh dạn chỉ ra thực trạng xã hội hiện nay: "Sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm", .."hồng" là 'vừa hồng vừa chuyên'. Vậy mà những kẻ càng nhúng chàm, tắm bùn hôi tanh vẫn coi như "rất thơm" lên chức, lên lương vèo vèo. Ai cũng khinh thường, nhưng đảng vẫn trọng dụng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý của bạn Hải rất hay và sâu , nhưng tôi e là tác giả bài thơ này không nghĩ được quá xa thế đâu , cách dùng từ và thuật ngữ sai tung tóe cả thế kia thì làm sao nghĩ tới Hồng , tới Chuyên .

      Xóa
    2. "Sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm"
      Những bầy tham nhũng úp nơm
      Úp nơm dự án, úp nơm nhà hàng
      Có tiền mua sắm xe sang
      Dinh cơ, biệt thự chen ngang xóm nghèo
      Thơm như mũi dính cứt mèo
      Thơm tho tự vấy cứt heo đầy mình
      Tư tình, tư túi , tư dinh
      Thối tha, nhưng lại tự mình khen thơm!

      Xóa
  10. Ngẫm chán cho cái sự đời
    THƠ THI không chấm,chấm NGƯỜI LÀM THƠ !.(Vào mạng ,tìm tên tác giả để HIỂU tính" tất yếu" của giải)

    Trả lờiXóa
  11. Đám hoa Cứt Lơn chúng tôi
    Hy vọng đại diện cho nược Việt Nem
    (Thơ dự thi)

    Trả lờiXóa
  12. Kết thúc bài thơ bằng hai chữ "muôn năm", tác giả này chắc đi hô khẩu hiệu thành nghề rồi! Bệnh nghề nghiệp mà!

    Trả lờiXóa
  13. Thẩm Quang Khiêmlúc 09:30 2 tháng 11, 2014

    "càng lấm bùn càng thơm". He...he...Tập Cần Bình đã công khai nói thẳng đảng CS là đảng thối nát từ khi còn dưới trướng Hồ Cẩm Đào. Nay TCB lên TBT, đánh tham nhũng quyết liệt. Không như ta, 'quyết' nhưng không làm gì được, sợ "vỡ bình", đành "liệt" luôn, gọi là "quyết liệt"!

    Trả lờiXóa
  14. Bài thơ Giải nhất này cấu tứ không tập trung, ý thơ không rõ, có những câu như 'diễn ca", văn vần; và cách diễn đạt lan man, gieo vần gượng ép! Không hiểu tại sao BGK lại trao giải như vậy?

    Trả lờiXóa
  15. "Sông kia như cũng có phần thêm sâu"
    > Đã hơn 80 năm rồi, từ khi Tản Đà sáng tác bài thơ "Nhớ cầu Hàm Rồng", quy luật, sông ngày càng nông, do phù sa bồi lắng, sao lại "thêm sâu" được?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể sông cũng sâu thêm , nhưng không phải vì lý do tự nhiên , mà là do ......Hút cát .

      Xóa
  16. "Con bò có bốn cái chân
    Phở bò: Nạm, tái, gầu, gân ...ngon lành"...
    > Bài thơ này của tôi có những câu ấn tượng như vậy, tôi gửi thế nào cũng được giải.
    Nhưng mà tôi còn để dành, đợi giải lớn hơn, không thi ở tỉnh. Giải giũng lâu nay vẫn là giải xôi thịt, tôi cho phở vào. Ngon!

    Trả lờiXóa
  17. Ở Thanh hóa hiện nay có vài anh Hội viên hội nhà văn thường lợi dụng cái MÁC để kiếm ăn! số này đang làm tha hóa thơ vì mấy đồng tiền bẩn.Mấy thằng có chức to trong các cơ quan ăn cắp được nhiều tiền từ công quỹ, nay về hưu DỬNG MỞ KẾT HỢP VỚ BỆNH HOANG TƯỞNG nên nghĩ là có tài do đó tìm mấy anh LƯU MANH VĂN CHƯƠNG sửa chữa những "bài thơ" rồi cho ra lò, in ấn rồi đút tiền cho bọn tham gia quản lý văn nghệ để vào hội. Đây là bọn đang phá văn nghệ Thanh hóa.. Tiếc thay có những NHÀ tuổi cổ lai ... vẫn ham hố ngu ngốc bị bọn lưu manh xỏ mũi dắt bầy đàn đi khắp nơi. Người dân bận túi mũi vì cơm áo, đám học trò ít tuổi ít kiến thức văn chương tưởng đám này là ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ nên a dua làm cho thiên hạ không biết lối nào mà lần. Trường hợp ông NGUYỄN VĂN LỢI NGUYÊN UVTW, NGUYÊN BÍ THƯ TỈNH ỦY THANH HÓA LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG HÀNG CHỤC HIỆN TƯỢNG >Hỡi các giáo sư văn chương, hỡi các nhà văn chân chính người cầm bút sao lại im ắng thế hay là cái mác của các người cũng nhộm nhoạm mà có, có để lợi dụng kiếm ăn bẩn chứ không phải có vì nhân cách của người gọi là cầm bút, nếu thế thì NHỤC LẮM THAY!

    Trả lờiXóa
  18. Thơ thì em không giành lắm nhưng chắc là chưa ảnh hưởng nhiều đến sự tồn vong đất nước. Ở Thanh Hóa em có sao các cảm nhận nhờ bác Bồng đăng:
    Dân ngu C đen16:10 Ngày 01 tháng 11 năm 2014
    Kính mong ngài BT Trần Đại Quang quan tâm hai vấn đề ngài phát biểu trước Quốc Hội mà ND Thanh Hóa quan tâm:
    Thứ bảy là cấp ủy ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo; một số cán bộ phạm tội gây bức xúc trong nhân dân.
    Thứ tám là việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị để xảy ra tiêu cực tham nhũng chưa nghiêm.
    Dân kiến nghị19:52 Ngày 01 tháng 11 năm 2014
    Nhân Dân Tỉnh Thanh Hóa chỉ cần Bộ Trưởng Quang quan tâm xử lý công minh.ba vụ án lớn có sự tiếp tay bảo kê, bao che cho tội pham của một số quan chức địa phương:
    1. Vụ án buôn lậu xăng dầu của công ty HOÀNG SƠN hơn 20 năm nay.
    2. Vụ án TRỘM KÉT BẠC LẤY 1.6 TỶ CHỈ XỬ LÝ NỘI BỘ tại phòng QL XNC CA Thanh Hóa
    3. Vụ án trộm nhiều tỷ đồng tại phòng CT UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến.
    Trả lời
    DÂN TH 22:08 Ngày 01 tháng 11 năm 2014
    Bác "Dân kiến Nghị" quá chuẩn, trên cả tuyệt vời. nếu BT Trần Đại Quang thực nghĩ đến dân quan tâm xử lý ba vụ án trên ở tỉnh Thanh Hóa một cách công minh trước khi diễn ra Đại hội tỉnh đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 2015 thì bác đích thực là đại biểu của nhân dân, vì dân vì nước. Bác là thánh sống của nhân dân Thanh Hóa
    Nhân dân tỉnh Thanh Hóa xin cảm tạ bác !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái Em CV khỉ gió nào lắm chuyện, đang nói về thơ thì tung lên comt các vụ mà lộ rõ "lấm bùn". Bác Bồng còn xem trọng 'Diễn đàn dân chủ, đa chiều thông tin' chứ đăng lên thế này làm loãng hết thơ Giải nhất của tác giả Lợi Lộc, à quên: Nguyễn Văn Lợi!

      Xóa
    2. Em Nghĩ thơ đã bốc mùi thì không nên đăng nữa, nhà thơ nguyên Lợi "trong" nên trả lại giải nếu thấy mình không sứng đáng. nên đưa ra các vụ án để xử lý cho dân:
      Những năm gần đây trong nội dịch Công an Thanh Hóa xuất hiện nhiều vụ trộm cắp xe máy đắt tiền và tài sản, tiền bạc của CBCS, nguyên nhân là do công tác tuyển dụng bát nháo quá lỏng lẻo...Nhiều đối tượng ất ơ giật dẹo có cả những phần tử xấu do có nhiều tiền "chạy" đã lọt vào làm việc trong CAND. Có người là con của đối tượng hình sự tù tha về cũng được đưa vào CAND. Chủ yếu là thông qua con đường Chiến sỹ CAND phục vụ có thời hạn (Công an nghĩa vụ) và chính sách tạm tuyển. Chẳng cần học hành gì, mới được tạm tuyển vào đầu năm đến cuối năm đã được chỉ định kết nạp đảng rồi được biên chế vào CAND . Bộ Công an cho phép tuyển cán bộ đã tốt nghiệp đại học trở lên, được đào tạo chuyên sâu (Chuyên gia trong các lĩnh vực KHKT. Công nghệ cao mà CA chưa đào tạo được) vào làm việc trong Công an. Lợi dụng khe hở này người ta tuyển ồ ạt những người không có năng lực học hành lơ mơ gồm cả những người không phải đại học (Nói chung là những ngành những người bên ngoài dân sự không có nhu cầu sử dụng), những người này chưa hề được đào tạo lại về nghiệp vụ CAND, chưa được giáo dục tốt về chính trị tư tưởng. Do nóng vội, muốn nhanh thu hồi vốn, họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì kể cả vi phạm pháp luật, trộm cắp vv... Vì vậy tội phạm trong CA gia tăng...
      Mấy ngày nay Cán bộ chiến Công an tỉnh Thanh Hóa đang xôn xao về vụ trộm két bạc tại trụ sở phòng xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh Thanh Hóa.
      Thông tin ban đầu cho biết kẻ đột nhập mở két sắt lấy trộm tiền là một sỹ quan thuộc phòng Xuất nhập cảnh Công an Thanh Hóa, có tên là Quang , y đã lợi dụng lúc vắng người, mở két sắt của đơn vị lấy trộm tiền. Số tiền bị mất là gần 2 tỷ đồng (Tiền VNĐ). Được biết do thiếu tiền chạy chức nên Quang đã phạm tội.
      Theo tin vỉa hè: Do Quang bí tiền chạy chức nên đã liều trôm két bạc của đơn vị để có tiền chạy chức Phó trưởng Công an phường Ba Đình - TP. Thanh Hóa.
      Quang đã bị bắt ngay sau khi phạm tội. mới công bố quyết định lên Phó trưởng Công an phường Ba Đình được mấy ngày...
      Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc nội dung chi tiết vụ án...Sau vụ án trộm két bạc của phòng Xuất nhập cảnh sẽ hé lộ thêm băng trộm nhiều xe máy đắt tiền, tại nhà để xe công an Thanh Hóa.
      Các vụ trộm cắp vặt như trộm điện thoại di động, trộm đồ lặt vặt xảy ra thường xuyên đến mức không ai thèm để ý...
      Già Làng

      Xóa
    3. Bố mà hát thì các con phải khen hay và trao giải đấy. cả đời bố làm chính trị rồi...
      Bác Nguyễn Văn Lợi nói thì các bác TrVC, TrX, NNH, PBV, ĐMT, TrĐX...phải khen và chấm giải nhất vội

      Xóa
    4. Lại gặp Ca Ve TP có giọng CV quá, hóa ra cũng con khỉ giò đó, CV cũng là Ca Ve. Tên gì thì viết thẳng ra, ngán ai? Sao nhát gan? Mà cuối comt lại ký Già Làng. Cái tên nickname này có vẻ hằn học mấy vụ trộm cắp quá! Cứ nói đi nói lại dai nhách, cù nhầy, đỉa đói, ai cũng biết rồi, nói mãi làm gì. Đồ nhỏ nhen hơn đàn bà!
      Đang bình thơ đọc những dòng này ngược chiều, lạc lõng chối quá. Cái kiểu này là mượn diễn đàn, nhờ gió bẻ măng!
      Đề nghị bác Bồng, những comment lạc điệu, không theo sát nội dung, chủ đề bài, nên xóa đi.

      Xóa
    5. Em là Ca Ve thì làm sao? Ca ve tố cáo tham quan bảo kê, bao che cho tội phạm đấy, tố cáo lũ chó săn đi bảo vệ liếm gót lũ tham quan, tố cáo tội bọn "Chiêu đải DÂM" và bọn "hối lộ tình dục, hối lộ gái" ăn quỵt tiền của Ca Ve tại sao lại bảo "Cứ nói đi nói lại dai nhách, cù nhầy, đỉa đói, ai cũng biết rồi, nói mãi làm gì. Đồ nhỏ nhen hơn đàn bà!" không xử lý bọn tham quan ĐVĐCS hại dân, hại nước ...thì Ca Ve còn tố. Bác Bồng Thông cảm vì có nhiều lý do...với lại chính cái tên TrHM đó mới là đang cay cú sợ dân, Ca Ve ném đá.
      Ca Ve TP chứng kiến nhiều cảnh phó, trưởng CA Phường như tên Quang đưa các xếp đi "chiêu đãi dâm, hối lộ tình dục, gái" sau đó còn đe dọa quỵt tiền "Bo"...

      Xóa
    6. Tôi đề nghị đồng chí Ca Ve nên có ý kiến ở Mục "Láng giềng điểm tin". Chào thân ái và quyết liệt!

      Xóa
    7. Bọn Quan tham đi nhà hàng thường hay ngồi ôm ca ve bình thơ, làm thơ còn vần hơn, đúng hơn thơ của Nguyễn Văn Lợi.
      Nếu bạn nghĩ: Thơ, Quan tham, Đại án, Ca Ve(gái)...không liên quan tới nhau là sai lầm lớn. Dương Chí Dũng bị Xử tử còn đọc thơ kia đấy..."chiêu đãi DÂM, hối lộ tình dục..." rất cần Thơ, hát nửa

      Xóa
    8. Em nghĩ ban giám khảo có nhiều hình thức trao giải nhất: giải thơ hay nhất, giải thơ giở nhất, thơ tự tin nhất, thơ nhiệt tình nhất, giải nhất cho nguyên BT tỉnh ủy làm thơ wvv...muôn vàn hình thức trao giải nhất. Động viên tinh thần thơ...đã làm thơ lúc cuối đời lúc xắp ... thì trao giải gì thì cũng là động viên thôi giống như em Ca Ve nói " chiêu đãi DÂM, chiêu đãi tình dục, hối lộ tình dục, chiêu đãi thơ, hối lộ thơ...". Nên nhìn rộng lượng một chút mọi việc sẽ đẹp.

      Xóa
    9. Nên nhớ bác Nguyễn Văn Lợi là con người cả đời làm chính trị nên khi về hưu có làm ít thơ được giải nhất cũng là điều rể hiểu. Tiền nhiều để làm gì? chết có mang theo được đâu ! ...
      Không cần biết thơ hay hay giở ! Chỉ cần nhiều người biết đến là mãn nguyện rồi.

      Xóa
    10. Thôi không làm quan tham nữa về hưu hạ cánh an toàn rồi thì quay sang làm thơ cũng tốt. Không còn hơn đi lung tung ra đường dân thấy dân chửi cho , có quan còn bị dân tát vào mặt...

      Xóa
    11. Ca ve đọc thơ
      tôi buồn lợi sống với thơ
      tôi ngèo em có bao giờ thương tôi

      Xóa
    12. Thơ bác Nguyễn Văn Lợi được quá nhiều người bình luận biết đến đây là giải thưởng lớn nhất giành cho bác Lợi còn hơn giải nhất thơ. Em thấy ở xóm em nhiều cụ làm thơ đem đi tặng, biếu, cho... mà có ai có thời gian đọc, bình thơ đâu. Bác Lợi nên cảm ơn bác Bồng đã tạo mọi điều kiện đấy! cố gắng giữ gìn sức khỏe mà hưởng thụ đừng để:
      Tiền nhiều để làm gì? chết có mang theo được đâu ! ...

      Xóa
    13. Nhà thơ Nguyễn Văn Lợi giải nhất thơ Thanh Hóa nên làm thủ tục cải chính tên thành LÊ LƠI để độc giả nghỉ trùng tên với anh hùng dân tộc LÊ LỢI là sẽ hết bình luận, ném đá...

      Xóa
  19. Thời nay, đồng tiền ngự trị. Họ muốn có tiền đã đẻ ra đủ thứ Cuộc thi. Có cuộc thi thực tế, cuộc thi thực tình và cả những cuộc thi thực dụng, do những kẻ háo danh và ham tiền. Kẻ ham tiền giúp kẻ háo danh, kẻ háo danh 'trợ giúp' kẻ ham tiền. Cho nên phần lớn các cuộc thi đêu rất Xôi Thịt!

    Trả lờiXóa
  20. Ngu ngơ như vậy mà "Thơ"?
    Có mà đại diện cho tỉnh Họa Thanh!

    Trả lờiXóa
  21. Hồn Tản Đà:
    "Nhắn non, nhắn nước, nhắn cầu!"
    Bài thơ giải nhất còn đâu Hàm Rồng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nhắn non, nhắn nước, nhắn cầu!"
      Bài thơ giải nhất đục ngầu Mã Giang

      Xóa
  22. Ca dao về hoa sen: "Gần bùn mà chăng hôi tanh mùi bùn"
    Chứ đâu phải "Nhuốm bùn"...mà "càng lấm láp bùn"?
    Hình tượng thơ mà như thế là 'thơ phản thơ' như cách nói của Trần Mạnh Hảo!

    Trả lờiXóa
  23. Lưu Trường Thủylúc 16:16 2 tháng 11, 2014

    Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: “Đảng cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát”. Ông Tập còn nhận xét thêm, đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm qua tại quốc gia nầy nhưng “thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm”. Lời tuyên bố tại trường đảng, trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước ngày đại hội đảng, của người được dự đoán sẽ thay Hồ Cẩm Đào lãnh đạo Trung Quốc được phát ra ngày 16 tháng 3 năm 2012.
    Tại Việt Nam ngày 28 tháng 2, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong bài diễn văn đọc trong đại hội đảng viên với lời lẽ như sau: “Đảng viên suy thoái về đạo đức, tham nhũng, làm giàu nhanh, quan liêu, xa dân, thậm chí còn có người trở cờ, sám hối, nói ngược ý đảng”.
    Cũng trong chiều hướng đó, khi chủ tịch nước, Trương Tấn Sang vận động tranh cử Đại Biểu Quốc Hội tại Mỹ Tho đã tuyên bố: “Người ta thường nói, một con sâu làm rầu nồi canh, trong đảng chúng ta có một bầy sâu, làm sao đất nước chịu nổi”.
    Hai quốc gia quan trọng nhứt của thế giới cộng sản còn lại đến ngày nay, hiện có ba vị lãnh đạo cao cấp cùng xác nhận bằng ngôn ngữ khác nhau rằng: Đảng Cộng Sản TQ và các nước có hiện trạng tương tự là nơi tập trung mọi thối nát, là nơi ẩn náu bọn sâu dân mọt nước. Một sự thật phũ phàng, không ai có thể chối cãi!

    Trả lờiXóa
  24. Tôi tôn trọng ý tưởng của người làm bài thơ này , nhằm họa lại bài thơ của Tản Đà , tôi cũng không trách người làm thơ , bởi cảm xúc của mỗi người , không mấy ai giống ai , tôi chỉ trách ban tổ chức đã trao giải cho bài thơ này . Họ có thể ngồi đó thỏa sức đánh chén , và khen rượu ngon , dê béo – Mặc lòng , nhưng với thơ thì cẩn trọng vẫn hơn , không thể bạt mạng với nó . Có thể ngay bản thân tác giả cũng phải giật mình vì đã được trao giải , có thể tác giả chỉ đơn giản là làm để cho có thơ , ghép chữ thành vần , hoặc cùng lắm là “ Làm chơi “ .

    Vì sao tôi trách , vì rằng bài thơ dựa trên cảm hứng tốt , nhưng những câu thơ như còn sống chưa đủ độ ngấu khi bị thiếu chất “ Men “ để nó “ Hóa “ và “ thoát “ . Sự hoài cảm chân thành đã bị câu chữ làm cho nó trở nên khuôn sáo không tương xứng .
    Ngay câu mở đầu , đã có điều gì đó không ổn , tác giả buông sõng , và thiếu tôn trọng cổ nhân khi “ Xuống “ :

    Kể từ dạo ấy đến nay
    Tản Đà còn ghé đất này nữa chăng “

    Câu thơ đã không thuận , mà lại còn ngang .Tác giả hình như muốn dùng câu sau : “Từ ngày vắng bóng thi nhân” để “ Cứu “ , nhưng sao không dùng ngay từ đầu vủa thanh thoát , lịch lãm vừa cẩn trọng . Tiếc thay cho chữ “ Thi Nhân “ dùng chưa đúng chỗ .” Thi Nhân còn ghé …….” Hình như xuôi hơn , Trọng hơn . Dù có viện binh , nhưng nó đã đến muộn và bị lạc đường.

    Bài thơ thể hiện sự chắp vá trong ngôn từ , và khá rời rạc trong suy tư , các khung cảnh không ăn khớp và gượng ép ;

    “Đất thiêng ngút lửa căm hờn “
    Sen hồng càng lấm láp bùn càng thơm “

    Câu thơ trên biểu hiện sự chểnh mảng và thiếu tập trung , không liền mạch , tự nhiên tạo ra khoảng hẫng vô nghĩa , tựa như người chiến binh đang hừng hực tuốt kiếm xông lên , nhưng không hiểu sao bỗng dưng lại dừng lại để ngắm cảnh , nghịch hoa . thật khó giải thích cho thứ cảm xúc lỡ làng và chơi vơi như thế .

    Làng xưa nay lại yên bình
    Cây đa già cạnh mái đình rêu phong
    Phố xưa soi bóng dòng sông
    Bể dâu giờ đã mấy lần đổi thay

    ( Còn tiếp )

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tác giả bài thơ được tặng giải này rất mãn nguyện. Bởi rất nhiều còm chê mình (tác giả) ngu, nhưng lại có kẻ ngu hơn mình. Kẻ ngu hơn đó là ai - hỏi tác giả - trả lời luôn: đó là người trao giải!

      Xóa
  25. ( tiếp theo )


    Những câu thơ hoài cảm có thể chấp nhận được , nhưng TG lại “ Cẩn thận “ một cách không cần thiết . “ Mái đình , cây đa “ . Hẳn là thế rồi , nói đến đa cạnh đình tức là nó phải cổ thụ rồi , người ta sẽ hiểu mặc nhiên như thế , và hãy để yên đừng nhắc đến nó nữa , nó sẽ uy nghi hơn cần gì phải “dặn dò “ thêm là nó đã “ Già “ , dùng từ này tự nhiên lại làm cho nó ……..Trẻ lại . Câu thơ bỗng nhiên bị “ Vướng “ vào đoạn tả thực trong câu văn của một cậu học trò – Tiếc thay . Và cũng tiếc cho câu kết :
    “ Người xưa đã thẳng đường mây
    Tình xưa còn thắm đất này muôn năm. “

    Lại có điều gì đó không ổn ở câu này , khi TG dùng từ “ Thẳng “ để tả mây . Về nghĩa thực , rất hiếm có ai được chứng kiến……. mây thẳng , ý chừng TG muốn tả theo lối thơ Hàn Mạc Tử chăng :

    “ Lối theo lối gió , mây đường mây
    Dòng nước buồn thiu , hoa bắp lay “ . Hàn Mạc Tử chỉ có một , và ông chỉ nói về “ Đường mây “ chứ không nói nó “ Thẳng “ hay không .

    Lại nữa , Với nghĩa ẩn dụ của câu thơ , ( đại ý câu này là : ngườixưa tuy đã khuất rất lâu rồi , nhưng tình cảm , và hình bóng của người ấy vẫn còn vấn vương nơi đây ), và người nay ( Tác giả ) luôn bồi hồi tưởng nhớ tới người xưa ( Tản Đà) ..v…..v….Nhưng vì đặt sai chữ “ Thẳng “ nên nghĩa câu thơ tự nhiên biến dạng , người đọc có thể hiểu thành : từ ngày người ấy chết là coi như …….“ Chuồn thẳng “ luôn , để cho “ Người nay “ mãi nhớ mong , ý nói về sự bội bạc . Thật “ nguy hiểm “ và khinh xuất cho một từ bị đặt sai .

    Tất nhiên – Cũng như nhiều bạn đọc đã bình , câu kết “ Muôn năm “ không quá cần thiết phải đưa thêm vào nữa . Không có tài liệu nào còn lưu giữ chứng minh Tản Đà thích hô khẩu hiệu , ông chắc cũng không thích ai hô thay mình , và tất nhiên cả bạn đọc nữa – Nó vốn đã quá thừa thãi . Chỉ một mình ông Tố Hữu hô đã vang khắp cả quả địa cầu này rồi .


    Để gió cuốn đi



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy ĐGCĐ am hiểu nhiều lĩnh vực, sâu và chắc, nói khó cãi. ĐGCĐ đọc khá kỹ, bình thẳng thắn, chân tình, có chiều sâu, gợi mở và đàng hoàng. Chứng tỏ kiến thức Nickname này khá rộng. Phát huy lên cho anh em đọc.

      Xóa
    2. Nguyễn Gia Khánhlúc 17:54 2 tháng 11, 2014

      Trang của bác Bồng toàn những người đọc có trình độ, nhiều comment rất hay và sâu sắc, thẳng thắn và kết hợp xây-chống. Mỗi ngày tôi vào trang này ít nhất 2 lần, siêng và có thời gian cũng 4 lần. Đọc bài xong, tôi rất thích đọc các comt. Cảm ơn các bạn làng mạng!

      Xóa
  26. Thơ với phú, cứ như ông lú bà lẫn. Đọc chán òm. Thế mà giải nhất!
    Khó nuốt quá, khạc...ọc ọc ọc....hắt xì hơi!

    Trả lờiXóa
  27. "Người xưa đã thẳng đường mây
    Tình xưa còn thắm đất này muôn năm" (?)

    Đọc xong chả biết cái gì?
    "đường mây" mà "thẳng" sao còng mềm mai (cong mềm mại)?
    "đất này muôn năm" là răng?
    Nó xuống cưỡng chế - muốn năm chết luồn (nằm chết luôn)!

    "muôn năm" ơi hỡi "muôn năm"
    Rõ là thơ của tuyên (giáo) già vô duyên
    thối!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoan hô Văn Lợi muôn năm
      Làm thơ như thể đang cầm cái loa
      Loa rằng: Thanh hóa 'quê choa'
      Sen thơm sao nỡ ném hoa xuống bùn
      Thấy hoa lấm láp mà run
      Định thần vơ mớ thơ cùn dự thi
      Hi ..hi..hi...

      Xóa
    2. Trịnh Đình Hằnglúc 16:25 3 tháng 11, 2014

      "Bể dâu giờ đã mấy lần đổi thay"
      Tác giả chưa hiểu hai từ 'bể dâu'. Trong truyện Kiều, đại thi hào viết: "Trải qua một cuộc bể dâu" - Trong văn chương cổ của chúng ta thường dùng thành ngữ "bãi bể nương dâu", hoặc nói tắt là "bể dâu" để chỉ những sự biến đổi thăng trầm, sự thay đổi của cuộc đời, của vùng quê, cảnh trí thiên nhiên...; như nơi trước kia là bãi bể nay thành nương dâu. Vì thế, "bể dâu" đã là sự thay đổi. Tại sao tác giả lại "phọt ra" câu thơ trên? Hóa ra "thay đổi" ( bể dâu) nay đã "mấy lần đổi thay"?!!

      Xóa
  28. Tôi xin dự thi hai câu thơ lục chén, à, lục bát:
    "Con cò có tới hai chân
    Một chân để đứng, khi co chân (kia) lền (lên)"

    Trả lờiXóa
  29. Càng lấm bùn càng ... thơm; càng tham nhũng, suy thoái, biến chất càng ... "trong sach". He ..he... đảng ta vĩ đại thật!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay là ông nhà thơ này có bồ tên là Sen , nên có nhã ý " Cài " tên nàng vào đây để nịnh nàng , khen nàng thơm , chủ yếu là khen " cái kia " của nàng thơm .Bố ai mà lần được .

      Xóa
  30. Thiều Quang Giớilúc 20:40 2 tháng 11, 2014

    Sen hồng này là giống sen hiếm có trên thế giới, do Công ty Đacosavina nhập từ Trung Quốc: càng lấm bùn càng thơm!

    Trả lờiXóa
  31. Thương thay núi Tản sông Đà
    Thời sen "lấm láp" đang chà đạp thơ

    Trả lờiXóa
  32. Qua http://bongbvt.blogspot.com tôi được tiếp cận kịp thời nhiều thông tin trung thực, hữu ích

    Xin Anh hãy cho tôi được viết vài dòng suy nghĩ cá nhân về quê hương mình nhá
    Xã ĐỊNH CÔNG là điển hình tiên tiến của cả miền bắc VN XHCN
    Đảng bộ Thanh Hóa + Đảng - nhà nước VN đã để phong trào xã ĐỊNH CÔNG chết yểu lúc nào chẳng ai báo tử; chẳng ai thương tiếc tiếc thương???
    Hốt hỏang, nóng vội để "Xây dựng thanh hóa thành tỉnh kiểu mẫu" là viễn tưởng là căn bệnh thành tích trầm kha
    Thanh Hóa công tác tổ chức cán bộ yếu nhất tòan quốc
    Thanh Hóa đang chạy đua về thành tích, nhưng thực ít hư nhiều
    Mong lãnh đạo Thanh hóa qua tâm đến dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội
    Đừng đẻ ra thêm những hội chứng tốn công, tốn tiền làm trò cười cho thiên hạ nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Thanh Hóa kiểu mẫu" là cụm từ nay thấy không thực tế, sinh ra vô nghĩa, nói nhiều thành vô duyên:
      - Theo báo Thanh Hóa, ngày 19-2-2012 viết rằng: “Từ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu. Vấn đề đặt ra Người dựa trên những cơ sở thực tiễn và khẳng định, Thanh Hóa “muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều”. Đất rộng, người đông, của nhiều là những yếu tố thiên thời, địa lợi mà không phải địa phương nào cũng có được. Đó là cơ sở để Thanh Hóa luôn là hậu phương vững chắc trong suốt mấy chục năm trường kỳ kháng chiến, cũng đồng thời sẽ là nguồn nội lực to lớn để Thanh Hóa xây dựng tỉnh kiểu mẫu … Đặt ra yêu cầu ấy, Bác cũng chỉ ra cho Thanh Hóa những việc cần làm để trở thành “kiểu mẫu”. Trước hết, Người khẳng định tính toàn diện của nó: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu”.
      Theo sự hiểu biết thông thường thì “kiểu mẫu” là cái (sự vật, sự việc hoặc con người) có đầy đủ nhất những đặc trưng tốt đẹp, có thể làm mẫu để những cái khác, người khác noi theo. “Kiểu mẫu” có tính mẫu mực, quy chuẩn. Bởi vậy, một tỉnh được gọi là “kiểu mẫu” thì chắc chắn đây phải là một mẫu mực phát triển (trên mọi lĩnh vực hoặc một lĩnh vực nào đó) đối với các địa phương khác”...
      Trong thực tế, mỗi địa phương có một điều kiện, hoàn cảnh riêng, làm gì có ai kiểu mẫu cho ai được. Xây dựng “điển hình” như thế là biện pháp của công tác thi đua một thời, không phù hợp với quy luật phát triển xã hội, nhất là không phù hợp với tính chất, đặc trưng của Cơ chế thị trường toàn cầu hiện nay. Cho nên, việc qua đã hơn 67 năm rồi, nay đừng nhắc lại, chối lắm, lạc điệu lắm, thậm chí nghe nó…lập dị! Ai mà bám víu vào cụm từ đó để tự hào, tự huyễn hoặc mình thì cũng coi như Lập Dị luôn!

      Xóa
    2. Cũng báo Thanh Hóa, dám đi vào "Bản chất vấn đề từ thực tiễn":
      - "Vì sao Thanh Hóa “người đông, đất rộng, của nhiều”, lắm người tài, nhân dân cần cù, chịu khó... mà Thanh Hóa vẫn chưa thoát khỏi “cái thế” của một tỉnh nghèo? Suốt gần 70 năm qua tỉnh ta đã quyết tâm như thế nào và đã làm được những gì để tiến đến “tỉnh kiểu mẫu”? Điều này, nên chăng cần phải nhìn nhận lại một cách khách quan, đầy đủ và trung thực nhất?
      Ta luôn khát vọng một mục tiêu "duy nhất đúng" và một con đường cũng là "duy nhất đúng" để đến đích. Mục tiêu có thể là duy nhất nhưng chẳng mấy con đường lại không có đường ngang, nhánh phụ, đường tránh cắt ngang, không bị sông sâu, núi cao cách trở... Bởi vậy mà, đi như thế nào mới là quan trọng nhất".
      Xem ra, cái lối xây dựng điển hình tiên tiến, kiểu mẫu, rồi "con người XHCN", lại "làm chủ tập thể"...đều là hậu họa cho xã hội do "Phát động các Phong trào thi đua...". Nay, cái Kiểu đó xưa lắm rồi, chẳng mang lại hiệu quả thiết thực gì đâu! Mong ai còn ảo tưởng, hãy 'tỉnh ngộ' nhìn ra thiên hạ một chút thì mới tiên bộ, văn minh được! Nếu cứ cái đà trượt trong "bệnh thành tích" này chỉ khổ dân, nghèo nàn mãi!

      Xóa
    3. Vì thế, cho nên, tác giả Nguyễn Văn Lợi mới viết: "Bể dâu giờ đã mấy lần đổi thay / Người xưa đã thẳng đường mây".

      Xóa
  33. Nguyễn văn lợilúc 00:37 3 tháng 11, 2014

    Ban giám khảo là một tập thể chấm bài và nhận xét mới trao giải
    Chẳng nhẽ họ lại nhầm cả hay sao,vì khong có bài nào hơn,nên bài tôi mới được nhất
    Cac đọc giả gen tỵ gì mà cứ soi và bình để rồi nhạo báng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Comt này chưa chắc đã của tác giả bài thơ. Có ai đó "nhạo"? Đừng làm thế!

      Xóa
    2. Chúng tôi mà "ghen tỵ" với bài thơ này? Đừng làm chúng tôi chết vì cười, Lợi ơi!
      Thật đúng thầy nào trò ấy. Kệch cỡm quá!

      Xóa
    3. Chúng tôi soi quá đi chứ , vì sao nào , vì thơ không ra bút tre , chẳng ra bút nứa .
      Ông nhà thơ tính chuyện thì thầm với Tản Đà , nhưng lời thì thầm lại như đấm vào tai ông ấy .
      Ông Đà xướng : - Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
      Ông Lợi họa : Sơn cầu như cũng có phần phôi pha
      Bình : - Ông Đà dùng từ “ Phai “ để chỉ màu sơn là đúng ( Phai , bạc ,đậm , nhạt ) để chỉ bề mặt vật chất .
      - Ông Lợi dùng “ Phôi pha “ là bỏ mẹ rồi . Từ phôi pha thường để chỉ cảm xúc nội tâm , làm sao lại bê vào mầu sơn cầu được . Bố Lợi này chắc hay hát caraoke đúng không , mê bài “Nếu Phôi Pha Ngày Mai “ em Cẩm ly hay hát nên hứng chí bê mẹ nó vào đây chứ gì ? .

      Kết luận : Ông lợi đọc lại thật kỹ bài của ông Đà rồi hãy họa , nhớ chú ý bổ xung phần ngữ pháp tiếng việt ( Kể cả phải học lại từ tiểu học cũng phải đọc )mới khá được .Không phải cứ có người xướng là mình họa bừa được đâu , vì nó khác nhau cái trình độ ấy mà .

      Thế đã nhé ! Ông Lợi . Khi khác sẽ bình thêm . Chào ông , tôi đang bận xới mấy luống khoai.

      Xóa
  34. Gửi ông Nguyễn Văn Lợi 00:37 ngày 3 tháng 11năm 2014!
    Phải xem ban giám khảo là những ai? Làm giám khảo thơ là chuyện khác, làm thơ lại là chuyện khác. Bởi có người không biết chữ cũng làm được thơ và có khi cũng làm được bài thơ nào đó hay.Nhưng làm giám khảo và làm biên tập thơ là chuyện khác. Người làm giám khảo và biên tập phải là người có học vấn, có văn hóa, có nhân cách và trung thực...Nếu anh cứ mượn ban giám khảo và người này, người kia...không cẩn thận anh sẽ nhận một kẻ vô học, vô văn hóa làm thầy thì nguy đấy.
    Còn bài thơ hay dở đã có nhiều bạn đọc nghiêm túc bình rồi, Theo tôi đây cũng là bài học sáng giá cho lãnh đạo Thanh hóa trong việc hành xử trong nhiều vấn đề nhất là vấn đề tổ chức cán bộ trong ngành văn chương báo chí.Có lẽ tôi nói lạc đề nhưng các vị thử nghiêm túc suy nghĩ xem!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trịnh Xuân Thọlúc 06:37 3 tháng 11, 2014

      "Thương ôi! Bách Việt giang san,
      Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa.
      Hồn mê mẩn tỉnh chưa, chưa tỉnh?"...( Phan Bội Châu)
      > Thơ Lợi Văn lỉnh kỉnh vần sai
      Đọc đi đọc lại cả bài
      Nghĩ rằng tác giả quá say mất rồi
      Say đến mức đứng-ngồi không biết
      Chữ bên này đá tiếp bên kia
      Ý thơ nhảy cóc tía lia
      Vần thơ lục bát như chia thịt bò
      Đang cắt thẳng xiên ra cắt xéo
      Đang vần "ông" bẻ qụeo vần "ần"
      Làm thơ như thể cù lần
      Đem sen thơm ngát trộn phân lẫn bùn
      Tư duy sao quá bị cùn?

      Xóa
  35. Thơ đứng được bởi tứ
    Tứ đứng được bởi cấu
    Cấu chặt chẽ bởi câu
    Câu thông suốt bởi chữ
    Chữ đứng được bởi vần...
    Một bài thơ cấu tứ không rõ,
    Thơ lục bát thì vần là niêm luật
    Nhưng bài thơ gieo vần rất ép
    Chưa nói đến hình tượng thơ quá nghèo và phản cảm...
    Thế mà, ban GK trao giải nhất!?
    Vậy, ban GK gồm những người còn hiểu và khiếu rất non về thơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trịnh Minh Bạchlúc 16:08 3 tháng 11, 2014

      "Khúc sông bên lở bên bồi
      Câu thơ nghẹn giữa một thời đạn bom"
      > Viết thế, ám chỉ gì? Chính thời đạn bom có nhiều bài thơ, bài hát hay, giá trị, viết về Hàm Rồng nhất. Đây này: Thơ viết về Hàm Rồng: http://nguyentinh.vnweblogs.com/category/1508/30279; làm sao nghẹn, ai nghẹn. Ai sợ Mỹ ném bom mà phải nghẹn?

      Xóa
    2. Sao "nghẹn"? Đây này, thơ Nông Quốc Chấn thời Thanh Hóa -Hàm Rồng đạn bom: "Những thửa ruộng năm tấn lúa chín vàng / Cây nghiến, cây luồng... điểm xanh mặt đất / Chòm xóm vươn lên theo / những hàng cau cao ngất / Giọng nói đậm đà vị nước chè xanh"...

      Xóa
    3. Bài thơ này là hay nhất tỉnh Hoa Thanh Quế của em đấy (Xin lỗi mấy bác và nhà thơ hẳn hoi) Thơ kiểm, bình, đăng, in sách... cho nên nó có mùi mực nướng của biển mùi cóc chết trên bờ chẳng lẽ nó vừa để trong Bô phân không nhọ ra à ??? hi hi hi

      Xóa
    4. "Ngày đêm lửa cháy bom rung
      Hàm Rồng đá núi lại nung chí bền
      Trong khói lửa thơ bay lên
      Vần thơ khí phách xanh thêm bầu trời" ( Lê Kiều)
      > Thế mà "câu thơ nghẹn giữa một thời đạn bom" à?

      Xóa
  36. "Người xưa đã thẳng đường mây
    Tình xưa còn thắm đất này muôn năm"

    Đây là tôi quảng cáo cho
    Việt Nem È Lái (VNairline) và việc "thu hồi" (cướp) đất của dân!
    Cần gì vần điệu đúng tông
    Tuyên truyền ngu dốt, ấy là chủ trương...

    Trả lờiXóa
  37. Các bác phản biện dữ vậy. Ông Lợi quê em mà trốn mất em bắt đền các bác đấy

    Trả lờiXóa
  38. Trong 1 bài viết của mình cô giáo Thơm giới thiệu Định Tân, Yên Định, Thanh Hóa có 2 ủy viên bộ chính trị là không chính xác.
    Đề nghị thầy Trần Văn Cương hiệu trưởngt THCS kiểm tra lại nhá

    Trả lờiXóa
  39. Ô kìa Thanh Hóa quê choa
    Đọc thơ ông Lợi cười bò ra sân
    Sen hồng pha trộn bùn phân...
    Vẫn thơm tho mãi chẳng cần ướp hương.
    Thầy trò tình nghĩa nhố nhương.
    Tự khen tự sướng...Giải nhường sếp trên.

    Nếu giải nhất cuộc thi thơ trao cho bài thơ trên không phải là nịnh ông Lợi thì rõ ràng là trình độ cảm nhận thơ của Ban giám khảo quá kém...

    Trả lờiXóa
  40. "Con tàu Nam-Bắc vào ra
    Vẫn còn một chỗ trên toa đợi người"
    -- Có thật thế không? Chỗ ngồi trên tàu phải có vé chứ, sao trừ chỗ lãng phí quá, kinh doanh đường sắt mà!
    Hơn nữa, Tản Đà mất từ 1939, sau 7 năm viết bài thơ "Nhớ cảnh Hàm Rồng", sao nay còn dành một chỗ trên toa? Câu thơ trong một bài thơ cấu tứ không rõ ràng nó lạc lõng quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cha Lợi này tiêu tiền thiên hạ quen rồi , cứ tưởng mang bài thơ của Tản đà ra họa là đứng sánh ngang được hay sao , xin lỗi , ngay cả ở nhà , cũng hãn hữu lắm mới có bà mẹ khi ăn cơm thường để cái bát đôi đũa cạnh mâm có ý dành cho người con đã khuất . Tình cảm sâu nặng chỉ có ở trong gia đình thôi .
      Ông Lợi là cái thá gì mà đòi bớt ghế trên toa cho ông Tản Đà chết đã hơn 70 năm nay , chỉ được cái nói phét . Ừ thì cứ cho là yêu mến Tản Đà đi , ở nhà ông , ông có dám giành một phòng cho ông ấy không đã nào .

      Xóa
    2. 1. "Con tàu Nam-Bắc vào ra"?
      Nam-Bắc sao lại "vào ra"?
      Đó chỉ một hướng - chỉ là "ra" thôi!
      Nếu muốn nói đúng "vào ra"
      Hãy ngồi xuống nhậu - "vào bả ra bây" (vào ba ra bảy).

      2. "Con tàu Nam-Bắc vào ra
      Vẫn còn một chỗ trên toa đợi người"?
      Tôi chẳng phải nhà thơ, nhưng thấy thế này hay hơn:
      "Con tàu vật vã trườn mình
      Vẫn mong đợi mãi một hình... Cố nhân"

      Xóa
    3. Bài thơ của Tản Đà lấy đâu đề "Nhớ cảnh Hàm Rồng" in trên An Nam tạp chí năm 1932, nghĩa là Tản Đà đã đến Hàm Rồng trước đó, nay mới "nhớ". Pháp xây dựng đường sắt Bắc - Nam từ năm 1899 - 1936 hoàn thành toàn tuyến. Đường sắt qua cầu Hàm Rồng xây năm 1904, khi đó mới có tàu hỏa qua sông Mã.
      Nhà thơ Tản Đà viết: " Sơn Tinh, Hà Bá hay cùng
      Giữ nguyên phong cảnh Hàm Rồng đợi ta
      Có ngày xe lửa đi qua
      Trong xe lại có Tản Đà đứng trông".
      Nhưng, như thơ Tản Đà, khi đến Hàm Rồng thì xe lửa chưa đi qua. Cho nên tác giả mới viết: "Có ngày xe lửa đi qua". Khi đó Tản Đà trước năm 1904 mới ngoài 20, đến Hàm Rồng vào tuổi 24 trở lại.
      Vì thế Tản Đà chỉ mơ ước khi có đường sắt qua Sông Mã được đứng trên tàu qua Hàm Rồng.
      Nay tác giả Giải Nhất có dành chỗ cho Tản Đà thì ông đã ra đi 75 năm nay rồi...

      Xóa
  41. "Đồng xưa lúa lại một màu mướt xanh" - Vậy là thời Mỹ đánh phá Hàm Rồng, ruộng đồng bỏ hoang hết à? Nếu thế thì bài hát "Cây lúa Hàm Rồng" là bịa!? Sợ bom, không ai dám ra đồng à?

    Trả lờiXóa
  42. Nao nao trong khúc khải hoàn
    Vẳng xen tiếng trống Đông Sơn thuở nào
    Chợ xưa lại họp chân cầu
    Đồng xưa lúa lại một màu mướt xanh
    TÔI XIN PHÉP TÁC GIẢ SỬA LẠI THẾ NÀY:
    Nôn nao mùi khói rạ rơm
    Vẳng nghe tiếng trống Đông Sơn lẫn vào
    Chợ nay nhôn nhịp xôn xao
    Đồng xưa lúa lại một màu mướt xanh

    Như vậy nó lưu loát hơn

    Trả lờiXóa
  43. Em thấy các bác quá khắt khe với thơ của bác Nguyễn Văn Lợi đấy cùng lắm là bảo bác Lợi trả lại giải cho ban giám khảo là được chứ gì? thơ thì vứt vào sọt giác cũng được, Bác Lợi em giờ phút này đã nghĩ hưu không có còn thiếu thứ gì chỉ sợ người đời lãng quên nên mới làm thơ...thơ hay giở thì vấn đề chi miễn nhiều người nhắc đến Lợi, nhớ đến Lợi. Hôm em nhìn thấy bác mặc áo phông màu cháo lòng, đi dép lê tổ ong, đầu đội mũ lưỡi trai màu trắng cụp xuống che mặt đi xem vườn sinh vật cảnh ở quảng trường Lam sơn trông rất tội và thảm hại...Em đoán giờ phút này chắc bác cũng không cần gì nhiều ngoài ít thơ...mọi người rộng lượng cho bác ít thơ. Em mà biết làm thơ em cũng cho bác hết.

    Trả lờiXóa
  44. - "Con ếch xưa vốn có đuôi
    Ngày nay 'đổi mới' đứt đuôi mất rồi!"

    - Con cáo ăn mất con chim
    Rồi liếm mép nói "lòng tìn chiến lươn"

    (Thơ con chó)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Con ếch xưa vốn không đuôi
      Ngày nay 'đổi mới' lại lòi đuôi ra!"

      Xóa
  45. Em "cắn" bài thơ: Nhớ Tản Đà
    Nhức nhối hàm răng... rụng hết ra
    Bây chừ em được y tác giả
    Chỉ còn có... lợi "bới"... lá đa (!)

    Trả lờiXóa
  46. "Con tàu Nam-Bắc vào ra
    Vẫn còn một chỗ trên toa đợi người"?
    Có giống ở Ga Hàng Cỏ không? "Khách đi tàu chú ý... Đoàn tàu Bắc Nam bắt đầu chuyển bánh... Khách đi tàu ổn định chỗ ngồi... Trên toa số 3 còn một khách chưa lên. Đề nghị khẩn trương để tàu có thể chuyển bánh..."
    Nói vậy cho vui thôi. Về chuyện bắt hồn ngôn ngữ, Trịnh Công Sơn là một bậc thầy.
    "Chiều nay em ra phố về...
    Thấy đời mình... là những chuyến xe...
    Còn đây... âm vang não nề...
    Ngày đi... đêm tới... trăm tiếng mơ hồ...

    Có ai... đang về... giữa đêm khuya...
    Rượu tàn phai... dưới chân đi ơ hờ...
    Vòng tay... quen hơi băng giá...
    Nhớ một người tình nào cũ...
    Khóc lại... một đời người... quá ê chề..."

    Trả lờiXóa
  47. Một giải thưởng vô nghĩa cho một bài thơ tối nghĩa của một tác giả bất nghĩa .Thanh hóa mà thế này,rõ là thời mạt rồi .Đất thiêng mà lại ngút lửa căm hờn thì có khác nào vạc dầu sôi dội xuống bao sinh linh vô tội .
    Âu cũng là một biểu hiện của sự bế tắc đến cùng quẫn cũng như các biểu hiện cùng quẫn khác trong khắp các lĩnh vực chính trị,kinh tế,đời sống ,xã hội .

    Trả lờiXóa
  48. Xin Đại Tá BVB cho em được trao đổii xút xíu nhé

    "Định Tân- mảnh đất anh hùng, địa linh nhân kiệt! Nơi đây đã sinh ra biết bao bậc hiền tài cho đất nước trong mọi lĩnh vực, ở mọi thời kì. Một xóm nhỏ nghèo ven sông đã sinh ra hai đồng chí là Ủy viên Bộ chính trị: đồng chí Nguyễn Văn Lợi và đồng chí Phạm Quang Nghị. Đây là điều hiếm có trên đất nước Việt Nam chúng ta."
    được trích trong bài "Trường THCS Định Tân - Nơi ươm mầm cho những tài năng" của Trần Thị Hương @ 09:47 27/12/2011.
    Đề nghị thầy Hiệu trưởng - Cử nhân Văn họcTrần Văn Cương và cô Hương (Thơm) nên có trách nhiệm về thông tin chưa chính xác trong bài viết này ( Nguyễn Văn Lợi không phải là ủy viên BỘ CHÍNH TRỊ mà chỉ là ủy viên TW Đảng thôi ). Đảng ủy xã Định Tân và Phòng GD huyện Yên Định, Thanh Hóa có ý kiến để chỉnh sửa thì rất tốt. Vì bài của cô Hương (Thơm) đăng trên http:violet.vn/thcs-dinhtan-thanhhoa đã gần 3 năm rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời này là thời cơ cấu , phải có mấu mới được chọn . Thời chọn lọc tự nhiên qua lâu rồi . Các ông ấy được cử chứ ai bầu vì tài giỏi đâu mà tính là nhân kiệt . Cảm ơn bạn ND 23:33 đã phát hiện và đính chính chức danh của ông Lợi . Kể ra thì việc này ông ấy phải đính chính mới đúng , nhưng chắc sướng tít nên lờ đi chứ gì .

      Xóa
  49. Nói đến Thanh Hóa thì nhiều người phải ngán. Nó là quê em, nên em biết lâu rồi
    Nếu là con đò và có đủ sức em đã cho nhà mình đi chỗ khác ...

    E rằng vì mục tiêu TỈNH KIỂU MẪU dân rau má quê mình sẽ phải đói khổ nhiều hơn!

    Trả lờiXóa
  50. Tôi là dân không quan tâm nhiều đến thơ.
    Tôi chỉ mong UBND tỉnh Thanh Hóa chấn chỉnh kịp các khỏan thu vô tội vạ đã và đang diễn ra ở các xã và các trường học để cho dân đen và học sinh được nhờ.

    Nhiều văn bản chủ tịch tỉnh ký. Nhưng thực hiện đến đâu chủ tịch cũng cóc biết. và cũng không cần biết
    Ở Thanh Hóa "Sống chết mặc bay" đầy rẫy và ngày càng nhiều

    Trả lờiXóa
  51. Thanh Hóa quê ta vẫn còn tạm gọi là có chất thơ, chứ tp HcM toàn phát cải lương ca ngợi đảng bác cách mạng đưa đất nước đi tới thứ hạng "gì gì đấy" mà LHQ vừa xếp? Nghe sao mà đểu giả! Giờ này mà vẫn cứ tuyên truyền trơ tráo? Làm như thiên hạ toàn gà, vịt, heo, lợn, bò?!

    Trả lờiXóa
  52. Để làm dịu không khí sục sôi căm phẫn, xin góp một bài thơ:
    "Khi lòng tin bị phản bội
    Một lần thôi
    Cũng đủ để người ta thờ ơ
    Với những bông hoa sặc sỡ mới nở..."

    Trả lờiXóa
  53. Đoàn Đăng Đônglúc 14:36 4 tháng 11, 2014

    Văn Lợi ngồi nhớ Tản Đà
    Xưa, Tản Đà ước tàu qua Hàm Rồng...
    Văn Lợi, vì nhớ đến ông
    Thường xuyên một ghế bỏ không trên tàu
    Hơn bảy thập kỷ còn đâu
    Tản Đà nào biết đoàn tàu Bắc - Nam?
    Văn Lợi phải trả tiền oan
    Mỗi ngày hai vé, chờ "hoàn gia tăng"
    Ông Thuế mới bảo Lợi rằng
    Mất tiền nhiều thế hàm răng chẳng còn!

    Trả lờiXóa
  54. "Em thấy các bác quá khắt khe với thơ của bác Nguyễn Văn Lợi đấy cùng lắm là bảo bác Lợi trả lại giải cho ban giám khảo là được chứ gì?"
    Bác Nguyễn Văn Lợi đã nhận giải thưởng và nhận rất nhiều lời chúc mừng từ đám đệ tử rồi, sau 1 thời gian đem trả lại em thấy nó như thế nào ý.
    Chẳng lẽ Ban GK là một lũ trẻ con à !

    Trả lờiXóa
  55. Mỗi xã trong tỉnh dấu hàng chục ha đất làm quỹ đen, nay vẫn còn như thế. Điều mờ ám đó nhiều người dân không biết. Khoản thu bóp nghẹt dân thì ngày càng nhiều
    Mong sao giảm bớt hộ nghèo và hàng năm đỡ phải xin tiền TW để nuôi bộ máy quá cồng kềnh hiện nay là tốt lắm rồi
    Về "Mục tiêu TỈNH KIỂU MẪU" và tăng trưởng kinh tế gần 20 % năm là trò dở hơi, không biết bơi của mấy cha lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa mà thôi

    Trả lờiXóa
  56. Mấy chú lãnh đạo Thanh Hóa hay lên ti vi hô suông.nên về âm phủ sớm đi để cho dân được nhờ

    Các nước văn minh G7, Sigapo chưa giám vỗ ngực xưng là kiểu mẫu
    Thế mà bọn tham nhũng hại dân lúc nào cũng hô: năm 2020 Thanh Hóa thành "TỈNH KIỂU MẪU".
    Đài Truyền hình nên giảm bớt tin lãnh đạo tỉnh thăm chỗ nọ chỗ kia đi. Nịnh nhiều chúng càng hư

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Hồ nói từ năm 1947, vậy mà cho đến nay lãnh đạo TH cứ "tự sướng", lúc nào cũng hô xây dựng tỉnh Kiểu Mẫu" ? "Kiểu mẫu' về cái gì? Có "kiểu mẫu" được không? Đem lại hiệu quả gì cho dân?

      Xóa
    2. Đài truyền hình cũng cần tiền chia nhau . Việc thổi phồng , tạo thành tích ảo là bệnh của chế độ này từ hồi mới thành lập , vì vậy biến một tỉnh thành kiểu mẫu có gì là khó . Họ có thể hô biến cả nước này thành tiên ấy chứ , đừng quên rằng người việt hiện đang ở ngưỡng cửa thiên đường , dù là thiên đường húp cháo .

      Xóa
    3. Thanh hoá kiểu mẫu là đúng rồi
      Vui một chút các bác nha:

      Thanh Hoá quê choa
      Muốn nở rộng ra
      Sáp nhập thêm mà
      Khu bốn đấy ra
      Khu ba đảy vào
      Sang Lào không nhận
      Về nhà nuốt hận
      Thành lập Quốc gia
      Riêng xứ quê choa
      Quốc kì – cành rau má
      Quốc ca-dô tá dô tà
      Phất cờ thi đua
      Công nông tiến mạnh
      Nông nghiệp thâm canh
      Trồng cây rau má
      Nền công nghiệp hoá
      Đi phá đường tàu
      Cách mạng tiến mau
      Đến Còng quay lại…
      (Còng sát Nghệ An)

      Lại trong cuộc thi hoa hậu TH, được hỏi nếu đoạt giải thì em ước muốn là gì cho quê nhà?
      Ứng viên trả lời: Ước muốn duy nhất của em là muốn tàu rau má bằng tàu lá sen!
      Trúng giải ...!!!

      Xóa
  57. Bác Nguyễn Văn Lợi ơi đừng làm các em sợ !
    Bác múa rối nữa các em vạ lây đấy

    Trả lờiXóa
  58. Thưa các bác cho em hỏi tí: Không xứng đáng được nhận, được trao các danh hiệu thi đua khen thưởng mà vẫn nhân vẫn trao...có phải là tham nhũng thành tích không?

    Trả lờiXóa
  59. Câu hỏi của Nặc danh17:02 Ngày 06 tháng 11 năm 2014 rất hay, rất đúng. Xin cảm ơn bạn !
    Bao nhiêu cái đầu hói "VĨ ĐẠI" xây dựng nghị quyết của ĐCSVN viết lê thê dài dòng chưa nhìn ra và chưa đề cập đến điều đó.

    Trả lờiXóa
  60. CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ ĐOẠT GIẢI NHẤT
    CUỘC THI THƠ 2014 TP THANH HÓA TỔ CHỨC

    Đọc bài thơ “Nhớ Tản Đà”
    Thi Nhân của đất nước nhà Việt Nam
    Phải chăng cổ vũ quan tham
    Mà ông nhỡ để lời bàn bẩn nhơ
    Sen thanh cao tự bao giờ
    Ngôn từ chắp và vào thơ nhạt phèo
    Người dân vốn nước trong veo
    Sao ông nỡ để bọt bèo vào thơ!
    Trăm năm nào có ai ngờ
    Hôm nay ông Lợi nhớ thơ Tản Đà...
    Dân ta phải biết sử ta
    Nếu không, dựa cột đứng mà lắng nghe
    Hẳn là tình nghĩa bạn bè
    Phải chăng một thuở chở che nịnh hờ
    Thưa rằng mỗi cuộc thi thơ
    Đừng ai đặt bút phê mờ Quốc hoa.
    Hoàng Chất

    Trả lờiXóa
  61. CẢM NHẬN BÀI THƠ “NHỚ TẢN ĐÀ”

    “Nhị vàng bông trắng lá xanh
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
    Hỏi ai nỡ đặt tâm hồn
    Để sen “càng lấm láp bùn càng thơm”
    Trách người ấm áo no cơm
    Nhà cao quên cả rạ rơm quê nhà
    Nhớ dòng sông Mã quê ta
    Tản Đà có tát đâu mà cạn khô?
    Mà khi ông mất tràn bờ
    Nước sông Mã đến bây giờ thêm sâu
    Hỏi người sông Mã đi đâu?
    Để thưa câu hát, nương dâu, mạn thuyền
    Sao nhà thơ lắm chuân chuyên
    Cho Fa - ce - Book thả niềm đổi trao
    Ban chấm thi có lẽ nào
    Lại trao giải nhất như sao văn đàn?.

    Hoàng Chất

    Trả lờiXóa
  62. ... "Lại có thời bông lơn vô lối
    Cái '"từa tựa" thơ thôi, chẳng phải thơ đâu
    Cái để gây cười trong tiệc tùng du hý
    của kẻ lắm tiền học đòi trưởng giả
    Thì thơ ơi xấu hổ nào bằng!

    Ta suốt đời đeo đuổi
    Nhiều lúc khổ vì thơ, thiệt vì thơ
    Cuối đường ngoảnh lại, thơ chẳng thấy
    Năm ngón tay xòe, tóc bạc phơ...
    ( Theo thơ Trịnh Ngọc Dự - "Thêm một lời với thơ")

    Trả lờiXóa
  63. Kg quý bạn đọc
    Tin từ một Hội viên Hội VHNT tỉnh Thanh Hóa đáng tin cậy cho biết: Tác giả Nguyễn Văn Lợi đã trả lại Giải nhất bài thơ này cùng 2 triệu đồng cho Ban Tổ chức cuộc thi.
    Trước hết ghi nhận lòng tự trọng cũng như sự 'tự biết mình' của tác giả Nguyễn Văn Lợi.
    BVB cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đọc và chia sẻ bài viết, đặc biệt cảm ơn hơn 120 bạn đã COMT phân tích, lý giải, góp ý bài thơ và tác giả bài thơ chân tình, thẳng thắn, với ý thức xây dựng, dù có một số ý kiến nhận xét gay gắt, có góc cạnh, nhưng động cơ, ý thức trong sáng, chân tình.
    Với việc tự xử lý trên đây của tác giả Nguyễn Văn Lợi, BVB đề nghị độc giả không tiếp tục comt về bài này nữa, như thế cũng quá đủ rồi. Từ bây giờ, BVB sẽ không đăng những comment tiếp theo nữa!
    Cảm ơn bạn đọc và tác giả Nguyễn văn Lợi. Thân, kính chào và cảm ơn cộng đồng Làng Mạng đã ghé thăm "nhà" BVB!!

    Trả lờiXóa