Trang BVB1

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

BAO GIỜ "THÍM CÒ KHOAI" CÓ NHÀ Ở ?

Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh, Hội viên Hôi văn học nghệ thuật Thanh Hóa, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội VHNT các dân tộc thiểu số VN, một cây bút xuất sắc người dân tộc Mường, người đã đoạt nhiều giải thưởng văn học... có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Gia đình bà đang có nguy cơ bị đẩy ra đường vì chính  sách Tiền hậu bất nhất của Bộ luật đất đai mà Việt Nam đang thực thi..."Đất đai thuộc sở hữu toàn dân" mà bà là nạn nhân của Bộ luật này!.
Hiện nay quyền sử dụng đát ở và nhà ở đang song song  tồn tại 2 thực trạng: Đất đai có trích lục (có sổ đỏ) và đất đai nhà cửa "không có sổ đỏ". Rất nhiều hộ gia đình có nhà, đất không sổ đỏ vẫn được sử dụng, vẫn xây nhà 4-5 tầng và sử dụng qua nhiều thế hệ; không ai tịch thu, bởi những chủ sử dụng đất từ trước năm 1993 không có tranh chấp coi như là chủ sử dụng đất hợp pháp.
Bà Cẩm Anh đang sử dụng căn hộ tập thể từ năm 1987 do Hội VHNT Thanh Hóa cấp (từ ngày đó đến nay không có tranh chấp). Nay nhà nước thu hồi đền bù cho bà chỉ có 125 triệu đồng, với số tiền ít ỏi này bà không thể mua được một mảnh đất mới. Bà đã khiếu nại nhiều nơi nhưng không có hồi âm...
Mong được các nhà văn nhà thơ cả nước lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà.
*        *       *
 Hà Thị Cẩm Anh vốn chỉ là một công nhân nuôi lợn của hợp tác xã Nông nghiệp ở một xã thuộc huyện miền núi Cẩm Thủy, quê chị. Mười lăm tuổi, chưa học hết lớp năm phổ thông, Hà Thị Cẩm Anh đã phải bỏ học để đi làm lấy công điểm phụ mẹ nuôi các em,vậy mà cô bé người dân tộc Mường này đã mạnh dạn cầm bút viết truyện ngắn và cũng thật lạ là truyện ngắn đầu tay của chị: Truyện "Thím cò Khoai" đã được rất nhiều người yêu thích. Tính đến nay đã trên 50 năm rồi, nhưng những người yêu quý Hà Thị Cẩm Anh vẫn gọi chị là "Thím cò Khoai" của xứ Thanh.
Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh
 Năm 1968 sau khi đã có một loạt truyện ngắn và Bút ký được in trên các tập chí Văn nghệ của Ty Văn hóa Thanh hóa lúc bấy giờ, Hà Thị Cẩm Anh được điều từ trại chăn nuôi lợn của HTX nông nghiệp xã Cẩm Sơn xuống Ty Văn hóa và được cử đi học lớp Bổ túc Văn hóa Công nông. Năm 1972 chị trở về công tác tại: Ban vận động thành lập Hội Văn học- Nghệ thuật Thanh Hóa, rồi công tác ở cơ quan Hội Văn học- Nghệ thuật Thanh Hóa cho đến lúc nghỉ hưu.
Hà thị Cẩm Anh viết không nhiều. Tính đến nay chị cũng mới có khoảng mười đầu sách và một số kịch bản Phim truyện. Đề tài Miền núi và Dân tộc là tất cả sáng tác của Hà thị Cẩm Anh. Chị đã khai thác và phát huy được giá trị Văn hóa độc đáo của dân tộc Mường đã và đang bị mai một, đang bị lãng quên dần với ý thức là: Bảo tồn vốn Văn hóa quý báu của dân tộc mình thông qua Văn học nên các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh luôn luôn chiếm được tình cảm của người đọc.
Chỉ tính từ năm 2000 đến 2014 Hà Thị Cẩm Anh đã đặt được tới bẩy giải thưởng hàng năm của Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam, của Hội nhà Văn Việt Nam, và cũng khá đều dày dặn các giải thưởng của Hội Văn học nghệ thuật địa phương và báo chí của các Ban, Ngành trung ương. Đặc biệt năm 2004 Hà Thị Cẩm Anh đươc tặng giải A trong cuộc thi Truyện ngắn của Báo Văn Nghệ và cũng năm 2004 chị được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Mười năm sau (2014) Hà Thị Cẩm Anh được Hội VH-NT các DTTS  Việt Nam tặng giải A cho tập truyện ngắn: "Một nửa của người đàn bà" và UBTQ các Hội VH-NT Việt Nam cũng tặng giả thưởng cao cho tác phẩm này.
                                            > Văn học hiện đại dân tộc Mường…
                                            > Hà Thị Cẩm Anh và thung lũng
                                            > Cảm hứng về vẻ đẹp dân tộc ...  
 Cứ nhìn vào các sáng tác và các giải thưởng của nữ Nhà văn dân tộc Mường này  thì ai cũng nghĩ rằng: Bà sống vui vẻ và cuộc đời văn nghiệp khá suôn sẻ. NHưng có mấy ai mà biết được rằng: Cuộc đời Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh chỉ là nỗi đau và nước mắt. Có lẽ do không có bằng cấp chuyên môn gì. Lương thấp nên Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh không có điều kiện để cải thiện đời sống cho mình và cho con cái? Một phần nào đó cũng đúng, vì có lần bà đã tâm sự với tôi: "Mình từ trên núi xuống. Học hành chả được bao. Chồng mình chết sớm. Ông ấy ốm nặng suốt bốn năm trời mới đi. Mình chỉ có hai bàn tay trắng. Chồng chết là trắng tay luôn. Con cái còn nhỏ. Mình bị bệnh mạch vành. Sống được mà nuôi con là may lắm rồi".
 Đúng thế! Cho đến bây giờ Nhà Văn Hà Thị Cẩm Anh vẫn sống, vẫn tồn tại, và vẫn  tiếp tục sáng tác được cũng là chuyện lạ. Lạ hơn là bệnh mạch vành của bà mấy năm nay cũng đỡ nhờ một lần đã can thiệp đặt tel. Bà khoe:" Mình sống được là nhờ bạn bè văn chương cả đấy. Lúc mình gặp hoạn nạn, bạn Văn chương là những người thương mình nhất: Ai cũng dang rộng tay ra, kẻ miếng cơm, người manh áo. Thế là tất cả lại qua đi. Bây giờ tuổi đã cập kề miệng lỗ rồi nên mình cũng chỉ cần một góc nhỏ vừa kê đủ một chiếc giường. Trên giương có một cái bàn bốn chân bé tý, một tập giấy với một cái bút để viết. Mình chỉ muốn tiếp tục được viết cho đến lúc nào thật sự không cầm nổi cái bút nữa thì nằm dài ra giường buông xuôi hai tay. Thế là xong. Cần gì nhiều đâu?". Nhưng rồi cái ước mơ rất nhỏ ấy của nhà Văn dân tộc Mường Hà Thị Cẩm Anh cũng tan thành mây khói ở cái tuổi 66.
Vụ việc như sau:
            Tháng 2 năm 2014 Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh nhận được quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa: Giải tỏa khu Tập thể Hội Văn học-Nghệ thuật Thanh Hóa để giải phóng mặt bằng cho " Dự án mở rộng trụ sở Công an tỉnh ", Khu tập thể này gồm có 7 hộ gia đình cán bộ của Hội Văn học- Nghệ thuật, trong đó có căn hộ của Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh được phân từ tháng Chạp năm 1979. Cầm quyết định trên tay. Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh vui vẻ nói với bạn bè:" Nhà nước lấy chỗ này để thực hiện dự án thì sẽ bố trí cho mình một chỗ ở khác. Không khá hơn thì cũng bằng chỗ cũ. Luật đã nêu rõ thế rồi. Lo gì mà lo" . Cho mãi đến tháng 5 năm 2014  nhận được thông báo là: Sau khi áp giá đền bù theo quy định từ năm 2004 của Chính phủ gia đình Nhà văn được đền bù 125.814.000 đồng cho phần nổi và được mua một suất đất ở tái định cư với mức giá là 350.000.000 đồng. Đọc xong thông báo, nhà văn Hà Thị Cẩm Anh mới thật sự giật mình hốt hoảng vì hầu bao của mình hoàn toàn rỗng tuếch. Bà bắt đầu lục tung máy tính để tìm đọc Luật Đất đai, các Nghị định về giải phóng mặt bằng, tái định cư. Trong các Luật,  Nghị định về đất đai, bà Cẩm Anh đều thấy mình đủ điều kiện để được đền bù đất tái định cư sau khi bị giải phóng mặt bằng vì bà đã được cơ quan phân nhà từ năm 1979. Tuy chắp vá nhưng gia đình cũng đã làm mới và sử dụng ba mươi lăm năm rồi.
            Cho đến nay (cuối tháng 11 năm 2014) khi được cán bộ Ban giải phóng mặt bằng thành phố đến thông báo là sẽ lập hồ sơ cưỡng chế nếu các hộ gia đình không chịu di rời nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã bốn lần làm đơn kêu cứu gửi lên các vị lãnh đạo và các cấp như Thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh ủy. Đoàn đại biểu quốc hội tại Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa; đồng kính gửi đến các đồng chí lãnh đạo như Chủ tịch UBND  tỉnh , thành phố, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhưng tuyệt đối không nhận được bất cứ một câu trả lời nào của các cấp ủy, Chính quyền và các đồng chí lãnh đạo mà nhà văn đã gửi đơn tới.
Thương xót cho hoàn cảnh bi đát của Hội viên, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn kiêm Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc các Hội Văn học- Nghệ thuật Việt Nam, ông Hữu Thỉnh đã gửi công văn, tờ trình và trực tiếp vào Thanh Hóa hai lần để gặp lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa để đề nghị tỉnh Thanh Hóa giúp đỡ cho nữ Nhà văn dân tộc Mường này. Ông Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và các vị lãnh đạo cấp cao của tỉnh Thanh Hóa cũng đã hứa với Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ nữ Nhà văn người dân tộc Mường này ổn định cuộc sống để tiếp tục sáng tạo được những tác phẩm có chất lượng.
Lời hứa là thế, nhưng ngay sau khi Nhà thơ Hữu Thỉnh về Hà Nội thì tất cả lại rơi vào im lặng. Lâu rồi mới có dịp về thành phố, ghé thăm Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh. Bà đang ốm. Người gầy, da xanh lét. Tôi hốt hoảng hỏi bà vì cơn cớ gì lại hóa ra nông nỗi thế này. Bà khóc, nghẹn ngào nói với tôi:" Mãi bây giờ khi đã biến thành kẻ vô gia cư rồi thì mình mới biết các thứ giấy tờ hành chính rườm ra nó quan trọng đến thế. Ba mươi lăm năm qua mình sống ở đây chả có ai đến tranh nhà, tranh đất với mình. Cứ tưởng như vậy là yên ổn. Nhiều lúc còn cảm thấy thương cho ai đó cứ phải chạy đôn chạy đáo để mua rẻ lô đất này, bán đắt thửa đất kia. Bây giờ mới thấm hết nỗi đau của một Nhà văn sắp bị cưỡng chế ra khỏi nhà vì không có thứ giấy tờ  mà mình cảm thấy rườm rà phức tạp kia? Cũng cho đến bây giờ mới thấy xót xa thương con nhưng đã muộn rồi. Mình nghèo nên chả lo được cho chúng! Mình già rồi nên có thể chui rúc gầm cầu hay bất kỳ nơi đầu đường xó chợ nào nếu như người ta không thực hiện triệt để khẩu hiệu: Vì một thành phố xanh, sạch, đẹp nhưng còn con và cháu? Chúng nó vẫn tưởng là còn được sống nhờ dưới mái nhà của mẹ? Chúng có biết đâu là ngôi nhà sắp phải bị cưỡng chế? Cả nhà sắp bị tống ra đường? Cũng không biết rồi chúng phải chui vào xó xỉnh nào? Mình không có một thước đất cắm dùi. Không có một đồng tích lũy. Lương hưu ba triệu đồng mỗi tháng. Con gái học xong Cao đẵng Sư phạm không xin được việc làm phải ra đường bán nước chè xanh kiếm sống qua ngày. Trong tài khoản ở Ngân hàng chỉ có mỗi hai triệu đồng mình dành dụm đề phòng lúc bệnh tim mạch đột ngột tái phát còn có cái mà nhập viện ngay. Mình đã hoàn toàn tuyệt vọng rồi. Chết đi để khỏi phải lo nhà ở hay ra gầm cầu Phú Sơn che vài manh chiếu mà ở đang là sự lựa chọn của mình trước khi bị cưỡng chế? Với giá cả bây giờ 125.814.000 người ta đền bù cho gần 70 m2 nhà hiện nay mình đang cố lỳ ra mà ở được ngày nào hay ngày ấy thì làm sao có được một chỗ ở mới. Nếu đi thuê nhà thì được mấy năm"?
Tôi lặng đi trước cảnh khốn cùng của người đàn bà này. Tài sản duy nhất mà hiện nay Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh có được là một giá sách mà bạn bè văn chương đã tặng bà vài chục năm nay, là những thùng báo và tập chí lủng củng trong nhà. Chuyển đi cũng tiện. Nhưng chuyển đi đâu? Tôi thật sự không thể nói được gì với bà cũng không  biết phải chia sẻ ra sao? Với người khác thì có lẽ đã không bị đẩy vào hoàn cảnh như bà hiện nay, nhưng bà lại là người đàn bà người dân tộc thiểu số từ rừng xuống phố. Đã lâu rồi, nhưng vẫn không thể nào nắm bắt kịp với cuộc sống thị trường sôi động và khắc nghiệt ngoài kia.
 Hiện nay nhà nước ta đang thực hiện xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Lẽ nào lại nở bỏ rơi một người phụ nữ người dân tộc thiểu số lúc tuổi đã cao cứ ngơ ngơ ngác ngác giữa phố phường này? Bà là người đàn bà dân tộc thiểu số hiếm hoi và cũng rất lạ của Văn học Thanh Hóa và cũng là của Hội Nhà văn Việt Nam? Đâu là lối thoát cho bà lúc này?
      Hà Minh Đô
 (Huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa)
------------

34 nhận xét:

  1. Cuộc sống người dân nói chung và người nông dân nói riêng trở thành chụp dựt. Sống hôm nay đâu biết có ngày mai, vì đất đâu phải của mình, người ta xua đi để làm dự án lúc nào ai hay. Khổ cho một người phụ nữ dân tộc, một người đàn bà yếu đuối khi tuổi đã kề miệng lỗ mà còn không biết ngày mai mình sẽ ở đâu, gầm cầu hay góc bãi tha ma đây! Xin mọi người hãy “than thở” giùm bà! Mong sao để tuổi già thanh thản mà “ra đi” về chốn hư vô. Thế mới hay: Giá như đừng sinh ra trên đời này, hoặc ít nhất là đừng sinh ra trên đất VN vào giai đoạn này!

    Trả lờiXóa
  2. BAO GIỜ "THÍM CÒ KHOAI" CÓ NHÀ Ở ?
    "Phải tin vào "tương lai tươi sáng" mà đảng sẽ đem lại cho đất nước này các đồng chí ạ. Còn "ngày hôm nay vẫn nhiều khó khăn" ta phải chấp nhận thôi. Tương lai là mai sau đấy. Tươi sáng lắm... Trong tương lai ta còn đòi lại được Hoàng Sa, và cả Trường Sa đang mất dần ở hiện tại đấy.
    Tươi sáng lắm..."

    Trả lờiXóa
  3. Nếu tuyệt vọng, bạn hãy ngắm nhìn và học hỏi từ thái độ của những người khiếm thị. Có một người mù già, từ quận Bình Chánh Saigon, hàng ngày rong ruổi khắp thành phố, đi bộ hàng chục cây số, để bán chổi kiếm vài chụa ngàn. Trong vẻ tội nghiệp ấy, toát ra nội lực sống ghê gớm của họ.
    Lũ tham nhũng có bao giờ biết những việc như vậy? Không. Thật ra chúng rất biết. Nhưng tâm hồn của chúng đã mất tính người!

    Trả lờiXóa
  4. Trịnh Đình Hằnglúc 08:17 24 tháng 11, 2014

    ..."Trong tài khoản ở Ngân hàng chỉ có mỗi hai triệu đồng mình dành dụm đề phòng lúc bệnh tim mạch đột ngột tái phát còn có cái mà nhập viện ngay. Mình đã hoàn toàn tuyệt vọng rồi. Chết đi để khỏi phải lo nhà ở hay ra gầm cầu Phú Sơn che vài manh chiếu mà ở đang là sự lựa chọn của mình trước khi bị cưỡng chế? Với giá cả bây giờ 125.814.000 người ta đền bù cho gần 70 m2 nhà hiện nay mình đang cố lỳ ra mà ở được ngày nào hay ngày ấy thì làm sao có được một chỗ ở mới. Nếu đi thuê nhà thì được mấy năm"?"...
    >> Quá là hoàn cảnh, thím cò ơi! Các nhà lãnh đạo giàu sang, sung sướng, tiêu tiền xả láng, ai giúp thím đây? Dù sao thím cũng đừng qua bi quan!

    Trả lờiXóa
  5. Nói đi thì cũng phải nói lại tuy không liên quan đến chủ đề này nhiều nhưng rất rất nhiều nơi, chính quyền làm không nghiêm người dân tự ý lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép, công trình không thuộc đất mình có quyền sử dụng mà khi nhà nước lấy đất lại làm công trình vẫn phải chấp nhận đền bù! Có công bằng không khi mà Nhà nước lấy 1 m2 đất nào vào nhà người dân thì cũng phải đền bù, trong khi người dân xây lấn chiếm thì không bị phạt gì. Khi nhà nước cần lấy lại thì bị người dân chống đối quyết liệt! Quản lý nhà nước không nghiêm dẫn đến khi xây dựng công trình tiền đền bù giải phóng mặt bằng quá lớn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đòi quyền lợi hợp pháp, công bằng à? Pháp bị đánh bài tự lâu rồi! Công bằng à? Lấy đâu ra?
      Đấu tranh à? Quy vào điều 258, bỏ tù ngay, như mấy dân oan Dương Nội!
      Than ôi, "trên đất này có cụ già"...mất tiêu đất đai!

      Xóa
    2. NN đại diện cho Quan tham hay quan tham đại diện cho NN??? khi các công bộc của Dân bán cả Đất nước tài nguyên biển đảo...tìm cách cướp đât của Dân hay của xã hội băng các dự án ,đầu tư cướp hợp pháp những khu đất 'vô chủ' mua đi bán lại nhượng cho cả Tàu với 'sở hữu toàn dân' ? Khi người dân đã sở hữu 5 10 20 năm k có tránh chấp... đến khi chỉ có đất đất mới làm giàu nhanh được thì chúng bày trò cướp cưỡng chế thu hồi hoặc đền bù rẻ mạt? Như vụ 'dồn điền đổi thửa' vừa qua chúng cũng nhân danh NN chia đi chia lại ép dân trả ruộng để chúng chiếm những chỗ 'đắc địa' đất đẹp cho họ hàng của chung ? Đất nước của bao thế hệ cha ông của >90tr dan cứ như là chỉ của bố chúng nó dước mĩ từ- sở hữu toàn dân? chúng ngồi xổm lên PL bằng thách thức dân -đi mà kiện kể cả lên tận TƯ...
      NGLUY

      Xóa
  6. Thím Cò, ơi hỡi thím Cò
    Không còn đất sống, cò dò lên cây
    Cây đâu còn ở nơi này
    Cò già có đủ sức bay về rừng?
    Rừng nay chặt phá lung tung
    Cuối đời lâm bước đường cùng, Cò ơi!
    Đời sao cơ cực vậy trời
    Trời rằng: "Thôi, đợi ở nơi ... Niết bàn"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thím Cò, ơi hỡi thím Cò
      Hãy tin tưởng vào thứ gọi là "tương lai"
      "Tương lai" mà đảng đề ra
      Bảo đảm lúc ấy Thím Cò...
      (chuyển thành văn thường)
      trở thành một con cò thật sự ấy chứ, trong kiếp sau ấy. Xin lỗi nếu làm Thím Cò buồn, nhưng ở ta nó chỉ đến vậy là xong!

      Xóa
  7. Ca ve núi đã có lời khuyên thím Cò Khoai tìm đến ông Trần Văn Truyền nguyên chánh Thanh Tra Chính phủ hỏi kinh nghiệm về hợp thức hóa nhà Công vụ và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thím cò khoai bảo nhà ông ý ở xa quá không đủ tiền tàu xe...Pó tay.com. Hu hu.

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn Đại tá Bùi Văn Bồng đã dũng cảm đăng bài này lên trang nhà cho mọi người đọc. Bài báo này đã gửi đi nhiều nơi nhưng không báo nào dám đăng.
    Không thể nào hiểu nổi cái "tự do Báo chí, tự do ngôn luận" của Việt nam ở chỗ nào.
    Lời tác giả.

    Trả lờiXóa
  9. Thật sự thông cảm với hoàn cảnh nhà văn!Đúng là hoàn cảnh nhà văn : chồng chết sớm, con còn nhỏ, là người miền núi nhờ tí năng khiếu văn chương nên cắm nhà hơn bốn mươi năm, nay phải tay không. Nhưng đây là việc của pháp luật, không thể đem hoàn cảnh để giải quyết được.
    Lâu nay những người lấn chiếm và ở đất không có quyền sở hữu thì khi có nhu cầu cũng phải trả lại thôi biết sao được. chúng ta có thương tâm thì nên kêu gọi từ thiện chứ không nên làm đảo lộn chính sách. Dù chính sách về đất đai đang là miếng mồi béo bở cho tham nhũng, người làm chính sách và pháp luật có phù hợp đến đâu cũng một thời gian là phải sửa đổi do tình hình chuyển biến.Đấy là chưa kể cơ quan làm luật còn yếu kém, còn cục bộ, còn không vì lẽ công...
    Chúng ta thử hình dung xem, ai cũng lấn đất ở rồi đến khi thu hồi thì đòi bồi thường thì lấy đâu ra tiên. Nên nhớ tiền bồi thường là tiền ngân sách cũng của dân cả đấy chứ, trừ một số dự án của người nước ngoài và doanh nghiệp.
    Đất HCA đang ở là khu tập thể cơ quan thì không mong gì hơn đâu.Muốn cho thêm đâu phải dễ.Tất nhiên bọn tham nhũng lại khác người lương thiện.Ông cha ta có câu: một đêm ăn cắp bằng ba năm làm... ăn cắp thì có nhiều hình thức , giới văn chương cũng tham gia nhiều đấy , điều đó làm cho văn chương nước nhà khá méo mó các tệ đoan ấy có cả giải thưởng cơ mà không ít đâu!
    Ở Thanh hóa có nhiều nhà văn, nhà báo kiếm khá bộn tiền đấy chứ. Họ có vila, xe hơi cơ mà, lúc đầu họ cũng nghèo như Cẩm Anh, cũng có tí tài nhưng được giới NV thương cảm trao giải thưởng , đánh bóng cho họ để kiếm đường làm ăn thế là họ vừa có tiếng vừa có miếng nhưng vấn đề là họ có chất lưu manh từ trong máu Cẩm Anh học sao được! Anh thì dắt gái cho quan trên, anh thì biến một (thằng ăn cắp nhờ cơ chế khi về hưu có cả đống tiền)người chỉ mấy tháng có cả đống thơ ca rồi hội họp ngợi ca đủ điều sướng thật! nhưng mùi tiền nặng lắm. Tiếc thay Cẩm Anh là nhà văn chứ không phải nhà thơ để sửa chửa hoặc viết hộ thơ cho họ theo cái kiểu NHÀ THƠ HOÀNG QUANG THUẬN ẤY. Thôi nói nhiều cũng không hết chỉ mong Cẩm Anh vượt qua khó khăn của mình CA nhe.
    Nhưng xem ảnh thì thấy CA có Điền trạch đấy, cố gắng lấy lại một ít mà làm nhà ở ./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực sự đây không hề có sự gọi là "lấn chiếm" đất công, mà thời đó có chính sách Nhà nước phân nhà ở cho cán bộ để ổn định cuộc sống, đừng đưa, cào bằng vào chuyện "lấn chiếm đất công", cần rõ ràng, minh bạch ai ra viẹc đó, vụ nào ra vụ việc đó!

      Xóa
    2. Thôi không mong gì hơn ở NNCS này đâu! Mong mọi người hảo tâm có chúc lòng thành ủng hộ để nhà văn vượt qua khó khăn. Đó là cách tốt nhất trong tình cảnh hiện nay!

      Xóa
  10. anh bong oi,tui em o khu nha tap the tu 1986,den nam 1999 ho lay lam tru so thi duoi di luon,hang chuc ho co duoc gi dau,ra di trang tay.ve co quan moi thi khong co nha tap the

    Trả lờiXóa
  11. Tiến lên ta hảy tiến lên
    Định hướng chủ nghĩa ấm êm nước nhà
    Vì Đảng mà cũng vì ta
    Đại đồng thế giới nhà nhà yên vui
    Nghe Đảng rộn cả niềm vui
    Chấp hành quy hoạch tới lui nhọc nhằn
    Nghỉ Đảng thông hiểu khó khăn
    Đền bù thoả đáng băng khoăn nổi gì
    Ai ngờ sự thể lâm ly
    Nhà tan cử nát biết đi đường nào
    Dặm trường thống khổ làm sao
    Chấp hành quy hoạch lẽ nào không tuân
    Để giờ lâm cảnh bần cùng
    Ở nhà không số đúng là phận dân
    Nhìn xem đất nước tiến lên
    Sao dân đi xuống bến đường bơ vơ
    Chính quyền ngoảnh mặt làm ngơ
    Đền bù có lệ chở che nỗi gì
    Dân tình khiếu nại không đi
    Công an cưởng chế vô tù vi vu
    Củng đành phận bạc dân ngu
    Hướng về chủ nghĩa mịt mù hởi ơi
    Trời ơi có thấu trời ơi
    Trời rằng "Thôi đợi ở nơi ...Niết bàn"

    Trả lờiXóa
  12. Đây là chính là hệ lụy của người dân bởi Luật đất đai, với lập trường " đất đai sơ hữu toàn dân" của ĐCSVN vĩ đại đây. Có thể cái gọi là quan điểm CNXH, sở hữu toàn dân nó cụ thể hóa bằng Luật đất đai , là tội ác của nhà nước này đối với Nhân dân, nông dân và với nhà văn nghèo này.

    Trả lờiXóa
  13. Khi máu tham đất nổi lên, những kẻ có quyền có thể 'tự đẻ' ra nhiều thủ đoạn để bày ra nhu cầu và dự án, đủ cách lách luật và kết nhóm lợi ích với nhiều cấp cùng chia chác, vì lợi nhuận. Đó là "thói quen nghề nghiệp" ...'lãnh', còn 'đạo' khỏi tính đến!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "đạo" cũng tính đến luôn đấy! Kiểu "đạo văn"...

      Xóa
  14. Đảng trả ơn những người phục vụ tuyên truyền cũng tốt đấy chứ ?!

    Trả lờiXóa
  15. uất nghẹn thay cho những dân oan bị mất đất mất nhà,đúng là luật thì nghiêm nhưng người làm luật thì vô cảm,cả dân tộc đều ở tạm trên chính đất nước xương máu của chính mình.hỏi đất trời có đâu như chế độ tươi đẹp này không.

    Trả lờiXóa
  16. Nhà và đất là hai vấn đề khác nhau! Đất là một loại tài sản, nhà là một loại tài sản. Với loại tài sản nào người đang chiếm hữu nó không có quyền sở hữu đều không phải của mình. Một ví dụ rành mạch là : một số cán bộ được cơ quan phân cho một phòng trong khu tập thể , người đó trong tay không có một loại giấy tờ nào loại nhà này cũng là nhà công vụ thôi. Còn nhà công vụ muốn thành nhà riêng thì người ở phải được mua nếu cơ quan thanh lý.
    Riêng trường hợp NVCA thì hoàn cảnh đặc biệt, còn nhiều người thì có nhà ở quê, hoặc ở đâu đó nhưng vẫn cố thủ rồi đòi thành của riêng bắt đền bù không được đâu. Trừ khi cơ quan có qui hoạch làm khu dân cư tất nhiên người đang ở không có nhà mới được mua lại nhưng phải nộp tiền đất và tiền nhà chứ ạ.
    Còn cứ nghèo là được lấy không chỉ còn cách lại CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT THÔI.

    Trả lờiXóa
  17. "Xóa đói giảm nghèo" là chính sách
    Những việc như thu hồi đất kiểu này lại là..."Cấy đói, đẻ nghèo"

    Trả lờiXóa
  18. cần phải có mốc thời gian bất hồi tố,ví dụ luật đất đai 93 thừ nhật đất đai từ 93 trở về trước đang xử dụng ổn định không có tranh chấp là được thừa nhận và cấp giấy quyền xdd,như ở tphcm có tờ khai năm 99 đều được cấp giấy quyền xdđ. luật là của cả nước chứ không của một nơi nào.một số người không hiểu rõ cũng a dua theo c/q lấy đất của dân với chiêu quy hoạch.chỉ ai rơi vào hoàn cảnh mất nhà,đất mới thấu hiểu nỗi đau,qua một đêm bỗng vô gia cư.nhà nước cần rà soát lại và nghiêm khắc với các địa phương làm sai.

    Trả lờiXóa
  19. Xin thông tin thêm.
    Khu tập thể HVHNT Thanh Hóa cũng như nhiều các khu tập thể cơ quan khác như TT Công an - Tập thể Bộ đội - Tập thể VKSND, và nhiều nhiều khu tập thể khác thuộc các cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa, Trong những năm 1987 - 1990 đã được thủ trưởng các cơ quan chia cho các hộ gia đình với điều kiện gia đình chưa có nhà và đất ở. Riêng Công an có quy định những gia đình cả 2 vợ chồng là Công an chưa có nhà và đất ở được cấp một xuất đất ở...
    Bà Cẩm Anh là 1 trong những đối tượng thuộc diện trên.
    Không phải đóng tiền mua đất mà nhà nước chỉ thu tiền sử dụng đất 1 lần (Theo mức giá ưu đãi khỏang từ 300.000 - 500.000 đồng/1 suất đất ở tùy vị trí và diện tích được giao. năm trăm nghìn đồng thời đó giá trị ngang với năm chục triệu bây giờ
    Số tiền này nộp vào ngân sách địa phương.
    Các cơ quan đều làm như vậy. Bà Cẩm Anh và những CB NV khác trong HVHNT Thanh Hóa đều nộp tiền sử dụng đất 1 lần cho Lãnh đạo.
    Nhưng lãnh đạo Hội VHNT không rõ lý do gì mà khoản tiền sử dụng đất của CBNV không được lãnh đạo cơ quan nộp vào ngân sách...Mọi người vẫn đinh ninh là mình đã đóng tiền sử dụng đất đầy đủ theo quy định. Đến nay mới vỡ lở là số tiền trên bị biển thủ không nộp vào ngân sách. Các đ/c Lãnh đạo trước đây có người đã chết và hầu hết đã nghỉ Hưu. Không ai chịu trách nhiệm việc này.
    Chỉ khổ cho người nộp tiền bây giờ trắng tay.

    Trả lờiXóa
  20. RẤT CẢM ƠN ĐẠI TÁ BÙI VĂN BỒNG VÀ CÁC ĐỘC GIẢ ĐÃ ĐỌC VÀ BÀY TỎ QUAN ĐIỂM , CHIA SẺ QUAN ĐIỂM CÔNG KHAI TRÊN TRANG BVB.
    HÀ THỊ CẨM ANH RẤT CẢM ĐỘNG.
    CẨM ANH XIN CÓ LƠI BÀY TỎ NỖI NIỀM MẤT NHÀ MẤT ĐÁT....
    HÀ THỊ CẨM ANH. ĐT:01695768485

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hà thị Cẩm Anh tâm tư hơn cả đại tướng PQT. Bộ trưởng QP Việt nam.
      Xin được chia sẻ tâm tư với độc giả Blog Bui Van Bong

      Xóa
  21. Thanh Hóa quê em cái gì gì cũng KIỂU MẪU hết.
    Khu chợ BỈM SƠN lãnh đạo tỉnh Em đã ngầm bán cho TÀU được ối tiền ra nhá
    Nếu thích lãnh đạo tỉnh Em cho lập quốc gia riêng thì VN nghỉ khỏe nhé.
    Tam Điiệp là tuyến phòng thủ phía Bắc
    Dãy núi Hoàng Mai tuyến phòng thủ phía Nam
    Sân bay SAO VÀNG sắp tới còn hoành tráng hơn cả TSN kia nhé.
    Yêu cầu chính đáng của HÀ THỊ CẨM ANH sẽ được Chính quyền tỉnh Thanh Hóa đáp ứng ngay sau năm 2020. Chị cứ yên tâm!

    Trả lờiXóa
  22. Đọc bài đăng của bvb nói về chị cẩm anh toi thấy thế này
    Một chị khong biết viết những bài ca ngợi đảng
    Hai chị khong biết viết bài ninh chính quyền sở tại
    Chị lại viết toàn bài về khoai với sắn
    Nói toàn về người dan nghèo khổ nông thôn
    Lên nó vận vào chị rồi
    Chính quyền mất thành tích thi đua
    Len quả này nó sẽ đập chị chết đấy
    Tôi thấy tất cả nhà văn nhà thơ ai cũng nghèo
    Chỉ riêng nhà thơ tố hữu viết thơ nịnh đảng là giàu
    Cuối đời ông nên làm b tr bộ tài chính

    Trả lờiXóa
  23. "Chúng ăn của dân không từ 1 thứ gì"
    Đó cũng là KIỂU MẪU của ĐCS VN mà nhân loại không bao giờ học được

    Ỷêu nước và Bản lĩnh như Thầy Đỗ Việt Khoa , Đoàn Văn Vươn , dân Dương Nội ... mà còn bị Đảng Nhà nước + xã hội đen vặt trụi lông. Thế thì dân VN ai mà chẳng sợ.
    Đất nước VN 25000 tiến sĩ và 1000 tướng thế thì dân VN ai mà chẳng khổ, chẳng sợ.

    Trả lờiXóa
  24. Thanh Hóa: Nguyễn Văn Hiệp từ lái xe lên thẳng Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy

    (GDVN) - Mặc dù đã quá tuổi và không có bằng cấp nhưng ông Nguyễn Văn Hiệp vẫn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
    Ông Bùi Tuấn Ngọc xã Định Công Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
    Ông Trịnh Trung Duy xã Yên Lạc, Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
    là 2 người không có bằng tốt nghiệp THPT, gian lận bằng cấp mà vẫn được Huyện ủy và UBND Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đưa vào làm Phó bí thư đảng ủy CT UBND xã ???
    Khi bị dân tố cáo Ông Bùi Tuấn Ngọc xã Định Công Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.được Huyện ủy và UBND Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa chuyển từ phó BT - Chủ tịch UBND xã sang làm Thường vụ trực Đảng kiêm CHỦ NHIỆM UỶ BAN KIỂM TRA của đảng bộ.
    Như vậy người gian lận bằng cấp không bị cách chức buộc thôi việc mà lại còn được làm người đứng đầu công tác kiển tra của 1 đảng bộ. Thật nực cười cho Huyện ủy Huyện Yên Định, "huyện anh hùng lao động thời kỳ đổi mới".
    Cùng Vụ Sơn Sắt + 2 vụ trộm nổi tiếng lịch sử tháng 4- 2014 và tháng 7 -2014 tại cơ quan đầu não Thanh hóa bị chìm xuồng ...
    Cho thấy sự coi thường cương lĩnh của Đảng, điều lệ Đảng, coi thường luật pháp, coi thường nhân dân đã được thể hiện rất sinh động, đầy đủ tại Thanh Hóa.
    Phải chăng, những sai lầm và tội ác đó đang làm cho tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng thành "TỈNH KIỂU MẪU" ???
    Thương chị Hà Thị Cẩm Anh
    Hơn nữa, với mong muốn tỉnh nhà giảm tiêu cực và vì Thanh hóa tiến bộ, vững mạnh nên Đại tá BVB đừng xóa của em nhá
    Xin cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
  25. Thanh Hóa phấn đấu đạt xã, huyện nông thôn mới .
    Cán bộ của Đảng giàu thêm, dân Thanh Hóa càng nghèo đi

    Tuy là dân nghèo Nhưng không bị Đảng CS VN bắt ngồi tù oan 10 năm như Nguyễn Thanh chấn là hạnh phúc nhất thế giới rồi.

    Trả lờiXóa
  26. Luật xây dựng để một xã hội ổn định và công bằng, những điều không phù hợp thì không thể cứ áp dụng mà làm điêu đứng người dân. Nhân dân lao động đóng thuế để ngân sách trả lương cho các ông xây dựng Luật và thi hành luật. Hãy làm đúng lương tri và lương tâm của mình hỡi các nhà hành pháp.

    Trả lờiXóa
  27. GỬI CHỊ “CÒ KHOAI”

    Mấy lời gửi chị “cò Khoai”
    Bao năm đèn sách mệt nhoài vì văn!
    Bây giờ tần tảo kiếm ăn
    Những ưu tư với băn khoăn cuộc đời
    Bao nhiêu giải thưởng đâu rồi?
    Nay mai chị sẽ giữa trời năng mưa
    “Đông thì chật, ít thì thưa
    Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân”
    Một đời ghánh vác nghiệp văn
    Phải chăng đeo túi lại lần về quê
    Ai ơi dù bận trăm bề
    Cũng nên chia sẻ lời quê muộn mằn
    Bạc tình sao kiếp thơ văn....

    Hoàng Chất

    Trả lờiXóa