Trang BVB1

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

'BÁM TRỤ' VÌ LỢI LỘC

Nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương:
“Tôi từng khuyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ từ chức!“

Vì quyền chức gắn với lợi lộc nên người ta cố bám, quyết bám, không muốn từ chức, không ai muốn rời khỏi cái ghế của mình!
“Nói quy định từ chức đã có trong luật Cán bộ công chức, từ năm 2008 nhưng đến nay, tôi chưa thấy có ai từ chức cả” – nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương trao đổi với PV...
- Cuộc tranh luận liên quan đến đề xuất đưa quy định về việc từ chức vào luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi trong lần trình Quốc hội cho ý kiến đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Quan điểm của ông về đòi hỏi xây dựng văn hóa từ chức đang đặt ra bức thiết hiện nay?
- Văn hóa từ chức tốt hay xấu? Trước hết phải hiểu, từ chức không phải là một hình thức kỷ luật mà là một đòn bẩy để kích thích cán bộ, nâng cao trách nhiệm của các công chức, viên chức, nhất là những công chức đứng đầu các cơ quan đơn vị phải có trách nhiệm khi bản thân không hoàn thành nhiệm vụ.
Khi trước làm công tác tổ chức, tôi đề nghị quy định 2 năm rưỡi bỏ phiếu tín nhiệm lại một lần để ai thấy không làm được nhiệm vụ thì xin từ chức. Đó là cách để lọc lại một lần nữa dàn cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho khóa sau, để xem ai nên tái cử hay không tái cử, ai có thể bổ nhiệm lại hay thôi.
Nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương
Kết quả “sát hạch giữa kỳ”, người nào có sai lầm thì tổ chức thực hiện kỷ luật, người nào thấy bản thân không đủ sức gánh nhiệm vụ thì tự xin từ chức, rất đơn giản thôi. 
Văn hóa từ chức, theo đó, rất tốt, là đòn bẩy rất quan trọng đối với tính chịu trách nhiệm của người cán bộ chứ như ta hiện giờ nói về trách nhiệm người đứng đầu vẫn không rõ lắm. Lẽ ra, bản thân người đảm nhiệm chức vụ cảm thấy không đảm đương, không hoàn thành được nhiệm vụ thì hãy để người ta xin từ chức thôi. Vậy thì sao lại không khuyến khích từ chức?
- Là một người có nhiều năm hoạt động, nhiều kinh nghiệm làm công tác tổ chức cán bộ, ông có kiến giải gì về việc vấn đề từ chức chưa được ghi nhận, đón nhận một cách tích cực trong đời sống chính trị đất nước?
- Tôi về Ban Tổ chức TƯ từ năm 1956, đến khi về nghỉ hưu cũng đã là 55 năm làm công tác tổ chức cán bộ của Đảng. Trước đây, thời Bác Hồ, cán bộ mắc sai lầm Bác xử lý rất nghiêm. Văn hóa từ chức đã thể hiện từ những năm 1956, khi sai lầm trong cải cách ruộng đất, Tổng Bí thư khi đó đã tự xin từ chức và 2 ủy viên Bộ Chính trị cũng xin rút khỏi Bộ Chính trị. Ngoài ra, khi đó còn một số Thứ trưởng, một số ủy viên UB Trung ương Đảng cũng xin từ chức, xin chuyển sang làm việc khác…
Sau này đến năm 1991, vụ án Lã Thị Kim Oanh xảy ra. Nhà ông Lê Huy Ngọ khi đó ngay cạnh nhà tôi đây. Ông Ngọ khi đó sang hỏi ý kiến tôi “nên thế nào”, tôi nói thẳng: “Anh làm Bộ trưởng Nông nghiệp 4 năm mà để Lã Thị Kim Oanh phạm sai lầm đến mức nhận án tử hình thì anh không thể thoát trách nhiệm đâu. Tốt nhất anh nên xin từ chức đi. Còn nếu không từ chức ra Quốc hội, Quốc hội bãi miễn anh thì phức tạp. Xin từ chức nghĩa là anh còn giữ được thể diện, còn hơn để bị cách chức, bãi miễn, rất rất không hay”.
Ông Ngọ khi đó rất băn khoăn, tôi chỉ hỏi lại một câu: “Anh về làm Bộ trưởng 4 năm mà để Lã Thị Kim Oanh lộng hành như thế thì là khuyết điểm hay ưu điểm”. Rõ ràng là khuyết điểm quá đi chứ.
Có ý kiến lý giải, quy định về từ chức đã thể hiện trong luật Cán bộ công chức, không nên quy định thêm trong luật Tổ chức Chính phủ nữa. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Từ 2008 đến nay khi có luật Cán bộ công chức, tôi chưa thấy có ai từ chức cả. Gần đây, những vụ án lớn xảy ra mấy năm qua như Vinashin, Vinalines, vụ bầu Kiên… đều gây thất thoát tài sản của nhà nước rất lớn như thế, tôi đã góp ý thẳng thắn với một đồng chí lãnh đạo là cần cách chức một số Bộ trưởng vì không thể nói hàng nghìn tỷ đồng “đi bay” như vậy mà không ai chịu trách nhiệm cả. Vụ Dương Chí Dũng, rất bức xúc, tôi cũng đã phát biểu trên báo chí về việc không ai chịu trách nhiệm như thế.
Theo tôi, đáng ra những vụ việc như sập cầu Cần Thơ thì Bộ trưởng Giao thông cũng đã phải từ chức rồi. Hồi ông Đào Đình Bình làm Bộ trưởng GTVT mà xảy ra vụ lật tàu ở Lăng Cô (Huế), tôi đã gửi thư cho Thủ tướng Phan Văn Khải đề nghị đình chỉ chức vụ, đình chỉ công tác để kiểm điểm. Sau đó thì ông Bình được Quốc hội miễn nhiệm.
Trong luật của Quốc hội chỉ ghi mấy việc “bầu”, “bãi miễn”, “miễn nhiệm”… chứ không nói gì về từ chức. Theo tôi việc này đáng ra phải sửa từ luật của Quốc hội chứ không phải trong luật tổ chức Chính phủ nữa.
Nhiều bình luận cho rằng, vì cơ chế hiện tại, công tác cán bộ, từ việc quy hoạch, đề bạt, giới thiệu, bổ nhiệm… đều phải qua tổ chức nên muốn từ chức cũng phải chờ xét. Như vậy, không cán bộ nào dại gì từ chức cả?
Nói thế là đúng ở khía cạnh, vì chúng ta chưa sửa điều lệ Đảng nên chưa làm được. Đã là Đảng cầm quyền mà không thống nhất quản lý cán bộ, không nắm công tác cán bộ thì hỏng nhưng nắm mà không có cơ chế, có quy định, điều lệ về vấn đề từ chức cũng chưa đủ hiệu lực điều hành.
Tư tưởng bám chức bám quyền, quyết không rời chức vụ, không chịu thôi chức, đã hết tuổi rồi mà vẫn muốn ở lại là tư tưởng không tốt. Vì quyền chức gắn với lợi lộc nên người ta cố bám, quyết bám, không muốn rời khỏi cái ghế của mình.
Tôi cho rằng điều lệ Đảng nên có quy định về vấn đề từ chức. Hiện giờ Điều lệ Đảng mới chỉ có 3 cơ chế: bổ nhiệm, bầu cử, thi tuyển. Vậy sao không có thêm cơ chế từ chức. Vậy nên Đảng phải là cơ quan đưa ra quyết định về việc này.
- Nói từ chức, trong nhiều trường hợp, là “cửa thoát” khôn ngoan như vậy nhưng thang đo giá trị bây giờ đưa ra khi người ta cân nhắc đến việc từ chức là giá trị lợi ích chứ không phải là giá trị của lòng tự trọng, của liêm sỉ trong hành xử, thưa ông?
- Những người không muốn từ chức, không muốn có quy định từ chức mà muốn giữ như hiện nay, có thể thấy rõ động cơ là không tốt, không văn hóa, chỉ vì quyền lợi, địa vị của cá nhân, muốn bám lấy chức, lấy quyền, lấy lợi. Người đó rõ ràng không muốn rời ghế của mình, trừ khi họ đã quá tuổi, bị phát giác vì vi phạm. Còn tôi tin những người có tâm huyết xây dựng đất nước, vì sự nghiệp phát triển của đất nước thì sẽ ủng hộ trong công tác cán bộ phải có văn hóa từ chức.
Thường những người không muốn từ chức lại chính là cán bộ kém, chỉ muốn bám trụ vì lợi lộc chứ còn nếu thấy đó là văn hóa, là lợi ích, là quyền lựa chọn của mình thì sẽ thấy đây là việc cần thiết.
Nhắc nhiều đến yêu cầu tiên phong đối với Đảng, theo ông, cần thêm những điều kiện nào để quy định từ chức thực hiện được trong thực tế?
Có 3 yếu tố để xây dựng văn hóa từ chức. Trước hết là phải sửa đổi điều lệ Đảng, như tôi đã nói, phải đưa vào nội dung quy định Đảng viên được giao đảm nhận chức vụ trong Đảng khi thấy mình không hoàn thành nhiệm vụ có thể xin từ chức, kể cả những chức vụ cao nhất. Yếu tố thứ 2, phải biến quy định của Đảng thành luật để Quốc hội thông qua. Yếu tố thứ 3, cơ chế quản lý cán bộ phải có sự sửa đổi về chế độ trách nhiệm, cơ chế trách nhiệm của những người đứng đầu tổ chức. Theo đó, tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ lãnh đạo phải được xây dựng cụ thể.
-         Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
P. Thảo (thực hiện)/Dân trí
---------------

28 nhận xét:

  1. Không có trình độ , tài hèn đức mọn mà lại thiếu lòng tự trọng nên đi tắt đón đầu mua quan bán chức vơ vét cho đầy túi tham . Bi kịch nước Việt ở chỗ đó

    Trả lờiXóa
  2. Mua danh ba vạn... Từ chức cũng là đánh đổi lợi ích vật chất để có cái danh. Đó là sự tôn trọng bản thân và được xã hội tôn trọng. Từ xa xưa đến bây giờ, tầng lớp ưu tú (còn gọi là thượng lưu - noblesse, elite) không tiếc không tiếc tính mạng và của cải để giữ cái danh của mình (các cuộc đấu gươm đấu súng trước đây - nhà thơ Nga Puskin là một ví dụ). Những kẻ ham chức vị và quyền hành (là con người ai cũng ham, ai chả muốn) nhưng không giữ được cái danh thì chỉ là bọn hạ lưu mà thôi. Thế giới có thể đã nhầm khi coi một số người là elite Việt (tầng lớp ưu tú của Việt Nam) mà thực chất hèn hạ hợn cả giới hạ lưu. Hèn hạ vì cái cách chen chân vào tầng lớp trên; hèn hạ vì ăn lộc của dân nhưng không hề đại diện cho sự ưu tú của xã hội; hèn hạ vì danh không xứng với đức; hèn hạ vì danh không xứng với thực chất; hèn hạ vì mang danh ưu tú nhưng đạo đức không có tính định hướng cho xã hội noi theo mà ngược lại xã hội phỉ nhổ... Cả một "bầy hèn hạ", "bầy sâu bọ".

    Trả lờiXóa
  3. Để từ chức cần phải thay đổi luật từ Quốc hội; thay đổi điều lệ... Vậy từ chức không phải là quyền con người nữa. Nghe quen quen giống phát biểu của ĐB Đậu Văn Đang.

    Trả lờiXóa
  4. Đảng viên thời @lúc 06:41 4 tháng 11, 2014

    Theo dõi những nội dung quốc hội họp kỳ này(tháng 11/2014) thấy có 3 vấn đề nổi cộm được đưa vào chương trình nghị sự để bàn ấy là:
    - Nợ công và bội chi ngân sách ?
    - Tăng lương theo lộ trình thực hiện được hay không?
    - Tước danh hiệu AHLLVT của nguyên bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế ?
    Tôi thấy người đứng đầu có trách nhiệm lớn nhất trong lãnh đạo là tổng bí thư đến người tổ chức thực hiện là thủ tướng chính phủ chưa kể đến các bộ ban ngành từ TƯ đến các địa phương,để nợ công và bội chi quá lớn trong việc điều hành an ninh kinh tế đất nước,đến nỗi không có khả năng tăng lương theo lộ trình để cải thiện đời cho những người làm công ăn lương và những người hưởng các chế độ xã hội khác .Hơn nữa còn để xẩy ra tham nhũng về chính trị ngay trong hàng ngũ cán bộ cao cấp do TU quản lý ! chỉ vậy thôi thì anhTổng lú rồi đến chú 3X ,Tư Sâu thiết nghĩ nên bết làm điều thiện trước cảnh khốn cùng của đồng bào và dân tộc NÊN TỰ NGUYỆN TỪ CHỨC NGAY để cho đồng bào và dân tộc còn có con đường sống .

    Trả lờiXóa
  5. Tôi không phải Rô-bôlúc 06:54 4 tháng 11, 2014

    Mấy ông quân "Nguyên" này nói kiểu robots: "Sữa mẹ là tốt nhất", nhưng "phải mua sữa bột X, đó là sự lựa chọn đúng đắn của bạn"?!
    Tuyền là nói không, chả làm gì! Vì sao các nước khác phát triển, đến mức phải gào lên "nhân dân đừng ăn nhiều quá, coi chừng béo phì!"? Vì họ nói đi đôi với làm! Thậm chí Nhật Bản làm xong việc mới "Báo cáo người dân".

    Trả lờiXóa
  6. Bác Hương nói quá đúng luôn:PHẢI BIẾN QUY ĐỊNH CỦA ĐẢNG THÀNH LUẬT ĐỂ QUỐC HỘI THÔNG QUA!

    Trong điều 4 Hiến pháp 2013 ghi rõ Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội,vậy những điều quy định hay nói cách khác là phải luật hóa những quy định về Đảng lãnh đạo Quân đội,công an,Nhà nước ,mặt trận,đoàn thanh niên ,công tác kiểm tra,công tác tài chính,khen thưởng kỷ luật và công tác cán bộ của Đảng trong Điều lệ Đảng .Không làm được như thế,Đảng vẫn đứng trên,đứng ngoài pháp luật và trách nhiệm của Đảng với việc lãnh đạo Nhà nước là không rõ ,gây bất ổn trong tổ chức quản lý của Nhà nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "PHẢI BIẾN QUY ĐỊNH CỦA ĐẢNG ........ ! " ? Thế thì cần đến QH làm quái gị nữa , dẹp quách QH đi cho đỡ tốn tiền !

      Xóa
    2. Đảng ta dựng quốc hội lên để làm tấm bảng đở.Nếu hay thì là do đảng ta sáng suốt,nếu dở thì dân cứ chửi quốc hội nhé.
      Mỗi năm,kinh phí để duy trì cái bảng đở này nếu công bố rõ ràng thì dân nghèo củng thất kinh

      Xóa
    3. @Bác ND 09.43

      Khi những nội dung cơ bản về Đảng (CSVN) lãnh đạo Nhà nước VN được luật hóa thì chính sự lãnh đạo của Đảng CSVN phải tuân thủ pháp luật VN do Quốc hội xây dựng chứ Đảng CSVN không còn cái quyền tự tung tự tác lãnh đạo Nhà nước VN theo Nghị quyết ,chủ trương đường lối nội bộ của riêng Đảng CSVN quy định .

      Như thế vị trí Quốc hội mới đúng là CƠ QUAN QUYỀN LỰC TỐI CAO đó bác và khi đó những gì Đảng CSVN muốn mà không phù hợp lợi ích chung của nhân dân VN thì Quốc hội VN có quyền bác bỏ ,không đưa thành luật pháp ;Nếu Quốc hội VN không bác bỏ được thì lúc đó nhân dân VN có quyền bác bỏ Quốc hội để bầu cử ra một Quốc hội mới biết vâng lời nhân dân hơn mà bác .

      Về trách nhiệm Đảng viên đảng CSVN với tương lai Đất nước,ngay trong Đại hội XII đảng CSVN này ,những người có tư duy dân chủ liệu có được các Đảng viên bầu vào TW,vào BCT và TBT hay không .Đây là vấn đề nhận thức dân chủ trực tiếp trong các đảng viên đảng CSVN,không của riêng ai.Xin chớ chỉ kiến nghị hay phản đối độc quyền lộng quyền lạm quyền tham nhũng suông .

      Về trách nhiệm công dân,trong bầu cử Quốc hội,những nhân sĩ trí thức ,những người có tư duy ,ủng hộ độc lập ,dân chủ hóa xã hội có mạnh dạn ứng cử và cử tri cả nước có phân biệt được,có quyết liệt loại bỏ những phần tử cơ hội cục bộ nhũng nhiễu dân và ủng hộ mạnh mẽ những ứng cử viên Đại biểu Quốc hội có tư tưởng dân chủ ,dám đấu tranh ,dám vì quyền lợi chung của người dân ,của dân tộc VN này hay không.

      Quyền bầu cử và bầu cử có trách nhiệm là tối thượng ,hơn hẳn hàng trăm hàng triệu kiến nghị ,biểu tình phản đối việc xã hội đang dần mất dân chủ ,mất công bằng ồn ào rắc rối mà không mấy hiệu quả.

      Xóa
    4. Hôm nay mới đọc @ của Văn Lâm nhìn vào thực tế XH bây giờ và những gì Văn Lâm@ thì khó hiểu , chán Văn Lâm quá ! Dù sao cũng chúc vui !

      Xóa
    5. @ bác ND 02.34,có thể bác nghĩ VN phải có sự chuyển biến như Liên xô hay Đông Âu trước đây mới là đổi mới thể chế.Nhưng tư duy an cư để lập nghiệp của người VN rất khác với lập nghiệp để an cư của người phương châu Âu .

      Người VN ưa có cuộc sống ổn định thì việc đổi mới thể chế cũng nên theo hướng giữ được ổn định cho dân ,lượng đổi chất đổi hay nói cách khác là bằng con đường nghị trường.

      Hiên nay ,khó có thể có cuộc CM mầu tại VN bởi người VN mình không phải là không linh hoạt,không nhạy bén với cái mới và đông đảo đảng viên Đảng CSVN không phải không nhìn nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi thể chế và khi chính Đảng CSVN từng bước có những đổi mới cần thiết về thể chế ,áp lực đổi mới trong xã hội sẽ tự giảm đi.

      Tuy nhiên trong lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay chưa xuất hiện nhân vật nào hội đủ tầm cỡ ,bản lĩnh để thực hiện công việc chuyển đổi có tính cách mạng về nhận thức ,mục tiêu đường lối có tính chất lịch sử này mà vẫn giữ được sự ổn định cần thiết cho xã hội ,cho nhân dân.

      Mặt khác lịch sử có thể tạo ra anh hùng,khi thời điểm chín muồi,sẽ có anh hùng xuất hiện .

      Cách mạng là việc hệ trọng,sự vội vàng có thể chỉ làm tăng thêm men say máu lửa cho những kẻ cơ hội và lũ tham nhũng kền kền ăn xác chết.

      Xóa
  7. Muốn từ chức nhưng chức vụ là do đảng phân công, đảng không yêu cầu thì làm sao từ chức. Từ chức là chống đảng à ? Đảng chỉ yêu cầu QH lấy phiếu tín nhiệm, đâu có yêu cầu lấy phiếu bất tín nhiệm.

    Trả lờiXóa
  8. Thực tế là, người cộng sản nói cỡ nào cũng chả có tác dụng tốt. Họ đã trở nên không đáng tin, sau khi học thuyết Marx bị thế giới ném vào sọt rác.

    Trả lờiXóa
  9. Khi đặt câu hỏi : tại sao quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam không từ chức dù ngành mình quản lý bê bối cùng cực ? Hỏi tức là trả lời : tại vì nơi đó béo bỡ và định chế này không cho phép đảng nhận sai lầm ?! Vì bổ nhiệm cán bộ là do đảng bổ nhiệm , và người đó cũng là đảng viên đúng chuẩn ... Vì vậy thay vì kêu gọi từ chức , chúng ta kêu gọi đảng không được chỉ đạo , can thiệp vào điều hành chính phủ nửa ?! Mà điều ấy khó bằng trời !

    Trả lờiXóa
  10. CON RỂ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG MUA ĐỘI BÓNG CỦA MỸ

    Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc Đài Loan bắn đạn thật tại đảo Ba Bình ở Trường Sa.
    Phản hối trước việc Đài Loan thông báo tiến hành bắn đạn thật tại đảo Thái Bình từ ngày 3-4/11/2014 (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình), thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 3/11 dẫn lời người phát ngôn Lê Hải Bình nói:
    "Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở khu vực đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
    "Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan chấm dứt ngay hành động sai trái đó, không tái diễn các hành động tương tự.”



    MỘT SỐ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA TỈNH QUẢNG NINH LÀ ĐẠI HỌA CHO DÂN TỘC VIỆT NAM . QUỐC HỘI CẦN LOẠI TRỪ SỚM .

    Thế mà các đây hơn một tháng , tỉnh Quảng Ninh thúc đẩy Đảng nhà nước việc cho tập đoàn của ĐÀI Loan mua đất lập dự án du lịch tại đảo Hoàng Tân Quảng yên Trị giá khoản 1 tỷ Đô la / Đảo Hoàng Tân chỉ cách đảo Tuần Châu khoảng 2km : Đảo Hoàng Tân daì khoảng 7 km có vị trí ôm trọn cửa sông Bạch Đằng và cửa biển Hạ Long : Nơi đã TỪNG tiêu diệt hàng vạn quân Nam Hán thời Ngô Quyền và tiêu diệt hàng chục vạn quân Nguyên Mông .Do Đức thánh Trần Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn chi huy . Đảo Hoàng Tân gắn liền với cửa sông Bạch Đằng và biển Hạ Long nói chính xác là một trang sử đanmhs giặc ngoại xâm lừng danh nhất nước nhà . thế mà các bộ chủ chốt tỉnh Quảng Ninh vẫn cố tình bán cho giặc , sau lần bán đảo Vân Đồn hơn 100 năm không thành công ?
    Đúng là mầm mống đại họa cho nước Việt rồi còn gì nữa

    BÙI ĐÌNH QUYÊN 2/11/2014

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Quyên ơi. Những điều đó chứng tỏ VN đã mất...

      Xóa
    2. Vấn đề độc lập của Vn ngàn năm nay rất dị ứng với những yếu tố TQ .

      Cả TQ đại lục lẫn Đài loan,Hồng công ,Ma cao KHÔNG ĐƯỢC CHO HỌ QUAN HỆ LÀM ĂN LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI,DÙ CHỈ LÀ THUÊ MƯỚN ,MỞ DỰ ÁN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ,KHAI KHOÁNG ,TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI....MÀ CHUỐC HỌA LÂU DÀI CHO CON CHÁU!

      Xóa
  11. Nghị Phước hình như lại lên cơn , đả kích ông trương trọng nghĩa , lão này phát rồ rồi chăng

    Trả lờiXóa
  12. Muốn từ chức mà được à? Khỏe thế!
    Đồng chí X, 51 năm theo đảng, được đảng đặt vào ghế Thủ tướng (chính xác được các cán bộ đảng đặt); ném tan quả đấm thép; tạo cơ hội để các nhóm lợi ích chia chác, chụp giật ngân khố quốc gia, tài nguyên đất nước....Đồng chí Đảng trưởng đưa ra kiểm điểm, Ban chấp hành trung ương bỏ phiếu không cho đồng chí được "tự kiểm điểm, nhận kỷ luật"; vì tình đồng chí, đảng trưởng không nỡ gọi tên; ông Chủ tịch nước đứng đầu quốc gia chỉ gọi một ẩn số: "Đồng chí X" và thế là đồng chí quyết không xa rời đảng và cái ghế Thủ tướng đang nhiều người nghiêng ngó.
    Với đảng, tình đồng chí được đặt rất cao, tính đảng được bảo vệ tuyệt đối.muốn từ chức phải được sự đồng ý của đảng; muốn rời chức vụ chỉ có nước thăng thiên như tướng quân họ Phạm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ Ban chấp hành TW đảng CSVN không kỷ luật Thủ tướng là đúng đắn và tích cực bởi lẽ ít nhất ở đây các ủy viên TW cũng đã nhận ra nguyên nhân gây sai lầm về kinh tế xã hội là do chủ trương định hướng của Đảng CSVN chưa đúng đắn gây ra chứ không phải do cá nhân mà áp đặt kỷ luật Thủ tướng .

      Cứ còn định hướng XHCN và độc quyền phi dân chủ thì có mời tổng thống Hoa kỳ là ông OBAMA về làm Thủ tướng VN thì ông ấy cũng sẽ phải bó tay.


      Thời các Ông TT Võ Văn Kiệt,Phan Văn Khải do kinh tế thị trường mới được nhen nhóm nên cái mặt trái của nó,cái chữ tiền chưa lấn át được trách nhiệm,lợi ích cục bộ cũng chưa kết bè kết mảng maphia nên hậu quả bất cập chưa sâu sắc nặng nề như thời TT Nguyễn Tấn Dũng mà thôi.

      Trách nhiệm chính để xảy ra giáo điều bảo thủ lộng quyền lạm quyền trong Đảng CSVN thuộc về ba ông,TBT Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự phụ trách tuyên giáo,tổ chức cán bộ là ông Tô Huy Rứa,ông Đinh Thế Huynh.

      Xóa
    2. Văn Lâm nói sai rồi. Nhiều khả năng ông là Dư lợn viên. Ăn lương từ tiền thúê của dân mà đi bợ đít, nâng bi cho tội đồ 3 ếch. Rõ chán cho bạn.

      Xóa
    3. Chả có gì sai và không bợ ai hết.

      Trong xã hội pháp quyền ,người chủ chương bao giờ cũng có trách nhiệm cao hơn người thực hiện.

      Việc tạo dựng cơ chế kinh tế hỗn tạp đầy mâu thuẫn bế tắc:Thị trường định hướng XHCN do Ban tuyên giáo ,ban lý luận TW chủ trì đề suất nên khi cơ chế này bế tắc trong thực tiễn ông Trưởng ban tuyên giáo không thể vô can.

      Cán bộ là công tác của Đảng,dù là đưa một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên thoái hóa biến chất tham ô hủ hóa ngồi vào ghế lãnh đạo hay để một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên thoái hóa biến chất tham ô hủ hóa thì đương nhiên ông Trưởng ban TCCB không thể nói là mình không có lỗi với Đảng,với nhân dân.

      Còn ông TBT thì khỏi phải nói,Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện Nhà nước VN nên Nhà nước yếu kém nên ông TBT từng chân thành nhận lỗi trước nhân dân,bác ND23.59 chả lẽ không thấy rồi sao.

      Riêng ông TT Ngyễn Tấn Dũng ,nếu ông ấy được pháp luật chỉ rõ có những sai lầm cá nhân hay nằm trong nhóm không ít cán bộ Đảng viên thoái hóa biến chất thì ông ấy sẽ bị pháp luật xử lý ,còn trách TT N T Dũng không hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao,xin lỗi ,Đảng cần nghiêm túc xem xét lại định hướng của mình đúng hay sai rồi hãy phê bình người thừa hành,như thế mới minh bạch và công bằng.

      Vì thế Ban CHTW không kỷ luật một ông(3X) trong BCT tại HN6 hay 7 gì đó là đúng đắn.

      Nỗi đau về chủ trương không chuẩn làm hao tài tốn của nhân dân , sửa đi đổi lại mãi không xong là nỗi đau chung của mỗi đảng viên đảng CSVN ,nhưng lớn nhất vẫn là lỗi của những ông lãnh đạo chủ chốt cấp cao của Đảng.

      Chuyện bác ND 23.09 nổi nóng ,văn lâm vui vẻ bỏ qua .

      Xóa
  13. Cứ tạm coi BCHTU là thượng viện, quốc hội là hạ viện như mô hình lưỡng viện phổ biến hiện nay, nhưng phải do dân bầu trực tiếp lá phiếu thì con tạm được. Đằng này do mấy thằng cha ở bộ chính trị cơ cấu sắp xếp thành phần đại biểu QH, ông này về tỉnh này, ông này về tỉnh kia, còn thiếu chục ghế nữa cho ứng viên tự do nhưng phải qua hiệp thương này nọ, cổ động tuyên truyền rùng beng cho kỳ bầu cử, rân trủ rả hiệu, gạch hết tao vẫn là đại biểu QH cơ mà. Đấy nền cộng hòa dân chủ XHCNVN ưu việt hơn vạn lần dân chủ phương tây ở chỗ này, lói như nời bà phó chủ tịt lước.

    Trả lờiXóa
  14. Ko cần bổ sung điều lệ đảng mà cũng ko cần phải luật hóa gì các quy định của đảng cả; Từ chức là một biểu hiện của phạm trù đạo đức .Một người có quyền chức nếu có đạo đức sẽ từ chức khi tự nhận thấy hay mọi người chỉ cho thấy những tổn thất cho xã hội,cho tập thể xảy ra trong lãnh vực thuộc quyền hạn của mình Nếu ko từ chức thì người đó là người ko có đạo đức .Nếu có chăng,cần phải xây dựng các quy định về nghĩa vụ,bổn phận và trách nhiệm tương ứng với quyền chức một cách cụ thề,toàn diện,nhất quán và đặc biệt là phải xuyên suốt nhất .Nhưng có lẽ việc này là ko thể dưới thể chế này, một thể chế độc đảng chuyên làm những điều kỳ quái nhất .Chức vụ,quyền hạn và lợi ích giao cho một nhóm cá nhân nhưng trách nhiệm,bổn phận,nghĩa vụ lại giao cho ông chủ sở hữu vĩ đại nhất đó là toàn nhân dân đang còng lưng khốn quẫn .
    Có một điều rất khó từ chức cho mỗi cá nhân mà bác Hương chưa đề cập đến : Đó là lợi ích nhóm .Lợi ích này có quyền năng ghê gớm lắm nhất là khi đảng bây giờ là tập hợp của các phe nhóm đấu đá lẫn nhau,nương tựa vào nhau để cùng giành quyền lợi .
    Mặc dù rất tôn trọng bác Hương,nhưng cho tôi hỏi nhỏ một câu : Với thâm niên trên 50 năm làm công tác tổ chức,đã có một lần hiếm hoi nào bác viết đơn xin từ chức(dù chưa gởi) do cảm thấy chưa tròn trách nhiệm với quyền chức rất to của mình

    Trả lờiXóa
  15. Tôi đọc bài trả lời phỏng vấn lão Hương già, lại đọc PV báo Dân Trí hỏi ông Ng sĩ Dũng làm ở cuốc hội về vấn đề từ chức của các quan ngày nay, nào là từ chức đã có trong luật công chức, viên chức sao lại còn đưa vào dự luật tổ chức chính phủ, nào là đưa từ chức vào điều lệ đảng rồi cụ thể hóa thành luật ở cuốc hội, rồi thì từ chức là phạm trù đạo đức, không nên đưa vào luật, khỏi phải bàn làm gì, bộ trưởng ở nước ngoài từ chức vẫn có việc làm khác bình thường.v.v... Tôi nghĩ các bố nói không thật, hoặc nói liên thiên, trừ lão Hương đã về hưu lâu lẩm cẩm, còn các ông đương chức như Nguyễn sĩ Dũng, Hà hùng Cường có nói đúng không?. Theo tôi thì từ cấp thôn xã đến cấp tỉnh TP, cấp TƯ, ông trưởng thôn sai phạm, ông chủ tịch xã cách chức ông trưởng thôn, tương tự ông chủ tịch tỉnh có quyền thẳng tay cách chức các ông ở huyện, TƯ cũng thế, bổ nhiệm tạm, chờ dân bầu vị khác. Có cách chức thì mới có từ chức. Thử hỏi quan bé để sai phạm quan nhỡ không lỡ cách chức vì toàn anh em, hằng ngày ăn sáng gặp nhau luôn, hoặc phải có tình đồng chí, đập chuột không để vỡ bình v.v..., đã có thằng cha quan nào bị cách chức đâu mà có quan từ chức. Tôi hỏi các vị: thời phong kiến làm quan có rất nhiều bổng lộc (tiền, ruộng đất, vợ lẽ, người hầu) vì thế việc học hành thi đỗ ra làm quan không đơn giản, đặc biệt là các quan đầu triều. Tuy nhiên quan nào không hoàn thành nhiệm vụ bị cách chức hoặc giáng chức ngay, lột mũ áo, tịch thu ruộng đất, người hầu mà vua ban, từ đó các quan có cố gắng, quan nào tự xét thấy không hoàn thành thì từ chức để bảo vệ thanh danh và các bổng lộc mà vua ban cho. Còn bây giờ có thấy có mấy quan bị cách chức mà đòi hỏi các quan từ chức, rõ là luẩn quẩn, sờ việc từ ngọn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng chính do Nhà nước chụi cái vạ lây vì nguyên tắc LÃNH ĐẠO TẬP THỂ ghi trong điều lệ đảng CSVN nên thực tế cấp trên cũng chẳng có quyền bổ nhiệm cách chức cấp dưới.Do đó trong Nhà nước (do đảng CSVN lãnh đạo)có Chính phủ nhưng chuyện vô chính phủ ,trên bảo dưới không nghe thường xảy ra,gây đủ chuyện bất cập trong xã hội.

      Cán bộ sợ ông bí thư ,nghe ông bí thư chứ không sợ ,không nghe ông chủ tịch,ông thủ tướng.

      Cái này gọi là LỖI HỆ THỐNG đó.

      Vừa rồi thấy Chính phủ trình Quốc hội dự thảo luật tăng cường quyền lực để Thủ tướng có thể tạo bộ máy và đồng bộ hoạt động của Chính phủ cho có hiệu quả nhưng xem ra chính các đại biểu Quốc hội (hay chính đảng CSVN thông qua các đại biểu QH) lại phản đối;Đại biểu Quốc hội sợ Đảng bị mất quyền chăng hay lú lẫn không nhận thức được thực tiễn?

      Xóa
  16. Nếu "từ chức" thì còn gì là con người mới XHCN? "Bám thắt lưng ngân khố mà vét cho hết"! Noi theo phong trào "Bám thắt lưng mà đánh" khi xưa!
    Khốn nạn cho đất nước này, khi còn bị lũng đoạn bởi những kẻ xấu không muốn rút đi, cứ chềnh ềnh ở đó mà vơ vét!
    Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ còn tiến mạnh mẽ hơn nữa, khi được điều hành bởi những lãnh đạo mà khi làm không tốt, họ không những từ chức, mà còn dám tự tử vì lương tâm cắn rứt!
    Nhân dân VN đau khổ đang nguyền rủa nhưng tên tham nhũng! Nên bọn này khó tồn tại! Một cỗ máy tồi nếu không bị phá từ bên ngoài cũng sẽ tự hủy khị vận hành!

    Trả lờiXóa
  17. Người có lòng tự trọng thì không cần luật nào hết . Nếu không liêm sỉ thì hãy tự nguyện từ chức khi thấy mình không đảm nhiệm được trách nhiệm . Văn hóa là chỗ đó .

    Trả lờiXóa