Trang BVB1

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

THỂ HIỆN DÂN CHỦ TẠI TÒA NHÀ QUỐC HỘI ĐỨC

            Trên báo, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch kiến nghị nên có chỗ ngồi cho phóng viên ở tòa nhà Quốc hội mới. Chưa biết đề đạt của ông Lịch sẽ được xem xét ở mức độ nào, nhưng là một nhà báo, tôi vẫn phải cảm ơn ông. Tôi và một vài đồng nghiệp vừa kết thúc chuyến làm việc tại Đức nên nhân đây cũng xin bày tỏ đôi điều mắt thấy tai nghe ở Quốc hội Đức. Không dám so sánh, và cũng không thể so sánh, nhưng nếu tiếp thu được điều gì tiến bộ và hợp lý thì bộ phận hữu trách ở ta nên làm.
Mặt trước tòa nhà Quốc hội Đức có dòng chữ: “Vì nhân dân Đức”. Khi chúng tôi tới tòa nhà này thì thấy nhiều người xếp hàng đi vào.
Người phiên dịch cho biết Quốc hội Đức mở cửa cho tất cả người dân Đức ra vào tự do. Và chúng tôi, những người nước ngoài, cũng không ngoại lệ.
               >> Tòa nhà QH Đức-không gian mở  
Thiết kế kiến trúc trong tòa nhà sử dụng nhiều vật liệu kính trong suốt. Người quản lý ở đây cho biết, ngoài lý do về khí hậu, về tiết kiệm điện năng chiếu sáng…, thì có một ý đồ rõ rệt của kiến trúc sư trong khi sử dụng kính, đó là sự minh bạch và công khai. Hệ thống thấu kính trong các buồng thang máy được thiết kế sao cho hình ảnh của người đứng trong đó được nhân lên nhiều lần. Chỉ cần 3 người nhưng cho ta cảm giác của một đám đông. Đây  là biểu tượng của số đông, của dân chủ.
Bên trong tòa nhà Quốc hội Đức
Trong phòng họp lớn của tòa nhà Quốc hội Đức có 6 khối ghế chính thì 2 khối dành cho người dân (người dân được tự do vào theo dõi các buổi họp), 2 khối cho báo chí. Số còn lại cho nghị viên các đảng. Nếu muốn tác nghiệp ở các kỳ họp quốc hội thì phóng viên làm đơn đăng ký 1 lần, được ra vào thoải mái cho đến hết nhiệm kỳ. Có khoảng 2000 phóng viên đăng ký tham dự các kỳ họp quốc hội.
Quốc hội Đức có truyền hình nhưng nó không phải là một tòa báo mà chỉ có chức năng ghi lại diễn biến các phiên họp để truyền trực tiếp và lưu trữ. Hai đối tượng được ưu tiên tiếp cận kênh này là nghị viên và phóng viên để đảm bảo rằng họ là những người biết tức thời cái gì đang diễn ra trong tòa nhà quốc hội.
Một điểm khá thú vị là trong mỗi lần họp Quốc hội ở Đức, bên cạnh các phương tiện như ghi hình, ghi âm (Kênh truyền hình quốc hội) thì vẫn tồn tại các nhân viên ghi chép bằng tay. Họ được bố trí ngồi ở vị trí trung tâm, dễ quan sát và gần chủ tịch đoàn. Mọi diễn biến (kể cả tiếng vỗ tay hay tiếng xì xào) đều phải ghi lại chuẩn xác. Người quản lý ở Văn phòng Quốc hội Đức giải thích: Hình ảnh và âm thanh có thể chỉnh sửa nhưng giấy trắng mực đen thì không thể. Nhất là không khí và tinh thần phản biện thì không một góc máy quay nào có thể diễn đạt đầy đủ và chính xác. 
Sơ đồ chỗ ngồi được phân biệt bằng màu sắc
Chậm nhất là 9 giờ sáng hôm sau, mọi diễn biến của cuộc họp phải đưa lên web bằng văn bản (do nhóm tốc ký ghi chép) để người dân không thích, hoặc không có điều kiện xem ti vi, nghe radio biết đại biểu mình bầu ra nói gì trong quốc hội; tạo cơ hội thảo luận công khai từ lúc còn dự thảo. Tư liệu chép tay này có thể tra cứu từ năm 1949 tới nay, tức là sau thế chiến thứ II, khi nước Đức bị chia thành hai phần Đông và Tây Đức.
Một ấn phẩm của quốc hội Đức có số ấn bản là 62.000, hoạt động theo nguyên tắc trung lập, đăng không thiếu một dấu phẩy tất cả báo cáo của nghị viên. Lại thêm một phụ bản (điều này có trong luật) dành cho những đối tượng bình thường có thể hiểu cơ quan quyền lực nhất đang làm gì.
Vào các phòng họp ở Quốc hội Đức không cho tôi cái cảm giác choáng ngợp của một đất nước văn minh-công nghệ. Mọi thứ đều khá giản dị, dễ gần, tuy nhiên không vì thế mà công năng và sự tinh tế giảm đi. 
Ở Đức mỗi đảng mang màu sắc biểu trưng riêng. Liên minh Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của đương kim Thủ tướng Angela Merkel là màu đen, Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) là màu đỏ, Đảng Dân chủ Tự do (FDP) là màu vàng, đảng Cánh tả là màu đỏ và đảng Xanh là màu xanh… Chính vì thế việc lựa chọn màu sắc nào cho ghế ngồi để thể hiện sự trung lập và dân chủ, không nghiêng về đảng phái chính trị nào…, cũng khiến kiến trúc sư “đau đầu”. Các nhà thiết kế đã tạo ra một màu hơi tím khá độc và màu sắc này đã được đăng ký bản quyền. Ở Đức người ta gọi màu ghế trong phòng họp chính là “màu tím quốc hội”.
Ngô Thiệu Phong/VOV
-------------

20 nhận xét:

  1. Đề nghị của ông Ngô Thiệu Phong VOV xem ra khó lắm đấy ! Đi lên trời dễ hơn đấy !

    Trả lờiXóa
  2. Cuốc hội nước ta cũng do dân vì dân đấy chứ . NHƯNG MÀ 90% ĐẠI BIỂU LÀ đoảng viên , còn lại 10% là của 87 triệu dân . Vậy cái khẩu hiệu VÌ DÂN DO DÂN chỉ là lừa đảo

    Trả lờiXóa
  3. Người Đức đã thoát vĩnh viễn họa Phát Xít và cộng sản.

    Trả lờiXóa
  4. Hài vãi
    so sánh với Đức
    phát xít Đức còn thua xa việt minh về mọi mặt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phát xít Đức nó có gây chiến trên thế giới nhưng cũng là cho nước Đức chứ không phải như Bác và Đảng ta đem dân đi chết cho Liên Xô và TQ. Thật tội cho cái dân tộc VN mình.

      Xóa
  5. Người dân các nước văn minh, tiên tiến, thực sự dân chủ được vào hội trường QH nghe các dân biểu họp. Còn nhà QH mới của ta vừa xây hoành tráng lại không có chỗ cho báo chí. Quả là "dân chủ gấp vạn lần...."!

    Trả lờiXóa
  6. Có những lý do mà nhà Nghị viện An Nam không thể cho nhân dân ra vào tự do như nhà quốc hội Đức hay Úc...
    Nghị viện An Nam (cả Nghị viện Trung ương đến nghị viện địa phương -tạm gọi thế) đều là một tor chức của Đảng Cộng sản. Quốc Hội do một ông Ủy viên bộ chính trị làm chủ tịch; Hội đồng nhân dân các cấp do ông Bí thư hoặc phó bí thư đảng ủy làm chủ tịch, một ông thường vụ tổ chức Đảng làm Phó chủ tịch; các đại biểu đại đa số là đảng viên, hưởng lộc đảng, được đảng cử cho dân bầu. Các đại biểu của dân ấy chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là bỏ phiếu, hợp thức hóa cho có vẽ dân chủ chủ các chủ trương đường lối của Đảng. Vì thế khi tham gia các kỳ họp, các đại biểu đại đa số chỉ phát biểu linh tinh, ngủ gật, và bỏ phiếu... Những hoạt động ấy của các đại biểu ăn hại không thể để bàn dân thiên hạ thấy được, mất uy tín... Đảng.
    Cái số Phóng viên được tham gia ngồi bệt xuống sàn trong nhà Quốc hội cũng không phải tự nhiên được vào đưa tin đâu, họ được lự chọn kỹ càng lắm. Họ phải là phóng viên các tờ báo lề đảng và có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với chế độ, thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nói cách khác họ chỉ được ca ngợi các kỳ họp thành công tốt đẹp. Họ là những đầy tớ trung thành của Đảng và được đảng đặt xuống sàn trong phòng họp Quốc hội hoành tráng, sang trọng; phần lớn họ đều cảm thấy vinh hạnh về cái vị trí mà đảng ưu ái ban cho.
    Có thể khẳng định, Nghị viện (cả trung ương và địa phương) là cơ quan quyền lực cao nhất, số đại biểu đông nhất, tiêu tiền tốn kém nhất, và cũng vô dụng nhất.
    Còn cái anh Mặt trận, tổ chức phản biện, cũng do một ông Ủy viên bộ chính trị cầm đầu, các tổ chức cơ sở cũng do các ông cấp ủy cầm đầu, nhân sự do Đảng cử để bầu có dám phản biện không?
    Đùa đấy!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy mới biết Đảng ta trí tuệ, văn minh, đạo đức thế nào?

      Xóa
    2. Còn cứ phê phán "Đảng ta" chung chung, còn chết dài dài! Cụ thể đi, "thằng con" tham nhũng nào?! Nói rõ ra!

      Xóa
    3. Nac danh nao noi hay the

      Xóa
  7. Đúng là "không dám so sánh và không thể so sánh". Nó chỉ cho thấy cái dân chủ "gấp vạn lần tư bản" là thế nào. Các nhà lãnh đạo VN vẫn luôn mồm nói đến dân chủ, của dân, do dân vì dân nhưng phòng họp nào cũng thiết kế kín bưng, phóng viên còn không có đến cái ghế ngồi, nói gì đến dân vào tham quan, giám sát. Nói một đàng, làm một nẻo là vậy. Các thiết kế này chắc chắn phải có chủ trương, chỉ đạo từ cấp cao, kiến trúc sư Đức cũng phải theo, không thể đưa ý tưởng Đức vào đây được.
    Cái nhà quốc hội mới này phản ánh đúng tư duy của "ông chủ". Hết họp, dân không biết có được vào ngó một cái bên trong không hay lại cấm tiệt vì an ninh ? Cứ kiểu này, " thế lực thù địch" ngày càng nhiều cũng phải.

    Trả lờiXóa
  8. Nói về quốc hội Đức thế cho vui thôi chứ chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết rồi. Nó cũng sẽ chết theo, học làm gì. Chỉ có Việt Nam là nhất thế giới!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giờ những còm mỉa mai này đã lỗi thời rồi. Gây mệt mỏi thêm. Hãy nghiêm túc phê phán. Như vậy hay hơn. Làm ơn đi!

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 10:43 25 tháng 10, 2014

      Thưa Bạn Nặc danh 8:53.
      Mỗi người có môt lối diễn đạt khác nhau.Không nên hẹp hòi bắt buộc. Chỉ có CS mới đóng khung văn chương. Còn chúng ta ......Tự do sáng tạo là yếu tố cần thiết để tiến bộ.

      Xóa
    3. Nhưng kiểu mỉa mai nay rất phản tác dụng. DLV cũng nói y chang như vậy đấy!

      Xóa
  9. Ban bệ nãnh đạo đảng + nhà nước 'thăm và làm việc' ở nước ngoài hơn cả RĐ bằng tiền thuế của Dân ?Nhưng chẳng thèm học cái hay cái Văn minh cái Dân Chủ cái Nhân Quyền... của họ Mà toàn tự chế những công cụ để trị Dân ,đánh tráo khái niệm để mị dân lừa dân đã nghèo hèn ... nhưng lúc nào cũng tỏ oai -sánh vai với các cường quốc năm châu???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  10. Tòa nhà quốc hội Đức được thể hiện rỏ với dòng chữ “Vì nhân dân Đức”. Còn ở Việt nam quốc hội luôn được xác định là cơ quan quyền lực cao nhất. Tuy nhiên trong tòa nhà quốc hội nơi trang trọng nhất là dòng chữ “Đảng cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm”! Nghe đâu nhà quốc hội mới hiện nay không thấy xuất hiện câu đó nửa, sao thế nhĩ suốt hàng chục năm qua vẩn luôn ngự trị cơ mà?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế là phải rồi. QH Đức và nhiều nước văn minh, tiên tiến thực sự vì dân, thực sự 'của dân, do dân'.
      Chỉ riêng VN tréo ngoe, QH do đảng lãnh đạo, phải theo cương lĩnh đảng, cho nên phải hô "...đảng quang vinh!"

      Xóa