Trang BVB1

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Thẩm phán "vừa buôn điện thoại vừa xử": Tòa án thừa nhận sai sót


Công văn ngày 7/10/2014, do Chánh án TAND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) Doãn Văn Tuyến ký gửi Báo Xây dựng thừa nhận việc thẩm phán sử dụng, nghe điện thoại tại phiên tòa là vi phạm quy chế.
Nội dung công văn ghi rõ “Trong phiên tòa xét xử vụ án nguyên nhà báo Phạm Đình Huy (Báo Xây dựng) về tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 135 Bộ Luật hình sự, Thẩm phán Đặng Thị Bích Loan, Chủ tọa phiên tòa có nghe, sử dụng điện thoại vào việc riêng.
Bức ảnh "thẩm phán vừa buôn điện thoại vừa xử án" (Ảnh: báo Xây dựng)
Ông Doãn Văn Tuyến khẳng định: “Về mặt tổ chức: Ngay khi có tin báo, chúng tôi đã họp cơ quan, yêu cầu cá nhân vi phạm báo cáo kiểm điểm để xem xét kỷ luật. Tòa án nhân dân huyện Phúc Thọ cung đã báo cáo sự việc trên với đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và đồng chí Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ để xin ý kiến xử lý”.
Trong công văn của Tòa án Nhân dân huyện Phúc Thọ cũng nêu: “Đây là một khuyết điểm của cá nhân cán bộ và còn làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan. Chúng tôi rất trân trọng ý kiến phản ánh của quý báo và rút kinh ngiệm, coi đây là một bài học thực tế ý nghĩa khi thực thi công vụ”.
Công văn TAND huyện Phúc Thọ Hà Nội trả lời báo Xây dựng
Trước đó, Infonet đã đăng tải ý kiến của Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TpHCM) về vụ việc như sau:
“Tại điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà".
Tại thông tư số 01/2014/TT-TC ngày 28/4/2014 Thông tư ban hành nội quy phiên tòa của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao quy định tại điều 2, khoản 3 và khoản 4 quy định về Nguyên tắc tổ chức phiên tòa quy định như sau:
“Việc tổ chức phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu về an ninh, trật tự, sự tôn nghiêm của Tòa án; bảo đảm cho việc xét xử được tiến hành dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật; góp phần tuyên truyền, giáo dục công dân chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của đời sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức phiên tòa; mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân thủ pháp luật và tạo điều kiện để Tòa án tổ chức phiên tòa trang nghiêm, trật tự, theo đúng quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, tại khoản 5, điều 3 Thông tư này quy định về Nội quy phòng xử án như sau:
“….Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa…”.
Như vậy, việc thẩm phán nghe điện thoại trong quá trình xét xử đã vi phạm những quy định trên. Theo tôi hành vi này còn vi phạm Luật cán bộ, công chức về tác phong, thái độ làm việc, coi thường công dân, không tôn trọng công dân, vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức, vi phạm điều lệ Đảng, nội quy cơ quan".
PV/Infonet
----------

13 nhận xét:


  1. cách đây gần 50 năm,
    nhà lãnh đạo Miền Nam Việt Nam Ngô Đình Nhu đã tiên đoán :

    CHỈ LÀ VẤN ĐỀ THỜI GIAN

    Các nhà lãnh đạo Miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của Dân Tộc .

    Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tốn tại của Miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây Phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó.

    Giả sử mà Nam Việt Nam bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.

    Chính Đề Việt Nam
    Tác giả Ngô Đình Nhu (1910 – 1963)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xem ra ô Diệm, ô Nhu tỉnh hơn đại bộ phận dân chúng VN.

      Xóa
    2. Thảo nào ban tuyên giáo cố vẽ lên hình ảnh nhà Ngô còn tệ hơn phát xít? Trong thời ngu dân, chiêu đó đã thành công... Buồn...

      Xóa
  2. Xem ảnh bà Loan gọi điện thoại 'xin chỉ đạo", hoặc 'thông đồng' tại Ảnh ấn tượng - 16 mà thấy ghét, khinh. Nay Tòa án huyện Phúc Thọ xử lý bước đầu như thế, cũng coi như còn biết mình...có lòng tự trọng!

    Trả lờiXóa
  3. Lũ này lúc nào chả sai sót?! Có bao giờ chúng biết đúng là gì đâu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi bị phát hiện họ mới nói là do "sai sót" , còn không bị phát hiện thì vẫn là "chế độ ưu việt" , bạn ạ!

      Xóa
  4. Ở Lào là chúng tôi đá đít con mẹ này ngay! Cho về bán xôi!

    Trả lờiXóa
  5. Thật ra hình ảnh bà thẩm phán nghe điện thoại chính là biểu tượng công lý ở VN hiện nay !!!

    Trả lờiXóa
  6. Toà án mà phải xin ý kiến của Đảng! Ôi! : “Về mặt tổ chức: Ngay khi có tin báo, chúng tôi đã họp cơ quan, yêu cầu cá nhân vi phạm báo cáo kiểm điểm để xem xét kỷ luật. Tòa án nhân dân huyện Phúc Thọ cung đã báo cáo sự việc trên với đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và đồng chí Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ để xin ý kiến xử lý”.

    Trả lờiXóa
  7. Công lý hôm nay !? = cong lý !!!

    Trả lờiXóa
  8. 1. Nghe chỉ đạo
    2. Thông đồng bị đơn

    Trả lờiXóa
  9. Có học mà vi phạm nguyên tắc,phải sử nghiêm không chỉ xin lỗi xuống là xong

    Trả lờiXóa
  10. Quyết định xử lý bà thẩm phán: nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiêm. Ok xong rồi

    Trả lờiXóa