Trang BVB1

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

"SÚNG ĐẺ RA CHÍNH QUYỀN" !


LTS. Quân đội TQ luôn phải kinh qua diễn tập bắn đạn thật với “kẻ thù” nội bộ và trong ngoài nước, là vũ khí thực hiện mộng bá quyền, bành trướng của Bắc Kinh. Qua đấu đá hỗn loạn gần như nội chiến thời Mao, các cuộc xâm lược và đàn áp chống đối, đã hình thành tầng lớp chóp bu Quân giải phóng có ảnh hưởng diều hâu đến đường lối đối nội, đối ngoại của Bắc Kinh
Chủ nghĩa xã hội trại lính
Trong cuộc nói chuyện với đại diện báo chí và xuất bản tại Bắc Kinh ngày 10 tháng 3, 1957, Mao chủ tịch tiết lộ: “Tiết mục đặc sắc nhất của chúng ta chính là chiến tranh, là chuyên chính”.
Nhưng khá sớm, hình thành quan điểm bạo lực là bà đỡ của chính quyền cách mạng, kiểu Trung quốc. Ngay từ  Đại hội VI ĐCSTQ, tháng 11/1938, Mao chỉ rõ: “Súng đẻ ra chính quyền”[1] .
Thất thế bởi “Đại nhảy vọt” đầu thập kỷ 60, Mao thấy cần chuyển mũi dùi, vạch mặt “các phần tử tư sản trà trộn vào công nông”, về thực chất đây là số lãnh đạo và trí thức chỉ trích sai lầm của Mao. Mao đưa ra tiên đề: “Quân đội phải đi tiên phong trong Đại Cách mạng văn hoá”[2] .
Luôn vang vọng những phương châm như Ba ngọn cờ hồng, học tập Tam Đại (xí nghiệp Đại Phong, công xã Đại Trại, mỏ dầu Đại Khánh)… “ba câu tám chữ”, “đại đội bốn nhất”, “chiến sĩ năm tốt”. Các khẩu hiệu này kêu, nhưng khá mập mờ, khuôn sáo. Nhưng chúng giúp xây dựng một đội quân mù quáng, cuồng tín, duy ý chí trong một xã hội cuối thế kỷ XX có tới 30% mù chữ, 40% chỉ tốt nghiệp tiểu học (trong số dân có năng lực hành động), để phục vụ những quyết sách “bắn vào lịch sử”…
Chính quyền trên đầu nòng súng
Những cái đinh không gỉ
Cuộc chiến tranh Triều Tiên với 1 triệu quân việnquân Trung quốc, vẫn sử dụng các chiến thuật của Bát lộ quân, đã chịu thương vong lớn (khoảng 800 ngàn theo số liệu nước ngoài, hơn 500 ngàn theo số liệu chính thức của TQ, bị bắt sống hơn 2 vạn), nhưng không đẻ ra được anh hùng.
Quân đội TQ hậu thuẫn Hồng Vệ Binh đánh các đối thủ của Mao.
Từ 1962, khi quân đội phải đứng sau hỗ trợ các tiểu Hồng vệ đánh đuổi “bộ tham mưu tư sản” trà trộn vào ban lãnh đạo Đảng, đã dựng được hình tượng “anh hùng Lôi Phong”. Anh này chết trong một tình huống không rõ ràng, tai bay vạ gió. Nhưng vì tên anh hơi bị hay (sấm gió), và trong nhật ký của anh lính viết chưa thạo này, đã tìm thấy quyết tâm cao độ phải nghiên cứu bằng được tư tưởng Mao Chủ tịch. Những vị sùng bái Mao tuyển chộp ngay người hùng thời đại, ra yêu sách không chỉ quân đội, mà toàn dân phải trở thành “dân tộc của Lôi Phong”.
Từ giữa những năm 1960, thanh niên, thiếu nữ được yêu cầu trở thành “những chiếc đinh ốc nho nhỏ ngoan ngoãn của Mao chủ tịch”. 1/2/1964 Nhân dân Nhật báo kêu gọi: “Toàn quốc học tập Quân GPNDTQ”.
Bắc Kinh cho ra lò hàng loạt anh hùng (cũng hy sinh trong các tai nạn trong khi đăng lính). Đó là những Vương Kiệt, Âu Dương Hải, Mai Thành Đức… Quân đội là phương tiện quyết định, là “hòn đá tảng”[3] trong xây dựng CNXH màu sắc Hoa lục.
Kẻ không đi với chúng ta - chống lại chúng ta
Tại hội nghị Lư Sơn, tháng 7 – 8, 1959, Mao đe Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài: “Nếu quân Giải phóng của anh không đi theo ta (Mao) – ta sẽ đi tìm một Hồng quân khác”.
Có tác giả phương Tây chưa đánh giá hết vai trò của “súng”, cho rằng Quân GPNDTQ đã đứng sang một bên khỏi cuộc chiến của phe Mao chống “phái hữu”[4] . Vì Giải phóng quân Báo 22/3/1967 đã chỉ thị cho toàn quân: “Đập tan một dúm những kẻ cầm quyền trong đảng đi theo con đường TBCN…”.
Trong lãnh đạo quân sự gạo cội, ngoài Bành nguyên soái, còn có Hạ Long, La Thụy Khanh… dám không tỏ rõ sự trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mao, dám nói động đến những thất bại của Người cầm lái, hoặc ủng hộ những đối thủ chính trị của “Người”. Sau Đại nhảy vọt, quân đội cũng phải trải nạn đói, khi suất đại táo bị cắt từ 750g gạo xuống còn 500g. Nhưng “thực đơn” tư tưởng vẫn đa dạng, để “súng” hiểu mình phải lúc nào cũng nhất đẳng.

Đọc trước tác của Mao cho ấm người.
Không sợ thiếu kẻ thù, chỉ e thiếu đạn… 
Năm 1960, ngoại trưởng Trần Nghị cảnh báo: “Nếu không xảy ra những đụng độ bên ngoài thì cũng sẽ xảy ra biến loạn bên trong”[5] .
Ngay từ giao thời hai năm 65 - 66, đã chói lọi mốc son thắng lợi của “phái tả” (thân Mao) trong giành lại quyền lực ở Trung ương. Nhưng tàn tích quân phiệt phong kiến và chủ nghĩa địa phương vẫn thâm căn cố đế. Những “lãnh chúa” cát cứ đời mới vẫn thụ động, thậm chí dám ra mặt chống lại Văn cách. Theo “bộ óc” của nhóm tạo phản Trần Bá Đạt, lực lượng chính chống cách mạng văn hoá là các bí thư tỉnh uỷ. Các vị này sợ mất thế, nên đã kích động công nhân và nông dân chống học sinh (cốt cán Hồng vệ binh)[6] .
Đầu năm 1968, tư lệnh quân khu Vũ Hán nhận định: “Tình hình Vũ Hán xấu đến mức không thể đón được phái đoàn… Lượng đạn đại bác vừa bắn mấy ngày qua đủ để chúng ta thắng một số trận lớn trong chiến tranh kháng Nhật”.
Giành quyền chỉ huy súng
Phàm là đấu tranh giai cấp, các cuộc tiến công phát triển theo hình sin (nguyên văn tiếng Trung - hình sóng). Theo chủ nghĩa Mao: “Sau khi thủ tiêu được đường lối đen tối này, lại có thể xuất hiện những đường lối đen tối mới, và lại phải đấu tranh”. Kể cả trong quân đội, không ai được nằm ngoài diện đấu tranh và bị đấu tranh của cách mạng văn hoá. Trong hội nghị chính trị đầu 1966, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Tiêu Hoa thử thách đại biểu về lập trường trong cuộc đấu tranh giai cấp trong quân đội, hỏi “liệu súng lãnh đạo Đảng, hay Đảng lãnh đạo súng”?
Đến Đại hội Đảng lần thứ IX (1969), BCHTW mới đã tăng thêm 103 vị, chủ yếu thuộc tập đoàn quân sự mới, sẵn sàng tiếp thu vô điều kiện tư tưởng vĩ đại của Mao chủ tịch. Câu cửa miệng phải là: “Quân GPNDTQ do đích thân Mao chủ tịch thành lập và lãnh đạo, và do phó chủ tịch Lâm Bưu trực tiếp chỉ đạo”.
Vắt chanh bỏ vỏ
Nhưng việc “chỉnh đốn và xây dựng” Đảng, quân đội và xã hội theo các nguyên tắc Maoist vẫn trầy trật. Học giả Liên Xô cho rằng “(lúc cần) quân đội TQ vẫn phải đứng trên Đảng”.
Nếu ban đầu quân đội có nhiệm vụ “nâng đỡ” Hồng vệ binh, thì về sau, lại đào mồ chôn nó. Và nhiều vị “tạo phản” trong quân đội cũng mau chóng biến thành những thây ma chánh trị, sau khi thay Hồng vệ binh đè bẹp đối thủ của Mao.
Năm 1971, hạ bệ nguyên soái Lâm Bưu, cùng các tướng được điểm danh mỏi mồm trong Cách mạng Văn hoá: Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác… Theo các nguồn Liên Xô, khoảng 25% cán bộ cao cấp và một số đông cán bộ cấp phân đội (dưới tiểu đoàn), vốn hăng hái lắm trong Văn cách, đã bị thanh trừng trong hai năm 1972 – 1973, theo phương châm: “nắm vững trung cấp, xáo lộn cao cấp, thay đổi sơ cấp”.
Phụ người, không để người phụ ta
Theo các học gia Liên Xô, đời hoạt động chính trị của Mao Chủ tịch toát lên phương châm: “Không có gì lạ nếu tôi phản người khác… nhưng tôi không bao giờ cho phép ai phản bội tôi”[7] . Quân đội được “tự rèn luyện và kinh qua lò lửa của đại cách mạng văn hoá vô sản” trong tinh thần như thế.
Đã trực tiếp trấn áp “phiến loạn” liên miên trên khắp Trung quốc, nhất là những điểm nóng như Tây Tạng (1959), Nội Mông (1967), Tân Cương, Hồi Ninh Hạ (1974)… QĐ TQ từng bước nhập vai dùi cui cho một nhà nước cảnh sát. Bắc Kinh thường điều bộ đội từ các nơi khác đến, không tin tưởng lực lượng địa phương trong tình huống khẩn cấp. Đã xâm lấn Ấn Độ (1962), đụng độ biên giới với Liên Xô (1969)…
Tháng 12, 1974, Mao ra chỉ thị có đoạn: “Nay đã đến lúc… đảng và quân đội phải kết thành một khối”. Nhưng khi trái tim của Người cầm lái vừa ngừng đập, phe Mao đã chia rẽ. Chính Quân khu Thẩm Dương, đi đầu cách mạng văn hoá trong QĐ năm 1964, đã cử các đơn vị về chiếm các mục tiêu quan yếu ở Bắc Kinh, Thiên Tân… Quân GPNDTQ là quân đội duy nhất trong phe XHCN từng được dùng làm công cụ đảo chính.
Gió đã đổi chiều. Uông Đông Hưng, người cận vệ trung thành của cố Chủ tịch Mao trở mặt, bắt cả goá phụ vĩ đại Giang Thanh. Tội của “lũ 4 tên”, theo kết luận của Trung ương, là “nhạo báng Mao chủ tịch”, mưu toan “tiếm quyền trong quân đội, gây tổn thất cho quân đội”, báng bổ “các thành tựu vĩ đại của cách mạng văn hoá”.
Người đứng đầu phái “thực dụng” Đặng Tiểu Bình sống sót sau Văn cách, thu quyền lực về tay. Toàn quân được ném vào một cuộc “tạo phản” mới, tầm cỡ thế giới (!)
Chính quyền trên đầu súng
Năm 1979 là bài học đảo ngược cho kẻ “dạy”, đau đớn, nhưng “có ích”. Nó chỉ rõ một quân đội đông người, nhưng trang bị thô sơ, cách đánh cũ kỹ, không thể làm mũi nhọn bành trướng. Từ năm 1980, quân đội TQ đi tiên phong trong Bốn hiện đại, với sự trợ giúp từ cựu thù phương tây.
Cuộc tranh giành quyền lực trong Đảng giữa phái Mao với địch thủ (phe thực dụng của Đặng Tiểu Bình) về thực chất là, cuộc tranh quyền kiểm soát quân đội. Bất luận ai thành, ai bại, kẻ thắng là xu thế quân phiệt hoá, thích hợp với những hơi thở hiếu chiến trên đường đua hiện thực hoá khát vọng bành trướng Đại Hán.
Từ đầu 2005, ban lãnh đạo TQ phê duyệt cái gọi là “chiến  lược hải đảo vành đai kép” (two-island chain), quyết khống chế các khu vực rộng lớn ở Thái Bình Dương, bao gồm cả các đảo vành ngoài lẫn bên trong các quần đảo, còn gọi là học thuyết “chuỗi ngọc trai”…
Quân đội TQ từ nay được dùng để tạo xung đột, biến lãnh thổ, lãnh hải của quốc gia khác thành khu vực tranh chấp. Từ đó, dựa vào tiềm lực quốc phòng và kinh tế, và các mánh khóe ngoại giao, mua chuộc… để “hợp pháp hóa’ các địa bàn đã lấn chiếm trái phép bằng vũ lực. Súng vẫn đang đẻ ra các chính quyền, kiểu “huyện Tam Sa”, dựa trên gây hấn, xâm lăng, dựa thế liền núi, liền sông”, liền biển, hoặc/và liền… ý thức hệ. Nói cách khác, “súng” (quân đội TQ) từ chỗ đẻ ra quyền cai trị (political power – chính quyền), nay phải đẻ ra được quyền mặc cả (bargaining power – quyền lấn át trong tranh chấp), theo thuật ngữ làm chiến tranh của phương tây[8] .
 Lê Đỗ Huy/VHNA

[1] Винтовка рождает власть/Political powergrows out of the barrel of a gun. Từ điển bách khoa tiếng Nga cho rằng câu này của Mao có một tiền bối là “Hễ có quân đội là có chánh quyền/Есть армия — есть власть” của Tưởng Giới Thạch.
[2] Đại cách mạng văn hóa vô sản (Những văn kiện tối quan trọng), bản tiếng Nga của NXB Ngoại văn Bắc Kinh.
[3] Армия Китая-орудие авантюристическойполитики маоистов(Quân đội Trung quốc – vũ khí của chính sách phiêu lưu của bè lũ Maoist), NXB Bộ Quốc Phòng Liên Xô, 1980.
[4] Gerard Corr, The Chinese Red Army: Campaign and Politics since 1949. Schoken Books, 1974, page 151.
[5] Sách “Một đường lối nguy hiểm”, tiếng Nga, NXB Chính trị học Mạc tư khoa, 1974, tập 5.
[6] Quân đội Trung quốc – vũ khí của chính sách phiêu lưu của bè lũ Maoist, tiếng Nga, NXB BQP Liên Xô, 1980.
[7] Quân đội Trung quốc – vũ khí của chính sách phiêu lưu của bè lũ Maoist, tiếng Nga, NXB BQP Liên Xô, 1980.
[8] Chẳng hạn, trong Những thăng trầm của quyền lực, và sự leo thang: Giải thích sự sử dụng vũ lực của Trung quốc trong tranh chấp lãnh thổ (Power shifts and Escalation: Explaining China use of force in territorial Dispute), tạp chí International Security, Winter 2007 – 2008, vol. 32, No 3. Tác giả bài viết hàng chục trang này cứ chốc chốc lại dùng từ bargaining power – quyền lấn át trong tranh chấp, và một số khái niệm nữa, khá xa lạ với bản chất bành trướng Đại Hán, cả cổ truyền lẫn hiện đại. 

7 nhận xét:

  1. Nhân vật Mao trạch Đông đang được hậu thế đánh giá lại một cách chính xác. Hồ chí Minh nói "Mao chủ tịch không bao giờ sai", cũng nên xem lại, đó là một nhận định sai lầm hay chỉ là cách nói ngoại giao để câu viện trợ ?

    Trả lờiXóa
  2. Nòng súng đẻ ra chính quyền và bạo lực , nhưng sự triệt tiêu bạo lực nhiều khi được hiện thực bởi nụ cười , trái tim sắt đá , bộ óc thông minh , đầy trí tuệ . Mian ma đã có Aung San Suu Kyi

    Còn Việt Nam hiện tại là Lê Hiền Đức , Kim Chi , Tạ Phong Tần , Phương Uyên , Đỗ thị Minh Hạnh , Bùi Minh Hằng , Đoan Trang , Trịnh Kim Tiến ,Phạm Thanh Nghiên , Cấn Thị Thêu và nhiều người khác .

    Không quá nhiều luận thuyết rối rắm , xa vời , chỉ với Nụ cười và trí tuệ của họ trước bạo quyền đang thức tỉnh lương tâm ,và nung chảy sắt thép . Dù đường còn xa và đầy gian truân , nhưng chiến thắng đang thuộc về họ .

    Tôi cảm phục trước những nụ cười và trí tuệ ấy .

    https://www.youtube.com/watch?v=onuSMgjZsa0&sns=fb

    Trả lờiXóa
  3. Rồi cũng có lúc cây dù đánh bật nòng súng

    Trả lờiXóa
  4. "SÚNG ĐẺ RA CHÍNH QUYỀN"!
    "SÚNG MỚI ĐẺ RA CHÍNH QUYỀN MỚI!!!

    Trả lờiXóa
  5. Cong san so nhat la HOA BINH vi hoa binh thi khong con dau tranh giai cap, khong co chuyen chinh va chu nghia cong san cung bi diet luon. Cong san song tren mo hoi xuong mau cua nhan dan, chung lien tuc tao ra bat on dinh de duc nuoc beo co. Hay xem huong thu cua chung voi nhan dan thi biet ngay, khong can ban.

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết chuẩn
    cảm ơn LĐH & bác Bồng

    Trả lờiXóa