Trang BVB1

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

LIÊN MINH VIỆT-MỸ HAY TAM GIÁC TRUNG-VIỆT-MỸ ?

* Trương Minh Vũ & Nguyễn Thành Trung
Sau sự kiện Trung Quốc cắm giàn khoan tháng Năm vừa qua, nhiều nhà quan sát thân phương Tây đã có một cảm giác lạc quan về triển vọng tươi sáng của quan hệ Việt-Mỹ.
Cơ sở cho quan điểm này là một loạt những cuộc trao đổi thẳng thắn từ hai phía. Vào ngày 21/7, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm Hoa Kỳ, gặp gỡ với Chủ tịch Lâm thời của Thượng viện Hoa Kỳ Patrick Leary, mặc dù chuyến đi của ông là một sự kiện không nổi bật.
Vào ngày 14/8 tướng quân đội Mỹ Martin Dempsey trở thành chủ tịch đầu tiên của tham mưu trưởng liên quân sang thăm Việt Nam trong hơn bốn thập kỷ. Chuyến đi này phản ánh mong muốn tăng cường sự gần gũi trong quan hệ quân sự hai nước.
         Một tuần trước chuyến thăm của Tướng Dempsey là chuyến đi của Thượng nghị sĩ John McCain và Sheldon Whitehouse. Tất cả đều ủng hộ việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ tại Việt Nam. Ngày 15 tháng 9, Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Văn Ninh đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài năm ngày của ông tới Mỹ để thúc đẩy các cuộc đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương và tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước. Qua đó, Việt Nam hy vọng cải thiện khả năng cạnh tranh kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, và góp phần hiện đại hóa. Những bước phát triển quan trọng cuối cùng lên đỉnh điểm khi thỏa thuận đã được thực hiện trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Mỹ trong tháng này ( 1-2/10/2014). Khi đó Mỹ đã đồng ý giảm bớt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh tuần tra trên biển. Những chuyến đi nhịp độ nhanh là dấu hiệu Việt Nam và Mỹ đã bước vào một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 mà nguyên nhân chủ yếu do nhân tố Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có những giải pháp tinh tế để làm dịu sự bất mãn của Trung Quốc trước chính sách ngoại giao của mình. Tháng tám vừa qua, Bí thư thường trực Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc như là một đặc phái viên của Đảng. Phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam cho biết động lực chính của chuyến đi là phục hồi và cải thiện mối quan hệ giữa hai đảng Cộng sản và hai quốc gia. Lê Hồng Anh, xếp hạng thứ năm trong Bộ Chính trị, đã gặp nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình. Các cơ quan báo chí Việt Nam và Trung Quốc thông báo rằng một thỏa thuận ba điểm đã đạt được trong chuyến thăm này:
 1 - Lãnh đạo hai đảng cộng sản và hai quốc gia sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp của họ vào sự phát triển của quan hệ song phương; 
2 - Truyền thông nội bộ đảng sẽ được tăng cường; 
3 – Với sự đồng thuận giữa hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục duy trì tình hình chung của mối quan hệ Trung-Việt hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Chuyến đi của ông Lê Hồng Anh không phải là lần đầu tiên Hà Nội thể hiện một cử chỉ tôn kính. 
Trong tháng 10 năm 2011, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam cũng đã đến thăm Trung Quốc để hạ nhiệt những căng thẳng đã bùng lên khoảng năm tháng trước đó. Trong tháng 5 và tháng 6 năm 2011, tàu Trung Quốc hai lần cắt cáp địa chấn của tàu Dầu khí Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Luật Biển UNCLOS 1982. 
Những sự việc này đã khơi dậy các cuộc biểu tình tại Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam đều cáo buộc lẫn nhau đã vi phạm lãnh hải. Chuyến công du của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc được coi là một cử chỉ hòa dịu và chào đón, kêu gọi Trung Quốc thiết lập một đường dây nóng để giải tỏa tình trạng khẩn cấp giữa hai nước. Ông đã không gặt hái được bất kỳ giải pháp lâu dài cho các tranh chấp, nhưng ít nhất giảm bớt sự sự bế tắc đang diễn ra tại thời điểm đó. 
Chuyến đi của Lê Hồng Anh cũng được coi là một tín hiệu từ Việt Nam cho thấy họ không muốn đối đầu với Trung Quốc trong bối cảnh Martin Dempsey - Chủ tịch Tham mưu Liên quân đầu tiên của Mỹ từ năm 1971 viếng thăm Việt Nam. Điều này được coi là một thành công ngoại giao của Bắc Kinh trong việc bảo đảm rằng Việt Nam vẫn thực hiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp song phương. Trong buổi nói chuyện với Tập Cận Bình, Lê Hồng Anh khẳng định rằng Việt Nam sẽ làm hết sức mình để tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, và củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.
Các tín hiệu không nhất quán trên chứng minh sự đa dạng của ý kiến ​​trong "cuộc tranh cãi liên minh" xảy ra ở Việt Nam hiện nay. Mục đích chính là để đặt các chính sách quốc phòng quốc gia "ba không" ở trung tâm của những lời chỉ trích. 
Chính sách này từ lâu đã khẳng định trên ba nguyên tắc được coi là không thể thay đổi: không liên minh quân sự, không hưởng trợ cấp để cho phép bất kỳ quốc gia nào thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, và không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào để được giúp đỡ trong cuộc chiến chống các nước khác. 
Trong nội bộ Việt Nam, có rất nhiều lời chỉ trích rằng chính sách này không đủ để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của quốc gia, đặc biệt là sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu US-981 trong đặc khu kinh tế EEZ của Việt Nam. Dù khác nhau về phương thức tiếp cận và trình độ, những người này đều cố gắng đẩy Việt Nam gần hơn với Hoa Kỳ. Theo họ, chỉ Hoa Kỳ mới có khả năng làm thay đổi tính toán của Trung Quốc đối với Biển Đông, theo những cách thức không cho phép Trung Quốc sử dụng vũ lực quân sự hoặc cưỡng chế để giải quyết tranh chấp. Trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Việt Nam có thể dựa vào Hoa Kỳ như là một nguồn đảm bảo an ninh.
Mức độ vai trò đảm bảo an ninh của Hoa Kỳ phụ thuộc vào nội dung của hiệp ước. Trong khi đó, sự hậu thuẫn của một cường quốc quân sự sẽ đem đến thay đổi trong cán cân quyền lực (đặc biệt là về sức mạnh quân sự trong tranh chấp Biển Đông). Không giống như Philippines, Việt Nam đang trong cuộc xung đột với Trung Quốc ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong khi quần đảo Trường Sa liên quan đến nhiều quốc gia Đông Nam Á khác và trực tiếp ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong khu vực, tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa vẫn chỉ là một vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau sự kiện dàn khoan dầu HD-981, các chiến lược gia Việt Nam đã nhận ra rằng rất khó để gắn liền các cuộc xung đột lãnh thổ đối với tự do hàng hải, nhưng sau cùng đã đạt được mối quan tâm rõ ràng từ Hoa Kỳ. Vì vậy, với một liên minh không phải và cũng không hỗ trợ quân sự, Việt Nam sẽ bị phương hại trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa.
Vào tháng Tư năm 2014, hai tàu hải quân Mỹ đã có đợt tập thường niên thứ 5, kéo dài sáu ngày, với hải quân Việt Nam, tượng trưng cho một hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai kẻ thù cũ. Các bài tập cơ sở để xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ví dụ, trong chuyến đi tới Việt Nam cuối tháng mười hai, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo rằng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ nhận được 18 triệu USD viện trợ với năm tàu tuần tra nhanh nâng cao năng lực cảnh sát biển.
Gần đây, đã có nhiều tiếng nói ủng hộ hơn từ các dân biểu Hoa Kỳ cho việc dỡ bỏ lệnh cấm của Mỹ về việc bán vũ khí sát thương cho Hà Nội. Tướng Dempsey cũng nói rằng Lầu Năm Góc có thể bán cho Việt Nam những thiết bị tốt hơn để giám sát hàng hải, bao gồm radar và máy bay giám sát. Khả năng giám sát và bảo vệ hàng hải Việt Nam có thể được tăng cường nhờ mua những hệ thống vũ khí của Mỹ như máy bay trinh sát P-3 Orion. Với khả năng chống tàu ngầm của nó, P-3 Orion là thiết bị đặc biệt quan trọng để phát hiện sớm tàu ngầm ở Biển Đông cũng như phát triển khả năng phòng thủ. Các bước cụ thể là điềm lành cho việc xây dựng một liên minh tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam và Mỹ vẫn có ý định riêng về những mục đích khác. Washington sẽ phải đánh giá tư duy của các nhà lãnh đạo Việt Nam một cách cẩn trọng nếu tiếp tục kỳ vọng lạc quan rằng Hà Nội sẽ hội nhập vào hệ thống liên minh của mình.
Thứ nhất, Việt Nam không muốn đổi quan hệ với Trung Quốc lấy sự cải thiện trong quan hệ với Hoa Kỳ. Trong tư duy chiến lược của Việt Nam, sự gần gũi về địa chính trị luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Hà Nội sẽ không mạo hiểm làm hỏng mối quan hệ của họ với Trung Quốc để liên minh với Hoa Kỳ. Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập một cơ chế để củng cố mối quan hệ song phương với những cuộc viếng thăm chính thức thường niên và các cuộc thảo luận thường xuyên về các vấn đề biên giới, an ninh hàng hải, hợp tác quốc phòng, lãnh hải, và các hoạt động khai thác chung. Mặc dù Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trong tranh chấp Biển Đông, Việt Nam vẫn tiếp tục nhắc lại tầm quan trọng của một mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam không muốn củng cố mối quan hệ với Mỹ một cách không cân đối để xé bỏ quan hệ Việt-Trung trong một trò chơi được ăn cả, ngã về không.
Sẽ tốt hơn cho Việt Nam nếu họ dùng liên minh Việt-Mỹ như một yếu tố gây mất ổn định trong tam giác Washington - Hà Nội - Bắc Kinh. Việt Nam tin rằng đu dây giữa hai bên là một phương án tốt để vừa giữ được quan hệ với cả hai siêu cường, vừa đạt được một thế cân bằng tinh tế. Bên cạnh đó, chiến thuật này không vi phạm nguyên tắc không liên minh của họ. Tính toán thực dụng này đã xác định chính sách đối ngoại của Việt Nam: tăng cường quan hệ quốc phòng và kinh tế với Hoa Kỳ, trong khi vẫn giữ một mối quan hệ tốt với tên không lồ phương Bắc.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam dễ chịu tác động xấu từ một cuộc đối đầu với Trung Quốc. Năm 1991, thương mại song phương chỉ có 32 triệu USD. Ngày nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng giá trị lên đến 50.21 tỷ USD năm 2013, trong khi thương mại song phương với Hoa Kỳ vào năm 2013 là 30 tỷ USD. Thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam được dự kiến ​​sẽ đạt 60 tỷ USD, tăng hàng năm hai con số. Các nhà lãnh đạo bảo thủ Việt Nam có thể học được một bài học từ châu Âu khi nền kinh tế Ukraine gần như suy sụp vì bị Nga giáng đòn trừng phạt. Một báo cáo của Việt Nam nói rằng tác động của việc triển khai đơn phương của một giàn khoan dầu Trung Quốc ngoài khơi của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chi phí kinh tế lên tới 1,0-1,5 tỷ USD. Con số này có thể là lớn hơn nếu Trung Quốc không thu hồi các giàn khoan sớm hơn dự kiến​​. Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc. Cán cân thương mại nghiêng về phía Trung Quốc đã lớn hơn trong những năm qua. Đáng chú ý là những nguyên liệu chưa qua chế biến, chẳng hạn như dầu thô và than đá, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Một vấn đề lớn của ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam là ngay cả những doanh nghiệp xuất khẩu trọng tâm cũng đang trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam bao gồm các vật liệu cần thiết khác nhau để sản xuất hàng xuất khẩu, bao gồm cả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sắt thép, hóa chất, dầu và các loại vải. Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế Việt Nam, đã thường xuyên bày tỏ sự thất vọng của mình về sự mất cân bằng thương mại và sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Ông nói: "Việt Nam xuất khẩu than và sau đó nhập khẩu điện, xuất khẩu cao su và nhập khẩu lốp xe”. Cụ thể hơn, Việt Nam đang nhập khẩu gần 50% sợi và vải cần thiết cho ngành công nghiệp dệt may từ Trung Quốc. Nếu Trung Quốc làm gián đoạn việc cung cấp sợi, họ sẽ bóp chết ngành công nghiệp dệt may Việt Nam gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động này.
Thứ ba, quyền con người được coi là vấn đề hóc búa nhất, gây tranh cãi trong mối quan hệ song phương. Vấn đề này có thể kìm hãm tiềm năng của mối quan hệ để đạt được sự phát triển đầy đủ, nhưng nó không có nghĩa là mối quan hệ khác sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Mỹ hy vọng rằng mối quan hệ sâu sắc trong các lĩnh vực khác sẽ khuyến khích Hà Nội nhượng bộ về nhân quyền. Một số chính trị gia Mỹ cho rằng Washington có thể sử dụng lệnh cấm vận vũ khí và các cuộc đàm phán TPP như một đòn bẩy chính trị để gây áp lực buộc Hà Nội thả những người bất đồng chính kiến ​​và thúc đẩy cải cách dân chủ. Một số người khác lại cho rằng những điều kiện này sẽ chỉ tạo ra một vòng luẩn quẩn. Để đạt được mục đích của mình, Việt Nam có thể tùy tiện thắt chặt hoặc thả lỏng vấn đề nhân quyền. Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, Tom P. Milnowski, nhận xét rằng những thay đổi "tích cực" của Việt Nam về nhân quyền trong nửa năm vừa rồi sẽ tác động tới quyết định cuối cùng trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Họ không chắc chắn Việt Nam sẵn sàng hy sinh bao nhiêu để tham gia vào quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. TPP yêu cầu các thành viên chấp nhận các quy định mạnh mẽ về lao động, bao gồm cả tự do lập hội, trợ cấp thương lượng tập thể, và Việt Nam cần phải thay đổi để tuân thủ các quy tắc này. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là việc thành lập công đoàn độc lập.
Thứ tư, bài học lịch sử cũ có thể lặp lại, chính nó vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Những ký ức của các nhà lãnh đạo hiện thời vẫn không dễ dàng phai nhạt. Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế do Liên Xô dẫn đầu, và sau đó đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô. Do sự rạn nứt Xô-Trung ngày càng lớn, Trung Quốc ngay lập tức giải thích điều ước quốc tế này như là một liên minh quân sự chống lại Trung Quốc. Rõ ràng, sự thân mật gần gũi của Hà Nội với Moscow đã khiến Đặng Tiểu Bình tức giận. Sau này, ông Đặng đã gọi Việt Nam là "một tên du côn", và thậm chí tệ hơn, Trung Quốc đã không dừng lại ở lời nói. Bắc Kinh đã quyết định dạy "Cuba vô ơn của phương Đông" một bài học, dẫn đến bốn tuần tấn công bất ngờ và đẫm máu vào lãnh thổ của Việt Nam trong tháng Hai năm 1979. Những bài học có giá trị đã được rút ra ở cả hai bên. Đối với Việt Nam, sự thất bại của Liên Xô trong việc bảo vệ Việt Nam trước cuộc tấn công của Trung Quốc đã có tác động hai mặt. Trước tiên là bài học trong câu thành ngữ “bán an hem xa, mua láng giềng gần”.
Những mối đe dọa tại biên giới luôn lớn hơn nhiều so với lời hứa hẹn bố thí từ những người bạn xa lắc. Thứ hai, những thế lực chính trị lớn chỉ cho phép các quốc gia nhỏ có rất ít lựa chọn. Xía vào cuộc tranh chấp giữa các cường quốc không phải là một động thái thông minh. Do đó, lãnh đạo Việt Nam chọn không tham gia cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Liên Xô khoảng bốn mươi năm trước đây. Hiểu sâu sắc sức mạnh của Trung Quốc, những nhà hoạch định chính sách Việt Nam hiện nay không tìm thấy bất cứ lợi ích rõ ràng nào từ việc liên minh với Hoa Kỳ.
Những hậu quả từ một mối quan hệ thiếu thân thiên với người láng giềng khổng lồ phương Bắc là không xa lạ gì với người Việt Nam. Bốn mươi năm trước, trong chiến tranh Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thiệu. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, cũng đã có kinh nghiệm buồn với Mỹ. Ông cáo buộc rằng Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã lừa ông ký Hiệp ước Paris bằng cách hứa hẹn viện trợ quân sự nhiều hơn, nhưng hóa ra đó chỉ là những lời hứa hão. Ông Thiệu cho rằng đồng minh Mỹ của ông đã phản bội ông ta bằng cách "chơi bài Tàu" để giải quyết cuộc chiến tranh mà không hề có sự chấp thuận của ông, dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975. Những nhà lãnh đạo Việt Nam đương thời hẳn phải biết rất rõ bản chất tạm bợ của liên minh này, khi họ đã khai thác nó để giành chiến thắng trong cuộc chiến. Để cho chắc chắn, họ không muốn ở trong tình huống khó xử tương tự với Mỹ giống như chính phủ Nam Việt Nam đã từng.
Tam giác an ninh Washington - Hà Nội - Bắc Kinh đã nổi lên như là kết quả của sự thay đổi cảnh quan sau chiến tranh lạnh. Sự mập mờ trong chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc đã dẫn đến sự không chắc chắn trong khu vực - một tình trạng mà các quốc gia vừa và nhỏ phải đối mặt. Kết quả là, một "sự mập mờ chiến lược" từ bên dưới đã xuất hiện. Suốt một thập kỷ, Hà Nội đã tìm cách duy trì một "trạng thái cân bằng tinh tế" giữa các cường quốc bằng cách sử dụng một sự kết hợp thận trọng giữa ngoại giao, các biện pháp kinh tế và an ninh để vừa nhẹ nhàng cân bằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, vừa ràng buộc Trung Quốc thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, hay hiệp định song phương và đa phương .
Sau sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, tình thế đã thay đổi, làm đổ vỡ thế “cân bằng tinh tế” này. Tuy nhiên, khả năng hình thành một liên minh Hoa Kỳ - Việt Nam mang lại cho Trung Quốc một mối đe dọa nhãn tiền. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine, hiện đang trở thành điểm nóng giữa Washington và Moscow, cũng có thể khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam sợ rằng họ sẽ khơi dậy những phản ứng nghiêm trọng từ phía Trung Quốc khi Việt Nam tìm kiếm các mối quan hệ chiến lược sâu sắc hơn với Mỹ và các đồng minh. Tam giác an ninh Washington - Hà Nội - Bắc Kinh vẫn đang thay đổi liên tục, và viễn cảnh về một liên minh Việt Mỹ vẫn còn.
(Nguồn: Phía Trước/Trí Nhân Media)
Dịch bởi Yến, CTV Phía Trước/

 
-----------------

5 nhận xét:

  1. V+ không nhờ trung+ sập từ lâu rùi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung+ CŨNG không lợi dụng V+ thì cũng sập từ lâu rùi , nhưng do LĐ Việt cộng ngu hơn LĐ Trung cộng , ngu toàn diện nên bị thua thiệt toàn diện như ngày nay thôi !

      Xóa
  2. Nhờ TC giật dây Nãnh đạo ĐCS vẫn khỏe và có sức 'lên đồng' .Nhưng hiện tại tương lai của cả DT cùng hơn 90 tr dân VN khó có sức chống lại 'đồng hóa'-Hán hóa?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  3. Kiểu này mất nước như chơi bà con ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mất nước rồi! Bà con ạ! Có kẻ đánh đổi tù nhân lương tâm để chuồn qua Mỹ khi có biến đấy!

      Xóa