“Theo tôi có được chữ “nhẫn” là phẩm chất rất quý,
nhưng ở Đại tướng phải hiểu chữ này ở tầm cao hơn. Ở đây là bản lĩnh của Đại
tướng mà người phương Tây dùng hình ảnh ẩn ý là “núi lửa phủ tuyết”.
Giáo sư Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và
Đào tạo - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Dân
trí vào thời điểm một năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Thưa Giáo
sư, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương “đánh
chắc, tiến chắc”, nhưng khi phát đi mệnh lệnh vào những ngày tháng 4 năm 1975
ông lại viết “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ
từng phút, từng giờ, xốc tới miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”. Là nhà
nghiên cứu lịch sử, Giáo sư bình luận như thế nào về hai chỉ đạo có tính lịch
sử mang tinh thần khác nhau này?
- Đó chính là thiên tài của người cầm quân. Nếu chỉ có
một phong cách - đi đâu cũng “chậm chắc” thì có thể bỏ mất thời cơ. Vào những
ngày tháng 4 năm 1975, không chỉ riêng Đại tướng mà cả Quân ủy Trung ương, Bộ
Chính trị nhận thấy ý chí xâm lược của người Mỹ bị đánh bại. Họ không còn có
tinh thần để quay lại thì ta phải quyết đánh thần tốc để tránh thay đổi tương
quan trên chiến trường.
Cái tài của người cầm quân là lúc cần tính toán thì
phải hết sức thận trọng, nhưng khi thời cơ đến cho giải phóng miền Nam mà đánh
chắc tiến chắc có thể quân Ngụy rút từ Tây Nguyên về, co cụm lại lúc đó lối đánh
trên có khi lại thất bại. Thời cơ đến chúng ta đánh nhanh là đẩy nhanh quá
trình tan rã của quân địch.
- Chúng ta đã
ca ngợi vai trò cá nhân kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc
kháng chiến, nhưng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn của một phóng viên nước ngoài
“Vị đại tướng nào có vai trò quyết định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ”, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói... “Đại tướng nhân dân”. Đại
tướng luôn là người khiêm tốn, thưa Giáo sư?
- Người ta thường nói đó là sự khiêm tốn, khiêm nhường
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng từ góc độ nghiên cứu, tôi thấy Đại tướng
nói như vậy là thật lòng, nói đúng sự thật lịch sử.
Ở chiến dịch Điện Biên Phủ người Pháp đã tính toán sai
vì họ chỉ nghĩ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nghĩ đến số lượng quân chỉ vài
chục ngàn người của ta. Họ “thách” Đại tướng đánh bởi họ tính rằng khu vực đó
chúng ta không thể huy động được hậu cần cho bộ đội khi hậu phương cách đó tới
vài trăm kilomet. Từ đó, người Pháp cũng nghĩ nếu chiến tranh kéo dài thì chúng
ta cũng tự thất bại.
Tôi còn nhớ một lần trả lời phỏng vấn, Đại tướng có
nói những tướng lĩnh của Pháp không kém. Họ tính đúng hết, duy chỉ có một điều
không nghĩ đến đó là chúng ta còn có một Đại tướng nữa - đó là “Đại tướng nhân
dân”. Hàng trăm ngàn người, bằng tất cả phương tiện thô sơ như bè, mảng, xe
thồ, gánh gạo kìn kĩn lên Điên Biên Phủ tiếp tế cho chiến trường.
Trong chiến tranh nhân tố thường xuyên quyết định
thắng lợi là hậu cần, hậu phương, thiếu cái đó thì người có tài mấy cũng thua.
Do vậy, dùng hình tượng “Đại tướng nhân dân” hay nhân tố quyết định là đúng với
sự thật lịch sử.
- Bên cạnh
tài cầm binh, khi nói về cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp người ta còn nói đến
cả những lúc gian truân, những khúc quanh. Theo Giáo sư, có phải trong những
lúc đó, cách ứng xử của Đại tướng, chữ “nhẫn” mà Đại tướng đề cao đã càng làm
nên sự vĩ đại ở con người ông, thưa Giáo sư?
- Theo tôi có được chữ “nhẫn” là phẩm chất rất quý,
nhưng ở Đại tướng phải hiểu chữ này ở tầm cao hơn. Ở đây là bản lĩnh của Đại
tướng mà người phương Tây dùng hình ảnh ẩn ý là “núi lửa phủ tuyết”. Khi ông
“nhẫn” không phải vì cá nhân ông, không phải là chỉ nhịn mà vì đại cục, đại
nghĩa. Ý thức, trách nhiệm của ông với tổ chức, với Đảng rất cao và thấy được
cái đó mới thấy sự vĩ đại của chữ “nhẫn”. Ông có bản lĩnh cao cường vì trách
nhiệm đối với sự nghiệp của cả dân tộc, đất nước.
Với góc độ của một nhà sử học, ông đánh giá như thế
nào về vị trí, vai trò lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lịch sử Việt Nam
hiện đại?
Những nhà sử học cho rằng Đại tướng là người chỉ huy
quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam . Còn nhân dân muốn nâng Đại
tướng lên một tầm nữa đó là Anh hùng dân tộc - tức là cùng hàng những người
đánh thắng quân Mông Nguyên, quân Thanh như Đức Thánh Trần, Quang Trung -
Nguyễn Huệ.
Hoàn cảnh lịch sử đã sinh ra những con người như Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và có những ý kiến cho rằng, phải
khá lâu nữa, lịch sử mới lại có những con người có vai trò, vị trí lớn như vậy
trong lòng người dân, thưa Giáo sư?
Những
người ở cương vị cao đều là kiệt xuất, nhưng đến độ thiên tài thì không thường
xuyên có. Tôi nghĩ rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bậc
thiên tài - và chắc chắn không thường xuyên xuất hiện những người như vậy. Phải
có hoàn cảnh lịch sử nhất định, có những chu kỳ nhất định mới có những người
như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
-Trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tên tuổi các tướng lĩnh như Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… đã in những dấu ấn hào hùng. Theo ông, có nét
tương đồng nào giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những tướng tài kiệt xuất
trong lịch sử dân tộc?
- Một cách rất tự nhiên, khi nghĩ tới Đại tướng Võ
Nguyên Giáp thì tôi hay liên tưởng tới Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đó là
những vị tướng thấu hiểu vai trò của dân và khi rời bỏ cõi đời thì cả hai ông
đều sống trong lòng dân.
Khi mắc trọng bệnh, Trần Quốc Tuấn đưa ra lời khuyên
cho vua Trần Nhân Tông: “Ta thắng được giặc dữ là trên dưới đồng lòng, anh em
hòa thuận vậy nên hãy khoan thư sức dân, đó chính là kế sâu dễ bền gốc, là
thượng sách giữ nước”. Ý tưởng đó làm tôi liên hệ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp
nên cũng rất xúc động nghe lời đáp từ của con trai cả Đại tướng cách đây một
năm: Tất cả vinh quang mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dành cho Đại tướng
chính là tình cảm của nhân dân dành cho Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Ý
đó là rất đúng, ông chỉ hiện thân một con người với hình tượng của toàn dân.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có nét giống Nguyễn Trãi
ở tài văn. Còn sự táo bạo trong cách đánh thần tốc của Đại tướng khiến chúng ta
liên tưởng đến Quang Trung, khi hành quân thần tốc ra Bắc, đánh tan 29 vạn quân
Thanh.
Theo tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người mà không
thể so sánh hơn bằng với Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi hay Quang Trung... mà là
sự tiếp thu, kế thừa sự nghiệp của bậc tiền nhân.
- Những ngày
Quốc tang Đại tướng một năm trước mang đến những rung cảm thiêng liêng trong
hàng triệu trái tim người Việt Nam
đương thời. Với Giáo sư, điều gì đọng lại nhiều nhất trong những ngày quốc tang
Đại tướng ?
- Sự ra đi của Đại tướng dù không đột ngột, nhưng
khiến tôi rất xúc động. Còn điều đọng lại trong tôi cùng với hình ảnh thân
quen, vĩ đại của Đại tướng còn có sự bừng tỉnh hơn về sức mạnh ý thức dân tộc,
chủ nghĩa yêu nước. Tôi nghĩ rằng, có thể nhiều người xếp hàng vào viếng Đại
tướng ở Hoàng Diệu không biết nhiều đến sự nghiệp của Đại tướng nhưng người ta
thấy đây là hiện thân của một con người mà kẻ thù cũng phải kính nể. Điều này
truyền cho các thế hệ không chỉ đương thời, kế cận mà cả thế hệ rất trẻ sau này.
Qua chuyện này, tôi mới chợt nhớ hình như trong huyết
quản mỗi con người Việt Nam
chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc rất mãnh liệt và có dịp lại bùng lên.
Điều đó tiếp tục được chứng minh ở sự việc giàn khoan Hải Dương - 981...
- Xin cảm ơn
ông!
Cấn Cường -
Quang Phong (thực hiện)/Dân trí
---------------
Bác Giáp là vị Tướng kết tinh từ truyền thống yêu nước trong lịch sử sâu thẳm của Dân tộc VN.
Trả lờiXóaBác Giáp có nét tương đồng Đức Thánh Gióng khi cùng nhân dân đánh tan giặc Ân thì Ngài bay về trời ,không lấy thế thắng mà mưu đồ công danh địa vị,thổ hào.
Dẹp giặc cốt để dân được sống trong an bình chứ không ép buộc dân sống theo ý mình.
Là Tướng nhưng hơn thế Bác Giáp là công dân gương mẫu , sống kỷ cương khiêm nhường ,sẵn sàng nhận nhiệm vụ tổ chức giao miễn có lợi cho dân cho nước ,tâm sáng như ngọc ,thứ mà không phải ai ở tầm công thần khai quốc đều có thể đạt tới.
Có một bài thơ về chữ Nhẫn, không biết của ai, cũng rất hay.
Trả lờiXóaNHẪN
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để đừng tàn hại nhau.
Ở v n có bác hồ và đại tướng võ nguyên giáp là hai nhân được toàn dân tôn trọng và kính nể
Trả lờiXóaThế giới cũng khâm phục người có tài ,có Đức ,thương đồng loại khong ,tham lam
Ta tự thấy,hơn mười năm trở lại đây dân mất lòng tin với đảng với Ch ph biểu ,tình ,chửi bới chính quyền thậm tệ
Thế mà khi đại tướng qua đời toàn dân đưa tiễn tiếc thương như thế nào mọi người rõ
Vì thế mà nhiều kẻ gen tỵ tố cáo đặt điều vô lý
Đại tướng chưa phải là to nhất" còn nhiều người chức cao hơn khi chết dân còn sướng
Họ mang phân ra đổ vào mả ,sót quá nhục quá ra đình phải lôi về quê chôn " để đõ phải ăn phân chó"
Hãy để cho Bác Hồ lẫn Võ ĐẠI TƯỚNG được làm một người bình thường là tốt nhất . Tại sao?
Trả lờiXóaRất đơn giản , chiến công không đủ để bù đắp cho sự lệ thuộc vn vào tq , mà hôm nay chúng ta phải đối diện nào Cải cách ruộng đất , nào GPMN , nào XHCN , nào Cải tạo công thương nghiệp , nào chế độ bao cấp và mãi đến tận hôm nay một chính phủ đầy rẫy tham nhũng hà hiếp dân lành .
Vậy nếu công và tội không thể xét được , thì hãy xem như một sự cân bằng , không nên suy tôn cũng đừng mạ lỵ . Hãy đặt họ vào chổ đứng bình thường như tất cả những người Việt Bắc Nam cùng chung một giai đoạn lịch sử , có cùng khổ đau , có cùng thương tật chết chóc & thù hận lẫn ân hận .
Và hãy xem như nghĩa tử , nghĩa tận , cho hai người được yên nghỉ nghìn thu !
Mọi điều không hẳn thế , hai người khác nhau , hành vi và thân phận cũng khác . Lịch sử đang vận hành theo cách của riêng nó . Việc nêu nhận định " được toàn dân tôn trọng và kính nể " Liệu có vội vàng không .
Trả lờiXóaVâng , tôi cũng đồng ý với bạn. VN đang trong trào lưu phê phán "thần tượng thái quá" , đến độ tưởng như...khoác lác. Hãy để cho Cụ Giáp được yên nghỉ , không nên dùng những kiểu tôn sùng cá nhân "đại ngôn, đại tự" như Tàu. Cuộc sống của dân ta giờ còn nhiều điều phải bàn , phải lo , phải cần thời gian hơn.
XóaĐại tướng Võ Nguyên Giáp, trở thành biểu tượng Việt nam trong một thời đại đầy biến động. Người dân Việt đương đại tôn vinh, ngưỡng mộ ông bởi vì họ thấy trong ông thân phận cả một dân tộc, của mỗi con người. Trí tuệ, đức độ, hy sinh vì khát vọng độc lập, tự do, mưu cầu hạnh phúc, nhưng bị phản bội. Mọi hy sinh đều trở thành phương tiện cho tham vọng chính trị của một Đảng, một nhóm chính trị đầy tham vọng.
Trả lờiXóaĐại tướng Giap làm quan " cai đẻ " sau đại hội lần 5 cảu đảng 1982 .
Trả lờiXóaTừ vị trí bộ trưởng quốc phòng cầm quân lẫy lừng làm chấn động địa cầu ĐBP sang là chủ tịch ủy ban kế hoạch hóa gia đình , bác không từ chối thoái thác mọi nhiệm vụ khi tổ chức TW Đảng giao nhiệm vụ , miễn sao hoàn thành , có lợi cho dân cho nước .
Chúc linh hồn đại tướng siêu thoát được về gặp với người " thầy" của mình .