Trang BVB1

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

“Cách mạng cây dù” và báo chí Việt Nam

* MẶC LÂM
Cuộc biểu tình của dân chúng và sinh viên học sinh Hong Kong đang diễn ra đã được báo chí Việt Nam đưa tin một cách toàn diện ở những góc nhìn khác nhau. Hiện tượng này đã đặt ra nhiều dấu hỏi liệu có sự thay đổi nào đó trong nội bộ các tờ báo hay còn một tín hiệu nào khác trong đảng Cộng sản Việt Nam nhất là từ Ban Tuyên giáo trung ương?
Hong Kong là một trong các nước gần gũi với Việt Nam từ nhiều chục năm nay. Từ trước năm 1975, Hong Kong được người dân Việt Nam biết đến như một thể chế dân chủ mặc dù sống dưới sự bảo hộ của Anh quốc.
Cho tới năm 1997, khi Anh trao trả đảo quốc này về cho Trung Quốc trở thành một đặc khu hành chính của Bắc Kinh thế giới lo ngại một cuộc chuyển đổi thể chế chính trị từ dân chủ sang độc tài sẽ khiến Hong Kong trở thành rối loạn và làn sóng di dân sẽ xô người dân Hong Kong vào những chuyến đi bất định.
Tuy nhiên khi ký vào văn bản trao trả, Anh quốc đã thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một thể chế được gọi là “Một quốc gia, hai chế độ”. Thuật ngữ này khiến dân chúng Hong Kong tạm an lòng tiếp tục sống trên vùng đất của mình khai phá.
“Một quốc gia hai chế độ” bảo đảm cho dân chúng Hong Kong tiếp tục chọn lựa hệ thống chính trị cho mình, tức là mọi thứ quyền mà một quốc gia dân chủ có được trong đó có quyền bầu và ứng cử.
Bắc Kinh chấp nhận sự nhân nhượng này vì mục đích kinh tế, muốn nắm giữ ưu thế tài chánh mà Hong Kong có được vì là một trong ba thủ đô tài chính của thế giới lúc đó. Sau London và New York, trung tâm tài chính Hang Seng của Hong Kong đã làm bước đệm không thể thiếu cho tài chánh Trung Quốc. Thời cơ lợi dụng có thể đã đủ khiến Bắc Kinh có quyết định cứng rắn hơn với Hong Kong khi tuyên bố cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2017 Hong Kong sẽ phải theo khuôn khổ “Bắc Kinh cử còn dân Hong Kong đi bầu”, một kịch bản mà tất cả các nước cộng sản đều áp dụng.
             Người dân Hong Kong không chấp nhận sống hoàn toàn trong thế giới cộng sản căn cứ vào văn bản ký kết giữa Anh quốc và Trung Quốc trước đây. Họ cảm thấy bị bội ước khi quyền tự do ứng cử và bầu cử của họ bị xâm phạm. Sinh viên, học sinh trung học cấp ba và cuối cùng là dân chúng cùng nhau xuống đường phản đối đã đẩy Hong Kong ra trước truyền thông toàn thế giới, trong đó có báo chí Việt Nam.
Nguyên nhân cuộc xuống đường vĩ đại nhất của dân chúng Hong Kong trong hơn hai chục năm qua được tờ Thanh Niên nhắc lại trong các bài viết của mình. Tiểu sử của chàng thanh niên Joshua Wong, người hai lần lãnh đạo thanh niên Hong Kong chống Bắc Kinh được tờ Thanh Niên trân trọng đưa lên và lượt người đọc chiếm con số kỷ lục. Các tờ báo khác như Dân Trí, Người Lao động, Giáo Dục, VNEspress hay VNEconomy, Vietnamnet đều có bài vở hình ảnh của cuộc cách mạng mang tên “cây dù” của Hong Kong.
Báo chí lên tiếng, truyền thông im lặng
Tuy nhiên khác với báo chí, các cơ quan truyền thông chính thống của Đảng vẫn giữ im lặng trước cuộc cách mạng này. Nhà báo Phạm Đình Trọng cho biết nhận xét của ông về sự liên quan này:
Tình hình Hong Kong nó giống như Việt Nam, cũng đảng cử dân bầu nhưng dân Hong Kong họ phản đối quyết liệt điều này, tức là cho bầu ai thì bầu người ấy thành ra nó rất giống Việt Nam, rất giống hoàn cảnh Việt Nam đã diễn ra mấy chục năm nay rồi tuy nhiên dân Hong Kong mới diễn ra thì họ đã không chấp nhận.
Các báo lớn của nhà nước hay đài truyền hình, thông tấn xã hay báo Nhân Dân…họ im lặng có đưa đâu? Bởi vì nếu họ đưa thì nó sẽ là cái tin hướng dẫn, tin làm gương cho người dân Việt Nam nó sẽ kích thích và liên tưởng đến Việt Nam rất rõ.
Sự im lặng này cũng bình thường như đã từng xảy ra trong các cuộc cách mạng trước đây ngoại trừ chưa có bài xã luận nào của báo chí trung ương phê phán gay gắt cuộc biểu tình như quan điểm của Nga và Trung Quốc. Nhà báo Lê Phú Khải, nguyên phóng viên đài Truyền hình Trung ương cho rằng việc này cũng có thể do xu thế của người làm báo nắm thời cơ và loan tin khi chưa bị cấm cản:
Theo tôi xu thế của anh em làm báo nói chung, bất kỳ những ai có máu làm báo thì đều muốn đưa những thông tin nóng hổi thu hút người xem đó là quy luật chung. Nếu bây giờ hiện tượng xảy ra ở Hong Kong như thế thì tôi nghĩ rằng ai có máu làm báo thì đều phải đưa. Đến khi nào nhà nước người ta thấy không có lợi thì người ta ngăn cấm thì đó là chuyện khác. Quy luật chung không ai muốn tờ báo của mình chả ai đọc cả.
Tôi nghĩ vấn đề này nó xa xôi đối với Việt Nam nó không sát nách, không sát sườn người ta nghĩ rằng không có gì phải làm cho nó căng thẳng lên để rồi lại mang tiếng là mình bưng bít thông tin. Ngày xưa ông Võ Văn Kiệt có nói một câu mà tôi còn nhớ đó là “nếu như trận địa mình bỏ trống thì lập tức sẽ có người đứng vào chỗ đó, người ta sẽ chiếm lĩnh trận địa đó”. Thế thì nếu bây giờ một hiện tượng như thế anh không nói thì báo chí toàn cầu nó nói, tất cả mọi người đều nói. Tôi nghĩ rằng nếu tôi là người điều hành thì tôi cũng để cho nói chứ không có gì phải lo cả, đây là xu thế của thời đại rồi.
Khi được hỏi liệu thông tin về tự do bầu cử của Hong Kong có làm cho dân chúng Việt Nam so sánh và nảy sinh cảm giác bị áp đặt hay không, nhà báo Lê Phú Khải cho biết:
Đặc biệt là số đông giới trí thức có học thôi. Tình trạng chung của nước mình mưu sinh nó còn chiếm tất cả mọi suy nghĩ, tình cảm của họ cho nên sự suy diễn đó nó chỉ xảy ra trong một tỷ lệ dân số không lớn, người ta nghĩ như thế nên người ta lờ đi. Khi nào nó sát sườn với Việt Nam, những người có ý thức chính trị thì nhà cầm quyền người ta mới can thiệp thôi.
Tuy nhiên không phải tờ báo nào cũng tường thuật mọi góc cạnh của cuộc cách mạng này. Báo Tuổi Trẻ, nơi từng nổi tiếng khi loan các tin tức nhạy cảm trước đây đã tỏ ra thụt lùi trước các tờ báo bạn. So với Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã bỏ lỡ cơ hội lớn trong việc đưa tin về biến cố quan trọng này. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người làm việc cho tờ Thanh Niên hơn 15 năm nay đã về hưu cho biết:
Tờ báo Thanh Niên từ đó tới giờ vẫn là tờ báo tiến bộ, vẫn tìm mọi cách để phản biện trong khuôn khổ cho phép cũng giống như một số cán bộ nhà nước mình hiện nay, thấy Đảng của mình sai lầm mà nói thì không dám nói nhưng nếu có cách thì vẫn cứ nói. Thanh Niên trong dạng này báo Tuổi Trẻ cũng vậy, nói được cái gì mà không cấm thì cố gắng thể hiện. Trong vụ Hong Kong có lẽ báo Thanh Niên muốn đưa thông điệp nào đó đến với bạn đọc.
Vì báo Thanh Niên là báo của trung ương còn báo Tuổi Trẻ là của Thành đoàn do Thành ủy kiểm soát có khi một ông thành ủy nào đó hăm he cho nên báo Tuổi Trẻ người ta sợ. Báo Thanh Niên thuộc Trung ương đàon mà trung ương chưa hăm he nên người ta làm được.
Cuộc cách mạng của Hong Kong tuy chưa lớn và đủ mạnh để thay đổi một thể chế nhưng cũng cho thấy phản ứng của người dân Hong Kong trước quyền thực hành dân chủ là quan trọng như thế nào. Liệu sau khi đọc các bài báo trung thực trên những tờ lề phải có khiến người dân Việt bừng tỉnh hay không, và nếu họ bừng tỉnh trong một ý nghĩa nào đó thì việc xét lại các bài báo có bị Đảng triệt để áp dụng?
ML/rfa
------------

18 nhận xét:

  1. Lãnh đạo V+ đang nín thở theo dõi đ/c Tập xoay xở chèo lái kiểu gì?
    vì thực ra còn gì để mất đâu

    Trả lờiXóa
  2. Nếu có đưa tin trên báo nhân dân, QĐND thì cũng chả mấy ai đọc đâu mà hi vọng.
    Có lẽ đáng buồn nhất là các nhà báo quốc doanh, sự kiện nóng hôi hổi, cả thế giới sôi sùng sục mà nỡ lòng nhắm mắt làm ngơ, mũ ni che tai, có còn xứng đáng là nhà báo nữa không đây hả trời?

    Trả lờiXóa
  3. Báo TN nay còn dũng cảm hơn TT một chút - TT ngoài mặt thôi, trong lòng già chát, yếu ớt lắm rồi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải nói TT hèn mới đúng!

      Xóa
    2. Không hèn làm sao "yên ổn" ngồi đó hả bạn 16:57? Mấy ông nhạc nô cũng nói nhờ hèn họ mới "sống" được đấy. Vãi!...

      Xóa
  4. Báo chí lề đảng chỉ đưa tin mà không bình luận gì ! Lạ,trước kia HK dưới quyền cai trị của thực dân Anh,nhưng sao lại giàu mạnh và tiếng tăm lừng lẫy,ai cũng muốn đến HK để sống,cuộc sống hạnh phúc và yên bình,không hề có một cuộc biểu tình nhỏ,nhân quyền được tôn trọng tuyệt đối - lúc đó,HK là kinh đô tài chính thứ 3 của thế giới ( chỉ sau New York và London ),// lành đạo TQ không biết xấu hổ sao,không một chút liêm sĩ sao ? Đúng là lũ mặt mo đáng phỉ nhổ !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ đưa tin thôi cũng là khá lắm rồi. Cũng phai cảm ơn cái HD 981. Nhờ nó mà báo chí ta mới sáng mắt sáng lòng ra chút.
      Dân số Hồng kông 7 triệu người, thu nhập trung bình 55.000 USD/người. Việt Nam, theo báo cáo thì năm 2013 thu nhập bình quân 1960 USD/người, chắc không đến thế, nhưng cứ coi như chính xác thì một người dân HK có mức thu nhập gấp 28 lần dân Việt.Với dân số 90 triệu người, tổng GDP của VN là 176 tỷ USD. Với dân số 7 triệu người ,tổng GDP của HK là 385 tỷ USD, gấp 2,1 lần VN. Bộ máy chính quyền HK được nuôi sống bằng tiền thuế của người dân HK, nhưng hành động theo cái đầu của Bắc kinh. Báo chí ta không vào hùa theo Hoàn Cầu thời báo nói người biểu tình HK là "phản động" cũng đã là tiến bộ rồi. Hết sức phi lý, nhưng Trung cộng vẫn nói lấy được.

      Xóa
  5. Trông Người mà ngẫm đến Ta Nếu k có CS cai trị thì Sài Gòn Hoa Lệ- HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG k thể đứng sau HỒNG KONG TRUNG TÂM TÀI CHÍNH THỨ 3 tg???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  6. Làm gì có dân chủ,tôn trọng lẽ phải mà đòi.

    Từ ngày cộng sản giải phóng Sài Gòn - Gia Định,biến cái Thành Phố ăn chơi trác tán thành nơi đông dân cả 11 triệu con người.Cộng Sản quá tệ,lẽ ra chỉ để Sài Gòn cho các quan thuộc địa thì tốt quá.
    Thân nô lệ mà dân chủ thì khái niệm lạ.
    Thiên hạ đánh nhau ta còn yên tâm hơn,chứ chả đâu có dân chủ ngoài bom tấn,pháo tạ.

    Trả lờiXóa
  7. Trương Minh Tịnhlúc 20:01 1 tháng 10, 2014

    Càng ngày bóng tối càng lùi dần và ánh sáng xuất hiện. Đó là xu thế thời đại.
    Chắc chắn Dân Chủ sẽ tới cho Việt-Nam.
    Cái gì nó thuộc định luật thì không cái gì cãn được.

    Trả lờiXóa
  8. đòi dân chủ là một trong các nhu cầu của con người tuy nhiên theo bản năng người ta sẽ ưu tiên cho các nhu cầu thiết yếu trước tiên ví dụ như người biểu tình đang tuần hành mà buồn vệ sinh thì cũng phải đi giải quyết cái đã ở Việt Nam ta chính phủ hãy cứ yên tâm một điều rằng sẽ chưa thể có nhiều người xuống đường được vì nhu cầu ưu tiên theo bản năng trước mắt là phải vì cơm áo gạo tiền!(tôi nói là phần đông là như vậy) chỉ khi nào tự do dân chủ trở thành nhu cầu ưu tiên của số đông thì điều tất yếu sẽ có số đông đòi hỏi điều này cho nên chính phủ VN hãy cứ hồn nhiên như cô tiên mà làm điều mình muốn chẳng phải suy nghĩ làm gì cho nhanh già mà chóng die!

    Trả lờiXóa
  9. Trung cộng đưa một số đặc vụ tới Hk dùng hơi cay xịt vô mặt sinh viên để kích động họ phản kháng từ đó lấy cớ họ bạo động mà đàn áp như Cách mạng Thiên an môn.ý đồ nham hiểm đó đã thất bại bởi con người Hk đã làm người hơn thế kỷ nay,họ đã không phản ứng như Bắc kinh nghĩ vì họ là con người nên không làm những điều trái với lương tâm con người và BẮC KINH đã thất bại nhục nhã!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  10. Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.

    "... Còn bây giờ thì sao? (Trích bài viết Không có tự do thì không có sáng tạo - Lê Diễn Đức Theo Báo Người Việt – 28/9/2014) Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Tính riêng khu vực Ðông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. [1] (Khả năng sáng tạo của các nước được xác định bằng chỉ số CPI dựa trên “Ðầu vào” và “Ðầu ra.").

    ...Trong bảng Top 500 trường Ðại học trên thế giới, không có trường nào của Việt Nam lọt vào mặc dù trong những năm gần đây, hàng trăm trường đại học được mở ra áo ạt, bất chấp cơ sở hạ tầng và đội ngũ giáo viên.

    ...Trong năm nay, 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 5,12 tỷ USD, chỉ sau các nhóm ngành hàng là dệt may (hơn 11,6 tỷ USD), dầu thô (6 tỷ USD) và ngang ngửa với nhóm hàng giày dép các loại (5,19 tỷ USD). Nói Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm công nghệ điện tử là lấy của người làm của ta. Thực tế đó là sản phẩm của Samsung Electronics Việt Nam. Còn các doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được cái sạc pin hay ốc vít.
    Năng lực cạnh tranh của các nước Ðông Nam Á tăng khá ấn tượng. Philippines tăng 07 bậc lên vị trí 52; Thái Lan tăng 06 bậc lên vị trí thứ 31; Malaysia tăng 04 bậc lên vị trí 20; Indonesia tăng 04 bậc lên vị trí thứ 34. Trong khi đó, Việt Nam chỉ tăng 02 bậc, lên vị trí 68 (năm ngoái, vị trí 70). Singapore tiếp tục duy trì vị trí á quân trong bảng xếp hạng tổng 144 nước trên toàn thế giới.
    Trong khi Campuchia sản xuất được ô tô điều khiển bằng Smartphone, tại Việt Nam nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới phải rời bỏ Việt Nam với lý do họ không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa.
    Trên tờ “Ðất Việt” ngày 17 tháng 2 năm 2014, một số độc giả đã thẳng thắn nói:
    “Không biết giáo sư, tiến sĩ của ta nhiều như vậy để đi đâu hết rồi mà chịu thua kém họ vậy? Có ai tự ái vì điều đó không hay thấy họ phát triển mặc họ,còn ta cứ tàng tàng.”

    ...Cứ nhìn sau 40 năm hòa bình Việt Nam vẫn đang đứng áp chót trong bảng xếp hạng “Good Country Index” của Liên Hiệp Quốc (2014) về sự đóng góp cho nhân loại, thì đủ thấy. Cho nên nhân gian mới mỉa mai:
    “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta
    Từ trong hang đá chui ra
    Vươn vai một cái rồi ta chui vào!”



    Trả lờiXóa

  11. Hương Cảng trong Cặp Mắt Nai TẬP CẬN BÌNH : Cảng Thơm trên thủy tinh thể - Cảng Thối trên võng mạc
    ***************************************




    https://www.youtube.com/watch?v=IFcE2LhGqDI


    Hồng đế TẬP thận trọng nhỡ Hồng Kông tan vỡ
    Hương Cảng vẫn là Hòn Ngọc tỏa sáng cho Đất Mẹ nhờ !
    Con gà mái dầu đẻ trứng vàng nuôi Chú Chệt !
    Vẫn đại lộ Nữ hoàng Anh xuyên qua trung tâm cơ
    Vẫn phố cũ người xưa chiều giao thông vẫn chạy lề Trái !
    Lệ thuộc kinh tế nhưng không muốn nô lệ tinh thần khó ngờ
    Đứa con Hoang trở về Đất Mẹ Tàu sau Thế kỷ lưu lạc
    Sự xa cách giữa Hồng Kông với Hoa lục đến độ thẫn thờ !
    Vẫn nương chiều kiểu một quốc gia có đến hai chế độ ?
    Nhưng Bắc Kinh muốn đưa Thằng con Hoang vào quỹ đạo hờ !
    Ngăn lạc hướng bay giảm khoảng cách giữa hai hệ thống
    Mảnh đất Hồng Kông căn cứ địa Anh-Mỹ chống cộng vỡ bờ
    Nơi nuôi dưỡng nằm vùng cài phản động chống chế độ
    Như giai đoạn cuối cùng Triều đại Mãn Thanh sắp sa cơ
    Phong trào Hoa Hướng Dương Đài Loan + Trào lưu Học dân Hương Cảng
    Dưới mắt Bắc Kinh bầy cậu ấm cô chiêu được cưng chiều
    Dưới mưa nhiệt đới Gương mặt non tơ sẵn sàng chiến đấu
    Trong Ngày Quốc khánh Trung Quốc thời điểm biểu tượng khá nhiều
    Đêm trước cuộc chiến vì Tụ do - Dân chủ cho Hương Cảng
    Bóng Ma mới Thiên An Môn hiện về trong đầu trên nét mặt đăm chiêu .. ..



    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    Trả lờiXóa
  12. Ở Việt nam ta số người đọc báo rất ít. Truyền hình là thông tin của đa số dân chúng. Tuyên giáo nắm rất chặt loại hình truyền thông này. Trước đây tôi có cảm tình với gương mặt sáng sủa của ông Trần Bình Minh. Bây giờ thì chán hẳn , có lẽ tay này cũng tầm thường và xảo trá như các quan đầu ngành khác. Con nhà nòi, học hành,thông minh cũng vô dụng với dân với nước ,trở ra tuồng giá áo túi cơm rồi.Buồn!!!

    Trả lờiXóa
  13. Thể chế dân chủ không quan tâm tới nằm dưới sự bảo hộ của ai. Đây là điều TQ hay VN không chịu hiểu và sợ phải hiểu. Một người tự ứng cử và được nhân dân bầu lên không phải thuộc đảng CS là ngày mọi thủ tục, cách thức làm việc phải dần bị thay đổi, dần không nằm trong một cách thức bị kiểm soát bởi đảng phái. Thử hỏi làm sao họ dám?

    Trả lờiXóa
  14. 100 năm Anh "đô hộ" mà sao họ vẫn phát triển gấp nhièu lần xứ "dân chủ gấp vạn lần" như xứ ta nhể? Miềng mún được cái bọn Anh quốc này đo hộ quá. Cụ HCM nói đúng, nước độc lập mà dân không có tự do thì đọc lập chẳng có ý nghĩa gì.

    Trả lờiXóa
  15. Báo chí kiểu gì tin tức nóng hổi sờ sờ ra đấy cả thế giới ai cũng tập trung quan tâm đến mà báo chí lề đảng VN cứ phải im re cứ phải chịu dưới sự chỉ đạo không dám đưa tin. Ở trong cái chế độ mà phải sống dưới sự ban phát, ban phát cả tin tức thời sự nghỉ mà tức anh ách. Thế mà còn mang tên cái gọi là “báo chí cách mạng Việt nam” nghe kêu làm sao. Cách mạng kiểu gì thấy người ta làm cách mạng rầm rập xuống đường biểu tình đòi dân chủ đã không ủng hộ lại còn không dám đưa tin. Những động thái của các biểu tình ở Hồng kông là nổi ám ảnh khiếp sợ cho các chính quyền mất dân chủ. Nhưng lại là sự gợi mở cho mọi người dân phải biết kết đoàn lại biểu tình đấu tranh cho quyền dân chủ của mình.

    Trả lờiXóa