Trang BVB1

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

BA YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO NỀN GIÁO DỤC

Tự chủ tài chính, tự trị quản lý và tự do học thuật
“Giáo dục rẻ tiền có phải là một nền giáo dục chất lượng thấp?” Trước đây thỉnh thoảng vẫn rộ lên ý tranh luận này, và trong vài hội thảo về giáo dục gần đây, ý kiến này cũng được đưa ra, thậm chí là khẳng định. Trao đổi với Một Thế Giới về điều này, chuyên gia giáo dục GS Vũ Đức Vượng, cho rằng: yếu tố quan trọng hơn cả quyết định chất lượng giáo dục là tự do học thuật!
GS Vượng chia sẻ quan điểm cùng báo Điện tử Một Thế Giới: “Tôi không nghĩ là nó đơn giản như vậy. Chất lượng giáo dục phức tạp lắm, và tùy thuộc vào cá nhân, hoàn cảnh, nhu cầu, v.v.  của người học, người dạy, cũng như của xã hội, của thị trường. Trong đời có rất nhiều cái không đánh giá được, và nhiều cái thật sự là vô giá”.
- Cũng với ý kiến trên, có người cho rằng “chất lượng giáo dục ở nước ngoài cao vì đó là nền giáo dục đắt tiền”. Theo ông, điều này đúng không? 
- Không. Giáo dục ở các nước tiên tiến đạt được chất lượng cao vì nó có chung một quá trình dài được tự trị về quản lý và tự do về học thuật. Không phải ngẫu nhiên mà các ĐH của họ khám phá hết máy này đến kỹ thuật khác, hoặc đặt ra những thuyết về kinh tế, triết học, xã hội, tâm lý.... hay dựng những phim, tấu những điệu nhạc bất hủ. Đó cả là một tiến trình tìm tòi, so sánh, thử nghiệm, cạnh tranh... với nhiều thất bại mới đến được những thành quả đó. Nếu giáo dục ở các nước đó đã không được tự do thì chắc chắn họ đã không đạt được chất lượng như bây giờ.
            - Ông từng nói, để có một nền giáo dục thật sự thì tự chủ về tài chính là một trong ba yếu tố cần có, bên cạnh tự trị về quản lý và tự do học thuật. Khi nói đến tự chủ tài chính thì điều này có đồng nghĩa với tiền quyết định chất lượng giáo dục? 
- Tự chủ tài chính chỉ là một điều cần, nhưng không đủ để đạt được giáo dục tốt. Nếu chia ra thứ bậc thì tự chủ tài chính mới là bước đầu; bước thứ hai là tự trị quản lý; và quan trọng hơn cả là tự do học thuật.
GS Vũ Đức Vượng - ảnh: VNN
- Ở các nước khác có sự phân biệt chất lượng giáo dục với tùy từng đối tượng (giàu nghèo) không? Họ giải quyết vấn đề này như thế nào?
            - Dĩ nhiên là phải có chứ.  Và họ cũng chưa giải quyết thỏa đáng được vấn đề này. Nhưng cũng có nhiều cách để đối phó hoặc làm cho sân chơi đỡ thiên lệch phần nào. Tôi lấy ví dụ ở Mỹ, vì tôi quen thuộc hơn: có nhiều loại và đẳng cấp đại học: trường ĐH Cộng Đồng (Community Colleges) giá học phí rất rẻ và ai cũng ghi danh học được.  Họ có thể chỉ học những môn họ thích, không cần lấy bằng; hay có thể học lấy chứng chỉ chuyên nghiệp rồi đi làm; hay học tiếp lên đại học và lấy bằng cử nhân sau 4 năm.  
Trong số các trường đại học 4 năm trở lên, có những trường công được chính phủ tài trợ, và học phí tương đối thấp, thường khoảng từ 10.000 – 20.000 USD một năm, tùy theo bang. Trong số các trường tư, cũng có những trường học phí không cao lắm vì có nguồn tài trợ tư.  Và dí nhiên có những trường học phí khá cao (cỡ 50.000 USD/một năm trở lên và đó mới là học phí thôi.)
Thêm vào đó, để san bằng phần nào khoảng cách giầu - nghèo, đa số các trường đều có những loại học bổng cho sinh viên nghèo. ĐH Harvard chẳng hạn, sinh viên nào đủ điều kiện về học thuật để được nhận vào học nhưng thu nhập của gia đình dưới 80.000 USD một năm, sẽ được học bổng toàn phần (miễn phí).
Và chính phủ Mỹ cũng tạo thêm điều kiện cho sinh viên không đủ tiền đi học, bằng hai hình thức:  học bổng của chính phủ hoặc được mượn tiền với tiền lời thấp và sẽ phải trả lại sau khi tốt nghiệp. Ở Đức, theo tôi biết, còn có biện pháp hay hơn nữa: chính phủ đã bãi bỏ học phí ở ĐH công và tiền vay để sinh sống chỉ phải trả lại 10.000 Euro thôi.  
Đó là một số phương thức để giảm sự phân biệt giàu-nghèo; tuy nhiên cũng phải thừa nhận là khoảng cách này ngày càng lớn hơn lên, và đó là một vấn đề nan giải của cả xã hội chứ không còn hạn chế trong lĩnh vực giáo dục nữa. 
               - Ông vừa nói tự do học thuật là yếu tố quan trọng hơn cả. Còn ở Việt Nam?
- Tôi nghĩ tự do học thuật là động lực then chốt và nét đặc trưng của các đại học tiên tiến và thành công trên thế giới.  Giáo dục là tranh luận, khám phá, so sánh, lựa  chọn, và là một tiến trình mà ai cũng phải tiếp tục suốt đời.
Hiện thời ở các trường ĐH Việt Nam còn nhiều môn học đã hết hiệu lực nhưng Bộ GD - ĐT và chính quyền vẫn trung thành bắt buộc các trường dạy. Sinh viên chán các môn này, và thật ra cũng không còn áp dụng được vào đời sống nữa; nhưng nhiều trường vẫn phải dạy và các môn này thành nguồn thu nhập khá tốt cho các trường.
Có nhiều người đề nghị thay đổi sách giáo khoa và thay cả giáo trình nhưng đây mới chỉ là mặt nổi của tảng băng và một phần tương đối nhỏ trong công cuộc cải cách giáo dục.  Quyết định “Dạy cái gì?” thì đơn giản hơn những vấn đề khác như “Dạy thế nào?”, “Ai được dạy”, “Ai được học”, “Học thế nào?”, “Dạy để làm gì?”  v.v… 
Giáo dục trên thế giới đã vượt xa chúng ta nên việc mượn giáo trình của họ không có gì khó. Cái khó là chúng ta có dám chấp nhận lối tư duy đằng sau các giáo trình đó không? Hoăc Nhà nước chúng ta có dám tin vào những người làm giáo dục và “cởi trói” để họ có thể làm giáo dục chân chính? Hay chúng ta vẫn khư khư “trói buộc” và kiểm soát từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ trong nhà trường, và hậu quả như ta đã thấy. Một tiêu cực nữa của những qui định và kiểm soát quá khắt khe, nhiều khi chồng chéo nhau trong giáo dục là tạo một chỗ trú ẩn cho những ai thiếu trách nhiệm hay thiếu khả năng:  họ thường viện cớ là “không được làm” cái này, cái nọ…. để lười không phải sáng tạo cũng như trốn trách nhiệm những khi sai phạm. 
            - Cám ơn những trao đổi ông dành cho báo Điện tử Một Thế Giới!
Lê Quỳnh (thực hiện)
----------------

12 nhận xét:

  1. Giáo dục Việt Nam là nền giáo dục tính đảng, giáo dục nghị quyết, đào tạo con người vì mục tiêu: "Nói những điều đảng cần,làm những điều đảng muốn".
    Vì "đảng cần, đảng muốn" nên người học phải học những điều chẳng biết học để làm gì? học bằng cách nào? nhưng không học không qua nên người học thôi thì đành nhồi nhét những điều đảng chỉ thị dạy để qua các vòng thi. Phần lớn những điều đảng chỉ thị dạy vô bổ, vô ích, vớ vẫn.
    Thực ra, tiền chi cho giáo dục từ ngân sách không ít, nhưng đưa vào giáo dục rất ít; người ta đưa ra các dự án, chương trình mục đích làm tiền. Giáo dục là cái bánh khá mỡ màng nên nhiều cấp nhiều ngành thi nhau tìm cách cấu véo. Giáo dục Việt nam không rẻ như mọi người nghĩ đâu.
    Nghị quyết 29 về đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục, nhưng đã ai xác định cái gì là căn bản chưa hay căn bản là chương trình sách giáo khoa với hạch toán ban đầu 34 ngàn tỷ bây giờ rút lại chỉ chưa đến một ngàn tỷ.
    Một nghị quyết, một chương trình cải cách chưa được nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, xác định những mắt cần cải cách rồi nó chẳng khác gì nghị quyết chống tham nhũng đuổi ruồi và các nghị quyết khác mà đảng đã sản xuất rất nhiều.
    "Giáo dục là quốc sách" không có nghĩa ưu tiên chi tiền, hô khẩu hiệu mà phải đi từ điều giản dị nhất: Học cái gì? Học những cái người học cần; học cho ai? Học cho chính cá nhân người học; học để làm gì? học để sống...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về nhà, tua lại truyền hình trực tiếp nghe ông Bộ trưởng trình bày đề án phát triển giáo dục, mở đầu bằng: "căn cứ chủ trương chính sách của đảng" ôi thôi, vứt.
      Quốc hội là đại biểu của dân, thay mặt dân duyệt kế hoạch và ngân sách cho giáo dục. Nhìn các vị đại biểu của dân (đa số là đảng viên) giương những khuôn mặt béo mỡ, no nê; những đôi mắt ngái ngủ vô hồn, những cái miệng ngáp vặt rất phù hợp với thái độ và giọng nói vô cảm của ông bộ trưởng.
      Các bạn tử về xem lại, nhìn khuôn mắt ông Phúc, ông Thanh (hai ông ủy viên bộ chính trị)để biết tương lai giáo dục.

      Xóa
  2. Vợ:
    - Sao ông không đi kiếm tiền, suốt ngày nhậu nhẹt bê tha?
    Chồng:
    - Tôi đang đợi Nghị quyết. Đại hội... để làm theo...
    Vợ: Dùng chổi đập cho ông chồng một trận!

    Trả lờiXóa
  3. Giáo dục Việt Nam hiện nay: "Thầy dạy thêm, trò học thêm!"

    Trả lờiXóa
  4. Ổng GS phương phi hồng hào phong độ tóa
    chắc mỡ máu tiểu đường mỡ gan huyết áp cao...???
    ổng có biết xin công chức giáo viên tiểu học hết nhiêu cụ mắt sáng như sao không?

    Trả lờiXóa
  5. Giáo dục VN.có mục đích chính là TẨY NÃO và NHỒI SỌ
    học sinh cũng như sinh viên thì TỰ CHỦ hay TỰ TRỊ chỉ là
    NỔ cho thiên hạ biết,chứ không có thực chất gì cả !

    Trả lờiXóa
  6. Các nganh nghề khác nói chung và GD nói riêng rất giàu về THÀNH TÍCH -lạm phát về DANH HIỆU...1 trường học k dưới 30- 50 cái khẩu hiệu băng rôn chưa kể các ngày'' truyền thống'' ngày lễ cờ phướn rợp trời...!
    Nhưng tình thày trò mỗi ngày 1 nghèo đi và đa phần mức sống chưa cao nhất là thày trò miền núi vùng sâu vùng xa?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  7. VN có cái hay là: Những việc cả thế giới người ta làm lâu rồi, kinh nghiệm thừa rồi, bài bản đầy rồi thì ta loay hoay bàn bạc tìm tòi lập đề án, hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tham quan học tập, ra nghị quyết, ban hành nghị định, thông tư, quyết định, công văn hướng dẫn ... ra điều lớn lao, mới mẽ. Trước 75 người ta đã thực hiện thành công lâu lắc rồi. Có chi mà nói nhiều, nhân nào thì quả ấy, gieo gì thì gặt ấy, cứ tiếp tục gieo cỏ thì phải ... chăn bò.

    Trả lờiXóa
  8. Tổng lú : "Chất lượng giáo dục của các nước tư bản hơn của ta chỉ là tạm thời.Vài trăm năm nữa,dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng ta,chất lượng của ta sẽ đào mồ chôn chất lượng của họ.Đó chính là hiện thực khách quan,là nét ưu việt của phép duy vật biện chứng".
    Nếu nghe được điều đó,có ai muốn bệnh không?

    Trả lờiXóa
  9. Thi đua và bổ nhiệm cán bộ quản lý GD tại nước VN cò hồn xã nghĩa nặng mùi hôi quá rồi.

    Càng cải cách GD thì VN càng thụt lùi và càng có nhiều dân oan như Nguyễn Thanh Chấn, Đòan Văn Vươn
    Khoe mẽ về thành tích thi quốc tế nhưng VN được xếp thứ 124/ 125 nước có đóng góp cho nhân loại

    Trả lờiXóa
  10. Con tôi Tốt nghiệp đại học loại khá, ngoan siêng năng, nhưng xin việc làm rất khó vì lý lịch có ghi quê Thanh Hóa
    Tại sao con cháu quê mình lại bất hạnh như vậy.
    Có phải dân Thanh Hóa ai cũng xấu cả đâu !

    Trả lờiXóa
  11. Lãnh đạo Thanh Hóa đang gấp rút chứng minh là 1 tỉnh KIỂU MẪU
    Sự nóng vội đó càng làm nguy hiểm thêm cho dân chúng trong tỉnh.
    Thanh Hóa 25000 sinh viên ra trường không có việc làm chưa phải là con số thật

    Trả lờiXóa