Trang BVB1

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Nguyễn Ái Quốc và “duyên nợ” ở Hồng Kông

            (Dân trí) - “Tôi sẽ bào chữa cho ngài vì niềm vinh dự, không phải vì tiền” - Đó là câu trả lời của vị luật sư nổi tiếng người Anh Frank Loseby với Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông cách đây 79 năm, khi biết Người bị bắt vì những hoạt động yêu nước

Xin giới thiệu với độc giả bài viết của Laura Lam cho DTInews, trang tiếng Anh của báo Điện tử Dân trí, về bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hồng Kông, nơi Người đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ cảm động khi phải đối mặt với lệnh dẫn độ và khả năng bị tử hình:

 
Frank Loseby 
Năm 1932, Hồ Tùng Mậu đã gặp Frank Loseby, một luật sư người Anh xuất chúng, nổi tiếng có lòng thương người và tính tình chính trực. Luật sư này vài năm trước đã từng bảo vệ một người Việt Nam có trường hợp tương tự, nên nắm rất rõ tình hình ở Đông Dương. Ông đã gật đầu với trường hợp của Nguyễn Ái Quốc. Ông đã gặp thân chủ và lập tức cảm thấy đặc biệt tôn trọng người đàn ông này. Ông nói với Nguyễn Ái Quốc rằng một trong những đồng sự của ông đã đại diện cho Tiến sĩ Tôn Trung Sơn khi ông này bị bắt và bị giam giữ ở London vì những hoạt động chính trị. Nguyễn Ái Quốc rất lo lắng về việc không có tiền để chi trả cho luật sư. Nhưng Loseby nói: “Tôi biết ngài là nhà lãnh đạo của phong trào cách mạng Việt Nam. Tôi sẽ bào chữa cho ngài vì niềm vinh dự, chứ không phải vì tiền”.
Thực dân Pháp đã đưa ra bằng chứng đầy đủ để “hợp pháp hóa” lệnh bắt giữ Nguyễn Ái Quốc. Tại Tòa án Dân sự Tối cao ở Hồng Kông (khi đó là thuộc địa của Anh), chúng đã buộc tội ông “âm mưu lật đổ chính phủ Vương Quốc Anh”. Trước tiên, luật sư Loseby chỉ ra rằng Tống Văn Sơ (tên của Hồ Chủ Tịch khi đó) đã bị bắt vào ngày 6/6/1931, nhưng lệnh bắt lại được ký ngày 12/6 năm đó. Ông cũng lập luận rằng nếu Tống Văn Sơ bị bắt và bị dẫn độ về Đông Dương (khi đó còn là thuộc địa của Pháp), thì chắc chắn ông sẽ bị tử hình.
Thực dân Pháp chắc mẩm rằng nhà cầm quyền Hồng Kông sẽ giao Nguyễn Ái Quốc cho chúng. Ngày 24/8/1931, văn phòng Sở Liêm phóng Pháp tại HàNội đã gửi điện vào Sài Gòn thông báo rằng Nguyễn Ái Quốc sẽ rời Hồng Kông vào ngày 1/9 trên con tàu GeneralMetzinger. Hai cảnh sát được được giao nhiệm vụ áp tải Nguyễn về Việt Nam.
Sau 9 phiên tòa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10/1931, Tống Văn Sơ không bị tuyên phạm bất kỳ tội danh nào. Tòa án Dân sự Tối cao đã ra phán quyết trả tự do cho ông. Tuy nhiên, ông không được phép lưu lại Hồng Kông. Nguyễn Ái Quốc đã tự yêu cầu cho phép ông tạm thời đến Anh.
Pháp tiếp tục gây áp lực buộc chính quyền Hồng Kông trục xuất nhà cách mạng Việt Nam. Trước đó, chúng đã loan báo khoản tiền thưởng tới 75.000 đồng Đông Dương cho bất kỳ ai có thể bắt giữ Nguyễn Ái Quốc và giao nộp ông cho chúng. Trong khi đó, Sở Liêm phóng Pháp đã yêu cầu mật vụ “Pinot” của chúng cung cấp thông tin về các đảng viên trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội bị bắt ở Canton (Trung Quốc). Chúng cho rằng những người Việt Nam này có thể đã có liên lạc với Nguyễn Ái Quốc. “Mật vụ Pinot” chính là Lâm Đức Thụ (tức Nguyễn Công Viên), một thành viên của Thanh niên Cách mạnh Đồng chí Hội, người đã phản bội Nguyễn Ái Quốc và khiến ông bị bắt vào ngày 6/6.
Luật sư Frank Loseby quyết định đấu tranh với vấn đề dẫn độ bằng cách đưa vụ này lên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh ở London.
Ngày 12/9/1931, La Prade, Tổng lãnh sự Pháp tại Hồng Kông, đã gửi điện cho Bộ Ngoại giao ở Paris. Thư viết: “Tòa án Tối cao, sau khi tuyên bố lệnh dẫn độ có hiệu lực vào sáng nay, đã cho phép Nguyễn Ái Quốc, theo như yêu cầu mà ông đưa ra hôm qua, được kháng án lên Hội đồng Cơ mật ở London. Theo những gì tôi hiểu thì quyết định này sẽ không được thực thi trước 1 năm và trong khoảng thời gian này, Nguyễn Ái Quốc sẽ vẫn bị giam giữ ở đây”.
Ngay sau đó, Frank Loseby đã có một tuyên bố công khai về Nguyễn Ái Quốc: “Tôi muốn cho tất cả các ngài biết rằng thân chủ của tôi là một người có trình độ học vấn cao. Vì nhiều lý do, tôi là người duy nhất ông ấy có thể tin tưởng. Do lý do nhân đạo, tôi thường đến thăm ông và giữa chúng tôi đã nảy sinh tình bạn thân thiết. Vì vậy, nếu Nguyễn Ái Quốc bị dẫn độ sang Pháp để bị xử tử, hoặc nếu mật vụ Pháp ám sát ông, thì đó sẽ là mất mát lớn với cá nhân tôi”.
Phu nhân của luật sư Frank Loseby, bà Rosa, rất đồng cảm với tình cảnh của Nguyễn Ái Quốc. Bà và con gái là Patricia thường đi thăm ông tại nhà tù Victoria mỗi chiều thứ Bảy. Đầu tháng 11/1931, bệnh lao tái phát và Nguyễn Ái Quốc bị ốm nặng. Ông được nhập viện dành cho tù nhân. Bữa ăn trong tù chỉ có rau vào buổi sáng và cháo trắng ăn với cá mắm vào buổi chiều đã khiến ông càng thêm yếu. Frank Loseby đã bố trí để ông có thể dùng bữa mỗi ngày qua một nhà ăn của Tàu ở khu vực đó. Nguyễn Ái Quốc vẫn phải lưu lại bệnh viện này trong hơn một năm.
Rosa Loseby và con gái vẫn tiếp tục các chuyến thăm Nguyễn. Mỗi tuần, họ mang tới cho ông những đồ dùng thiết yếu và một bó hoa lớn. Nguyễn đặc biệt vui mừng mỗi khi đón nhận bó hoa. Vẻ đẹp và hương thơm thanh khiết của những bó hoa tươi đã làm ông cảm động. Hoa đã trở thành bầu bạn của ông, giúp ông quên đi cái lạnh lẽo và điều kiện sống khắc nghiệt trong xà lim biệt lập. Trong nỗi khát khao được thoát khỏi nơi giam cầm ngột ngạt, chính những bó hoa này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hòa mình trong tưởng tượng với thiên nhiên thanh bình quanh mình, với những vườn cây trái, với những ngọn gió trong lành.
Một hôm, khi qua Chợ Trung tâm mua hoa, bà Rosa Loseby đã gặp phu nhân của Bộ trưởng Thuộc địa Anh Quốc tại Hồng Kông. Hai người phụ nữ đã nói chuyện và vị phu nhân đã quyết định đến bệnh viện với Rosa Loseby. Ngay cuộc gặp đầu tiên, bà đã đặc biệt ấn tượng với khả năng nói tiếng Anh trôi chảy của người tù nhân đặc biệt cũng như phong thái giao tiếp của ông. Bà rơi nước mắt khi nghe kể về những thử thách mà con người này phải trải qua. Khi bà trở về và kể lại với chồng về chuyến đi đến bệnh viện,  ngài Bộ trưởng Thuộc địa đã quyết định gặp người tù gây tò mò này. Cuộc gặp đã giúp thay đổi số phận của Nguyễn Ái Quốc.
Vào cuối năm 1931, Hoàng thân nhà Nguyễn là Cường Để khi đó đang sống lưu vong ở Nhật Bản đã gửi cho Nguyễn Ái Quốc một bức thư bày tỏ tấm thịnh tình và 300 yên để giúp ông chi trả tiền chữa bệnh.
Trong một năm ròng đợi quyết định của Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh, Nguyễn Ái Quốc đã phải đương đầu với nỗi tuyệt vọng và sự cô độc bằng cách tự đắm mình vào những trang viết. Ngoài những bài thơ, ông còn dành thời gian viết một quyển sách. Đó là những trang viết đậm triết lý về những thách thức lớn trong cuộc sống và nỗi khổ cực trong đời người, toàn bộ đều bằng tiếng Anh.
Việt Hà (Dịch)
===========

Luật sư Loseby và câu chuyện của Bác ở Hồng Kông 
             Kể từ khi thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp ký tên vào bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi hội nghị Vecxay - Pháp, cho đến khi sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị hợp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một nhân vật quan trọng trong kế hoạch lùng bắt của thực dân Pháp.
Và cho đến khi có những tin tức đầu tiên về Bác cuộc mặc cả giữa mật thám Pháp ở Đông Dương và mật thám Anh ở Hồng Kông, kèm theo những điều kiện có lợi cho cả hai bên đã dẫn đến cuộc vây ráp, bắt lén Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ ở số nhà 186 Tam Kung - Hương Cảng (6-6-1931).
Biết tin Nguyễn Ái Quốc bị bắt, Hồ Tùng Mậu, qua Liên đoàn Quốc tế cứu tế đỏ đã đến gặp luật sư Francis Henry Loseby - một luật sư tiến bộ người Anh ở Hồng Kông nhờ giúp đỡ. Việc bắt lén người trái pháp luật đã bị bại lộ khi báo chí đồng loạt đưa tin sự kiện Nguyễn Ái Quốc bị bắt. Và để hợp pháp hóa việc bắt giữ, Thống đốc Hồng Kông đã phải ra lệnh bắt giam Người nhiều lần và Sở cảnh sát Hồng Kông buộc phải đồng ý để luật sư vào gặp Tống Văn Sơ (24-6-1931).
Luật sư đã tìm cách bào chữa và ngăn cản âm mưu của chính quyền Hồng Kông giao nộp Nguyễn Ái Quốc cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, bằng cả năng lực, sự thông minh và những tình cảm chân thành nhất.
Thời gian Tống Văn Sơ bị giam giữ cũng đồng thời là khoảng thời gian nước rút của cuộc đua giữa một bên là gia đình luật sư và những người bảo vệ Tống Văn Sơ, một bên khác là sự cấu kết, có điều kiện của mật thám Anh và mật thám Pháp muốn hãm hại Tống Văn Sơ. Trong những nỗ lực của mình,  luật sư Loseby đã đưa vụ án Tống Văn Sơ ra xử trước Tòa tối cao.
Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, Toà án tối cao phải xét xử một bản án chính trị. Tính chất đặc biệt của vụ án, sự giúp đỡ cùng tài trí của luật sư và người cộng sự, sự thông minh và nhất quán trong từng câu trả lời của Tống Văn Sơ đã buộc toà án phải xét xử một cách công khai. Tống Văn Sơ phải trải qua ba cuộc thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ Hồng Kông và 9 phiên toà xét xử tại Hồng Kông (ngày 31-7-1931 là phiên thứ nhất, diễn ra trong không khí căng thẳng, quyết liệt và phiên cuối cùng kết thúc vào ngày 12-9-1931).
Sau thời gian đó, là lãnh tụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn bộn bề công việc, song dù bận, Người vẫn không quên gửi thư, thiếp và quà đến gia đình luật sư Loseby mỗi dịp Nôen, khi Xuân về, Tết đến. Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư và ảnh của Người đến gia đình luật sư và gia đình luật sư cũng đã gửi thư và ảnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mùa xuân năm 1960, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai vợ chồng luật sư cùng người con gái đã sang ăn Tết cổ truyền với nhân dân Việt Nam (26-1 đến 3-2-1960. Trong chuyến đi thăm Vịnh Hạ Long, mỏ than Cẩm phả, thăm Bảo tàng cách mạng Việt Nam, nhà máy Cơ khí Hà Nội, Trại nhi đồng miền Nam tại Hà Nội,.. câu chuyện kể về “cành đào Loseby”, Tấm thịnh tình của người dân Việt Nam tri ân gia đình luật sư Loseby - những người đã có công cứu thoát người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiểm nghèo, đã không chỉ làm đẹp thêm những phẩm cách thủy chung, cao quý của người dân đất Việt, mà còn làm ấm lòng những vị khách quý của Bác Hồ.
             Trở về Hồng Kông, luật sư đã viết thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-2-1960), bày tỏ lòng cảm ơn Người và sự hiếu khách của nhân dân Việt Nam đối với gia đình ông trong những ngày thăm Việt Nam. Không chỉ có vậy, ông viết: “Chúng tôi không thể quên đất nước Việt Nam tươi đẹp, những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười của con người Việt Nam, và con đường mà tất cả các bạn đã trải qua để dẹp bỏ mọi dấu vết đau thương của quá khứ… và Ngài nói rằng tôi “đã cứu sống ngài”, điều đó có thể đúng, nếu vậy thì đó chính là việc làm tốt nhất mà tôi đã từng làm, và đó mãi mãi là một việc làm sáng suốt; về phần tôi thì tôi thấy mình đã được đền đáp hơn nhiều với những ký ức về những ngày ở Việt Nam, và những món quà mà tôi được tặng sẽ luôn là vật kỷ niệm về những ngày tuyệt vời đó”.
7 năm sau đó, luật sư Loseby qua đời. Nhận được tin ấy, không với tư cách Chủ tịch nước, không ở cương vị Quốc gia, giữa nồng hậu thân tình gia đình, vòng hoa gửi Kính viếng Luật sư của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giản dị với dòng chữ: "Hồ Chí Minh kính viếng". Hai năm sau đó, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta qua đời, Điện chia buồn của gia đình luật sư gửi Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu - Trung Quốc in đậm dòng chữ: "Được tin Chủ tịch qua đời, xin bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất", có kèm chữ ký của Bà luật sư cùng người con gái.
Cùng với thời gian, tình nghĩa trọn vẹn thuỷ chung của Hồ Chí Minh với luật sư Loseby, tấm lòng trước sau như một của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đối với gia đình luật sư Loseby, cũng như gia đình luật sư Loseby đối với Việt Nam sẽ vẫn còn lưu truyền mãi, vẫn thấy hiển hiện một tình bạn cao cả, một ân tình sâu nặng Hồ Chí Minh - Loseby mà muôn đời các thế hệ con cháu mai sau ngưỡng mộ và chiêm nghiệm.
(CLB SỬ HỌC TRẺ)
                 => Đọc tiếp Kiến thức - Vị Luật sư cứ sống Bác Hồ  

17 nhận xét:

  1. Ông , bà Loseby tốt quá hóa dở , bây giờ dân Việt khổ thế này đây .

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới biết Đài Loan dựa váo chi tiết Luật sư Frank Loseby nói là Nguyễn Ái Quốc chết rồi nhằm bào chữa thành công, để rồi chúng đẻ ra thằng cha Hộ Tập Chương, tung dư luận bậy, đúng là gian kế của Tàu Tưởng! Nếu khi đó Hồ Tập Chương chui vào cách mạng VN thì đã không có chuyện đánh đuổi Tưởng Giới Thạch!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồ Tập Chương là Tàu Mao, Tàu Cộng Sản . Tưởng Giới Thạch là Tàu Tư bẩn . Bác Hồ Tập Chương vĩ đại của chúng ta ghét Tàu Tưởng - Tư bẩn thậm tệ, đào đất đổ đi được ấy chứ, nhưng Tàu Cộng Sản, chủ nghĩa Xã hội thì Bác Hồ vĩ đại của chúng ta hào phóng, phóng khoáng không biết đâu mà kể . Thôi thì từ Tàu Mao chí tới Tàu Tập, Bác Hồ vĩ đại và những vị học trò không kém phần vĩ đại của Người cởi mở cho bằng hết để chào đón những giàn khoan đầy thi vị, đẫm ướt tình hữu nghị giữa 2 nước . Chưa hết, hào phóng đến độ có bao nhiêu trong ngọc trắng ngà là dâng hiến tuốt tuồn tuột, không cần giữ riêng gì cho mình cả .

      Thế mới là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta!

      Xóa
    2. Chính xác,làm gì có đợn Hồ tập Chương giả hồ Chí Minh nào,tầu nào thì cũng mưu đồ thâm độc bành trướng với VN cả.

      Chính cái đường 9 đoạn trên biển là tác phẩm của tầu Tưởng ,tầu Mao Bắc kinh đanhs tầu Tưởng nhưng vẫn lại dùng đường 9 đoạn đê mưu đồ chiếm biển đảo của VN.

      Xóa
    3. Thế mà nhiều người vẫn tin, như là - vô hình trung tiếp tay- làm cho âm mưu thâm độc của Tàu Công đạt mục đích!
      Ông Hồ đọc Tuyên ngôn ĐL, đọc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, đọc Thơ chúc Tết, nói chuyện tại các Hội nghị bằng tiếng Nghệ đặc như thế, làm sao thằng Chệt hảo lớ nói vậy được?
      Hơn nữa, khi về thăm quê ở làng Kim Liên, ông Hồ còn hỏi ông A, ông B, bà C...hồi niên thiếu nay khỏe không, có đến đây không để gặp bạn nhí năm xưa.... Tình báo cài căm Hồ Tậpj Chương mà làm được thế à?
      Cái gì cũng phải đúng mới được, không nên vì 'ác cảm' gì đó với người ta mà góp phần đi tuyên truyền cho kẻ phịa chuyện!

      Xóa
    4. Tôi vẫn băn khoăn đấy... Đã lâu (trước vụ HTChương nhiều) tôi có nghe rằng, bà chi cứ cắn móng tay: "Sao không giống em tôi nhỉ?..."

      Xóa
    5. Vụ "người bí ẩn" ngoài Bắc đã râm ran từ thập niên 1960. Bác HCM sử dụng chữ Việt cũng khá lạ lẫm (nhân jân, kách mệnh...) trong khi bác luôn cổ vũ tiếng Việt trong sáng. Bác không chịu khi có người gọi "đội nữ ca", mà chỉnh phải gọi là "đội gái hát"?

      Xóa
  3. Tòa án của họ từ xưa đã công bằng văn minh vậy, tôn trong ý kiến lut sư, tôn trọng công lý. Còn "Tòa án Văn minh XHCN" của VN hiện nay thì mặc kệ luật sư, coi luật sư như rơm rác, thậm chí chặn ý kiến luật sư, cú "án bỏ túi" theo chỉ đạo của cấp trên mà xử! Khốn nạn!

    Trả lờiXóa
  4. Luật sư Loseby thật tài, thật giỏi. Nhưng nếu đối diện toà Đồng Tháp ông thua là cái chắc.
    Đọc xong bài này, nghĩ ngay đến chuyện Tái ông mất ngựa. Đúng, không ai học được chữ ngờ. Bị bắt vì ái quốc bây giờ không ít, luật sư giỏi không thiếu nhưng bài học về xử án đã được rút ra : hãy vô hiệu bọn LS, hạn chế thông tin và bố trí người dự phiên toà.

    Trả lờiXóa
  5. Trần Công nói nghe được quá !

    Trả lờiXóa
  6. Hồ Tập Chương? Có khá nhiều người ở VN tin việc này đấy, theo chiều hướng tiêu cực - mất lòng tin. Cũng là do họ chán ngán bọn leo lẻo "Theo gương Bác..."

    Trả lờiXóa
  7. Phiên tòa xử 3 chiến sĩ dân chủ chống bành trướng Trung Quốc ở Đồng Tháp đã kết thúc chiều 26/8 với những bản án quá nặng nề, so với tội danh 'cản trở giao thông'. Cô Bùi Thị Minh Hằng bị tuyên án 3 năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm.
    >> Cũng vì lòng yêu nước, nhưng ông Nguyên lại được may mắn hơn các bị cáo oan khốc trên đây. Từ năm xưa vậy mà Tòa HK văn minh, trọng công lý, trọng Luật sư. Còn Tòa Đồng Tháp ngay trong nước mình lại "Xử thay Trung Nam Hải", quá bất công và tồi tệ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện nay đang tồn đọng tới con số kỷ lục 240.000 án không được thi hành, chủ yếu là do xử ép, xử bậy, án bỏ túi, án ăn tiền, xử oan, bỏ qua mọi luât, xử kiểu luật rừng.....Đó là sự tệ hại của ngành Tòa án CHXHCNVN. Họ còn ra các văn bản hạn chế quyền của luật sư, hạn chế hoạt dộng của các Hội Luật gia! Chế độ này công bằng, tự do, văn minh thế à? Chẳng lẽ các vị Tứ tru, và BCT, Ban BT không biết thực trạng quá nhiều tiêu cực, bẻ cong công lý trong các cấp tòa án hiện nay!? Chất lưu manh, bừa bãi, tùy tiện, trắng trợn , đểu giả rất rõ!

      Xóa
    2. Cac ban noi vua phai thoi toi dau dau va thay nhục lam roi toi bo đang bo cong tác ve lay ai ma lam cong tác xa hoi giúp dan

      Xóa
    3. Câu : " Còn Tòa Đồng Tháp ngay trong nước mình lại "Xử thay Trung Nam Hải" rất hay và đúng . Vả lại từ khi có chính quyền , nhà nước VN đã định nghĩa lại về lòng yêu nước rồi : Yêu nước là phải yêu thêm chủ Nghĩa Xã Hội - Tức là phải yêu tay ba , hoặc là bia kèm lạc . Những vị kia chỉ yêu nước không thôi mà không kèm theo yêu CNXH , chắc vì thế mà bị trù .

      Để gió cuốn đi

      Xóa
  8. Hơi lạc đề. Nhưng đọc mấy ý hay quá từ sách Phật giáo. Xin tham gia:
    - Vua: Vị cai trị một nước, người đem sự an ninh cho dân chúng.
    - Hý luận/hý vọng: Lời luận nói suông, không sự thật.

    Trả lờiXóa
  9. Trương Minh Tịnhlúc 04:11 4 tháng 9, 2014

    Tôi đồng ý với các bạn.Ở dưới ách thực dân thế kỷ trước mà được xử có luật sư đàng hoàng.Với Đảng bây giờ văn minh thì......công an cấm mọi người tới gần tòa án 1 cây số.

    Trả lờiXóa