Trang BVB1

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Dân chủ: Chất sống của đoàn kết và phát triển


Phải có cơ chế, cách thức để người dân có quyền nói tiếng nói của mình đến bất cứ cơ quan lãnh đạo nào của Đảng.Nói về dân chủ, di chúc của Bác có đoạn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Nhân kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Người, Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Cán bộ TP.HCM, về vấn đề này.

Khơi dậy và tập hợp sức mạnh
. Phóng viên: Thưa ông, hiểu như thế nào về những lời trên trong Di chúc của Bác?
+ TS Nguyễn Việt Hùng: Giây phút Bác sắp đi xa, các vị lãnh đạo của Đảng ta từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam về bên Bác. Lúc đó Bác đã yếu không nói được; Bác lấy hai bàn tay mình nắm chặt lại và hướng về các vị ấy với hàm ý nhắc nhở Đảng ta phải giữ gìn đoàn kết. Trong Di chúc, Bác còn viết đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Tại sao Bác lại nói là “từ Trung ương”, bởi vì để thực hiện được đoàn kết, trên phải làm trước, dưới làm sau.
Trong Di chúc, Bác cũng nói đến một trong những giải pháp tốt nhất để đoàn kết là phải thực hành dân chủ trong Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình nhưng trên tình đồng chí yêu thương lẫn nhau.
Khi Bác nhắc nhở phải có dân chủ trong Đảng chính là Bác muốn nói hàm ý thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong điều kiện đặc thù khi đất nước bị chia cắt vì chiến tranh cần phải có mặt “tập trung” nhưng nếu chỉ “tập trung” thôi thì dễ đưa đến độc đoán, chuyên quyền. Vì vậy, Bác nhắc nhở về mặt dân chủ ở đây là làm sao phát huy sức mạnh toàn Đảng, phát huy sức mạnh của đội ngũ đảng viên, của đảng bộ các cấp giúp cho Trung ương sáng suốt hơn, nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn. Đây cũng chính là phương thức lãnh đạo của Đảng để vừa xây dựng XHCN ở miền Bắc vừa lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Yêu cầu ấy đòi hỏi Đảng phải thực hành dân chủ trong Đảng trước mới có thể đưa dân chủ lan tỏa ra ngoài xã hội để phát huy sức mạnh toàn Đảng, toàn dân. Lời nhắc nhở đó hoàn toàn đúng đắn.

   Tư tưởng của Bác đặc biệt nhấn mạnh đến dân chủ, xem đó chính là phương pháp tốt nhất để thực hiện đoàn kết trong Đảng và là nguồn nội năng để phát triển đất nước.  (Ảnh tư liệu)
Tư tưởng đó của Bác đã được thể hiện một cách mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu thiết lập nên nền độc lập nước nhà và xuyên suốt cả cuộc đời đấu tranh vì dân...
+ Bác là người đặt ra tư tưởng xây dựng chế độ dân chủ ở Việt Nam, hình thành nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác khẳng định dân là chủ, nước ta là nước dân chủ. Bác cũng là người đặt nền móng xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa ở Việt Nam một cách thực sự và Bác nhắc Đảng ta phải làm sao thực hành dân chủ đó một cách thực sự rộng rãi trong nhân dân. Vì thế, ngay cả trong bộ máy của chế độ mới, Bác cũng mời những người hữu ích ra giúp nước như cựu hoàng Bảo Đại, thượng thư bộ hình Bùi Bằng Đoàn, khâm sai đại thần Phan Kế Toại. Bác còn mời nhân sĩ trí thức Huỳnh Thúc Kháng không đảng phái làm việc nước. Bác mời những người này vào những cương vị cao như bộ trưởng Bộ Nội vụ, phó thủ tướng, tổng thư ký Ủy ban Thường trực Quốc hội… Như thế, Bác muốn nhắc chúng ta dân chủ là khơi dậy và tập hợp được sức mạnh của nhân dân, ai có đức có tài mà yêu nước đều phải trọng dụng.

Phải làm sao dân thực sự là chủ
. Trong Di chúc, mong muốn cuối cùng của Bác là “toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,…”. Theo ông, vì sao Bác lại đặt vấn đề “dân chủ” ngay sau “độc lập”?
+ Mục tiêu của cách mạng nước ta từ khi có Đảng là giải phóng, giành lại độc lập dân tộc. Sau khi nước nhà độc lập, mục tiêu lớn nhất là phải đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bác từng nói một câu bất hủ: Nước được độc lập mà dân không được tự do, ấm no, hạnh phúc thì độc lập cũng vô nghĩa. Bác còn nói người dân chỉ hiểu được giá trị của độc lập, tự do thông qua cơm no, áo ấm. Bác đưa ra yêu cầu: Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi, Bác cũng nói bao nhiêu công lao là của dân chúng, bao nhiêu khuyết điểm là của chúng ta. Rõ ràng Bác Hồ rất nghiêm khắc.
Muốn đạt được mục tiêu cao quý này thì lấy lực lượng ở đâu ra? Bước vào xây dựng đất nước trong tình thế đế quốc bao vây tứ bề, chúng ta lại bắt đầu từ điểm xuất phát thấp với một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí thấp lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Vì vậy, Bác đề cao dân chủ là để tạo ra nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con người, lòng yêu nước, trí thông minh, sáng tạo, cần cù của nhân dân ta. Dân chủ không chỉ là mục tiêu, dân chủ còn là phương thức để tập hợp lực lượng, là cách thức để khơi dậy sức mạnh của nhân dân tạo ra của cải vật chất, tinh thần chăm lo cho dân.
Thưa ông, nhưng muốn hiện thực hóa điều này đòi hỏi phải thấu hiểu một cách sâu sắc và thấu đáo tư tưởng ấy của Người?
+ Dân chủ chính là bản chất của chế độ ta. Cho nên mọi nhận thức, cách thức tổ chức từ quyền lực chính trị của Đảng đến quyền lực nhà nước đều phải thấu suốt quan điểm dân chủ của Bác - Đảng cầm quyền, Nhà nước quản lý nhưng người dân làm chủ. Đi tới cái cốt lõi là từ chủ tịch nước đến chủ tịch xã và toàn bộ đảng viên của Đảng ta đều là công bộc của dân. Dân chủ là phải làm sao cho người dân thực sự là chủ.

Đảng phải trong sạch
. Với yêu cầu từ thực tiễn, chúng ta cần phải làm gì để tư tưởng về dân chủ của Người được đặt đúng vị trí và phát huy mạnh mẽ, thưa ông?
+ Thứ nhất, thực hiện tốt những lời dạy trong Di chúc của Bác Hồ. Sau 45 năm, chúng ta hãy kiểm điểm lại nhìn nhận xem đã làm được gì theo lời Bác, cái gì làm chưa tốt, chưa hay, chưa được và hãy trở lại đúng tư tưởng của Bác về dân chủ. Tiếp đó là phát huy dân chủ trong Đảng, đặc biệt là thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng, trong đó có việc phát huy dân chủ trong Đảng với điểm mới là thực hiện quy chế chất vấn trong Đảng.
Tiếp nữa, muốn thực hiện dân chủ trong Đảng thì phải xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên để họ ý thức về giá trị dân chủ. Phải làm tốt công tác con người và kỷ luật Đảng phải nghiêm. Đảng viên không được để cảm tính và lợi ích nhóm chi phối, họ phải làm sao cho người ta thấy rằng đảng viên của Đảng cầm quyền là trách nhiệm, sứ mệnh phục vụ chứ không phải vào Đảng để thăng quan tiến chức. Bây giờ có nhiều người vào Đảng có phải vì Đảng đâu, mà vì chức quyền.
Muốn Đảng trong sạch, vững mạnh cũng cần phát huy vai trò quần chúng để nhân dân giám sát, kiểm tra và tham gia vào xây dựng Đảng. Phải có cơ chế, cách thức để người dân có quyền nói tiếng nói của mình đến bất cứ cơ quan lãnh đạo nào của Đảng, kể cả Bộ Chính trị, Ban Bí thư và những cơ quan của Đảng phải có phản hồi. Ví dụ, cấp ủy định kỳ tổ chức tiếp xúc với nhân dân ít nhất một quý một lần để người dân biết Đảng làm gì, chứ như bây giờ đại hội, báo cáo cấp ủy, kiểm điểm toàn đảng viên nghe thôi.
. Xin cảm ơn ông.
TÁ LÂM thực hiện
----------------------
Đề xuất công khai các phiên chất vấn trong Đảng
Tại sao các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội đã truyền hình, truyền thanh trực tiếp mà trong Đảng ta, họp Ban Chấp hành Trung ương lại chưa được truyền hình và phát thanh trực tiếp? Tại sao chúng ta không tổ chức trực tiếp phiên chất vấn của các ủy viên Trung ương Đảng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư? Nên chăng các cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương, trừ các chuyện đại sự bí mật quốc gia hệ trọng, còn lại thì trực tiếp cho toàn dân biết, nên chăng nghiên cứu để tiến tới công khai, vì dân chủ là phải công khai. Ví dụ, bàn về vấn đề bảo vệ chủ quyền trên biển Đông của nước ta, chống tham nhũng… mà chất vấn công khai thì hay quá, nhân dân sẽ đặt niềm tin mạnh mẽ vào Đảng.
TS Nguyễn Việt Hùng
(Pháp Luật)

14 nhận xét:

  1. Dân chủ (giả cầy, trại) tâp trung!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng đang vận hành Dân Chủ đúng quy trình, đúng lộ trình của một nước XHCN . Mọi sự Dân Chủ đều được phát huy mạnh mẽ từ các cấp cơ sở đến cấp TƯ.
      Phải cảm nhận và phân biệt rõ ràng:
      - Dân Chủ theo kiểu Âu - Mỹ - Úc, đó là sự quá thái, quá đà mang hơi hướng của sự "hoang dã" , không có được khối đại đoàn kết mà tinh hoa của nhân loại cần có. Tình người đã trở thành thứ "xa xỉ" ở cái thế giới Tư Bản cộc cằn này! ... Các nước như : ITALIA , BRAZIL, ÚC, v.v.. Trong các cuộc họp quan trọng tại Nghị viện, quốc hội thường xảy ra tranh luận với nhau bằng nắm đấm, cùi chỏ, ... Thật kinh hoàng! Thật hoang dã hết mức. Vậy mà đâu đó ở Việt Nam ta lại có những kẻ hâm mộ, tung hô, sẵn sàng làm nô lệ cho họ !!!
      - Dân Chủ ở ta vừa được phát huy tối đa trong moi lĩnh vực, vừa tạo được sự đồng thuận nhất trí cao , đoàn kết vững chắc trong các khối CÔNG, NÔNG, SĨ, THƯƠNG, giữa Đảng với Dân đã toát lên đầy tính nhân văn, .... Ai ai cũng nhìn ra được , cảm thụ được ! Chỉ có những con người bị "lệch lạc" , sính ngoại mù quáng mới không hiểu hoặc cố tình không hiểu.
      Lại Thành Kiên, trưởng phòng vhtt, Đông Hưng Thái Bình.

      Xóa
    2. Không đúng luật. Vô lý quá, khi "Phải có cơ chế, cách thức để người dân có quyền nói tiếng nói của mình đến bất cứ cơ quan lãnh đạo nào của Đảng".

      Đảng nào, cũng chỉ là một nhóm người, theo một quan điểm nào đó. Không là thành viên của đảng đó, thì không có QUYỀN góp ý.

      Dân chỉ được phép, góp ý cho quốc hội. Nếu cơ quan hành pháp, tư pháp sai, thì quốc hội, giải tán họ.

      Nhưng theo điều 4 hiến pháp, đảng cộng sản VN, nắm tóc tất cả các cơ quan; lập pháp, tư pháp và hành pháp, hay nói cách khác, cái đảng cộng sản VN này, ngồi xổm trên luật pháp!, hay nhà nước VN là nhà nước ĐẢNG TRỊ (thay vì pháp quyền hay pháp trị)

      Xóa
    3. Nại thành kiên, chắc tay lái nhé. Nếu vi phạm giao thông, coi chưng được tặng sợi dây treo cổ tòng teng!
      (Joan, phó băng đảng Vạn lần dâm chủ),

      Xóa
  2. ĐCSVN vẫn luôn đề cao vấn đề đoàn kết và dân chủ. Nhưng tất cả chỉ là khẩu hiệu, là lời có cánh của các vị lãnh đạo. Nếu dám để dân được mở mồm, được góp ý thẳng thắn thì quá tốt cho đảng, nếu đảng thật sự muốn nghe, để đảng thấy được cái sai mà sửa chữa, nâng cao uy tín cho đảng. Ác ở chỗ đảng đã tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ, là anh minh sáng suốt thì còn cần ai góp ý nữa, góp mà nghịch nhĩ có khi lại còn bị quy chụp đủ thứ tội. Vấn đề đoàn kết cũng vậy, khi mà "lý tưởng" bị xếp sau quyền lợi thì chuyện đấu đá là không tránh được. Cả hai vấn đề này đều chưa có cơ chế khắc phục, có chất vấn công khai cũng lại rơi vào dàn dựng, chỉ mất thời gian thôi.
    Mọi giải pháp hình như đều trái với đường lối, cách thức của đảng : người tài mà không phải đảng viên thì không bao giờ được làm lãnh đạo. Góp ý phải "trong khung khổ của cương lĩnh". Chỉ được tung hô, không được nêu sai sót của đảng, phê phán đồng nghĩa với chống đảng, chống đảng là trọng tội.
    Mất dân chủ, mất đoàn kết là biểu hiện tất yếu của ĐCS, không có cách gì khắc phục.

    Trả lờiXóa
  3. Mất dân chủ thì chưa mất,còn dân chủ thì chưa có.
    Nguyên nhân là chưa nhận thức và hiểu di chúc Chủ tịch HỒ CHÍ MINH,do vậy thực hiện chưa đúng,đất nước tiến lên bị lề mề quá.
    Một nước chưa có gì là dân chủ thì khổ cho bần dân,còn loại như mình thì chạy vào TP HỒ CHÍ MINH cắm chốt,vì ở Đây thời nào cũng dân chủ dù chính quyền không dân chủ.
    TP HCM xưa nay vẫn theo cơ chế thị trường,sống tốt và không chính quyefn đảng phái nào xoay chuyển được theo ý đồ của họ.
    Dân chủ là quà xa xỉ của chính quyền ,đảng phái...không nên chờ.Thật ra chả có ở đâu có dân chủ đâu,nhưng nhân dân tự đoàn kết và thống nhất thì tự có mà thôi.
    Bất kì nền dân chủ nào cũng phải trả tiền,trả sinh mạng ,có khi của cả một dân tộc ấy chứ.
    Nói xấu ĐCSVN cũng không nên,vì đảng nào cũng là sản phẩm của mọt giai cấp.Nhân loại còn giai cấp mà,nhân loại còn giết nhau bằng bom đạn,bao vây cấm vận mọi kiểu khủng khiếp . Dân chủ chỉ có trong giới hạn,gọi là " LIM ",Việt Nam có dân chủ đấy,nhưng "LIM " ngắn quá.
    Khi đất nước lâm nguy thì người tài đức ra giúp nước,chả cần gì vì bề nào cũng hi sinh cả tính mạng,ví như cụ Trung tướng đầu tiên Nguyễn Bình,hay cụ Dương Văn Dương,tư lịnh Bình Xuyên...Nhưng hòa bình thì anh tài lo làm giàu cho mình và đất nước,có tài mà đi ngồi ba cái ghế vào luồn ra cúi,công hầu thì nhục quá.
    Đi máy bay vào thăm dân,chạy xe trên phố mà hú còi inh ỏi để đến dân,vào phòng lạnh gặp dân có lương hưu,và nói chuyện với dân hưu cũng qua micro qua loa thùng to.....Đó là " nền dân chủ hiện đại,ngoài vũ trụ " ấy mà.
    Nền ' dân chủ tự tự xưng " nào rồi cũng qua đi,chỉ để lại cái đống xà bần,nhân dân tự dọn dẹp.
    Công Sơn


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có khi nào Công Sơn là Trương Móm không?

      Xóa
  4. Ta đả biết Tự Do là chính nghĩa
    Cùng phát huy phản biện để đi lên
    Không sợ sai chỉ sợ sai không sửa
    Không mù mờ cố đánh lận con đen

    Ta phải trọng Tổ Quốc là trên hết
    Vì Toàn Dân ta quyết chí xong pha
    Đưa Đất Nước vược qua khổ ải
    Quyết kiên cường không lệ thuộc Tàu nô

    Phải đứng dậy vươn vai ta đứng dậy
    Noi gương hùng bất khuất Dân Tộc ta
    Ta đoàn kết chung lưng vì chính nghĩa
    Quyết xây nền Dân Chủ Việt Nam ta

    Đả bao năm căm hờn trong tủi nhục
    Ngoài giặc xâm trong đục khoét tang tành
    Nước Việt ơi ngàn năm ơn Tiên Tổ
    Không cúi đầu nô dịch hận triền miên

    Hảy đứng dậy chúng ta cùng đứng dậy
    Vì Non Sông Đât Việt thiên liên này
    Xây no ấm công bằng trong xả hội
    Cùng tiến lên sánh bước ngẩn cao đầu

    Dân Đất Việt hy sinh xây Nước Việt
    Bao trai hùng quả cảm quyết xong pha
    Dành Độc Lập Tự Do cho Tổ Quốc
    Quyết không lùi dù thịt nát xương tan

    Ôi sung sướng Non Sông dành thắng lợi
    Ôi vui mừng Đất Nước được Tự Do
    Việt Nam ơi hạnh phúc đến muôn nhà
    Cất tiếng hát thanh bình vang vang mãi

    Việt Nam ơi Tự Do ta sánh bước
    Cùng năm châu bốn bể sống thanh bình
    Thương nhân loại ta cùng vun đắp mãi
    Sống hài hòa vang mãi Việt Nam ta

    ĐVK


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ta phải trọng Tổ Quốc là trên hết
      Vì toàn dân ta quyết chí xong pha
      Đưa Đất Nước vược qua ngàn khổ ải
      Quyết kiên cường không lệ thuộc Tàu nô

      Xóa
  5. Tạm gọi " Lực lượng lãnh đạo " là giai cấp thống trị , còn Nhân dân là giai cấp bị trị , lúc này thì XH cân bằng hoặc chênh lệch quyền lực kg nhiều , nhưng HP 2013 vẫn giữ điều 4 chết tiệt này thì đừng nói chuyện "đoàn kết và phát triển" nữa , ông nào nói đến "đoàn kết và phát triển" chỉ là ngụy biện , bịp bợm Nhân dân mà thôi !

    Trả lờiXóa
  6. Trương Minh Tịnhlúc 22:12 1 tháng 9, 2014

    Dân Chủ thì mấy ông mất quyền,mất tiền.Mấy ông coi trọng tiền quyền hơn Quốc Gia Dân Tộc.

    Trả lờiXóa
  7. Con đường tiến thân của tay TS Hùng coi như...chấm hết

    Trả lờiXóa
  8. Độc lập ,thống nhất là công lao xương máu.của nhiều thế hệ không ai quên .Nhưng không có tự do ,dân chủ, dân nghèo khổ thì cũng không có ý nghĩa gì .ĐCS đã biến miinh thành lũ kiêu binh suốt ngày dựa vào những giá trị nhận thức của một HCM từ những năm của giữa thế kỷ trước áp dụng cho hiện tại để Mỵ dâ và bòn rút , tham nhũng , liệu thế hệ trẻ sau này có chấp nhận nghịch lý đó không ? . Nên nhớ rằng chỉ 45 năm sau thế chiến thứ 2 , thế hệ trẻ ở LX và đông au
    đã lựa chọn gì thì mọi người đã rõ . Có ai trường sinh bất lão mà ngồi mãi ôm chế độ vô lý này được .

    Trả lờiXóa
  9. Tồn - Vong, quy luật của muôn đời
    Dân chủ, kết đoàn mãi sáng ngời
    Bản sắc, chủ quyền- điều cốt lõi
    Nhân dân là Gốc, thuận thiên thời!

    Trả lờiXóa