Trang BVB1

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Tổng thống Nga đang tiến thoái lưỡng nan?

Lực lượng ly khai kiểm tra các xe qua lại
tại chốt kiểm soát ở Lisichansk,
miền đông 
Ukraine
 ngày 28/7.
                                                          Ảnh: AFP-TTXVNTTK (theo AP)
Giới phân tích cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện không có nhiều lựa chọn trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine và tất cả đều rất mờ mịt. 
Nhà lãnh đạo nổi tiếng cứng rắn này đang bị kẹt giữa một bên là các nước phương Tây - không ngừng gây áp lực buộc ông chấm dứt hậu thuẫn phe ly khai tại Ukraine - với một bên là làn sóng dân tộc chủ nghĩa ngày càng cương quyết, yêu cầu ông có những hành động cụ thể và tiến hành can thiệp quân sự.
Thảm họa hàng không MH17 hôm 17/7 vừa qua đã trở thành "cú hích" khiến Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới, nhằm vào toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga và tác động không nhỏ tới quyền lực của nhà lãnh đạo cường quốc này.
Theo giới phân tích, nhượng bộ trước các yêu cầu của phương Tây có thể sẽ là “sự tự sát” của ông Putin, người đã nhận được sự ủng hộ to lớn của dư luận trong nước khi bày tỏ lập trường chống lại phương Tây. 
Ông cũng có thể tiếp tục tìm cách gia tăng căng thẳng và chấp nhận đối đầu toàn diện với phương Tây. Tuy nhiên, Tổng thống Putin không chuẩn bị cho kịch bản này.
Mùa thu năm 2013, nhà lãnh đạo Nga đã dùng ảnh hưởng và những ràng buộc kinh tế để ngăn Ukraine ký thỏa thuận liên kết với EU và kêu gọi Kiev gia nhập liên minh do Nga cầm đầu. 
Ông Putin cho rằng các cuộc biểu tình quy mô lớn lật đổ cựu Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych hồi tháng 2 vừa qua thực chất là âm mưu của phương Tây nhằm vào Nga.
Tổng thống Putin sau đó tiếp tục tìm cách duy trì áp lực đối với phương Tây. Tuy nhiên, vụ chiếc máy bay Boeing 777 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn rơi hôm 17/7 đã trở thành một sự kiện bất ngờ thay đổi cục diện.
Người ta cho rằng nhà lãnh đạo Nga đang tích cực tìm cách để thoát khỏi cuộc khủng hoảng với hy vọng có thể hạn chế các nguy cơ hủy hoại quyền lực của mình.
Sau đây là một số kịch bản mà giới phân tích dự đoán có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới:
1. Nga thỏa hiệp
Ngay từ đầu, điều mà ông Putin muốn là một thỏa thuận, trong đó phương Tây chấp thuận để Nga duy trì tầm ảnh hưởng tại Ukraine, và ông vẫn luôn kiên quyết hiện thực hóa tham vọng này.
Khi các cuộc nổi dậy bùng phát, ông Putin hy vọng rằng Ukraine sẽ gia nhập liên minh kinh tế do Nga đứng đầu. Tuy nhiên, sau khi những hy vọng này tan biến cùng sự sụp đổ của cựu Tổng thông Yanukovych, Moskva bắt đầu ủng hộ việc xây dựng một nước Ukraine “liên bang”, nhằm chia sẻ quyền lực nhiều hơn cho các tỉnh và cho phép các khu vực này có quyền thỏa thuận trực tiếp với Moskva.
Lực lượng đòi liên bang hóa đã ủng hộ điều này bằng việc tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý độc lập. Kremlin sau đó đã dịu giọng hơn và bắt đầu dè dặt kêu gọi chính quyền trung ương và khu vực ở Ukraine tiến hành đối thoại để giúp giới chức địa phương có tiếng nói lớn hơn trong nhiều vấn đề khu vực.
Thảm họa hàng không MH17 đã tác động không nhỏ tới uy tín và ảnh hưởng của ông Putin. Theo một số dự đoán, nhà lãnh đạo này thậm chí có thể sẽ chấp nhận một thỏa thuận để Moskva duy trì ảnh hưởng tượng trưng tại Ukraine
Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy sẽ cần đến sự nhượng bộ từ cả hai phía - một khả năng khó có thể xảy ra trong bối cảnh chiến sự leo thang căng thẳng và các bên ngày càng mất niềm tin vào nhau.
Giới phân tích cho rằng vụ việc hôm 17/7 vừa qua có thể sẽ là cơ hội để (Nga) công khai chỉ trích giới lãnh đạo nổi dậy. Nếu một cuộc điều tra quốc tế khẳng định rằng tên lửa bắn rơi máy bay Boeing 777 của hãng Hàng không Malaysia là của quân nổi dậy thì Tổng thống Putin có thể nói rằng Nga không thể tiếp tục ủng hộ lực lượng đã gây ra cái chết của gần 300 con người vô tội. Một tuyên bố tương tự có thể mở đường cho các cuộc đàm phán
2. Mỹ và EU áp đặt thêm các lệnh trừng phạt, Nga phản ứng mạnh mẽ
Với lo ngại rằng các nhượng bộ sẽ chỉ dẫn tới việc phương Tây gia tăng sức ép, Tổng thống Putin sẽ quyết định giữ thái độ thách thức. Theo các nhà phân tích phương Tây, nếu nhà lãnh đạo này không chịu "bỏ rơi" phe ly khai, Mỹ và châu Âu chắc chắn sẽ không tham gia đàm phán. Trong khi đó, việc chiến sự tại miền Đông ngày càng leo thang căng thẳng sẽ thúc đẩy Nga can thiệp quân sự vào Ukraine.
Không chỉ vậy, hiện Tổng thống Putin cũng đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của báo chí và các diễn đàn trực tuyến có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa vì cho rằng nhà lãnh đạo này đã "phản bội" cộng đồng người nói tiếng Nga tại Ukraine khi không can thiệp quân sự. Theo một số người, ông Putin có thể sẽ cung cấp thêm vũ khí cho quân nổi dậy do lo ngại làn sóng chỉ trích sẽ hủy hoại uy tín của mình.
Việc phương Tây áp đặt thêm các lệnh trừng phạt sẽ không ngăn cản nhà lãnh đạo này mà thậm chí sẽ đẩy ông tới chỗ cho rằng tất cả các thỏa hiệp sẽ đồng nghĩa với việc "quỳ gối" trước phương Tây.
Khi bị đẩy vào chân tường, Tổng thống Putin có thể sẽ quyết định triển khai quân tại Ukraine. Lực lượng này sẽ đánh bại đội quân yếu kém và thiếu tổ chức của Ukraine chỉ trong vài ngày. 
Phương Tây sẽ không gửi quân tới song sẽ "đóng băng" mọi quan hệ với Moskva, và điều này sẽ đẩy nền kinh tế Nga vào vòng xoáy khủng hoảng. Cuộc sống của người dân Nga sẽ bị đe dọa nghiêm trọng và bất ổn xã hội sẽ bùng phát.
3. Bất ổn gia tăng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường
Một số ý kiến ở phương Tây hy vọng rằng các lệnh trừng phạt sẽ khiến giới chóp bu Nga cũng như dư luận kêu gọi Moskva thay đổi thái độ. Tuy nhiên, sự quản lý chặt chẽ đối với hệ thống chính trị đã hạn chế tiếng nói của những người bất đồng chính kiến. 
Nhiều tỷ phú, có mối quan hệ khá chặt chẽ với ông Putin, không hài lòng với việc phải hứng chịu các thiệt hại về kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây, sẽ muốn ông Putin có những chính sách mềm mỏng hơn. Tuy nhiên, khả năng họ thuyết phục Tổng thống Putin chấm dứt thế đối đầu dường như là điều không thể.
Nhiều người tại Washington hy vọng rằng những ông trùm thương mại thân thiết với ông Putin hiện đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt sẽ kêu gọi nhà lãnh đạo này tìm cách hạ nhiệt căng thẳng. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra. Các biện pháp trừng phạt đã làm giới "diều hâu" ở Kremlin thêm quyết tâm. Lực lượng này sẽ dẫn ông Putin tới chỗ đối đầu và bị cô lập nhiều hơn nữa.
Hiện nay tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Putin vẫn ở mức cao, song khi nền kinh tế Nga bắt đầu hứng chịu những thiệt hại do các lệnh trừng phạt của phương Tây, dư luận chắc chắn sẽ chỉ trích mạnh mẽ nhà lãnh đạo này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các lực lượng dân chủ thân phương Tây có thể có cơ hội để gia tăng sự hiện diện trên chính trường Nga.
Trong khi diễn ra cuộc chiến tại Ukraine, lực lượng tự do thiếu liên kết tại Nga ngày càng rời rạc, trong khi lực lượng dân tộc chủ nghĩa cực đoan ngày càng mạnh mẽ. 
Suy thoái kinh tế thậm chí có thể kích động hơn nữa các nhóm dân tộc chủ nghĩa và tình nguyện viên Nga hiện đang chiến đấu tại miền Đông Ukraine, lực lượng có thể trở thành nhân tố then chốt quyết định thế giằng co hiện nay
---------------

29 nhận xét:

  1. Putin "Đúng là tham thì thâm! Mình sao mà ngố quá!"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. khôn ngoan lắm, oan trái nhiều
      xứ việt cứ ngơ ngơ ngaosngaos...có khi giời thương, lộc ăn không hết

      Xóa
    2. Thật tình là ngán giọng nhừa nhựa kiểu của Nd 16:27 lắm rồi! Rút cục là bạn muốn nói cái gì về một vấn đề? Phản đối cũng không. Bênh vực cũng chẳng?
      Vô thưởng vô phạt. Cứ như một bóng mờ trong cuộc sống............

      Xóa
    3. vấn đề là cứ ngơ ngơ lu lú, nửa say nửa tỉnh...
      cả đời chưa kỷ luật 1 ai....sống lâu

      Xóa
  2. Luôn luôn có bàn tay của Thượng Đế - ở Ucraina là việc ai đó bắn rơi máy bay Malaysia MH-17. Sau đó mọi chuyện sẽ nhanh chóng được định đoạt.
    Ở VN cũng đang xảy ra chuyện Ông Trời ra tay giải quyết vì thấy rõ bộ mặt thật của bọn bán nước!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cầu trời, Lạy chúa cho cái ngày cuộc sống của nhân dân ta thay đổi, dân chủ, sống đúng nghĩa sống đến sớm. Tất cả lũ quan tham, suy đồi cùng cái chế độ tha hóa, thồi nát "xuống hố cả nút" đi chết dấp di.

      Xóa
  3. Về bản chất , hai nước Liên Xô ( nay là Nga ) và Trung Quốc là khá giống nhau trong chính sách đối ngoại với các nước lân cận . Đó là chính sách : Quy thuận – Hàng phục - Sát nhập và đồng hóa .

    Chính sách đó đã tỏ ra thành công ở một số thời điểm , nhưng về lâu dài , nó tạo ra sự nghi kỵ , dẫn đến thù địch và căm hờn từ các nước xung quanh .
    Ông Putin có thể đã thành công trong nước khi khơi dậy một tinh thần đại Nga qua vụ sat nhập Crime . Tuy nhiên thế giới không chỉ có một Gruzia , Ucraina , thế giới còn có Châu Âu và Mỹ , Nhật …….

    Sự xâm chiếm Crime của Ucraina do Putin đạo diễn , chỉ là chiến thắng nhỏ , tạm thời , nhưng nó sẽ báo hiệu sự bất trắc cho danh dự của cá nhân Putin , cũng như uy tín của nước Nga trên thế giới . Một hình ảnh nước Nga lạnh lùng và hiếu chiến , sẽ khắc dấu ấn vào thế giới . Nó làm tan biến bao công sức để cải tạo hình ảnh của nước Nga sau thời chiến tranh lạnh .

    Nếu Putin không thay đổi cách hành xử . Nước Nga sẽ lụn bại và tan vỡ như Liên Xô - dưới tay ông ta. Giờ đây không còn là thời kỳ hồng hoang dưới sự khuynh đảo của các Sa Hoàng .
    Khi sự nghi kỵ , cô lập , bài Nga đến cao độ . Sự thay đổi sẽ đến từ chính trong lòng nước Nga .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  4. Lực lượng nổi dậy ở đông Ucaren rõ đang là miếng gân gà với Putin. Kiểu cai trị như vua chúa thời thế kỉ 18 là nguyên nhân sâu sa, sao lại cứ thích Ucaren phải lệ thuộc vào Nga ?, nó thích đi với EU thì lẽ ra phải tự thấy Nga kém hấp dẫn ở điểm nào, vì sao kém hấp dẫn thì Putin lại không nhìn ra, vẫn một mực cho mình là hay là đúng bất cần biết thế giới ra sao. Âu đây cũng là hậu quả của kiểu lãnh đạo "kiên trì, kiên định" không giống ai, cứ tự cho mình là duy nhất đúng, là sáng suốt, là đỉnh cao trí tuệ. Thiên hạ là ngu hết.
    Đã đến lúc hạ bệ cái thần tượng này được rồi.

    Trả lờiXóa
  5. THỰC ĐẠO
    Để không có chiến tranh TG lần thứ ba,thế giới hãy hợp sức lại chia China ra thành 7 nước như trước thời nhà Tần thống nhất.Vì nhiều lý do nguy cơ xảy ra chiến tranh TG 3 bắt đầu từ China.

    Trả lờiXóa
  6. Đây là cuộc đấu trí , đấu lực tổng hợp và chắc là Nga râu ngô sẽ bị thua , thua trong " danh dự " hay thua toàn diện thôi , tất cả phụ thuộc vào sự " biện chứng , tế nhị " của Putin thôi !

    Trả lờiXóa
  7. THỰC ĐẠO
    Các bạn đã nghĩ đến chưa. Nếu đảng csvn từ bỏ quyền lực trao cho các bạn cơ hội lãnh đạo đất nước này . Các bạn lấy bài hát nào làm quốc ca,lá cờ nào là quốc kỳ của các bạn . Vì quốc ca và quốc kỳ mà chế độ này đang dùng nghe và nhìn thấy chúng rất dã man.tôi không phân tích thêm. Còn quốc kỳ và quốc ca của VN Cộng hòa có nên đưa qúa khứ trở lại ? Bạn nào đã có ý tưởng hãy đưa lên để cùng nhau phân tích chia sẻ.

    Trả lờiXóa
  8. Putin thực chất vẫn là một tên độc tài khát máu,lương lẹo và độc ác,vẫn nuôi mộng xâm lăng các nước yếu,không khác gì thằng họ Tập !

    Trả lờiXóa
  9. THỰC ĐẠO
    Các bạn đã nghĩ đến chưa? Các bạn đấu tranh để đất nước có một nền dân chủ. Vậy dân chủ mà các bạn hướng tới theo mô hình dân chủ nào? Mỹ ,Pháp ,Hàn ,Sinh,Phần Lan hay Thái. Cũng có thể các bạn chưa đưa ra một cái đích mô hình dân chủ cụ thể nào nên người dân có thể biết các bạn nhưng họ chưa theo để cùng đấu tranh với các bạn. Các bạn hãy tranh luận và đưa ra đề cương của mình.Mô hình dân chủ của nước nào phù hợp với nước ta và tiến bộ nhất.



    Trả lờiXóa
  10. THỰC ĐẠO
    Các bác đã nghĩ đến chưa? Nếu Csvn rút lui đồng ý đa nguyên vậy các bạn sẽ bầu ai vào chức Tổng thống,thủ tướng,vì tôi thấy hiện giờ không có người nào có đủ uy tín ,bản lĩnh để vào những chức đó. Các bạn hãy chuẩn bị từ bây giờ đi,kẻo lại giống Ai cập hay các nước Trung Đông.

    Trả lờiXóa
  11. Nếu có thể bác Bồng cho những cái còm của THỰC ĐẠO vào làm một. Cảm ơn bác Bồng!

    Trả lờiXóa
  12. Dân nga không thích putin đâu,chẳng qua putin nắm hết sức mạnh truyền thông nên mọi thông tin đều bị bóp méo!

    Trả lờiXóa
  13. THỰC ĐẠO
    Các bạn đã nghĩ đến chưa? Nếu Csvn rút lui đồng ý đa nguyên ,việc đầu tiên các bạn làm gì? Các bạn đã nghĩ đến việc thay các uỷ ban nhân dân,công an nhân dân và nhiều thứ mà bây giờ nhân danh nhân dân để thành một cái thực tế hơn. Các bạn dùng từ nhà nước hay quốc gia...? Các bạn hãy chuẩn bị bị từ bây giờ kẻo muộn.
    Các bạn đã nghĩ tới chưa ? Nếu Csvn rút lui đồng ý đa nguyên và bầu cử phổ thông đầu phiếu ngay vào thời điểm này tôi chắc chắn rằng họ vẫn thắng cử[Nếu họ mạnh dạn làm như vậy]. Với 4 triệu đảng viên chỉ cần người nhà bầu cho họ thôi thì quốc hội vẫn thuộc về họ. Còn các bạn hiện nay đã thành lập được bao nhiêu đảng và tập hợp được bao nhiêu đảng viên của các bạn? Các bạn hãy chuẩn bị từ bây giờ kẻo muộn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dễ ợt , mà cũng kg cần CSVN rút lui hay kg rút lui , dân tôi cần " công bằng , dân chủ , văn minh " thực sự chứ kg tham nhũng , chạy quyền ,giả dối , bịp bợm như bây giờ thì đảng quái quỷ gì cũng đc ! Mà làm gì có chuyện ĐCS từ bỏ quyền lãnh đạo ? Nếu rút lui để đa nguyên chắc gì DCS đã thắng ?

      Xóa
    2. THỰC ĐẠO ơi! Nếu đa nguyên, khi bầu cử tuyệt đại đa số cử tri sẽ cứ nhè ứng viên là đảng viên cộng sản mà gạch túi bụi đấy! Ông lèm bèm cái gì vậy?
      Có điều chúng sẽ tìm cách phá bầu cử. Chúng chỉ muốn "cướp, giành" chính quyền thôi!

      Xóa
  14. Chủ nghĩa dân tộc của Nga mà ông Pu tin thổi lửa vào đó sẽ mở rộng mặt trận sang lãnh thổ UCR ! Nước Nga của putin và chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ thắng lúc đầu nhưng Nga sẽ vấp phải sự chống đối quyết liệt của chủ nghĩa dân tộc UCR ! Nga và Putin sẽ sa lầy trong vùng đầm lầy mà Putin tạo ra...Cộng với những biện pháp trừng phạt quyết liệt của phương Tây. kinh tế Nga sẽ sụp đổ...Là cơ hội tốt cho Trung cộng xâm chiếm vùng Xiberi rộng lớn nhưng dân số Nga rất thưa thớt...Dân TQ sẽ tràn sang "canh tác"và Nga thành một chú Gấu bất lực trong nanh vuốt của TQ ...Putin sẽ là kẻ tội đồ đối với nước Nga và nhân dân Nga....

    Trả lờiXóa
  15. Putin là một quái thai thời đại,nhìn mặt hắn rõ ràng là một con ma cà rồng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng quá! Nhìn vào là thấy "láu cá, múa lửa" ngay. Thằng này hết thời rồi, không tin "cứ" chờ xem. Ha Ha!

      Xóa
  16. Nếu không hình thành và tan rã cái CCCP dở hơi ấy, dân Ucraina đâu xảy ra đau thương như hôm nay.

    Trả lờiXóa
  17. Tôi rất ghét Pu. Vừa rồi, khi Tàu đặt dàn khoan vào lãnh hải ta, Pu chay sang Bác Kinh bắt tay Tập. Lại còn viết báo nói linh tinh, rất bất lợi cho ta. Một số Bloges của ta đã viết "đập" lại. Trong khi đó nó đang hút dầu ta ở Vũng Tầu đấy. Tôi lúc đó chửi: "Tiên nhân thằng lưu manh chính trị".
    Nhưng nói gì thì nói, thật khách quan mà nhận xét, Pu là tay có tài đấy. Này nhe: Nó giải quyết được vấn đề Che-sni-a, cướp trắng của Gru-di-a hai tỉnh lớn mà vẫn yên chuyện; trong nước, không ai dám ho he, gần như nhất loạt ủng hộ nó.
    Còn U-crai-na? Vốn là thuộc địa "truyền thống" của Nga gần 5 thế kỉ nay, cho đến khi Liên Xô tan rã. Dân U nói tiếng Nga còn sõi hơn nói tiếng U. Còn người nói tiến Nga "thuần chủng" (tức không biết tiếng U) ở U khoảng hơn 1/2 dân số U. Còn theo "lịch sử" trên sách thì dân U và Nga là một gốc, xuất phát từ Ki-ép, thủ đo U hiện nay. Tôi tin, nếu Nga đem quân vào chiếm U, dân U sẽ rất ít người chống lại.
    Tôi nghĩ cấm vận với Pu không ăn thua, nó chịu được. Tôi nhớ, ngày xưa, gần như cả thế giới cô lập nó, 14 nước tư bản bao vây, đánh Liên Xô (thực chất là đánh Nga: Nga Xô) khi ông Lê-nin mới "thành lập" Liên Xô. Khổ sở vô cùng tận, mà nó còn chịu được. Nay nó khá hơn nhiều về mọi mặt, chắc nó chịu thấu, các bác ạ.

    Trả lờiXóa
  18. Thế kỷ 21 rồi, đã hết thời của chậu nhôm, xoong quân dụng Liên Xô, ý tưởng thành trì xhcn chỉ là quá vãng. Nước Nga thừa hưởng phần lớn hạ tầng, tài nguyên của Liên Xô để lại nhưng rốt cuộc chỉ là nước móc tài nguyên đem bán duy trì kinh tế mà không có nhiều sức sáng tạo, ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Rồi không lâu nữa các nước Mỹ, Canada khai thác được khí đá phiến xuất khẩu thì không chắc dầu mỏ vẫn giữ giá như hiện tại. Giá dầu mà tụt xuống 100 đô la Mỹ một thùng thì chắc dân Nga sẽ vùng lên lật đổ Putin như Yanukovich bên Ukraina mấy tháng trước mà thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Nếu nước Nga sống hòa bình với châu Âu, gia nhập EU và NATO thì nước Nga sẽ vô cùng hùng mạnh và tốt đẹp.

    Đáng tiếc họ lại đi ngược chỉ vì sĩ diện hão nên tất nhiên là nhân dân Nga phải chịu mọi hậu quả và đất nước Nga chỉ có thể bán tài nguyên và thiết bị quân sự để ăn mà thôi chứ không góp phần đáng kể gì cho sự phát triển của thế giới.

    Trả lờiXóa
  20. Putin là thằng xỏ lá,nó chiếm đảo Crimea của Ucraina,rồi nó chạy sang Bắc kinh o ế thằng Tập chiếm đảo của VN // mục đích làm cho dư luận thế giới bớt dí mũi dùi vào nó - thằng ranh rất đểu!

    Trả lờiXóa
  21. Putin phải bị ép nghỉ hẳn để làm gương cho kẻ khác (Tập Cận Bình chẳng hạn).

    Trả lờiXóa
  22. Kinh tế của Nga có chăng là dựa vào dầu mỏ là chính còn nền kinh tế thì không hơn gì VN ,ngưu tầm ngưu mả tầm mả cứ nhìn bạn của anh là ai tôi sẻ biết bạn là người như thế nào ,với 1 nền kinh tế phát triển cực thịnh của EU mà đẩn đầu là Đức đả không chịu lép vế sau nhửng trò o ép vô nhân đạo về khí đốt để sưởi ấm cho người dân về mùa đông thì nay EU đả có con đường vận chuyển khí đốt từ các nước khác và sự lệ thuộc nầy củng không còn ,Nga phải bán rẻ cho 1 đồng chí khó chơi là chú tàu khựa bằng 1/2 giá bán cho EU ,nghỉa là bán tài nguyên thiên nhiên thô để nuôi sống binh lính và mật vụ , nếu EU và mỷ cấm vận nghỉa là kinh tế Nga sẻ GIẨY CHẾT trong 2,3 năm tới vì nhửng ngành công nghệ mủi nhọn phụ thuộc khá nhiều phương tây ,ngay cả nhửng thứ xa xỉ quần áo nước hoa xe hơi nước Nga đả phải chật vật với EU vì nhu cầu của người dân ai củng muốn ta là dân sành điệu và chỉ với nhửng chai nước hoa ,nhửng xe hơi của Đức ,Y! thì hàng tấn dầu thô của Nga mới mua được 1 chiếc ,Porchers hay Ferrari ,vài trăm thùng dầu thô mới có 1 chai Channel hay vài chục gallon dầu mới đổi được 1 bộ quần áo của D&G hay louis Vutton ,,còn mua bán vủ khí thì chủ yếu là bán chịu bán lấy hàng hóa NẾU KHÔNG XUỐNG THANG NHƯỢNG BỘ THÌ CHÍNH CÁC NHÀ TÀI PHIỆT NGA BỊ ẢNH HƯỞNG LỆNH CẤM VẬN NẦY SẺ TREO CỔ PUTIN ,

    Trả lờiXóa