Trang BVB1

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Kinh hãi gạo thơm nhưng cơm… độc!

Không ít người muốn cả gia đình được ăn ngon đã chọn mua loại gạo thơm ngon về dùng. Vậy nhưng khi nấu thành cơm mới tá hỏa vì mùi thơm đã biến mất, cơm lại bị khô và rời rạc. Tìm hiểu thực tế từ chuyện gạo “mất hương” sau khi nấu, chúng tôi thấy lo cho sự mất an toàn của loại gạo này.
Tin tức liên quan:

Rất khó nhận biết gạo tẩm hương liệu bằng mắt thường mà phải thông qua sử dụng.

Bảo quản gạo bằng thuốc diệt côn trùng
Chị Hà Thị Bình, phố Vũ Thạnh, quận Đống Đa, Hà Nội ấm ức cho biết: “Thường nhà tôi ăn các loại gạo tám nên khi ra cửa hàng cứ thấy loại gạo tám nào mà hạt nõn nà, tròn trịa, nhìn đẹp và thơm là mua. Mới cách đây 3 ngày tôi cũng chọn gạo cẩn thận như vậy ở một cửa hàng mới mở ở gần nhà nhưng chỉ thơm lúc đang sôi, còn lúc ăn thì chả thấy gì nữa, hạt gạo lại bị khô, rời rạc. Tôi ra cửa hàng hỏi thì họ nói, vì là gạo tồn nên không được chất lượng như gạo mới và có giá rẻ hơn bình thường”.
Trong vai người chuẩn bị mở cửa hàng gạo và được một người quen giới thiệu, chúng tôi tìm đến bà N.T.O, chủ cửa hàng bán gạo trên phố Cầu Giấy, Hà Nội để tìm hiểu. Gặng hỏi mãi, bà N.T.O tiết lộ: “Các cô đi buôn gạo phải mua về cả xe ô tô, không có cách bảo quản thì hỏng hết. Trước khi xếp gạo vào kho phải rắc một lớp thuốc chống côn trùng dạng bột dưới nền rồi trải một lớp bạt lên, sau đó xếp gạo thành từng chồng. Xếp xong một hàng thì xịt luôn thuốc chống côn trùng lên dãy bao đó, làm lần lượt như vậy, nếu không gạo để dăm bữa nửa tháng là mối mọt, mốc xanh hết. Còn gạo muốn đẹp, được giá thì lên Hàng Buồm mua… hương liệu nhé”.
“Vậy ở cửa hàng chị cũng làm như vậy ạ?” - tôi nhỏ nhẹ hỏi lại. Bà N.T.O trừng mắt: “Bí quyết đấy, loa lên là chết”. Tôi lo lắng: “Vậy khách ăn có bị ngộ độc không? Em sợ lắm!”. Bà N.T.O thản nhiên: “Chẳng thấy ai kêu than gì hết vì họ còn vo trước khi nấu...”.
Gạo tm nhờ…hương liệu trôi nổi
Chúng tôi đến phố Hàng Buồm, nơi được bà N.T.O giới thiệu là “xứ sở” cung cấp hương liệu cho Thủ đô và các địa phương lân cận. Chúng tôi được một bà chủ bán hương liệu gần giữa phố Hàng Buồn mang ra một lọ nhựa có màu xanh, nhãn hiệu Robertet nói: “Nếu để giữ gạo thơm ngon thì chỉ cần một lọ này là đủ”. Chúng tôi mở nắp lọ ra ngửi thấy có mùi thơm như mùi gạo nếp, thắc mắc: “Giống mùi gạo nếp quá, cho em mùi gạo thường đi”. Bà chủ lại mang ra một lọ cũng màu xanh khác nói: “Hương dứa, dễ pha nhất đấy”. “Pha thế nào chị?”. “Tỷ lệ 1/1.000, một lít pha được 1 tấn, pha xong là gạo thường sẽ thành gạo đặc sản, bán tăng được mấy giá, mà mua hương liệu thì rẻ bèo có 400.000 đồng/lít”.

Đến một cửa hàng bán hương liệu khác, chúng tôi cũng được bà chủ đưa ra một can nước hương liệu nặng 5kg với giá 2 triệu đồng. Vừa xách can, bà chủ vừa đon đả: “Mua một can dùng cả năm nhé”. Tất nhiên là loại can nước hương liệu này 100% là tiếng nước ngoài, không có dấu kiểm định của các cơ quan chức năng. Chúng tôi bày tỏ sự lo ngại về độ an toàn vì không có tiếng Việt để từ chối mua hàng.
Khó nhận biết bằng mắt thường
Các chuyên gia được hỏi đều cho rằng, gạo tẩm hương liệu và gạo an toàn rất khó phân biệt bằng mắt thường. Theo ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, tình trạng ướp hương liệu vào gạo tạo hương thơm để hút khách mua hàng hiện nay rất phổ biến.
Cũng theo ông Trực thì gạo bị tẩm ướp rất khó nhận biết bằng mắt thường mà phải qua sử dụng mới biết được. Đó là gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm, hoặc gạo chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về sau đó không còn hương nữa. Nếu đúng là gạo có mùi hương thì thường phải hít sâu mới thấy mùi và lúc nấu lên, mùi thơm sẽ lan tỏa đậm hơn rất hấp dẫn, hạt cơm ngọt, mềm và dẻo.
Ông Bùi Sỹ Doanh, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cảnh báorằng, hoạt chất gây độc của các loại thuốc diệt côn trùng là rất mạnh. Việc sử dụng loại thuốc này để diệt côn trùng trong kho gạo rất nguy hiểm. Chất độc hại sẽ ngấm, thẩm thấu vào gạo. Nếu người bán gạo sử dụng chế phẩm diệt côn trùng thường xuyên thì có tác dụng phòng chống các dịch bệnh côn trùng lan truyền, nhưng nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng các chế phẩm trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, sẽ rất có hại cho sức khỏe người dùng gạo.
Một số chuyên gia cũng khẳng định rằng, các chế phẩm diệt côn trùng dạng bình xịt của Trung Quốc dùng để phun ngoài bao gạo đều nằm trong danh mục hóa chất, chế phẩm cấm sử dụng trong gia dụng, thực phẩm và y tế. Các chế phẩm này được xác định có chứa hoạt chất thuộc nhóm phốt-pho, tồn lâu trong môi trường, gây nhiễm độc đường hô hấp, tiếp xúc nhiều lần có thể gây ung thư. Điều này không chỉ gây hại cho người dùng gạo mà chính người bán gạo cũng gặp nguy hiểm vì phải tiếp xúc nhiều.
Cách chọn gạo thông minh

Gạo ngon không ở hạt to hay nhỏ, mà quan trọng phải đều hạt, căng, bóng, gạo không bị  gẫy, không có nhiều hạt màu vàng. Một phương pháp để nhận biết gạo ngon là ngửi, hãy bốc một ít gạo lên bàn tay và ngửi thử, gạo ngon sẽ có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Sau đó, cho vài hạt gạo vào miệng nhai thử, gạo ngon sẽ có vị ngọt  nhẹ, không có mùi vị gì lạ. Hoặc có thể mua số lượng nhỏ nấu thử nếu thấy gạo có dấu hiệu của việc ướp hương thì sẽ “tẩy chay” cửa hàng đó. Hay nhờ người quen mua gạo chính gốc ở quê vừa rẻ lại đảm bảo an toàn. Chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận và được bán ở địa chỉ uy tín.
Theo Giadinh.net

13 nhận xét:

  1. Bài rất bổ ích. cảm ơn nhiều

    Trả lờiXóa
  2. Tội ác này từ thằng cao nhất trong chính phủ trở xuống
    nhân dân đang phải còng lưng nuôi một lũ ăn hại

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn tác giả và cảm ơn ĐT Bồng!
    Những kẻ buôn bán hại dân này chắc chắn sẽ phải trả giá khi xuống mồ!
    Quỷ sẽ phanh Hồn thây, xé Hồn rồi đi đầu thai thành dòi bọ!

    Trả lờiXóa
  4. ....Ông Bùi Sỹ Doanh, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cảnh báorằng, hoạt chất gây độc của các loại thuốc diệt côn trùng là rất mạnh. Việc sử dụng loại thuốc này để diệt côn trùng trong kho gạo rất nguy hiểm. Chất độc hại sẽ ngấm, thẩm thấu vào gạo. Nếu người bán gạo sử dụng chế phẩm diệt côn trùng thường xuyên thì có tác dụng phòng chống các dịch bệnh côn trùng lan truyền, nhưng nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng các chế phẩm trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, sẽ rất có hại cho sức khỏe người dùng gạo....
    Đúng là "nói ráo hoảnh", cảnh báo cho người tiêu dùng là hết trách nhiệm. Vậy nuôi bọn "cảnh báo hại" này làm gì nhỉ???Dẹp mẹ nó đi cho xong....

    Trả lờiXóa
  5. Các cơ quan chức năng của Đảng - Nhà nước VN ăn hại cơm, tiền thuế của dân.
    Ốn đau càng nhiều Ngành Y doanh thu càng cao
    Sâu bệnh càng nhiều Ngành thuốc bảo vệ thực vật càng mừng
    Luân chuyển cán bộ càng nhiều, cán bộ Nội vụ càng nặng túi
    Nói ra sự thật yếu kém, tội ác của lãnh đạo rất dễ bị bắt vào nhà đá bóc lịch
    VN hiện nay là vậy. Khổ lắm nói mãi

    Trả lờiXóa
  6. Vào Badamxoe mãi không được. Ai đó giúp bác với. Xin cảm ơn trước!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trang này đã bị chúng tôi đánh sập rồi.

      Xóa
    2. Sập cái gì chứ? Vào tốt!
      Đây, một bình luận của bạn đọc trang đó:

      "Khách Says:
      Tháng Tám 21, 2014 lúc 5:14 sáng | Trả lời
      Công an là công cụ chuyên chính, nhưng không phải của giai cấp vô sản, mà là của giai cấp tư sản đỏ đang cầm quyền. Chúng nó có quyền đứng trên Pháp luật!
      Nhân dân không thể hy vọng gì vào “cải cách” của chúng.
      Còn độc tài đảng trị, không thể có công lý, công bằng xã hội, bình đẳng trước Pháp luật!"
      Quý vị cũng nên đọc "xinloiong". Có điều phải "vượt tường lửa", vì tụi "dâm chủ vạn lần" nó chặn rồi.

      Xóa
  7. Ở nước ngoài vào trang đó là bình thường mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó chỉ chặn địa chỉ máy trong nước "Tự Zo" này thôi. Nếu "chuyển" địa chỉ máy sang nước khác thì không thành vấn đề.
      Núi cao có núi cao hơn mà.

      Xóa
  8. Miễn là buôn bán có lãi nhân dân có tiền đóng thuế ...Quan chức chúng tôi đã có những trang trại trồng lúa ,rau sạch gia súc gia cầm đủ tiêu chuẩn của Châu Au mang tính tự cung tự cấp Khỏi lo bệnh từ miệng!
    NGLUY

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đầy tớ" được ăn sạch, "ông chủ" phải ăn chất độc! Chó chết! Ở đâu ra cái loại "đầy tớ" đểu giả, nham hiểm thế không biết?!

      Xóa
  9. Ai có người nhà ở quê chịu khó vế lấy gạo chân quê. Không thì cứ chuẩn bị nhiều chục triệu tiền Hồ chữa bệnh K!

    Trả lờiXóa