Trang BVB1

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Gạo Việt tăng cao kỷ lục, "mắc bẫy" Thái Lan?

 Gạo Việt tăng mạnh khi cầu vượt cung song, Việt Nam có thể phải trả giá vì Thái Lan vẫn giữ giá, tấn công thị trường xuất khẩu truyền thống của VN.
Giá gạo Việt Nan tăng cao kỷ lục
Theo thống kê tại trang thông tin chuyên về lúa gạo Oryza, giá gạo của Việt Nam đang đứng ở mức cao kỷ lục kể từ tháng 10/2012, cao hơn lúa gạo Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia... trong khi trước đó ít lâu giá lúa gạo của Việt Nam chỉ ở mức thấp nhất.
Cụ thể theo thông tin tại trang Oryza ngày 8/2, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 460-470 USD/tấn, gạo 5% tấm của Ấn Độ, Pakistan hiện đang ở mức 435-445 USD/tấn, gạo Thái Lan ở mức 445-455 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu tăng kéo theo giá thu mua cũng tăng theo, ghi nhận của TBKTSG, vào chiều 31/7 vừa qua, gạo nguyên liệu của giống IR 50404 tại Tiền Giang, Đồng Tháp được doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu mua vào với giá 7.600-7.700 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với mức giá hôm đầu tuần (28/7) và đây cũng là mức giá đỉnh được xác lập tính đến thời điểm này.
Đối với mặt hàng lúa IR 50404 (tươi), ông Nguyễn Thanh Thọ, thương lái kinh doanh lúa gạo tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, cho biết hiện được thương lái ở ĐBSCL mua vào phổ biến ở mức 5.000-5.200 đồng/kg (tùy vùng), tăng khoảng 50-100 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần.
Trên tờ TBKTSG, ông Nguyễn Đình Bích - chuyên gia lúa gạo lý giải, nguyên nhân khiến giá gạo của Việt Nam tăng mạnh do lệnh cấm xuất khẩu của Thái Lan vẫn đang có hiệu lực và diện tích gieo trồng ở Ấn Độ tiếp tục sụt giảm, dù tình hình thời tiết được cải thiện là những yếu tố tác động trực tiếp đến xu hướng giá lúa gạo châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, theo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL, nhu cầu từ Trung Quốc đang cao và nguồn cung trong nước khan hiếm là nguyên nhân kéo giá lúa gạo nội địa tiếp tục tăng.
Gạo Thái Lan tấn công TQ, ASEAN bằng chính sách giá rẻ?
Như vậy, giá lúa gạo của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian vừa qua không xuất phát từ việc chất lượng gạo tăng khiến giá lúa gạo tăng mà nguyên nhân chính xuất phát từ lý do khách quan là nguồn cung cho gạo xuất khẩu hạn chế trong khi nhu cầu vẫn tăng cao, vì nhiều lý do khác nhau các nước vốn là đối thủ xuất khẩu gạo của Việt Nam như Thái Lan, Ấn Độ đang giảm lượng gạo xuất khẩu.
Song có một thực tế khác đang diễn ra là phía Thái Lan vẫn khẳng định họ tìm cách xuất khẩu gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.
 Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cũng cho biết Thái Lan sẽ tìm cách tăng khối lượng xuất khẩu gạo sang quốc gia láng giềng Malaysia theo các thỏa thuận liên chính phủ, trong khi các nhà xuất khẩu gạo tư nhân của Thái Lan sẽ tìm cách mở rộng thị trường ở Philippines và Indonesia.
Trong khi cùng lúc, xuất khẩu gạo của Việt Nam theo thống kê 6 tháng đầu năm 2014 lại đang giảm sút ở hầu hết các thị trường, trong đó có các thị trường truyền thống tại khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia.
Đến thời điểm này, theo ghi nhận, để có thể xuất khẩu mạnh sang các thị trường như Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thì ngoài lý do vị trí địa lý thuận lợi, gạo Việt Nam từ trước đến nay vẫn "ghi bàn" nhờ giá rẻ.
Như vậy, dù điều chỉnh giá tăng mạnh diễn ra tại thời điểm này, rất có thể gạo Việt Nam sẽ rơi vào một thời kỳ khủng hoảng mới khi gạo Thái Lan vốn dĩ vẫn có chất lượng được đánh giá cao hơn Việt Nam cộng với thế mạnh giá thấp hơn gạo Việt Nam sẽ chiếm lĩnh thị trường truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc và các nước ASEAN.

Hà Anh/ĐVO
=========

9 nhận xét:

  1. đàn em thái lan búng nhẹ phát đã chới dzới
    đòi sánh vai với 5 châu 4 bể, đòi chơi lại TQ, mẽo, nhật lùn.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Nhật cao trên dưới 1,8 mét rồi...

      Xóa
    2. trong xuất khẩu hàng hóa nói chung vấn đề chiếm lĩnh thị trường là rất quan trọng. Thị trường không tự nhiên có mà phải tạo dựng, muốn có thị trường bền vững thì ngoài chất lượng và giá cả còn đòi hỏi nguồn cung dồi dào. Vấn đề giá lúa nội địa tăng khi xuất khẩu được giá là cơ hội tăng thu nhập cho người nông dân. Sau khi đảm bảo an toàn lương thực, lượng sản phẩm có được để duy trì thị trường mới là quan trọng. Đây là con số chủ động được nên không đáng lo. Còn nếu cho rằng Thái Lan ghi hàng lập bẫy là không có căn cứ?

      Xóa
  2. Đừng lo lắng, luôn luôn có Vxyz cái gì ấy đứng ra giải quyết. Mấy ngài trong tổ chức ấy đều rất phong độ, lương cấp Cê i ô quốc tế, nông dân mình đều phấn khởi vay tiền ngân hàng mua phân mua giống và vui vẻ nợ tiếp mùa sau. Nói hơi bị buồn chứ giờ ông V nào cũng chả ông nào ra hồn. Ông Vinamilk nhìn khá nhưng rốt cuộc cũng là dùng thuế dân kinh doanh tới giờ cũng chả thực hiện nổi chương trình sữa cho trẻ em tiểu học từ tận năm nào. Chiều cao người Việt Nam cũng không theo nổi sự phát triển của anh V sữa này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lãi của bà VinaSữa bị lấy ra bù lỗ cho thằng VinaBọXít. Bà ấm ức lắm, nhưng làm gì nổi "ai"?

      Xóa
  3. Nên giải thể mấy cái vinafood lúa gạo đi và để thị trường tự quyết định. Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng chỉ tổ đem lại ích cho mấy ông lợi ích nhóm vinafood (chắc quan tốt với 3X lắm). Dân trồng lúa bao giờ mới khấm khá được.

    Trả lờiXóa
  4. Ta đang kêu ca về chuyện ta bán gạo cho Tàu thế mà Thái lại lăm le bán gạo cho Tàu, đúng là Thái mọi thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Thái không mọi đâu
      thương trường là chiến trường, thàng nào ngu ráng chịu
      xứ thiên đường, 1 người làm, 10 thàng ăn bám, không chết mới là lạ

      Xóa
  5. DVO ngụy biện để né tránh cho "đảng ta " thôi , là người SX ai không muốn "nhẹ khau mau tát " ? Nhưng ở VN toàn "đỉnh cao trí tuệ " lãnh đạo thì nông dân chịu thiệt thòi là tất nhiên !

    Trả lờiXóa