Trang BVB1

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Việt Nam đang không đủ năng lực trả nợ!


Cần hiểu rằng việc đi vay nợ về để trả nợ điều đó đang chứng tỏ khả năng tạo ra vốn để trả nợ là không có. 
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương đã nhận định như vậy trước tình trạng Việt Nam phải đi vay nợ để đáo hạn các khoản nợ trước kia. TS Cung cho rằng: "Một cách hiểu khác còn nợ mà phải đi vay thêm nghĩa là anh đang không có đủ năng lực để trả nợ".
Không thể xem là bình thường!
PV: -Thưa ông tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, các vị ĐBQH đã chỉ thẳng tình trạng, vay nợ về để đáo nợ và lo ngại, điều này sẽ khiến vấn đề nợ công ngày càng nặng nề và khó giải quyết.Theo ông, vấn đề đi vay về đề trả nợ có phải là một vấn đề mới không và vì sao?
TS Nguyễn Đình Cung: - Chuyện đi vay về trả nợ vừa được Quốc hội bàn thảo và Bộ trưởng Bộ Tài chính từng giải trình việc này không có vấn đề gì, không làm phát sinh thêm nợ mới. Cá nhân tôi thì không đồng ý với quan điểm này.
Cần hiểu rằng việc đi vay về để trả nợ điều đó đang chứng tỏ khả năng tạo ra vốn để trả nợ là không có. Hay nói cách khác phải đi vay thêm nghĩa là anh đang không có đủ năng lực để trả nợ.
Tình trạng như thế không thể nói là bình thường được. Chỉ cần hiểu đơn giản theo mô hình của một gia đình, phải đi vay nợ nhưng đến kỳ hạn trả lại không tích lũy được tiền để trả nợ, như vậy là khả năng trả nợ kém đi. Trong trường hợp này phải đi vay về để đảo nợ.
Đáng lẽ ra trong hoàn cảnh khó khăn về nguồn vốn, phải đi vay rồi thì nguồn vốn đó phải dùng để tạo ra năng lực để trả nợ. Đằng này vay về không phải để đầu tư, cũng không tạo ra nguồn lực mà là vay nợ về trả nợ có nghĩa là yêu cầu về trả nợ ngày càng tăng lên. Điều này kéo theo khả năng trả nợ tiếp tục giảm đi.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay thì buộc phải áp dụng biện pháp trước đi vay về để đảo nợ trong giai đoạn ngắn hạn.
PV: - Đúng là nguồn vốn vay đã không được đầu tư để sinh lời, trong khi đầu tư công tràn lan lãng phí đã được nói đến nhiều lần; công trình vay ODA giá cao và đội vốn gấp đôi đều đã được ghi nhận, nợ của các tập đoàn nhà nước mà Chính phủ bảo lãnh ở mức rất cao… Với tình trạng hiện tại, liệu Việt Nam còn kịp nhìn lại và điều chỉnh việc sử dụng các nguồn vốn vay? Muốn như vậy thì phải làm gì? Tình trạng hiện nay nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến hệ lụy gì thưa ông?
TS Nguyễn Đình Cung: - Thực ra vấn đề này hiện nay chúng ta đều đã biết và nhận ra. So với trước đây thì nay chúng ta đang hy vọng nhiều vào Luật đầu tư công như một công cụ để quản lý đầu tư công.
Rõ ràng việc thắt chặt ngân sách đối với đầu tư công phải áp dụng một cơ chế, kỷ cương kỷ luật tài chính hết sức chặt chẽ đối với đơn vị đầu tư nói chung và từng dự án nói riêng.
Muốn thắt chặt thì cần phải làm rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân phụ trách đối với từng dự án và cơ quan quản lý cũng phải rõ ràng, rành mạch. Ví dụ đối với từng dự án không thể có chuyện điều chỉnh dự toán đầu tư một cách tùy ý và tùy tiện như hiện nay.
Có thể phải coi kỷ luật ngân sách đối với từng dự toán như một đạo luật, trong đó chính cơ quan đầu tư phải xác định được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Theo đó rủi ro nếu xảy ra sẽ có tác động đối với dự toán như thế nào và chỉ khi xảy ra thì mới được điều chỉnh dự toán. Khi đó mức độ rủi ro ở mức nào thì điều chỉnh dự toán đến mức đó.
Cũng phải nói rằng phải xác định mức trần về rủi ro có thể xảy ra và được điều chỉnh để từ đó thắt chặt ngân sách đối với dự án đầu tư.
Nếu những thứ làm thay đổi dự án, tức là yếu tố khác ngoài rủi ro đã được xác định trước dẫn tới việc làm tăng dự toán thì chủ đầu tư và các bên khác phải chịu trách nhiệm chứ ngân sách sẽ không bỏ thêm một xu.
Nếu không làm được điều này thì một nguy cơ rất lớn sẽ xảy ra là lúc đầu xây dựng dự toán rất thấp để được thông qua. Khi có vốn rồi trong quá trình thực hiện họ cứ tâng lên dần, điều chỉnh vốn lên mà không theo một giới hạn nào. Đáng lẽ một dự án cần 10 tỷ đồng mới thực hiện xong nhưng khi lập chỉ đề ra 5 tỷ rồi điều chỉnh lên không giới hạn.
Do vậy buộc các bên phải tính toán dự toán thật chu đáo và cẩn trọng trước khi phê duyệt. Khi thực hiện thì phải hết sức khắt khe và kỷ luật. Ngay cả ngân sách quốc gia khi Quốc hội đã ban hành rồi thì tất cả các khoản chỉ được chi trong dự toán. Những gì được xem là chi vượt dự toán chỉ có thể duyệt khi xảy ra rủi ro đã được xác định từ khi lập dự toán.
Việc này phải được thực hiện một cách nghiêm túc chứ không phải việc điều chỉnh xảy ra thường xuyên như thời gian vừa qua. Trong khi đó việc tại sao phải điều chỉnh nhiều như thế và ai là người chịu trách nhiệm trong việc điều chỉnh thì không thấy được giải trình.
Chính câu chuyện này khiến cho tình trạng nợ càng nợ thêm như chúng ta đã thấy.
Nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô
PV: - Chúng ta nói sẽ thắt chặt chi tiêu nhưng việc xin đầu tư xây dựng cơ bản vẫn đang tiếp tục tiếp diễn. Doanh nghiệp Nhà nước dù cổ phần hóa vẫn muốn xin được Chính phủ bảo lãnh nợ. Ông bình luận như thế nào về thực trạng này? Nếu tiếp tục nuông chiều những đề xuất không hợp lý, vấn đề nợ công của Việt Nam sẽ còn ở mức như thế nào? Nhìn ra trên thế giới, bài học nào khiến Việt Nam phải xem xét và suy nghĩ?
TS Nguyễn Đình Cung: - Vấn đề hiện nay chúng ta không chỉ có đầu tư mà là chi thường xuyên cũng tăng rất nhanh.
Có lẽ chúng ta phải quay trở lại vai trò của nhà nước. Nhà nước thực hiện vai trò đến đâu?. Nếu vai trò của nhà nước thu nhỏ lại thì hoạt động sẽ ít đi. Còn hiện nay vai trò của nhà nước vẫn mở ra mà không nhìn thấy giới hạn thì rõ ràng hoạt động của nhà nước đến đâu thì chi đến đó.
Cho nên muốn thắt chặt được ngân sách thì gốc của nó là vai trò của nhà nước và vai trò của thị trường, các bộ, ngành đến đâu. Tức là chúng ta chỉ cần làm rõ vai trò của từng chủ thể đến đâu sẽ dễ dàng để nhìn thấy các khoản chi cần thiết tới mức nào.
Ví dụ nhà nước có cần đầu tư một hệ thống nhà hát hay không? Hay là một hệ thống bảo tàng? Đây quả là những việc hoàn toàn không cần thiết nhà nước phải đầu tư  mà có thể để xã hội hóa.
Còn chuyện doanh nghiệp xin ưu đãi thì phải tuyệt đối không có, kể cả với DNNN hay tư nhân. Trong trường hợp buộc phải có ưu đãi thì chỉ có thể là dành cho nhiệm vụ của nhà nước.
Vấn đề này lại quay lại chức năng vai trò nhà nước ở mức độ nào và nhà nước tập trung ưu tiên trong giai đoạn này vào lĩnh vực nào, mục tiêu nào rồi mới ưu tiên ưu đãi để thu hút nguồn lực vào thực hiện. Chứ không thể thực hiện theo kiểu dàn trải, chỗ nào cũng ưu ái thì rõ ràng là dẫn tới tình trạng không có giới hạn của việc chi tiêu.
Còn nếu cứ tiếp tục nuông chiều thì đến một lúc nào đó sẽ không thể cân đối được nguồn vốn. Mọi thứ sẽ bị phá vỡ thì đương nhiên nhiều hệ lụy như khủng hoảng nợ công, nợ thương mại và dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô.
Bài học khủng hoảng châu Á 1997 -1998, khủng hoảng 2008-2009 của Hoa Kỳ chính là hệ lụy của sự bao bọc khi nhà nước làm không tròn vai.
PV: - Hiện tại ở Việt Nam tồn tại hai thực tế: khai thác tài nguyên thô để bán giá rẻ, vay nợ đầu tư mà không mang lại giá trị thặng dư (dẫn tới tình trạng đi vay để tả nợ vay). Như vậy, phải nhìn nhận về nội lực của nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
TS Nguyễn Đình Cung: - Điều đó có thể thấy cách thức tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không có.
Nếu việc kiểm soát hành vi hoạt động của doanh nghiệp mà chính quyền không thật sự chặt chẽ thì đương nhiên các tổ chức, doanh nghiệp sẽ chỉ chạy theo chỉ tiêu phát triển. Trong khi đó đồng vốn không được quay vòng để tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường thì chuyện phải đầu tư để có tăng trưởng, phải bán than để tăng trưởng, bán đất để lấy tiền đầu tư.
Khi một nền kinh tế không có động lực để phát triển thì lợi ích nhóm, tham nhũng cũng sẽ xuất hiện.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện) /Đất Việt
-------------

19 nhận xét:

  1. Ôi văn minh đạo đức.
    Ôi vĩ đại vinh quang.
    Ôi lương tâm thời đại
    Ôi sáng suốt tài tình.
    Ôi đỉnh cao trí tuệ.
    Bốc mùi ác mà lại còn đòi muôn năm nữa mới kinh chớ.

    Trả lờiXóa
  2. "Nếu chúng ta không trả được nợ, con cháu chúng ta sẽ trả! Đó là chân lý (sự thật)!"
    (Vô Đức Đam)

    Trả lờiXóa
  3. Lẽ ra, QH chỉ cần giao chỉ tiêu trả nợ (trên cơ sở cân đối từ nguồn thu NS) cho TTCP, nếu không đạt thì cho nghỉ. Đằng này lại lo đi tìm giải pháp trả nợ - làm thay cho TTCP, đúng là ...hết việc làm!

    Trả lờiXóa
  4. Các con cháu hãy trả nợ thay ta vì ta vay nợ để làm ăn nhưng lời không đủ trả lãi, giờ thì phải vay nợ để trả nợ rồi thì sẽ đến lúc nợ chồng nợ chất, nợ mẹ đẻ nợ con v.v. rồi thì sẽ phá sản. Biết là để con cháu gánh vác nợ nần là không phải, bản thân ta cũng hơi đỏ mặt khi động đến cái sự khó nói này nhưng biết làm sao được, việc ăn tiêu, phá phách không thể dừng lại được, mong con cháu thông cảm và có trách thì trách thế hệ chúng ta (đầu thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21) - nguyên lớp người hư hỏng một cách "vị đại" ("vĩ đại" là chữ ta vẫn dùng để nói về bản thân mỗi khi tự sướng).
    Cầm lòng vậy nhé.
    Dặn con cháu mấy thứ sau :
    1- Đường sá muốn dùng thì phải làm lại.
    2- Nhà cửa, công trình phải tu bổ gấp nếu không nó sẽ đổ ụp vào người.
    3- Cầu cống nếu thấy biển 60t thì tối đa chỉ cho xe 30t đi qua.
    4- Cấm xe ben không được bén bảng đến gần các đập thủy điện.
    5- Ở thế hệ chúng ta, Tiến Sĩ, đa số là người có trình độ 12+3, liệu mà sử dụng.
    6- Có cái gì dễ dàng bán được ta đã xúc hết rồi, rừng cũng sạch trơn, con cháu phải học hành tử tế để sống bằng với người ta, để không xấu hổ khi có việc phải trình Hộ Chiếu là người Việt Nam.
    7- Nhớ đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa nhá.
    Thương Con Cháu lắm!!!!!!

    Trả lờiXóa
  5. Tất cả vì tương lai con em chúng ta
    kệ cha con em chúng nó

    Trả lờiXóa
  6. Vỡ nợ Quốc gia, vỡ Quỹ lương hưu sắp xảy ra rồi. Nhà nước cũng phải xù, đói cả đám.

    Trả lờiXóa
  7. Không truy ra thủ phạm để tìm rõ nguyên nhân để truy cứu tránh nhiệm tội bán nước hại dân...? thì thế hệ cháu chắt... cũng k trả hết nợ?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  8. Việt Nam đang không đủ năng lực trả nợ!
    Còn chế độ này thì chẳng bao giờ hết nợ cả
    Các quan chức Việt Nam vốn được đào tạo để biến vịt nhà thành vịt trời (như ý của một bài viết trên báo Thanh Niên ngày hôm nay), biến vịt nhà nước thành vịt của mình.

    Trả lờiXóa
  9. Vì sao VN vẫn còn là nước yếu?
    Mỗi người sẽ có câu trả lời theo hướng tiếp cận của mình.
    Tôi thì thấy: CP đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phi sản xuất quá lớn, như chi không biết bao nhiêu là tiền XH vào chùa chiền, để chùa bào cũng vươn lên Nhất tỉnh, nhất vùng, nhất nước và nhất Đông Nam Á. Rồi Nhà hát, Bảo tàng ... toàn ngàn tỷ cả. Giá như những người cầm cân nảy mực chú trọng hướng các nguồn lực đó vào sản xuất thì tốt biết bao.
    Đầu tư cho GD và KHCN không tương xứng với yêu cầu ( bao gồm cả đầu tư kinh phí, Cơ sở vật chất và đặc biệt đầu tư Lãnh đạo, Quản lý. Khẩu hiệu thì TO , việc làm thì BÉ TÝ; giao những việc hệ trọng này cho những người chưa đủ Tâm, đủ Tầm gánh vác. TƯ gần như chỉ ra được NQ voi như xong việc; mười mùa khai trường về sau mới tổng kết, thì ôi thôi một khóa Phổ thông trôi qua, nửa thế hệ không bao giờ trở lại...
    Bộ ngành nào cũng có viện Chiến Lược, bây giờ nhìn lại thấy rất nhiều việc " Ăn sổi ở thì", giặc nó vào đến biên cương rồi mà lực của mình xem ra đuôi đuối.
    Người ta thì chắt chiu đầu tư cho SX, chống lãng phí, Ta thì muốn có luật Phòng chống lãng phí cho nó ra hồn mà làm không xong, bởi " Lợi ích nhóm" cản phá...
    Vì vậy câu chuyện trả nợ khó là phải và con số thực "Nợ công" còn là một bí mật?!

    Trả lờiXóa
  10. Toàn là lũ ăn không chừa thứ gì của dân , chứ còn ai nữa .

    Trả lờiXóa
  11. Biết không thể trả nợ được thì ăn nhịn để dành,chăm lo làm việc,thương nước thương dân,đừng phí phạm tài nguyên quốc gia,đừng tham nhũng,đừng đàn áp và bóc lột dân nghèo !

    Trả lờiXóa
  12. Gì mà rủa xả kinh thế? Tài sản gia đình tôi chưa đầy 1 tỷ USD thôi mà. Khối thằng cũng Bộ trưởng 2 khóa như tôi, kiếm được 3-4 tỷ USD là chuyện bình thường...

    Trả lờiXóa
  13. can bô tu thang to den thang nho,co thang nao ngeo dâu .chung lay tiên dâu ra ? lam sao dat nuoc nay o no chong no chat that khổ cho nguoi dan v .n cong lung nop thuê !

    Trả lờiXóa
  14. Ông Cung nói cho sướng mồm
    dạo này chúng nó cho phép nói cho thấy đã có tiến bộ vượt bậc
    nhưng cái chuyện ngập đến mũi... trẻ con 20 tuổi cũng biết
    đâu cần đến TS đến viện trưởng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trẻ con biết yêu, biết làm tình là biết sắp vỡ hụi rùi...

      Xóa
  15. Vay nợ để trả nợ, cũng là để túi bọn ngồi trên rủng rỉnh thêm, con cháu cụ kị chúng nó cũng không tiêu sài hết. Chỉ có dân đen là chết chìm trong nợ!

    Trả lờiXóa
  16. VNCS chỉ có "năng lực" vay nợ thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Những kẻ làm đất nước lâm vào cảnh nợ nần -Mặt mo mà còn nói to!

    Trả lờiXóa
  18. - ví dụ thế này: một doanh nghiệp A đi vay 5 tỷ về để kinh doanh, Doanh nghiệp này không đi vay về để trong két rồi khi nào đến hạn ngân hàng đem ra trả, mà vay 5 tỷ về để kinh doanh, sinh lời bằng hình thức đầu cơ hàng hóa (buôn bán), mua thêm trang thiết bị máy móc để cải tạo sản phẩm (sản xuất), hay kinh doanh dịch vụ nào đó. Thì thời gian 5 tỷ đó sinh lời có thể sẽ mất 1đến 2 năm, gọi là thời gian thâm nhập thị trường, quảng cáo để tìm đầu ra cho sản phẩm, hay quảng cáo để mọi người biết đến để sử dụng dịch vụ. vì vậy 2 năm đầu coi như huề vốn, vậy đến năm thứ 3 thì mới sinh lời, nhưng năm thứ 3 tiền lời chưa đủ để trả vốn vay 5 tỷ (nếu trả được thì quá siêu), Doanh nghiệp này sẽ tích lũy số tiền lời sau khi trừ đi chi phí, nếu theo cách tích bình thường thì phải 5 năm doanh nghiệp này mới trả hết số tiền 5 tỷ đã vay. Nhưng cái hay ở đây là doanh nghiệp này dám vay 5 tỷ để đầu tư, đó gọi là dùng số nợ của mình để gia tăng tài sản của mình, đó là tư duy của người giàu có, còn tuy duy của người nghèo là dùng số nợ của mình để làm giàu cho kẻ khác. Quay lại với câu chuyện tác giả vừa nêu. Nếu nhà nước có đi vay để trả nợ thì cũng có thể hiểu được, nợ đó đang đến hạn, mà chúng ta rải vốn ra chưa gom về hết được, có thể sau khi vay để trả nợ chúng ta bị mang tiếng, nhưng chúng ta lại được tài sản ngày càng lớn hơn, hơn nữa, tài sản đó sinh lời ra tốt, triển vọng thì đó là điều đáng mừng. Người xưa có câu "có trí làm quan, có gan làm giàu" người giàu là người dám nghĩ, dám làm, giỏi xoay sở để tìm ra hướng đi đúng, cách làm hay để phát triển. Những người tay trắng mà làm lên cơ đồ, đó mới là những người đáng khâm phục. còn những người mới nợ có 1 đồng mà đã run, đã la inh ỏi cả nên thì mãi mãi là kẻ nghèo hèn mà thôi

    Trả lờiXóa