Trong nỗ lực thực hiện tuyên bố chủ quyền phi pháp với
biển Đông và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc đã rắp tâm tính
cách lôi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vào
cuộc.
Con
đường nguy hiểm
Trung Quốc đang cố gắng để đăng ký cái gọi là
"Con đường tơ lụa trên biển" với UNESCO, bảo vệ tuyên bố chủ quyền mà
họ không hề có ở biển Đông. Luận điểm của Trung Quốc rất khôi hài. Một con tàu
đắm của họ khi đi qua vùng biển Đông cũng được họ coi là "đánh dấu chủ
quyền".
Phía Trung Quốc nói trong quá khứ, cha ông họ từng đắm
tàu xung quanh đảo Hoàng Sa và đảo Quang Ảnh trong quần
đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam ). Họ dự định sẽ tìm kiếm dấu
tích các vụ đắm tàu một cách phi pháp trong hai năm tiếp theo.
Wang Yiping, người đứng đầu cục di sản văn hóa của
tỉnh Hải Nam ,
cho biết: Các vật làm bằng đá và chạm khắc có niên đại từ triều đại nhà Thanh
(1644-1911) đã được phát hiện tại khu vực nói trên
Trung Quốc nói các vật liệu có thể thuộc về những
người Trung Quốc trên tàu bị chìm. Tuy nhiên, nếu là người hiện đại hay vài
chục năm trước thả các vật cổ xuống biển thì cũng khó mà phân biệt được. Nhưng
dù thế nào việc coi những vật như vậy là bằng chứng về chủ quyền lịch sử của
Trung Quốc thì cũng không có chút thuyết phục nào..
"Một
cơ sở khảo cổ học dưới nước, một trạm làm việc và một viện bảo tàng liên quan
đến Biển Đông đều được lên kế hoạch (xây dựng) để góp phần đưa nó (con đường tơ
lụa trên biển) vào danh sách di sản thế giới", ông Wang nói một cách mơ hồ.
Trung
Quốc khoe các tuyến đường thương mại trên biển xuất hiện trong các triều đại
Tần và Hán. Nó bắt đầu trên bờ biển phía đông của Trung Quốc, vượt qua Biển
Đông và Ấn Độ Dương để đến Địa Trung Hải. Nhưng sử sách Trung Quốc đều ghi cực
nam của họ là đảo Hải Nam .
Gần đây, nhiều thành phố của Trung Quốc xin được công
nhận là di sản thế giới. Từ 2002 đến giờ, có 9 thành phố được "trúng
tuyển" vào danh sách di sản thế giới nhưng họ vẫn chưa thỏa mãn.
Tháng trước, 9 thành phố "trúng tuyển" đã ra
một tuyên bố chung ủng hộ mạnh mẽ việc đưa Con đường tơ lụa trên biển chạy qua
biển Đông và quần đảo Hoàng Sa vào danh sách "ứng tuyển" lên UNESCO.
Việt
Nam
cần phải cảnh giác, đấu tranh
Tuy nhiên, cơ hội để Trung Quốc toại nguyện rất khó
thành. UNESCO luôn xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một di sản thế giới.
Luận điểm của Trung Quốc không chỉ mơ hồ mà còn vi phạm nghiêm trọng luật pháp
quốc tế khi những thứ họ nhận vơ ở biển Đông đang thuộc chủ quyền không thể
tranh cãi của Việt Nam .
Dù
vậy, Việt Nam
cần phải cảnh giác và sẵn sàng cung cấp các bằng chứng cho UNESCO để phá vỡ âm
mưu thâm hiểu của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam
luôn khẳng định Việt Nam
có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo
Hoàng Sa. Trung Quốc đã dẫn chiếu đến một số tư liệu như là bằng chứng lịch sử
nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam.
Tuy
nhiên, các “tư liệu” này của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng, không chính
xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu mà Trung Quốc
dẫn chiếu tới chứng tỏ rằng Trung Quốc đã không thiết lập chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép
lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng, chủ quyền của họ chưa bao giờ bao gồm cả
quần đảo Hoàng Sa.
Hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 04 đến 08
tháng 9 năm 1951 có 51 nước tham dự; Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách là
thành viên của Liên hiệp Pháp. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tham
dự Hội nghị trên cương vị Trưởng phái đoàn Việt Nam . Hội nghị San Francisco đã giải quyết vấn đề quy thuộc
một số vùng lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Liên Xô Andrei A.
Gromyko đã thay mặt Trung Quốc đưa ra đề nghị gồm 13 khoản, trong đó có khoản
liên quan đến việc Nhật Bản công nhận chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa đối với một số đảo ở Biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa. Với 46 phiếu
chống, 3 phiếu ủng hộ và 2 phiếu trắng, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này của Phái
đoàn Liên Xô.
Ngay sau đó, ngày 07 tháng 9 năm 1951, phát biểu tại
Hội nghị, Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ
quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cả 51 quốc gia đều không phản đối Tuyên bố xác nhận
chủ quyền đó của Phái đoàn Việt Nam .
Anh Tú (tổng hợp)/Motthegioi
========
Từ ngày LHQ cho VC vào Ủy ban Nhân quyền, tôi thấy ông LHQ này phức tạp quá.
Trả lờiXóaKhôi hài nhưng cũng phải bái phục anh Tàu về âm mưu, thủ đoạn. Không biết rồi đây anh ta còn giở trò gì nữa. Trong khi đó VN vẫn án binh bất động, kêu không dám, kiện cũng không dám. Cứ như bị TQ cho vào tròng mà đánh, đá, đập, cấm kêu. Ngồi im mà xem TQ làm trò.
Trả lờiXóaKhắp lãnh thổ lãnh hải VN đâu chẳng có cổ vật và xương cốt người TQ ...gần đây nhất có nhiều cổ vật và xác Tàu xương cốt người TQ chưa hoá đất hết là GÒ ĐỐNG ĐA -HÀ NỘI! TQ nên nhận mồ mả GÒ ĐỐNG ĐA LÀ DI SẢN CỦA TQ VÌ 1 PHẦN TỔ TIÊN GIỐNG NÒI CỦA TQ CÒN DI CHỈ Ở NƠI ĐÂY?
Trả lờiXóaNGLUY
Đòi hỏi chủ quyền kiểu này thì lãnh thổ Mông Cổ là vô địch!
Trả lờiXóaMèo mả gà đồng gặp nhau
Xóaquả báo thôi... cùng phường ăn cắp ăn cướp lưu manh với nhau